TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện (HS khá, giỏi kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật).
II. Đồ dùng dạy - học: Ảnh anh hùng Núp trong SGK.
Tuần 13 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 Tập đọc - kể chuyện Người con của Tây nguyên I. Yêu cầu cần đạt: A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện (HS khá, giỏi kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật). II. Đồ dùng dạy - học: ảnh anh hùng Núp trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Tập đọc 1. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 3- 4 HS đọc thuộc lòng các câu ca dao trong bài Cảnh đẹp non sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Dạy bài mới: 30’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài, sau đó cho HS xem ảnh anh hùng Đinh Núp . Hoạt động 2: Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: GV viết bảng từ bok, 2 HS đọc, cả lớp đọc ĐT: boóc. - Đọc từng đoạn trước lớp: Có thể chia đôi đoạn 2 (P1: Từ Núp đi đại hội... cầm quai súng chặt hơn; P2: còn lại của Đ2). GV hướng dẫn HS cách đọc 1 số câu trong bài. Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài. Giải nghĩa thêm 1 số từ địa phương: kêu (gọi, mời); coi (xem, nhìn). - Đọc từng đoạn trong nhóm (N 4). - + Một HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2. + Một HS đọc đoạn còn lại. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - HS đọc thầm đoạn 1, TLCH: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì? - Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa? - Một HS đọc phần cuối đoạn 2, trả lời: Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình? - HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì? + Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao? Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc đúng Đ3 (Giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động). - Một vài HS thi đọc đoạn 3. - Ba HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. Kể chuyện: 18’ Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ. Tập kể lại 1 đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời của 1 nhân vật. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể bằng lời của nhân vật. - Một HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài. - GV hỏi: Trong đoạn văn mẫu, người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1? (Nhập vai anh Núp). - GV nhắc nhở HS trước khi kể. - HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể. Từng cặp HS tập kể . - Ba HS thi kể trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: 5’ - 2 HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. - GV nhận xét, động viên, khen ngợi HS đọc bài tốt, kể chuyện hay; khuyến khích HS về kể lại câu chuyện. toán So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn I. Yêu cầu cần đạt: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Các bài tập cần làm: Bài 1 ,2 .Bài 3 (cột a,b). - Bài 3 (cột c) dành cho HS khá ,giỏi. II. Đồ dùng dạy- học: Tranh vẽ minh hoạ bài toán như trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - 2 HS đọc thuộc: Bảng nhân 8, bảng chia 8. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới : 28’ Hoạt động 1: Nêu ví dụ - Đoạn thẳng AB dài 2cm; đoạn thẳng CD dài 6cm. - Hỏi: Độ dài đoạn thẳng CD 2 cm gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB? A | | B HS thực hiện phép chia: 6: 2 = 3 C | | D 6cm - GV nêu: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. * Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm như sau: + Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB: 6 : 2 = 3 (lần). + Trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD. Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán - Phân tích bài toán: Thực hiện theo 2 bước (Tương tự như ví dụ). + Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? (30 : 6 = 5 (lần)). Vẽ sơ đồ minh hoạ: 30 tuổi Mẹ: | | 6 tuổi Con: | | + Trả lời: Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? - Trình bày bài giải như SGK. Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1: HS thực hiện và viết theo mẫu vào ô trống. Sau đó 1 vài em nêu miệng kết quả bài làm của mình. Số lớn Số bé Số lớn gấp mấy lần số bé? Số bé bằng một phần mấy số lớn? 8 2 4 6 3 10 2 - Củng cố về: + Số lớn gấp mấy lần số bé. + Số bé bằng 1 phần mấy số bé. Bài 2: - GV hướng dẫn HS thực hiện theo 2 bước: + Bước 1: Phải tìm số HS cả lớp gấp mấy lần số HS giỏi. + Bước 2: Phải tìm số HS giỏi bằng 1 phần mấy số HS cả lớp. - HS trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài. Giải: Số sách ở ngăn dưới hơn số sách ở ngăn trên một số lần là: 24 : 6 = 4 (lần) Vậy số sách ở ngăn trên bằng 1/4 số sách ở ngăn dưới. Đáp số: 1/4. Bài 3 (cột a, b): HS tự làm bài vào vở, sau đó 1 vài em nêu miệng kết quả bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét. a) Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng. b) Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng. c) Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng. C. Chấm, chữa bài – Nhận xét. 5’ - GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét. - GV nhận xét tiết học, dặn dò. Đạo đức Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Tiết 2) I. Yêu cầu cần đạt: - HS biết phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường (HS KG biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của HS). - Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công (HSKG biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường). * KNS: Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Xử lý tình huống 15’ * Mục tiêu:HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể. * Cách tiến hành - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống. + Tình huống 1:Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn đựoc phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn Tuấn? + Tình huống 2: Nếu em là một HS khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu? + Tình huống 3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch. làm ồn... + Tình huống 4: Khiêm được phân công manh lọ hoa để chuẩn bịcho buổi liên hoan kỉ niệm ngày mồng 8 tháng 3. Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện từng nhóm lên trình bày( có thể bằng lời, có thể qua đóng vai). - Lớp nhận xét, góp ý. - GV kết luận: a) Là bạn Tuấn, em nên khuyên tuấn đừng từ chối. b) Em nên xung phong kèm các bạn học. c)Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. d)Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang hoa đến lớp hộ em. - Vì sao chúng ta cần đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao cho? Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc trường, việc lớp. 15’ * Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường. * Cách tiến hành - GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia. - HS xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn tham gia, ghi giấy nhỏ và bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp. - GV đề nghị mỗi tổ cử một đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe. - GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo các nhóm công việc đó. - Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp. * GV liên hệ thêm về việc bảo vệ, sử dụng nguồn điện, nước của lớp, trường một cách tiết kiệm cũng là việc làm thể hiện tích cực tham gia việc trường, việc lớp: + Sử dụng quạt, đèn khi thật cần thiết. Khi ra khỏi lớp phải tắt quạt, đèn ngay. Tận dụng ánh sáng mặt trời để giảm sử dụng đèn điện. + Dùng nước một cách tiết kiệm, hợp lí. + Nhắc nhở các bạn thực hiện sử dụng tiết kiệm nước và năng lượng điện. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 5’ GV: Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi HS. - Cả lớp cùng hát tập thể bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012 Âm nhạc Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính). - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. II. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 5’ - Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 2 SGK . - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: 28’ Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện tập - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập.- GV phân tích bài mẫu. HS làm bài tập dựa vào mẫu. Số lớn 12 18 32 35 70 Số bé 3 6 4 7 7 Số lớn gấp mấy lần số bé? 4 Số bé bằng một phần mấy số lớn? 1/4 - Củng cố về : Số lớn gấp mấy lần số bé và số bé bằng một phần mấy số lớn. - Gọi HS lên bảng điền kết quả và giải thích vì sao có kết quả đó. Bài 2: - 1 HS đọc đề bài.- GV nêu câu hỏi, HS nêu cách giải bài toán. - HS trình bày bài giải vào vở. - 1 HS chữa bài lên bảng - GV và cả lớp nhận xét. Giải: Số bò có là: 7 + 28 = 35 (con) Số bò hơn số trâu một số lần là. 35 : 7 = 5(lần). Vậy số trâu bằng 1/5 số bò. Đáp số: 1/5. Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Giải: Số vịt đang bơi dưới ao là: 48 : 8 = 6 (con) Số vịt trên bờ là: 48 – 6 = 42(con) Đáp số: 42 con. - HS đổi chéo vở để kiểm tra. Bài 4: Xếp hình: HS thực hành xếp hình theo nhóm 4, GV theo dõi, nhận xét. 3. Chấm, chữa bài – Nhận xét. 5’ GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò. Luyện từ và câu Cô Mĩ Hoa dạy Tự nhiên và xã hội ... trên Hồ Tây có gì đẹp? + Bài viết có mấy câu? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? - HS tập viết chữ khó vào bảng con. trong vắt, rập rình, lăn tăn, toả sáng. b. GV đọc cho HS viết c. Chấm, chữa bài Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài chính tả Bài tập 2: - GV nêu YC của bài, HS làm bài vào VBT. - GV mời 2 HS thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. Sau đó đọc kết quả; Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Gọi HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng. ( đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay ). Bài tập (3): GV chia lớp thành 2 tổ làm bài BT3a, BT3b. - 2 HS đọc yêu cầu của bài và các câu đố. - HS quan sát tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố, viết lời giải ra giấy nháp. Sau đó, GV gọi một số HS nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - 3 HS đọc lại kết quả, cả lớp chữa bài vào VBT. ( con ruồi, quả dừa, cái giếng ) 3. Củng cố, dặn dò . 5’ GV yêu cầu những HS viết bài còn mắc lỗi chính tả về nhà luyện tập; HTL các câu đố. Nghe - viết: Vàm cỏ Đông I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần it/uyt (BT2); Làm đúng BT(3) a/b. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, VBT. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: GV đọc cho HS viết: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc bài chính tả, HS đọc lại bài. + Bài viết có mấy câu? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? - HS tập viết chữ khó vào bảng con b. GV đọc cho HS viết. c. Chấm, chữa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2: HS làm vào VBT; 1 HS chữa bài lên bảng phụ. - GV và cả lớp nhận xét chốt ý đúng, cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. Bài tập 3: - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức thi đua giữa 3 tổ. - GV và cả lớp nhận xét kết luận tổ nào thắng cuộc, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học; Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới. Tập làm văn Viết thư I. Yêu cầu cần đạt: Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư (Theo SGK). III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi 3 – 4 HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp nước ta. GV nhận xét, chấm điểm. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập viết thư cho bạn. a. Hướng dẫn HS phân tích đề bài (Thật nhanh) để viết được lá thư đúng yêu cầu: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý. - GV hỏi: + Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?- HS trả lời, GV giải thích: Việc đầu tiên, các em cần xác định rõ: em viết thư cho bạn tên là gì? ở tỉnh nào? ở miền nào? + Mục đích viết thư là gì? (Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt) + Nội dung cơ bản trong thư là gì? (Nêu lý do viết thư – Tự giới thiệu – Hỏi thăm bạn – Hẹn bạn cùng thi dua học tốt). + Hình thức của lá thư như thế nào? (Như mẫu trong bài Thư gửi bà). - Một vài HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư. b. Hướng dẫn HS làm mẫu – Nói về nội dung thư theo gợi ý. GV mời 1 HS khá, giỏi nói mẫu phần lý do viết thư – Tự giới thiệu. c. HS viết thư: - HS viết thư vào VBT – GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng. - HS viết xong, GV mời 5 – 7 HS đọc thư. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm những lá thư viết đủ ý, viết hay. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV biểu dương những HS viết thư hay. Nhắc HS về nhà luyện viết lại lá thư. Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010 Tự nhiên và xã hội Không chơi các trò chơi nguy hiểm I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau... - Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn. - HSKG: Biết cách xử lý khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo, đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. II. Đồ dùng dạy- học: Các hình trong SGK trang 50, 51. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp - GV hướng dẫn HS quan sát theo cặp các hình trang 50, 51 SGK. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV và HS nhận xét và bổ sung. - GV kết luận nội dung thảo luận Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm 4 - Kể những trò chơi thường chơi trong giờ ra chơi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét về việc sử dụng thời gian nghỉ giờ ra chơi của lớp mình. - Dặn HS không chơi những trò chơi nguy hiểm. Thủ công Cắt, dán chữ H, U (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U. - Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng (Không bắt buộc HS phải cắt lượn ở ngoài và trong chữ U. HS có thể cắt theo đường thẳng). - Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II. GV chuẩn bị: Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt rời chưa dán. - Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. GV giới thiệu mẫu các chữ H, U; Hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét: Nét chữ rộng 1 ô, chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau (GV dùng chữ rời gấp đôi theo chiều dọc). Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. + Bước 1: Kẻ chữ H, U. Kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô, sau đó đánh dấu hình chữ H, U vào 2 hình chữ nhật rồi kẻ chữ theo các điểm đã đánh dấu. + Bước 2: Cắt chữ H, U. Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U. Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U. + Bước 3: Dán chữ H, U. Kẻ 1 đường chuẩn, đặt ướm 2 chữ vào cho cân đối rồi dán. * GV cho HS tập kẻ, cắt chữ H, U. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành. Toán Gam I. Yêu cầu cần đạt: - Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và kg. - Biết đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ. - Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam. II. Đồ dùng dạy - học: Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và 1gói hàng nhỏ. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu cho HS về gam. - Cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là kg. GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg ta còn có các đơn vị đo nhỏ hơn kg. - GV nêu: + Gam là 1 đơn vị đo khối lượng. + Gam viết tắt là g. 1000g = 1kg. - Cho HS nhắc lại một vài lần để ghi nhớ đơn vị đo này. - GV giới thiệu các quả cân thường dùng (Cho HS quan sát các quả cân). - GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. Cân mẫu (cho HS quan sát) gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân đều ra cùng một kết quả. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: - Cho HS quan sát tranh vẽ hộp bút để trả lời: “Hộp bút cân nặng 200g”. - HS quan sát tranh vẽ 2 bắp ngô để nêu khối lượng 2 bắp ngô (Hai bắp ngô nặng bằng 2 quả cân 500g và 200g (700g)). - HS tự làm với 2 tranh vẽ còn lại rồi chữa bài (Nêu miệng). Bài 2: a, Cho HS quan sát hình vẽ cân quả dứa bằng cân đồng hồ. HS đếm nhẩm rồi nêu kết quả: Quả dứa cân nặng 600g. b, HS thực hiện tương tự bài a. Bài 3: HS tự làm bài vào vở, sau đó 1 vài em nêu miệng kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. Bài 4: - HS đọc kỹ bài toán rồi phân tích: Số gam cả chai nước khoáng gồm số gam vỏ chai và số gam nước khoáng chứa trong chai. Từ đó HS nêu cách tính số gam nước khoáng (500 – 20 = 480 (g)). - Cho HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét, dặn dò. Hoạt động tập thể Kiểm điểm cuối tuần I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập. - Bình xét thi đua. - Nêu kế hoạch tuần tới. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập. b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: - Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác như em Liên, Nhung, Đạt, ... - Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, hay quên sách vở, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt như em Tuấn, Hoàng, Hùng, .... c. Bình xét thi đua. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS. - Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu. - Động viên, khuyến khích HS tham gia giải báo bảng Toán và Tiếng Việt; Tập luyện TDTT như cờ vua, bóng bàn, ném bóng, ... Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới. Luyện từ và câu Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, dấu chấm than I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (BT1, BT2). - Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Gọi HS chữa bài tập 3 SGK (tiết 12) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung bài tập. - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài. - 1 HS đọc lại các cặp từ đồng nghĩa - cả lớp đọc thầm . - 2 HS lên bảng thi điền nhanh, còn lại làm ở vở bài tập. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, 3 HS đọc lại kết quả. - HS tìm thêm một số từ mà miền Nam và miền Bắc gọi khác nhau. Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn. - HS đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi trong N2 để tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm, viết ra giấy nháp. - Đại diện các nhóm đọc kết quả. GV nhận xét, viết lên bảng lời giải đúng. - 2 HS đọc lại đoạn thơ sau khi đã thay thế các từ địa phương bằng từ cùng nghĩa. Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu, đọc thầm nội dung bài tập; GV nhắc HS khi làm bài. - HS tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn, nói rõ dấu câu được điền vào ô trống. - GV mời 1 HS lên làm bài trên bảng phụ; GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT. 3. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS đọc lại nội dung các BT1 và 2 để củng cố hiểu biết về từ địa phương ở các miền đất nước.
Tài liệu đính kèm: