Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Tập đọc - Kể chuyện.

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN.

I/ Mục tiêu:

A/ Tập đọc:

- Đọc đúng: Bok pa, lũ làng.

- Bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

- Hiểu nghĩa các từ được chú giải.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống pháp.(trả lời được các câu hỏi trong SGk).

B/ Kể chuyện: Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện .

- HS khá, giỏi kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

II/ Đồ dùng dạy học:

- ảnh anh Núp.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi sáng: Tuần 13:
Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011.
Tập đọc - Kể chuyện.
Người con của Tây Nguyên.
I/ Mục tiêu:
A/ Tập đọc: 
- Đọc đúng: Bok pa, lũ làng.
- Bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống pháp.(trả lời được các câu hỏi trong SGk).
B/ Kể chuyện: Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện .
- HS khá, giỏi kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
- ảnh anh Núp.
III/ Hoạt động dạy và học:
Tập đọc.
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS đọc bài: Cảnh đẹp non sông.
B/ Bài mới : 30’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc:
a- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
 Tiết 2:
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 15’
- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?
- ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
- Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích cả dân làng Kông hoa.
- Chi tiết nào cho thấy dân làng Kông hoa rất vui?
- Đại hội tặng dân làng Kông hoa những gì?
- Khi xem những vật đó, thái độ mọi người ra sao?
4/ Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Kể chuyện. 18’
1/ GV nêu nhiệm vụ:
2/ Hướng dẫn HS kể theo lời nhân vật:
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn mẫu.
 Hỏi: Trong đoạn mẫu ở sgk, người kể nhập vai nhân vật nào để kể đoạn 1?
- GV nhắc HS chú ý khi kể chuyện.
- HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể. Từng cặp HS tập kể.
- 3-4 HS thi kể trước lớp.
- GV cùng HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
C/ Củng cố, dặn dò.2’
- 1 HS nêu ý nghĩa của chuyện.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------
Toán.
So sánh số bé bằng một phần mấy của số lớn.
I/ Mục tiêu: Giúp HS Biết so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.
- Các bài tập cần làm: Bài 1 ,2 .Bài 3 (cột a,b).
- Bài 3 (cột c) dành cho HS khá ,giỏi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ minh hoạ bài toán ở sgk.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’
- 2 HS đọc thuộc: Bảng nhân 8, bảng chia 8.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Nêu ví dụ: Sgk.
 Hỏi: Độ dài đoạn thẳng AB gấp mấy lần độ dài đoạn CD?
- HS rthực hiện phép chia 6 : 2 = 3 (lần).
- GV nêu: Độ dài đoạn thẳng AB = 1/3 độ dài đoạn thẳng CD-> GV kết luận.
3/ Giới thiệu bài toán:
 - Phân tích bài toán: Thực hiện theo 2 bước: Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con
 30 : 6 = 5 lần
- Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng : 
Tuổi mẹ : ------------------------------
Tuổi con: -----
- Tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ? (1/5).
- Trình bày lời giải như sgk.
4/ Thực hành: bài 1, 2, 3(a/b).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn, giải thích them.
- HS làm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Viết vào ô trống( theo mẫu ) .
- Gọi HS lên bảng điền vào ô trống.
 Số lớn
Số bé
Số lớn gấp mấy lần số bé?
Số bé bằng một phần mấy số lớn?
 8
 2
 4
 1/4
 6
 3
 10
 2
- Củng cố về: + Số lớn gấp mấy lần số bé.
 + Số bé bằng 1 phần mấy số bé.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải:
 Số sách ở ngăn dưới hơn số sách ở ngăn trên một số lần là:
 24 : 6 = 4 (lần)
 Vậy số sách ở ngăn trên bằng 1/4 số sách ở ngăn dưới.
 Đáp số: 1/4.
- Củng cố về giải toán.
c- Bài 3:( cột c) dành cho HS khá, giỏi. 
-Hướng dẫn HS trả lời được .
 a) Số ô vuông màu xanh bằng 1/6 số ô vuông màu trắng.
 b) Số ô vuông màu xanh bằng 1/4 số ô vuông màu trắng.
 c) Số ô vuông màu xanh bằng 1/3 số ô vuông màu trắng.
C/ Củng cố, dặn dò.2’
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------- 
Tự nhiên xã hội:
Một số hoạt động ở trường (tiếp )
I/ Mục tiêu: Sau bài hoc, HS biết :
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập ,vui chơi , văn nghệ ,thể dục thể thao, lao động vệ sinh ,tham quan ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- HS khá, giỏi : Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
*- KNS: - Kĩ năng giao tiếp : Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : 15’. Quan sát theo cặp :
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình trang 48, 49 - SGK
- Một số cặp lên đạt câu hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
* Kết luận : Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm : vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh...
* Hoạt động 2:15’. Thảo luận nhóm :
- HS trong nhóm thảo luận nhóm và hoàn thành bảng :
STT
Tên hoạt động
ích lợi của hoạt động
Em phải làm gì để hoạt động đạt kết quả cao
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét về ý thức và thái độ của HS trong lớp khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
* Kết luận : HĐNGLL làm cho tinh thần các em vui vẻ, cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường tinh thần đồng đội.
C/ Củng cố - Dặn dò : 5’
- GV nhận xét giờ học.
Thứ 3 ngày 30 tháng 11 năm 2010.
Thể dục 
Học động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
----------------------------------------------------------
Toán :
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải bài toán có lời văn ( 2 bước tính ).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’
- 2 HS lên bảng chữa bài 1, 2 (SGK)
- GV cùng HS cả lớp nhận xét.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành : BT 1, 2, 3, 4 .
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập
- GV hướng dẫn, giải thích thêm.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm bài .
* Chữa bài :
a- Bài 1 :Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết vào ô trống ( theo mẫu).
- GV giải thích mẫu.
 Số lớn
 12
 18
 32
 35
 70
 Số bé
 3
 6
 4
 7
 7
Số lớn gấp mấy lần số bé?
 4
Số bé bằng một phần mấy số lớn?
 1/4
- Củng cố về :
 - Số lớn gấp mấy lần số bé và số bé bằng một phần mấy số lớn.
 - Gọi HS lên bảng điền kết quả và giải thích vì sao có kết quả đó.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải:
 Số bò có là:
+ 28 = 35 (con)
 Số bò hơn số trâu một số lần là.
 35 : 7 = 5(lần).
 Vậy số trâu bằng 1/5 số bò.
 Đáp số: 1/5.
c- Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải:
 Số vịt đang bơi dưới ao là:
 48 : 8 = 6 (con)
 Số vịt trên bờ là:
 48 – 6 = 42(con)
 Đáp số: 42 con.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra.
d- Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở trong SGK.
- HS tự xếp hình tam giác.
C/ Củng cố- Dặn dò :2’
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------
 Chính tả ( nghe viết )
Đêm trăng trên Hồ Tây
I/ Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/ uyu(BT2).
- Làm đúng bài tập 3a/b. 
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS lên bảng viết : 
 - lười nhác, nhút nhát. - Chông gai, trông nom.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’.
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS viết chính tả :
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị : 
- GV đọc bài, gọi 1 HS đọc lại.
 + Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào ?
 + Bài viết có mấy câu ?
 + Những chữ nào trong bài cần viết hoa ?
- HS viết vào nháp : trong vắt, rập rình, lăn tăn, toả sáng.
b- GV đọc bài cho HS viết.
c- Chấm, chữa bài :
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
- HS làm BT 2.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- GV mời 2 HS thi làm bài nhanh, làm bài đúng trên bảng lớp , sau đó đọc kết quả.
 ( đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay ).
- HS làm BT 3a.
 - HS lên bảng viết lời giải câu đố ở bài tập 3a.
- Cho HS đọc lại.
 ( con ruồi, quả dừa, cái giếng )
4/ Củng cố , dặn dò : 2’
- GV nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------- 
 --------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 1 tháng 12 năm 2010.
 Toán :
Bảng nhân 9
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán , biết đếm thêm 9.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các tấm nhựa, mỗi tấm có 9 tấm chấm tròn.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ:5’.
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 8
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS lập bảng nhân 9:
- Giới thiệu : 9 x 1 = 9
- Gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng:
 + 9 chấm tròn lấy 1 lần được mấy chấm tròn ?
=> 9 x 1 = 9
- Giới thiệu : 9 x 2 = 18 ( tương tự )
- Từ 9 x 2 = 18 => 9 x 3 = ?
- HS có thể nêu : 9 x 2 = 9 + 9 = 18 => 9 x 3 = 18 + 9 = 27
 => 9 x 3 = 27
- Từ đó HS tiếp tục lập bảng nhân 9.
- Hướng dẫn và tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 9.
3/ Thực hành : HS làm BT 1 , 2, 3 , 4 .
 - Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập- GV giải thích thêm
 - HS làm bài - GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài :
a- Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính nhẩm.
- HS vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm.
 9 x 4 = 36 9 x 2 = 18 9 x 5 = 45 9 x 10 = 90
 9 x 1 = 9 9 x 7 = 63 9 x 8 = 72 0 x 9 = 0
 9 x 3 = 27 9 x 6 = 54 9 x 9 = 81 9 x 0 = 0
b- Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính.
- Hướng dẫn HS tính từ trái sang phải :
 Ví dụ : 9 x 6 + 17 = 54 + 17 
 = 71
c- Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải:
 Ba tổ có số bạn là:
 3 x 9 = 27 (bạn)
 Đáp số: 27 bạn.
- Củng cố về giải toán ( liên quan đến bảng nhân 9)
d-Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài. Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào chỗ
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
C/ Củng cố- dặn dò :2’
- GV nhận xét giờ học
--------------------------------------------------
.Luyện từ và câ ... c tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.
* Cách tiến hành
1. GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩvà ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
2. HS xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn tham gia, ghi giấy nhỏ và bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp.
3. GV đề nghị mỗi tổ cử một đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe.
4. GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các nhóm công việc đó.
5. Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp.
 Kết luận chung:3’. Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS.
 Kết thúc tiết học: Cả lớp cùng hát tập thể bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời của Mộng Lân.
 -----------------------------------------------------------
Tập đọc
 Cửa tùng.
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ:
 - Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm,ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn.
- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng- một cửa biển thuộc miền Trung nước ta .( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 3 HS kể lại 3 đoạn câu chuyện “Người con của Tây Nguyên”.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện đọc.
a) - GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV kết hợp nhắc HS nghĩ hơi đúng trong các câu văn.
- Giải nghĩa các từ trong SGK.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thành tiếng đoạn 1,2 trả lời.
- Cửa Tùng ở đâu?( ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển)
- HS đọc thầm đoạn 1,trả lời câu hỏi.
- Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
- HS đọc thầm đoạn 2,trả lời câu hỏi.
- Em hiểu thế nào là “ Bà chúa của bãi tắm”?
- HS đọc thầm đoạn 3 trao đổi ý kiến:
- Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
- Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?
4/ Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2, hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn. Gọi 1-2 HS thi đọc đoạn văn.
- Ba HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Một HS đọc cả bài.
- Cả lớp Cùng GV bình chọn bạn đọc hay nhất.
5/ Cũng cố – dặn dò:2’
- Bài văn này nói lên nđiều gì?
- GV nhận xét tiết học.
 -------------------------------------------------- 
 Thứ 6 ngày 3 tháng 12 năm 2010.
 Chính tả( Nghe –viết)
 Vàm Cỏ Đông
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả ,trình bày đúng các khổ thơ,dòng thơ 7 chữ
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần it/ uyt(BT2)
-- Làm đúng bài tập(3) a/b.
II/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: 5’
- Cho cả lớp viết vào vở nháp. khúc khuỷu, khuỷu tay, khẳng khiu.
- GV nhậnn xét chom điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS viết chính tả.
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc 2 khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông.
- 1 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ đâu?
- Cho HS viết các từ khó vào giấy nháp: dòng sông, xuôi dòng ,nước chảy.
b) GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS khảo bài.
c) Chấm, chữa bài.
3) Hướng dấn HS làm bài tập:
a) Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập:
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi một số HS đọc kết quả, GV cùng cả lớp nhậnn xét chốt lại kết quả đúng. Huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
b)Bài tập 3 a/b. Cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập:
- Cho 3 nhóm thảo luận, 3 nhóm lên chơi trò chơi tiếp sức.Mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau viết nhanh những tiếng có thể ghép với các tiếng đã cho.Sau thời gian quy định ,HS viết tiếng cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả.
- Gv cùng cả lớp nhận xét kết quả.
4/ Cũng cố- dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------
 Tập làm văn:
 Viết thư.
I/ Mục tiêu:
- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
* KNS: - Tư duy sáng tạo.
II/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: 5’
- Gọi 2 – 3 HS đọc đoạn viết Cảnh đẹp nước ta.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn 
a) GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và phần gợi ý
- Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?
- Em viết thư cho bạn tên là gì? ở tỉnh nào? ở miền nào?
- Mục đích viết thư là gì?
- Những nội dung cơ bản trong thư là gì?
- Hình thức của lá thư như thế nào?
- 3 – 4 HS nói tên,địa chỉ người các em muốn viết thư.
b) Hướng dẫn HS làm mẫu- nói về nội dung thư theo gợi ý.
- Gọi 1 HS khá, giỏi nói mẫu phần lí do viết thư- Tự giới thiệu.
- Thực hành viết thư để làm quen với bạn mới.
c) Học sinh viết thư.
- HS viết thư vào vở –GV theo dõi giúp đỡ những em yếu.
- Gọi 1 số HS đọc thư của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm.
4/ Cũng cố- dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------
 Toán
Gam
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki- lô - gam 
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng ,trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
- Các bài tập cần làm:Bài 1,2,3,4.
- Bài 5 dành cho HS khá, giỏi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Cân đĩa và cân đồng hồ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ:5’.
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 9
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu cho HS về gam.
- Cho HS nhắc lại khối lượng ta đã học đó là ki – lô -gam.
- Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg.
- GV nêu: “ Gam là một đơn vị đo khối lượng
 Gam viết tắt là g
 1000g = 1kg”
- Gọi 1 số HS nhắc lại nhiều lần để ghi nhớ đơn vị đo này.
- GV giới thiệu quả cân thường dùng.
- GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. Cân mẫu(cho HS quan sát )gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân đều ra cùng một kết quả.
2/ Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập:
Bài 1:
- Cho HS quan sát các tranh vẽ a,b,c.d trong SGk
a) Hộp đường cân nặng bao nhiêu? (hộp đường cân nặng 200 g)
- Hướng dẫn HS các bài b,c,d tương tự.
Bài 2:
- Cho HS quan sát tranh vẽ cân quả đu đủ bằng cân đồng hồ.
- Quả đu đủ cân nặng bao nhiêu gam?
- Bắp cải cân nặng bao nhiêu gam?
- Cho HS làm vào vở nháp ,kiểm tra chéo.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài Tính ( theo mẫu)
- GV giải thích mẫu.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét kết quả.
 a) 163g + 28g = 191g b) 50g x 2 = 100g
 42g - 25g = 17g 96 : 3 = 32g
 100g + 45g – 26g = 119g
Bài 4:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải:
 Trong hộp có số gam sữa là:
 455 – 58 = 397 (g)
 đáp số: 397g sữa
Bài 5: dành cho HS khá, giỏi.
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải
 Cả 4 túi mì chính cân nặng là:
 210 x 4 = 840 (g)
 đáp số: 840g
- GV chấm 1 số bài – nhận xét.
C/ Củng cố- dặn dò :2’
- GV nhận xét giờ học
 --------------------------------------------------
 Tự nhiên xã hội
 Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay,ném nhau,chạy đuổi nhau.....
- Biết sử dụng thời gian nghĩ giữa giờ chơi vui vẽ và an toàn.
- HS khá, giỏi :Biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn:báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo,đưa người bị nạn đến sở y tế gần nhất.
*- KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh ở SGk.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
- Vì sao chúng ta không nên chơi những trò chơi nguy hiểm?
- GV ghi mục bài lên bảng.
2/ Các hoạt động :
A/ Kiểm tra bài củ. 5’ 
- Neõu moọt soỏ hoaùt ủoọng ngoaứi giụứ maứ em ủaừ tham gia, caực hoaùt ủoọng ủoự coự ớch lụùi gì?
- Nhaọn xeựt – ủaựnh giaự
B/ Baứi mụựi.
- Giụựi thieọu baứi .2’
- daón daột – ghi teõn baứi
Hẹ 1: 13’ Quan saựt
MT: Bieỏt sửỷ duùng thụứi gian nghổ ụỷ trửụứng sao cho vui vaứ an toaứn.
- Treo tranh vaứ giao nhieọm vuù.
- Quan saựt tranh vaứ traỷ lụứi caõu hoỷi. - Trao ủoồi caởp ... trỡnh baứy trửụực lớp. (1hoỷi – 1 traỷ lụứi)
- Baùn chụi troứ gỡ? .
- Troứ chụi naứo deó gaõy nguy hieồm?
ẹieàu gỡ xảy ra neỏu chụi troứ ủoự?
- Khuyeõn baùn theỏ naứo? Khoõng neõn chụi troứ ủoự
KL: sau giụứ hoùc caàn vaọn ủoọng chụi giaỷi trớ nhửng khoõng chụi quaự sửực ...
- Hẹ 2: 15’Thaỷo luaọn
MT : Lửùa choùn vaứ chụi nhửừng troứ chụi phoứng traựnh nguy hieồm 17’
 - Neõu nhieọm vuù .Phaõn nhoựm – cửỷ thử kớ 
- Tửứng thaứnh vieõn keồ – thử kớ ghi.
- Thaỷo luaọn
+ Keồ nhửừng troứ chụi maứ mỡnh thớch chụi.
+Nhaọn xeựt troứ chụinaứo coự ớch troứ chụi naứo nguy hieồm.
+ Lửùa choùn troứ chụi coự ớt an toaứn.
ẹaùi dieọn trỡnh baứy
Nhoựm khaực nhaọn xeựt
- Nhaọn xeựt – KL: ..
Nhaọn xeựt chung.
C/ Cũng cố- dăn dò:2’
- Thửùc haứnh caực giụứ chụi cho tốt.
 ------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể:
 Sinh hoạt lớp.
 I/ Nhận xét ,đánh giá các hoạt động trong tuần qua: 10’
 - HS trong tổ nhận xét, đánh giá lẫn nhau về các mặt:
 +Học tập	 
 + ý thức, nề nếp, sinh hoạt 15 '
 + Vệ sinh trực nhật, vệ sinh cá nhân
 - Các tổ trởng báo cáo kết quả của tổ mình.
 - Cả lớp nhận xét chung
 - Các tổ bình chọn tổ xuất sắc của lớp
 - Bình chọn các cá nhân xuất sắc của tổ
II/ GV phổ biến và triển khai kế hoạch tuần tới : 5’
 - Tiếp tục duy trì nề nếp học bài và làm bàiđã có từ trớc 
 - Duy trì nề nếp về chữ viết.
 - Xây dựng nhiều đôi bạn học tốt. 
 - Kèm cặp HS yếu, bồi dưỡng HS thi chữ đẹp.
 - Hoàn thành các khoản đóng góp theo chỉ tiêu đã đề ra
II/ Kế hoạch tuần 14: 
 -Thực hiện nghiêm túc các nội qui của nhà trường.
 - Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học và sân trường.
III/ Cho HS dọn vệ sinh trường , lớp: 15’
 - Ba tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi.
 - Vì sao chúng ta cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ?
 - GV nhận xét tiết học .
 ----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 Buoi sang.doc