Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường TH số 2 Hoà Bình 2

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường TH số 2 Hoà Bình 2

Toán. So sánh số lớn bằng một phần mấy số bé.

I/ Mục tiêu: Biết so sánh số lớn bằng một phần mấy số bé. Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, phấn màu. HS: VBT, bảng con.

III/ Các hoạt động:

1/Khởi động: Hát.

2/Bài cũ: Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4. Gv nhận xét, cho điểm.

3/Giới thiệu và nêu vấn đề

4/Phát triển các hoạt động. Làm bài tập 1, 2, 3, 4

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường TH số 2 Hoà Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13
Cách ngôn : Thuoác ñaéng daõ taät, noùi thaät maát loøng 
Thứ
Môn
Tên bài
Thứ hai
Toán
Mỹ thuật
TĐ – KC
TĐ – KC
Chào cờ
So sánh số bè bằng 1 phần mấy số lớn
Vẽ trang trí : Trang trí nội thất
Người con của Tây Nguyên
Người con của Tây Nguyên
Nói chuyện đầu tuần
Thứ ba
Toán
Chính tả
Thể dục
Anh văn
Anh văn
Luyện tập
Nghe – viết : Đêm trăng trên Hồ Tây
Động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung
Cô Hà dạy
Cô Hà dạy
Thứ tư
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
LTVC
TNXH
Cửa Tùng
Bảng nhân 9
Ôn tập bài hát con chim non
Từ địa phương-dấu chấm hỏi, dấu chấm than
Một số hoạt động ở trường (tt)
Thứ năm
Tập viết
Toán
Chính tả 
Thủ công
Thể dục
Ôn chữ hoa I
Luyện tập
Nghe – viết Vàm Cỏ Đông
Cắt dán chữ H, U
Ôn bài thể dục phát triển chung TC Đua ngựa
Thứ sáu
Toán
Tập làm văn
Đạo đức
TNXH
HĐTT
Gam
Viết thư
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (t2)
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
Tập rèn luyện củng cố như anh bộ đội 
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
Toán. So sánh số lớn bằng một phần mấy số bé.
I/ Mục tiêu: Biết so sánh số lớn bằng một phần mấy số bé. Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, phấn màu. HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4. Gv nhận xét, cho điểm.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề
4/Phát triển các hoạt động. Làm bài tập 1, 2, 3, 4
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện so ánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
a) Ví dụ. Gv nêu bài toán.
b) Bài toán.
 + Mẹ bao nhiêu tuổi?
+ Con bao nhiêu tuổi?
+ Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
+ Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
Bài 1. Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv mời Hs đọc dòng đầu tiên của bảng.
+ 8 gấp mấy lần 2?
+ Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ?
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
Bài 2:- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
 + Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh?
Vậy trong hình a), số hình vuông màu xanh bằng một mấy số hình vuông màu trắng?
Gv yêu cầu Hs làm các bài còn lại.
Hai Hs lên bảng làm bài.
* Hoạt động 4: Làm bài 4.
- Gv chia HS cả lớp thành 6 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 5 Hs.
- Gv cho các nhóm thi làm bài.
* Bài toán: Trong thùng có 56 lít dầu, trong can có 8 lít dầu. Hỏi số lít dầu trong can bằng một phần mấy số lít d6àu trong thùng.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đọc đề bài toán.
Mẹ 30 tuổi.
Con 6 tuổi.
Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần.
Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs đọc.
8 gấp 4 lần 2.
2 bằng bằng ¼ của 8.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Hs làm bài vào VBT. Một Hs lên sửa bài.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Số hình vuông màu trắng gấp 5: 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh.
Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.
Cả lớp làm bài vào VBT.
Hai Hs lên bảng làm.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Các nhóm thi đua làm bài.
Hs nhận xét.
5/Tổng kết – dặn dò.Tập làm lại bài.Làm bài 3, 4. Chuẩn bị bài: Luyện tập.Nhận xét tiết học.
Mỹ thuật : Vẽ trang trí : Trang trí cái bát
Cô Xuân Thu dạy
Tập đọc – Kể chuyện Người con của Tây Nguyên
I/ Mục đích – yêu cầu :
Tập đọc.- Bước đầu biết thể hiện tình cảm , thái độ của nhân vật qua lời đối thoại . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân pháp ( Trả lời được các CH trong SGK ) 
Giáo dục Hs biết yêu quí, kính trọng những người dân tộc.
Kể Chuyện. KC : Kể lại được một đoạn của câu chuyện 
II/ Chuẩn bị:GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát. 
2/Bài cũ: Tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào?
+ Tình cảm của Bác với miền Nam được thể hiện ra sao?
3/Giới thiệu và nêu vấn đề: 
4/Phát triển các hoạt động. 
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Gv viết bảng từ: bok. Mời 2 Hs đọc.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs giải thích từ mới: bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, bao nhiêu huân chương, nửa đêm.
Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Anh Núp được cử đi đâu?
+ Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa cái gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc đoạn 3.
- Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Gv mời1 Hs đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu .
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Gv hỏi: Trong đoạn văn mẫu trong SGK, người kể nhập vai nhân vật nào để lể lại đoạn 1?
- Gv yêu cầu Hs chọn vai, suy nghĩ lời kể.
- Gv cho 3 – 4 Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể hay.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng câu.
2 hs đọc : boóc.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua..
Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người Kinh, Thượng, trai, gái, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi..
Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích của dân làng. Nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai chạy đi khắp nhà.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
4 hs thi đọc diễn cảm đoạn 3.
Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu của bài.
HD khá , giỏi kể được một đoạn câu chuyên bằng lời của một nhân vật 
Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời của amh Núp.
Từng cặp Hs kể.
Ba Hs thi kể chuyện trước lớp.
5/Tổng kềt – dặn dò. Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Vàm Cỏ Đông.
Chào cờ : Nói chuyện đầu tuần
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009
Toán. Luyện tập.
I/ Mục tiêu:- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn 
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị: GV: Phấn màu, bảng phụ . HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3. Một em sửa bài 4. Nhận xét ghi điểm.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động.Bài 1, Bài 2 , Bài 3, Bài 4
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs thực hiện so sánh số lớm gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
+ 12 gấp mấy lần 3?
+ Vậy 3 bằng một phần mấy 12 ?
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
* Hoạt động 2: Làm bài 2, 3.
-Mục tiêu: Giúp cho Hs biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Giải toán bằng hai phép tính. 
Bài 2: - Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò ta phải biết được điều gì?
+ Muốn biết số bò gấp mấy lần số trâu, ta phải biết điều gì?
+Gv yêu cầu Hs tìm số bò.
+ Vậy số bò gấp mấy lần số trâu?
+ Vậy số trâu bằng một phần mấy số bò?
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài.
Bài 3:Gv mời Hs đọc đề bài.
 Số con vịt đang bơi ở dưới ao là:
 48 : 8 = 6 (con vịt)
 Số con vịt đang ở trên bờ là:
 48 – 6 = 42 (con vịt)
 Đáp số : 42 con vịt.
* Hoạt động 3: Làm bài 4 .
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết xếp hình theo mẫu.
Bài 4: GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm
- GV cho Hs chơi trò “ Ai xếp hình nhanh”. yêu cầu trong 5 phút nhóm nào xếp hình xong đúng, thì chiến thắng.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng nhất.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs đọc.
12 gấp 4 lần 3.
Vậy 3 bẳng ¼ của 12.
Hs làm vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Ta phải biết số bò gấp mấy lần số trâu.
Ta phải biết có bao nhiêu con bò.
Số con bò 7 + 28 = 35 con.
Số bò gấp 35 : 7 = 5 lần số trâu.
Số trâu bằng 1/5 số bò.
Hs làm bài vào VBT.
Một Hs lên bảng làm bài.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
Hs chữa bài vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs chia thành hai nhóm.
Hs chơi trò chơi xếp hình.
Hs nhận xét.
5/Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 4, 5. Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học.
Chính tả Nghe – viết : Đêm trăng trên Hồ tây
I/ Mục đích – yêu cầu : - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . Làm đúng BT điền tiếng có vần iu / uyu ( BT2) Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
*(BVMT)
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ viết BT3 HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát. 
2/Bài cũ: GV mời 2 Hs lên bảng viết các từ: trung thành, chung sức, chông gai, trong nom.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề.
4/Phát triển các hoạt động:
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
 + Đêm trăng Hồ Tây đẹp như thế nào?
+ Bài viết có mấy câu? 
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa những chữ đó?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: toả sáng, lăn tăn, gần tàn, nở muộn, ngào ngạt .
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
(BVMT)GD tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên,từ đó thêm yêu quý môi ... nặng bao nhiêu gam?
+ 3 quả cáo cân nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết quả táo cân nặng 700g?
Bài 2: Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
+ Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam?
+ Vì sao em biết?
- Yêu cầu Hs tự làm.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- Mục tiêu: HS biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng.
Bài 3: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm như thế nào?
* Hoạt động 4: Làm bài 4, 5.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
Bài 4: Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
+ Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
Bài 4: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
 Cả 4 túi mì chính cân nặng là:
 210 x 4 = 840 (gam)
 Đáp số: 840 gam mì chính.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs nêu: Ki-lô-gam.
Gói đường nhẹ hơn 1kg.
Chưa biết.
Hs đọc.
Hs thực hành và đọc kết quả.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hộp đường cân nặng 200g.
3 quả táo cân nặng 700gam.
Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân 500g và 200g.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Quả đu đủ nặng 800gam.
Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g.
Hai Hs đọc kết quả, cả lớp làm vào PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc đề bài.
Ta thực hiện các phép tính bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Cả hộp sữa cân nặng 455gam.
Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
5/Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài. Làm bài 3, 4. Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học.
Tập làm văn Viết thư
I/ Mục đích – yêu cầu : - Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý 
Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
*(KNS)
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng lớp viết gợi ý trong SGK. HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát. 
2/Bài cũ: Gv gọi 3 Hs đọc đoạn viết về cảnh đẹp đất nước ta. Gv nhận xét bài cũ.
3/Giới thiệu và nêu vấn đề. 
4/Phát triển các hoạt động: 
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết những điều cơ bản khi viết một lá thư.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài .
+ Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?
+ Em viết thư cho bạn tên là gì?
+ Ở tỉnh nào?
+ Ở miền nào?
- Gv hỏi:
+ Mục đích viết thư là gì?
+ Những nội dung cơ bản trong thư?
+ Hình thức của lá thư như thế nào?
- Gv mời 3 – 4 Hs nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.
- Gv mời 1 Hs nói mẫuphần lí do viết thư – Phần tự giới thiệu.
- Gv nhận xét, sửa chữa cho các em.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết thư.
(KNS) Giao tiếp ứng xử văn hoá
Mục tiêu: Giúp các em biết viết được một lá thư hoàn chỉnh.
Gv yêu cầu Hs viết thư vào VBT.
- Gv theo dõi các em làm bài, giúp đỡ từng Hs.
- Gv mời 5 Hs đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương bài viết hay.
PP: Quan sát, thực hành.
HT: Lớp
1 Hs đọc yêu cầu của bài.
Cho 1 bạn Hs ở một tỉnh thuộc một miền khác với miền em đang ở.
Hs lắng nghe.
 Làm quen và hẹn bạn thi đua học tốt.
 Nêu lí do viết thư – Tự giới thiệu – Hỏi thăm bạn – Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
Như mẫu trong bài Thư gửi bà.
3 – 4 Hs đứng lên nói.
Hs đứng lên nói.
Hs cả lớp nhận xét
PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
HT: Cá nhân
Hs viết viết thư vào VBT.
 5 Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
5/Tổng kết – dặn dò. Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.Chuẩn bị bài: Nghe kể: Tôi cũng như Bác. Giới thiệu hoạt động.Nhận xét tiết học. 
Đạo đức Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2)
I/ Mục tiêu: - Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp việc trường. Tự giác tham gia việc lớp việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công
- Thực hiện tích cực, nhiệt tình, hoàn thành tốt các công việc của lớp, của trường.
*(BVMT ; KNS)
II/ Chuẩn bị: GV: Nội dung câu chuyện “ Tại con chích chòe” Các bài hát. HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Gọi 2 Hs làm bài tập 3 VBT. Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 
Phát triển các hoạt động. 
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “ Tại con chích chòe”.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện.
 - Gv đọc truyện “ Tại con chích chòe” – Bùi Thị Hồng Khuyên – Lạng Sơn – Hòa Bình.
 - Gv chia Hs thành 4 nhóm. Gv đưa ra câu hỏi, Hs thảo luận.
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tưởng ? Vì sao?
Nếu em là bạn Tưởng thì em sẽ làm thế nào?
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
=> Gv chốt lại: Việc làm của bạn Tưởng như thế là sai. Để có tiền góp quỹ đội, vì lợi ích chung, bạn nào cũng tham gia, bởi vậy Tưởng cũng tham gia cùng với các bạn. Có như thế , công việc mới nhanh chóng được hoàn thành tốt.
* Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
(BVMT)Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
(KNS) Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể
- Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện ý kiến của mình.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi: viết ra giấy những việc em đã tham gia với lớp, với trường trong tuần vừa qua.
- Gv nhận xét, đưa ra lời khen, nhắc nhở với Hs.
- Gv hỏi: Em hiểu thế nào là “ Tích cực” tham gia vào việc lớp, việc trường?
=> Gv chốt lại: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là hoàn thành tốt công việc mình đựơc giao theo hết khả năng của mình. Ngoài ra, nếu có điều kiện và khả năng có thể giúp những người khác hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Hoạt động 3: Văn nghệ.
- Mục tiêu: Qua các bài hát giúp cho các em biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia.
- Các nhóm sẽ hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm hoàn thành tốt.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, giảng giải.
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
Hs đọc lại.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hs lắng nghe.
PP: Thảo luận, giảng giải.
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
Hs viết ra giấy nháp những việc mình đã làm trong tuần vừa qua.
4 cặp Hs đứng lên trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3 – 4 Hs trả lời.
1 –2 Hs nhắc lại.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
Các nhóm cử một đại diện lên tham gia.
Hs nhận xét.
- Biết : tham gia việc lớp việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp việc trường.
5/Tổng kềt – dặn dò.Về nhà làm tiếp bài tập. Chuẩn bị bài sau: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Nhận xét bài học.
Tự nhiên xã hội Không chơi các trò chơi nguy hiểm
I/ Mục tiêu: - Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn 
Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
*(KNS)
II/ Chuẩn bị: GV: Hình trong SGK trang 50, 51. HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1/Khởi động: Hát.
2/Bài cũ: + Kể tên các hoạt động ngoài giờ lên lớp?
 + Nêu ích lợi của các hoạt động đó? 
3/Giới thiệu và nêu vấn đề: 
4/Phát triển các hoạt động. 
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- Mục tiêu: Hs biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn. Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét chốt lại:
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
(KNS) Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
Bước 1 : Gv yêu cầu lần lượt từng Hs trong nhóm kể từng trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ.
- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong những trò chơi đó, trò chơi nào có ích, những trò nào nguy hiểm?
- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi đẻ chơi sao cho vui, khỏe mạnh và an toàn.
Bước 2: Thực hiện.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Gv phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại.
Ví dụ:
+ Chơi bắn súng dễ bắn vào đầu, mắt người.
+ Leo trèo dễ bị té ngã.
+ Đá bóng ở long đường dễ gây ra tai nạn 
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
Hs quan sát hình trong SGK
Hs trao đổi theo cặp các câu hỏi trên.
Hs từng nhóm đặt câu hỏi và trả lời.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs lắng nghe.
PP: Thảo luận.
HT : Lớp, cá nhân, nhóm
Hs trong nhóm kể những trò mình thường chơi.
Hs xem xét và trả lời.
người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất .
Đại diện các nhóm lên trình bày.
5/Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Tỉnh thành phố nơi bạn đang sống. Nhận xét bài học.
Hoạt động tập thể: Taäp reøn luyeän cuûng coá neàn neáp kó luaät, traät töï 
I/Mục tiêu:
Qua tiết sinh hoạt học sinh nắm: Tổng kết được các hoạt động trong tuần ,rút ra bài học kinh nghiệm cho tuần tới rèn luyện tính kỷ luật trật tự Tập rèn luyện củng cố nền nếp kĩ luật, trật tự 
II/Hoạt động :
1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện :
Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua. Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học. Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra.
Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần. Xếp loại thi đua của tổ.
GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ.
2/Nội dung sinh hoạt :
Tập rèn luyện củng cố nền nếp kĩ luật, trật tự Củng cố các hoạt động truy bài đầu giờ, ra vào lớp, hát đầu giờ. Giáo viên tổng kết các ý kiến của học sinh 
3/ Củng cố chủ đề : Giáo viên tổng kết ý kiến chung Nhận xét tiết học Chuẩn bị chủ đề sau 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 13 CKTKN KNS BVMT.doc