Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu Học Thuận Đạo

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu Học Thuận Đạo

TUẦN 12

Tập đọc – Kể chuyện

NẮNG PHƯƠNG NAM

I. YC:

Đọc đúng, rành mạch, Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt lời của người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.(trả lời được các CH trong SGK)

KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo ý tóm tắt.

GDBVMT: Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu Học Thuận Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Tập đọc – Kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. YC:
TĐ 
Đọc đúng, rành mạch, Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt lời của người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.(trả lời được các CH trong SGK)
KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo ý tóm tắt.
GDBVMT: Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵnnội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu chủ điểm và bài mới
- Yêu cầu HS mở SGK và đọc tên chủ điểm mới.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và giới thiệu theo sách giáo viên.
Luyện đọc 
Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.(Đọc 2 lượt)
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu ghĩa các từ khó.
- GV giảng thêm về hoa đào (hoa Tết ở miền Bắc), hoa mai (hoa Tết ở miền Nam). Nếu có tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa này.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào?
- Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 của bài.
- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì?
- Vân là ai? Ở đâu?
- Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
- Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân một cành mai?
- Hoa mai là loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thêm thắm thiết.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi: Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
Luyện đọc lại bài
- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đọc Bắc – Trung – Nam.
- Học sinh lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//
- Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.//
- Một cành mai?- // Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên - / Đúng!// Một cành mai chở nắng phương Nam.//
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Để chọn quà gửi cho Vân.
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc.
- Quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- HS tự do phát biểu ý kiến: Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho tết ở miền Bắc.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến, khi phát biểu ý kiến phải giải thích rõ vì sao em lại chọn tên gọi đó.
+ Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm.
+ Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc.
+ Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái Tết phương Nam.
- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai: người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Xác định yêu cầu :
-Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện
Kể mẫu
- GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
3. Kể theo nhóm
4. Kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể tốt.
Củng cố dặn dò.
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS khác lần lượt đọc gợi ý của 3 đoạn truyện.
- HS 1 kể đoạn 1; HS 2 kể đoạn 2; HS 3 kể đoạn 3.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng HS kể 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS tự do phát biểu ý kiến: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu thời tiết giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.
Chính tả (nghe – viết)
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. YC:
Nghe – viết đúng bài CT;ø trình bài đúng hình thức bài văn xuôi .không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng BT điền tiếng có vần oc/ oc (BT2)
Làm đúng BT(3) a/ b.
GDBVMT: Học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Chép sẵn bài tập 2 trên bảng.
Tranh minh hoạ bài tập 3a hoặc 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng, sau đó GV đọc cho HS viết các từ sau:
+ trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ sở.
+ mái trường, bay lượn, vấn vương.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài 
- Trong giờ chính tả này các em sẽ viết bài văn Chiều trên sông Hương và làm bt chính tả phân biệt oc/ ooc; giải các các câu đố.
 Hướng dẫn viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung bài viết
- GV đọc bài văn 1 lượt 
- Hỏi: Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
- Giảng: Không gian phải thật yên tĩnh người ta mới có thể nghe thấy tiếng gõ lanh canh của thuyền chài gõ cá. 
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bức tranh minh hoạ.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
b) Tiến hành tương tự phần a)
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, bài viết của HS.
- Dặën dò HS về nhà học thuộc câu đố và lời giải, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
- Tác giả tả hình ảnh: Khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ cá.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Chữ Cuối, Đầu, Phía phải viết hoa vì là chữ đầu câu và Hương, Huế, Cồn Hến phải viết hoa vì là danh từ riêng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm.
- lạ lùng, nghi ngút, tre trúc, vắng lặng,
- yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài,
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở: con sóc, quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Ghi lời giải câu đố vào bảng con.
- Đọc lại câu đố, lời giải và viết vào vở.
Trâu - trầu – trấu.
- Lời giải: hạt cát.
Tập đọc
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. YC:
Đọc đúng, rành mạch, Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài
Bước đầu cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.(trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 – 3 câu ca dao trong bài).
GDBVMT: Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp đó. Từ đó, học sinh thêm yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ các địa danh được nhắc đến trong bài (nếu có)
Bản đồ Việt Nam.
Bảng phụ có viết các câu ca dao tron ... p đôi, 2à4 cặp đứng lên trình bày, lớp nghe, nhận xét và bổ sung.
+ Thảo luận cả lớp, 3à4 học sinh trả lới. Ví dụ: “Tích cực” tham gia việc lớp, việc trường, tức là:
- Việc gì của lớp, của trường cũng tham gia.
- Làm xong việc của mình, nếu còn thời gian thì làm giúp công việc của người khác.
- Làm hết tất cả công việc được giao.
Hoạt động 3: Văn nghệ
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện để tham gia.
+ Mỗi đại diện sẽ hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.
+ Giáo viên nhận xét và dặn dò.
Mĩ thuật
VÏ tranh
§Ị tµi Ngµy nhµ gi¸o ViƯt nam
I- Mơc tiªu:
Hiểu nội dung đề tài về Ngày Nhà giáo Việt Nam
Biết cách vẽ tranh về Ngày Nhà giáo Việt Nam
Vẽ được tranh về Ngày Nhà giáo Việt Nam
II- ChuÈn bÞ: 
1- Gi¸o viªn:
- S­u tÇm mét sè tranh vỊ ®Ị tµi ngµy 20 - 11 vµ mét sè tranh ®Ị tµi kh¸c
- Bµi vÏ cđa häc sinh c¸c líp tr­íc vỊ ngµy 20 - 11
2- Häc sinh:
- S­u tÇm tranh vỊ ngµy 20 - 11
- §å dïng häc vÏ.
III- C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc chđ yÕu:
A- ỉn ®Þnh tỉ chøc:
- KiĨm tra ®å dïng häc vÏ, Vë tËp vÏ.
B- D¹y bµi míi:
* Giíi thiƯu bµi: 
- Gi¸o viªn giíi thiƯu mét sè tranh ®Ị tµi ngµy nhµ gi¸o ViƯt Nam vµ tranh ®Ị tµi kh¸c vµ yªu cÇu c¸c em chän ra c¸c bøc tranh vÏ vỊ ®Ị tµi ngµy nhµ gi¸o ViƯt Nam.
- Gi¸o viªn tãm t¾t chung.
Ho¹t ®éng 1: T×m, chän néi dung ®Ị tµi:
- Gi¸o viªn giíi thiƯu mét sè tranh vµ gỵi ý ®Ĩ HS nhËn ra:
+ Tranh vỊ ngµy 20 - 11 cã nh÷ng h×nh ¶nh g×?
+ H×nh ¶nh chÝnh, h×nh ¶nh phơ?
+ Mµu s¾c
- Gi¸o viªn kÕt luËn:
+ Cã nhiỊu c¸ch vÏ tranh vỊ ngµy 20 -11
+ Tranh thĨ hiƯn ®­ỵc kh«ng khÝ cđa ngµy lƠ;
* C¶nh nhén nhÞp, vui vÏ cđa gi¸o viªn vµ HS;
* Mµu s¾c rùc rì cđa ngµy lƠ (quÇn ¸o, hoa ....);
* T×nh c¶m yªu quý cđa HS ®èi víi thÇy gi¸o, c« gi¸o.
Ho¹t ®éng 2: C¸ch vÏ tranh:
+ VÏ h×nh ¶nh chÝnh, chĩ ý ®Õn c¸c d¸ng ng­êi cho tranh sinh ®éng.
+ VÏ c¸c h×nh ¶nh phơ.
+ VÏ mµu theo ý thÝch. 
- Gi¸o viªn cho xem mét sè bµi vÏ cđa HS líp tr­íc ®Ĩ c¸c em häc tËp c¸ch vÏ.
Ho¹t ®éng 3: Thùc hµnh: 
+ Chĩ ý c¸ch vÏ h×mh ¶nh chÝnh ®Ĩ lµm nỉi bËt néi dung.
+ VÏ mµu kÝn tranh vµ cã ®Ëm nh¹t.
Ho¹t ®éng 4: NhËn xÐt ®¸nh gi¸:
- Gi¸o viªn gỵi ý häc sinh nhËn xÐt bµi vÏ vỊ:
+ Néi dung (râ hay ch­a râ).
+ C¸c h×nh ¶nh (sinh ®éng).
+ Mµu s¾c (t­¬i vui).
- Häc sinh t×m tranh mµ m×nh thÝch vµ xÕp lo¹i theo c¶m nhËn riªng.
- Gi¸o viªn nhËn xÐt vỊ tinh thÇn häc tËp cđa líp vµ khen ngỵi HS cã tranh ®Đp. 
* DỈn dß: 
Quan s¸t c¸i b¸t vỊ h×nh d¸ng vµ c¸ch trang trÝ.
Tự nhiên – xã hội (Tiết 23)
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU:
*Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà 
Biết cách xử lí khi xảy ra cháy
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình SGK.
Giáo viên sưu tầm những mẩu tin trên báo về những vụ hoả hoạn.
Dặn trước học sinh xem xét trong nhà của mình và liệt kê những vật dễ cháy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hành: Phân tích mối quan hệ họ hàng.
Giáo viên thu vở Bt TN-XH chấm và nhận xét.
2 học sinh lên bảng thực hành vẽ sơ đồ gia đình của nhà em.
Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra. 
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp.
- Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
- Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu lửa và đống củi khô bắt lửa?
- Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
+ Giáo viên đi tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích học sinh tự đặt ra câu hỏi xoay quanh các nội dung trên.
- Giáo viên gọi.
- Giáo viên cùng học sinh kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra.
+ Giáo viên liên hệ giáo dục.
* Thảo luận và đóng vai.
- Động não.
+ Giáo viên đặt vấn đề: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
+ Nhóm 1
+ Nhóm 2
+ Nhóm 3
+ Nhóm 4
- Làm việc cả lớp.
+ Giáo viên nhận xét à kết luận: Cách tốt nhất đề phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.
* Chơi trò chơi gọi cứu hỏa.
SGV
SGK
+ Làm việc theo cặp.
+ Học sinh quan sát hình SGK để hỏi và trả lời nhau theo gợi ý.
+ cháy, bỏng.
+ can dầu hỏa, củi, đèn dầu.
+ cháy nhà.
+ hình 2 an toàn hơn vì các vật dễ cháy để xa củi (lửa), xa bếp.
+ Một số học sinh trình bày kết quả làm việc theo cặp.
+ Mỗi học sinh chỉ trả lời 1 trong các câu hỏi đã thảo luận.
+ Thảo luận nhóm và đóng vai.
+ Thảo luận, thực hành theo yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
+ Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK
4. Củng cố & dặn dò:
+ Chốt nội dung. Liên hệ giáo dục.
+ Nhận xét tiết học.
Tự nhiên – xã hội (Tiết : 24)
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
*Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
Nêu được tránh nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó
Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
GDBVMT:
- Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các hoạt động làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Phòng cháy khi ở nhà.
Nói về những thiệt hại do cháy gây ra.
Nêu những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Quan sát theo cặp. 
- Giáo viên hướng dẫn.
+ Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
+ Trong từng hoạt động đó, học sinh làm gì? Giáo viên làm gì?
+ Giáo viên và học sinh nhận xét bổ sung.
- Giáo viên và học sinh thảo luận giúp học sinh liên hệ thực tế bản thân.
+ Em thường làm việc gì trong giờ học?
+ Em có thích học theo nhóm không?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+ Em thường làm gì khi học nhóm?
+ Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
Kết luận: Ở trường trong giờ học  SGV/70.
* Làm việc theo tổ học tập.
+ Ở trường công việc chính của học sinh là làm gì?
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
+ Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Kết thúc.
SGK
+ Học sinh quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý.
+ Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời. Học sinh có thể tự hỏi bạn.
- Hình 1: Thể hiện hoạt động gì? Quan sát?
- Hoạt động đó diễn ra trong giờ học nào?
- Trong hoạt động đó giáo viên làm gì? Học sinh làm gì?
Hình 1: Quan sát cây hoa trong giờ học TN-XH.
Hình 2:  
+ học bài, làm bài, CBB, rèn chữ viết 
+ thích
+ các môn : Toán, Tiếng Việt, TN-XH 
+ thảo luận, trao đổi, trình bày ý kiến.
+ thích vì được phát huy tư duy 
+ Học sinh thảo luận theo gợi ý.
+ học tập, tiếp thu kiến thức, thảo luận nhóm, thực hành, tập thể dục 
+ Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức 
+ Học sinh nói tên môn học mình được điểm cao và môn học đạt điểm kém, nêu lý do.
+ Nói tên môn học mình thích nhất.
+ Kể tên những việc mình đã làm để giúp đỡ bạn trong học tập.
+ Cả tổ nhận xét và xem ai trong nhóm học tốt, ai cần phải cố gắng đối với môn học yếu.
+ Cả tổ suy nghĩ tìm hình thức giúp đỡ.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của lớp, khen ngợi học sinh chăm chỉ học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn yếu, chưa chăm.
+ Dặn dò thực hành tốt bài học.
Thủ công T12
CẮT, DÁN CHỮ I, T (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: 
Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét vẽ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chữ mẫu I, T.
Giấy màu, kéo, hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra dụng cụ thủ công của học sinh.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Thực hành. 
+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T.
+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình.
+ Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
+ Giáo viên nhắc nhở dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh.
+ Giáo viên khen ngợi những học sinh có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
Cách đánh giá như cách đánh giá tiết kiểm tra.
- Hoàn thành A. Tốt hơn, xuất sắc hơn A+.
- Chưa hoàn thành B.
+ Học sinh thực hành cắt, dán chữ I, T.
- bước 1: kẻ chữ I, T.
- bươc 2: cắt chữ T.
- bước 3: dán chữ I, T.
+ Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T.
+ Học sinh không đùa nghịch kéo khi thực hành.
+ Học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm.
+ Lớp bình chọn, nhận xét.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
+ Dặn dò học sinh giờ học sau chửan bị giấy thủ công, kéo, hồ, nháp để học “Cắt, dán chữ H, U”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L3 TUAN 12 2010 2011.doc