Giáo án Lớp 3 (tuần 12) - Trường tiểu học Xuân Bình

Giáo án Lớp 3 (tuần 12) - Trường tiểu học Xuân Bình

ĐẠO ĐỨC

TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (T1)

I/ Yêu cầu:

 HS biết thực hiện việc làm thông qua bài học.

II/ Chuẩn bị:

 GV:Tranh SGK ,SGV

 HS: VBT

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (tuần 12) - Trường tiểu học Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (T1)
I/ Yêu cầu:
 HS biết thực hiện việc làm thông qua bài học. 
II/ Chuẩn bị:
 GV:Tranh SGK ,SGV
 HS: VBT
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-GV hỏi lại bài tiết trước. 
-Nhận xét- đánh giá. 
3/ Bài mới: 
 GT bài: Ghi tựa. 
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể.
*Cách tiến hành: 
-GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV kết luận :
a/Là bạn của Tuấn em nên khuyên Tuấn đừng từ chối. 
b/ Em nên xung phong giúp các bạn học. 
c/ Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. 
d/ Em có thể nhờ mọi ngưòi trong gia đình mang lọ hoa đến lớp hộ em. 
Họat động 2: Đăng kí tham gia việc trường việc lớp.
 *Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.
*Cách tiến hành:
- GV nêu yêu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
- GV yêu cầu HS xác định những việc mình có khả năng và mong muốn tham gia, ghi ra giấy bỏ vào chiếc hộp của lớp.
- GV mời đại diện các nhóm đọc to các phiếu.
- GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện.
- GV yêu cầu các nhóm làm tốt công việc được giao.
- GV kết luận chung: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi HS.
** Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
 àGVKL: Tham gia việc trường việc lớp vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS. 
4/ Củng cố – dặn dò: 
-GV hỏi lại bài. Kể những việc HS đã tham gia ở lớp , ở trường.
- GV nhận xét chung tiết học. 
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
-HS nêu lại bài học tiết 1. 
-HS nhắc lại
-Nhóm 1 và 2 thảo luận tình huống 1 -2 vở đạo đức, bài tập 4. 
-Đại diện các nhóm báo cáo. lớp nhận xét bổ sung. 
-HS tự đăng kí theo nhóm của mình. 
- HS nhắc lại. Cả lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết. 
-Vài HS kể.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I/Mục tiêu: 
A/Tập đọc: Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
-Đọc đúng các từ ngữ thường sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
-Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. 
-Hiểu các từ ngữ mới có trong bài: đường Nguyễn Huệ; sắp nhỏ, lòng vòng dân ca; xoắn xuýt; sửng sốt. Nắm được cốt truyện. 
-Cảm nhận được tình bạn bè đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi 2 miền Nam-Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam (gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc).
B/Kể chuyện: 
-Rèn kĩ năng nghe nói: dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật. 
II/Chuẩn bị:
-GV:Tranh minh họa bài học trong SGK. Tranh hoa mai, hoa đào. 
-HS:Xem trước nội dung bài
III/Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ: 
GV kiểm tra bài tiết trước. 
GV nhận xét- Ghi điểm. 
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
*Mục tiêu : Đọc đúng các từ ngữ thường sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương
*Cách tiến hành: 
-Đọc mẫu lần 1: Giọng thong thả, nhẹ nhàng.
-Hướng dẫn luyện đọc. 
-Hướng dẫn học sinh đọc từng câu , cả bài và luyện phát âm từ khó. 
-Giáo viên nhận xét từng học sinh, uốn nắn kịp thời các lỗi phát âm theo phương ngữ. 
-Đọc đoạn và giải nghĩa từ: 
-Luyện đọc câu dài/ câu khó: 
-Đọc lại bài 1 lượt: Nối tiếp nhau theo đoạn đến hết bài. (2 nhóm).
-Đọc SGK: 
-Đọc theo nhóm đôi kiểm tra chéo lẫn nhau.
-Y/C: Học sinh đọc đồng thanh theo nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu : Tìm hiểu nội dung bài.
*Cách tiến hành: 
- HS đọc lại bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1.
-Các bạn Uyên, Huệ, Phương,nói chuyện về ai? Ở đâu?
-Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào?
-1 HS đọc đoạn 2:
-Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì?
-Vân là ai? Ở đâu?
-Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
-Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân một cành mai?
*GV chốt: Vì theo các bạn cành mai chở nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh giá và thiếu nắng ấm. Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào là đặc trưng cho Tết miền Bắc. Hình ảnh cành mai giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thêm thắm thiết. 
-YC HS suy nghĩ, thảo luận nhóm để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi: Câu chuyện cuối năm; Tình bạn; Cành mai ngày Tết. 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
*Mục tiêu: Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Diễn tả được giọng các nhân vật trong bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật. 
*Tiến hành:
-GV đọc 1 đoạn trong bài, sau đó gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Chia nhóm và luyện đọc theo vai.
-Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
Hoạt động 4 : KỂ CHUYỆN.
*Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện.
*Cách tiến hành: 
-GV gọi HS nêu YC của phần kể chuyện.
-GV HD kể từng đọan của câu chuyện.
-Kể theo nhóm.
-Thực hành kể trước lớp.
-GV nhận xét –tuyên dương. 
4/ Củng cố – dặn dò:
-GV hỏi lại nội dung câu chuyện. 
-GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, nhắc nhở những HS chưa tốt.
-GDTT cho HS.
-Về nhà đọc lại kĩ bài và cho mọi người trong gia đình nghe lại câu chỵên; xem trước bài Cảnh đẹp non sông.
-3 HS đọc lại bài vẽ quê hương + kết hợp trả lời câu hỏi. 
-HS nhắc lại tựa bài.
-Đọc câu nối tiếp bài theo dãy, kết hợp luyện đọc từ khó có trong bài thường sai do tiếng địa phương. Đọc trôi chảy từng câu. 
-Luyện đọc câu văn dài. Luyện đọc đoạn nối tiếp bài. Kết hợp giải nghĩa từ mới có trong bài: sắp nhỏ; lòng vòng, hoa đào, hoa mai, (SGK). Đọc ngắt nghỉ đúng chỗ ở dấu chấm, phẩy, cụm từ. chú ý phân biệt lời từng nhân vật. 
-Đọc bài theo nhóm đôi. Thi đọc theo nhóm. ĐT lớp. 
-1 HS đọc đoạn 1 SGK.
-Uyên, Huệ, Phương cùng một số bạn ở TP Hồ Chí Minh. Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc. 
-Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 tết. 
-1 HS đọc đoạn 2.
-Để chọn quà gởi cho Vân.
-Vân là các bạn của Phương, Uyên, Huệ, ở tận ngoài Bắc.
-Gửi tặng Vân ở miền Bắc một cành mai. 
 -Tùy HS trả lời theo nhiều ý kiến.
-HS trả lời theo sự thảo luận và giải thích tại sai em chọn tên gọi đó.
-HS thi đọc bài theo nhóm từng đọan, toàn bài. 
-HS đọc theo cách phân vai. Chú ý phân biệt lời dẫn chuyện và từng nhân vật. Lớp nhận xét- tuyên dương. 
-HS dựa vào các gợi ý SGK nhớ và kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
-Từng cặp kể cho nhau nghe. 
-3 HS kể theo đoạn. HS thi nhau kể - Lớp nhận xét chọn người kể hay nhất. 
-HS nhắc lại nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền Nam, Bắc nước ta. 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Yêu cầu:
-Biết thực hành nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết áp dụng dụng để giải các bài toán có liên quan.
-Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, tìm số bị chia.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Bộ đồ dùng học toán ,thước , bảng phụ.
 - HS: Bộ dùng học toán, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định: 
2/ KTBC: 
-Gọi HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 55.
-Nhận xét- ghi điểm. 
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : HD HS luyện tập.
*Mục tiêu : Biết thực hành nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết áp dụng dụng để giải các bài toán có liên quan.
-Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, tìm số bị chia.
*Cách tiến hành: 
Bài 1: 
-Kẻ bảng nội dung BT 1 lên bảng .Bỏ cột cuối.
-BT YC chúng ta làm gì?
-Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào?
YC HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm.
àChốt:Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân.
Bài 2: Tìm x:
-YC HS tự làm bài.
-HS nêu muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
-Gọi HS lên bảng làm bài.
-Nhận xét sửa bài cho HS.
-Chốt:dạng toán tìm số bị chia.
Bài 3:
-Một HS đọc đề.
Bài toán hỏi gì?
-YC HS tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
-Chốt:Dạng toán có lời văn, gấp 1 số lên nhiều lần
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết sau khi lấy ra 185l dầu, ta phải biết được điều gì trước?
-YC HS tự làm bài.
-Nhận xét,chốt ý:Giải toán có lời văn ,gấp 1 số lên nhiều lần.
4/ Củng cố – dặn dò:
- GV hỏi lại bài. 
-trò chơi:ai nhanh hơn.
Chọn đáp án đúng nhất: 
234 x 2 =
a.464 b.467 c.468 d.469
208 x 4 =
a.802 b.832 c.118 d.132
- GV nhận xét chung tiết học. 
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. 
-2 HS lên bảng làm bài 2 a/55
-1 HS sửa bài 3 /55
-HS nhắc tựa bài. 
-HS đọc YC bài. 
-BT YC chúng ta tính tích.
-thực hiện phép nhân giữa hai thừa số với nhau.
-Hai HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
-HS ... ỗi giờ học.
- Hỏi trong những môn học em thích nhất là mô nào ? Tại sao?
4/ Củng cố ,dặn dò:
*Trò chơi “ Đoán tên môn học”.
-GV phổ biến luật trò chơi.
-GV nhận xét tuyên dương.
-GV nhận xét chung tiết học.
-Nhân xét tiết học.
-3 HS thực hiện YC.
-HS kể tên những môn học của mình đang học.
-Các bạn nhận xét – bổ sung.
-Các nhóm thảo luận rồi báo cáo kết quả.
-Các bạn nhận xét – bổ sung.
-Các nhóm thảo luận theo sự phân công của GV.
-Các nhóm đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình.
-Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
-HS tự nói lên ý thích của mình và giải thích vì sao mình thích.
- Mỗi nhóm cử 5 cặp tham gia chơi.
- HS chú ý sự gợi ý của gv và đoán tên các môn học.
-Cặp nào đoán đúng sẽ được thưởng cặp nào đoán sai thì về chỗ.
ÂM NHẠC
BÀI: CON CHIM NON
 Dân ca pháp
 I/ Yêu cầu:
 -HS hát đúng giai điệu.
 -Cảm nhận được tính chất nhịp nhàng của nhịp
 II/ Chuẩn bị:
 -Thuộc bài hát con chim non.
 -Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ.
 -Hình ảnh về nước pháp ,bản đồ thế giới.
 - chép sẵn lời ca.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động hs
1.Ổn định:
2. KTBC: HS hát bài lớp chúng ta đoàn kết.
3.Bài mới: GT bài. Ghi tựa
Hoạt động 1: Mục tiêu :Dạy hát
-GV hát mẫu hoặc cho HS nghe băng nhạc.
-Đọc lời ca:
 Bình minh lên có con chim non
 Hoà tiếng hót véo von.
 Hoà tiếng hót véo von
 Giọng hót vui say sưa 
 Này chim ơi hót lên cho vang
 Lời thân ái thiết tha
 Rộn vang tới chốn xa
 Càng mến yêu quê nhà.
Dạy hát từng câu , chú ý những tiếng có gạch chân.
-Luyện tập theo nhóm.
Hoạt động 2:Mục tiêu :Tập gõ đệm theo nhịp 3/4
+Đọc 1-2-3,1-2-3 ( số 1 nhấn mạnh hơn số 2, 3.
+Chia nhóm: một nhóm hát , một nhóm gõ đệm vào phách mạnh của nhịp ¾
Nhóm 1 hát:Bình minh lên có con chim 
	 x 	 x
non hoà tiếng hót	
 x
Nhóm 2 gõ:
+Trò chơi:Vỗ tay đệm theo nhịp.
Phách 1 : Vỗ 2 tay xuống bàn
Phách 2: Vỗ 2 tay vào nhau
Phách 3: Vỗ 2 tay vào nhau
Hoạt động :Mục tiêu :
Củng cố, dặn dò:
HS hát lại bài
Nhận xét , tuyên dương.
3 HS hát 
HS nhắc tựa
HS lắng nghe.
HS đọc lời ca
Nhấn mạnh ở số 2,3.
HS hát từng câu . Cá nhân ,bàn , dãy, tổ .
Hát theo nhóm
HS thực hiện
HS hát theo nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
HS thực hiện
HS xung phong hát 
HS thực hiện 
Chính tả: (nhớ - viết)
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I/ Yêu cầu:
-Rèn kĩ năng viết chính tả. Viết đúng chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài. trình bày đúng theo thể thơ SGK. 
-Tìm và viết đúng các tiếng có chứa âm đầu ch/tr hoặc vần oc/at
-Viết đẹp, trình bày đúng các câu ca dao.
IIChuẩn bị:
-GV viết bài vào bảng phụ. 
-HS: Bảng con , VBT
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ: 
- GVhỏi lại bài tiết trước. 
-Viết 3 từ có chứa vần ooc, viết 3 từ bắt đầu từ tiếng tr/ ch.
- GV nhận xét- ghi điểm. 
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: HD HS viết chính tả.
*Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết chính tả. Viết đúng chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài. trình bày đúng theo thể thơ SGK. 
*Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu bài 1 lượt.
-Các câu ca dao đều nói lên điều gì?
-Bài chính tả có những tên riêng nào?
-Bài ca dao thể lục bát trình bày thế nào?
-Câu ca dao cuối trình bày như thế nào?
-Trong bài chính tả những chữ nào viết hoa?
-Luyện viết đúng.
-YC HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-GV nhận xét- sửa sai. 
-GV cho 1 HS đọc lại bài 
-HS viết vào vở.
-Soát lỗi.
-Chấm bài.
 Nhận xét bài cho HS.
Hoạt động 2: Luyện tập.
*Mục tiêu : Tìm và viết đúng các tiếng có chứa âm đầu ch/tr hoặc vần oc/at
-Viết đẹp, trình bày đúng các câu ca dao.
*Cách tiến hành: 
Bài 2: 
-Gọi HS đọc YC bài.
-Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở BT.
-Nhận xét, sửa bài cho HS.
4/ Củng cố-Dặn dò:
-Bài viết theo thể thơ gì?
-Những chữ nào viết hoa?
-2 HS nhớ và đọc lại bài thơ.
- GV thu vở BT chấm. 
- GV nhận xét chung tiết học. 
- Về nhà xem lại bài.
- HS lên bảng viết 3 từ có chứa vần ooc. 1HS viết 3 từ bắt đầu từ tiếng tr/ ch. 
-HS lắng nghe nhắc lại.
-3 HS đọc lại bài. 
-ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta.
-Nghệ Tỉnh, Hải Vân, Hòn Hồng, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười. 
-Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề 2 ô. Dòng 8 chữ bắt dầu viết lùi ra 1 ô. 
-Cả hai chữ dầu dòng cách lề 1 ô li. 
-Các chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
-HS tìm từ khó có trong bài. 
-HS viết bài vào bảng con. 
-Quanh quanh, nghìn trùng, sừng sững, bát ngát,
-HS viết bài vào vở. Chú ý viết đúng các từ do tiếng đia phương. 
-HS soát lại bài. ( Đổi chéo vở)
-5 HS nộp bài.
-1 HS đọc YC bài tập.
Giải: Cây chuối - chữa bệnh - trông.
 Vác - khát - thác.
-HS xung phong trả lời.
-HS thực hiện
TẬP LÀM VĂN. 
NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC.
I/ Yêu cầu: 
-HS dựa vào bức tranh cảnh đẹp dất nước. Nói và viết về cảnh đẹp đó theo gợi ý câu hỏi SGK. Lời kể rõ ràng có cảm xúc, thái độ mạnh dạn tự nhiên. 
-Viết được những điều đã biết thành đoạn văn ngắn. Biết dùng từ đặt câu đúng. 
II/ Chuẩn bị:
-GV:Tranh ảnh nòi về cảnh đẹp đất nước.
-HS: Sưu tầm tranh ảnh về đất nước
II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định: 
2/ KTBC:
- GV hỏi lại bài tuần 11. 
- GV nhận xét- Ghi điểm.
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể.
*Mục tiêu : HS dựa vào bức tranh cảnh đẹp dất nước. Nói và viết về cảnh đẹp đó theo gợi ý câu hỏi SGK. Lời kể rõ ràng có cảm xúc, thái độ mạnh dạn tự nhiên. 
*Cách tiến hành:
-Kiểm tra các bức tranh ảnh của HS.
-Nhắc HS không chuẩn bị tranh được thì dựa vào tranh bãi biển Phan Thiết để tìm hiểu bài.
-Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và YC cả lớp quan sát bức tranh bãi biển Phan Thiết.
-Gọi HS khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.
-YC HS quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
-GV nhận xét sửa chữa về câu từ cho HS.
-Tuyên dương những HS nói tốt.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn.
*Mục tiêu : Viết được những điều đã biết thành đoạn văn ngắn. Biết dùng từ đặt câu đúng.
*Cách tiến hành: 
-Gọi HS đọc YC 2 trong SGK.
-YC HS tự làm bài, chú ý nhắc HS viết phải thành câu.
-Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
-Nhận xét sửa lỗi cho HS.
-Ghi điềm cho những HS làm bài tốt.
4/ Củng cố – dặn dò:
HS đọc lại bài làm 
-Nhân xét tiết học.
-Về nhà viết lại đoạn văn về một cảnh đẹp cho hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS kể lại câu chuyện “ Tôi có đọc đâu”
- 1 HS làm bài tập 2 “Nói về quê hương”. 
-Trình bày các bức tranh, ảnh đã chuẩn bị.
-Quan sát hình.
-HS có thể nói: Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến bãi biển Phan Thiết bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa màu xanh ấy là bãi biển với dãi cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy. 
-Làm việc theo cặp, sau đó một số học sinh lên trước lớp cho cả lớp quan sát tranh ảnh của mình và GT cho cả lớp biết về cảnh đẹp đó. HS cả lớp nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc trước lớp.
-Làm bài vào vở theo YC.
-Khoảng 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
-3 HS đọc , các bạn nhận xét.
-HS thực hiện.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Yêu cầu: 
-Giúp HS: Học thuộc bảng chia và vận dụng bảng chia vận dụng trong tính toán.
-Tìm của một số.
-Áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính.
II/ Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ,SGK
 - HS: SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Họat động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/ Ổn định: 
2/ KTBC:
- GV hỏi lại bài tiết trước. 
- GV nhận xét – ghi điểm. 
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện tập.
*Mục tiêu : Giúp HS: Học thuộc bảng chia và vận dụng bảng chia vận dụng trong tính toán.
-Tìm của một số.
-Áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính.
*Cách tiến hành: 
Bài 1:
a,b .Tính nhẩm:
-Gọi HS nêu YC.
-YC HS tự làm bài.
-Gọi HS nêu trước lớp.
-GV nhận xét, sửa sai.
-Chốt:Vận dụng bảng nhân ,chia 8 để tính nhẩm
Bài 2:Tính nhẩm:
-GV HD tương tự bài tập 2.
-Nhận xét tuyên dương.
-Vận dụng bảng chia 5 ,6,7,8 để tính nhẩm các bài toán.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
YCHS thực hiện theo 2 bước 
-YC HS tự giải.
-Nhận xét – ghi điểm.
-Vận dụng bảng chia 8 để giải bài toán có lời văn
4/ Củng cố, dặn dò:
-Hỏi lại bài:8:8=? ; 24:8=? ; 40:8=? ; 56:8=?; 72:8=?; 8x9=?; 9x8=?; 
-GV nhận xét chung tiết học. 
HTL bảng chia 8
- Về nhà xem lại bài. 
- 1 HS lên sửa bài tập 4 SGK. 
- 1 Số HS đọc lại bảng chia 8. 
-HS nhắc tựa 
- HS nêu YC bài. 
-1 Số HS lần lượt nêu miệng các phép tính. 
-VD: 8 x 6 = 48
 48 : 8 = 6.
- HS nêu YC bài. 2 HS lên bảng cả lớp làm vở. 
-1 HS đọc bài toán. 
-HS trả lời 
- 1 HS lên bảng , lớp làm vào vở.
Giải
Số con thỏ còn lại là:
42 - 10= 32(con)
Số con thỏ mỗi chuồng có là:
32 : 8 = 4 (con)
Đáp số: 4 con thỏ.
-HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc