Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Hợp Đức

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Hợp Đức

TOÁN

So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn

I - Mục tiêu.

 - Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

- So sánh linh hoạt số bé bằng một phần mấy số lớn.

 - Tự tin, hứng thú trong học toán.

II - Các hoạt động dạy và học.

1 - Nêu ví dụ.

 - Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Hợp Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
toán
So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I - Mục tiêu.
	- Biết cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- So sánh linh hoạt số bé bằng một phần mấy số lớn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II - Các hoạt động dạy và học.
1 - Nêu ví dụ.
	- Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB.
? + Độ dài đoạn thẳng CD gấp? lần độ dài đoạn thẳng AB?
 + Hay độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng CD?
 + Muốn tìm độ dài đường thẳng AB bằng độ dài đường thẳng AB làm như thế nào?
2- Giới thiệu bài toán (SGK).
Giáo viên nêu bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào giấy nháp.
3- Luyện tập.
Bài 1.
Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh nhìn vào sách giáo khoa đặt đề toán theo hàng ngang?
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài.
Bài 2.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán => làm bài.
Bài 3: (cột a,b)
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh làm bài 3 vào vở => trả lời miệng.
- Học sinh thực hiện phép chia: 6 : 2 = 3 (lần).
- 3 lần.
6 : 2 = 3 (lần).
=> AB = CD.
- Phải biết tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con.
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Số lớn là 8. Số bé là 2. Số lớn gấp mấy lần số bé? Số bé = số lớn? 
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh đọc đề toán.
- Phân tích bài toán và nêu dạng toán.
- Làm bài vào vở.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.l
- Nêu miệng kết quả bài toán
4 - Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tập đọc - kể chuyện
Người con của Tây Nguyên
I - Mục tiêu.	
A - Tập đọc.
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: bok pa, lũ làng, mọc lên, lòng suối, làm rẫy,...Hiểu nghĩa 1 số từ khó, từ địa phương: bok, sao Rua,...nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.
	- Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Thấy được lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B - Kể chuyện.
- Biết kể một đoạn của câu chuyện. (HS khá, giỏi kể được một đoạn theo lời một nhân vật trong truyện).
- Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh.
	- Cảm nhận được tình thân yêu nước của người dân Việt Nam.
II - Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Tập đọc
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Luôn nghĩ đến Miền Nam.
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn.
 + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
 + Giải nghĩa một số từ khó: kêu, coi, Bok,...
- Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn.
c - Tìm hiểu bài.
? + Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
 + ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
 + Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
 + Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
 + Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh nối tiếp đọc đoạn.
- Học sinh đọc cả bài.
- ...đi dự đại hội thi đua.
-...đất nước mình bây giờ rất mạnh cả nước...
-...nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.
-...một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,...
- Mọi người.........nửa đêm.
Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện.
1- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 3.
2- Kể chuyện.
- Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn mẫu.
? + Đoạn này kể nội dung của đoạn nào trong truyện? Được kể bằng lời của ai?
 + Ngoài anh hùng Núp, còn có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào?
- Khi kể cần xưng hô như thế nào?
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
- Yêu cầu học sinh thi kể trước lớp.
- Học sinh luyện đọc hay.
- Các nhóm thi đọc đoạn 3.
- Tập kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Học sinh đọc mẫu.
-...nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp.
-...người cán bộ, một người trong làng Kông Hoa.
- Tôi, mình.
- Học sinh kể theo nhóm đôi => kể trước lớp.
3 - Củng cố - Dặn dò. 
	- Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
	- Nhận xét giờ học.
	tự nhiên xã hội
Một số hoạt động ở trường (tiết 2)
I - Mục tiêu.
	- Kể tên một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học.Biết được ý nghĩa của các hoạt động trên lớp.
	- Nêu được ích lợi của các hoạt động trên.Biết tổ chức các hoạt động để đạt kết quả tốt.
	- Tham gia tích cực các hoạt động ở trường, phù hợp với sức khoẻ và khả năng của mình. 
II - Đồ dùng.
	Tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường.
III - Các hoạt động dạy và học.
a- Giới thiệu bài.
b- Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
* Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp.
* Biết một số điểm cần chú ý khi tham gia các hoạt động đó.
 ?+ Khi đến trường, ngoài việc tham gia vào hoạt đọng học tập, các em còn tham gia vào hoạt nào khác nữa?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 48, 49 sách giáo khoa.
? + Hình 1 thể hiện hoạt động gì? Hoạt động này diễn ra ở đâu?
 + Có nhận xét về thái độ và ý thức kỷ luật của các bạn trong lớp?
Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học: vui chơi, giải trí, trồng cây,...
c- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Giới thiệu các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp ở trường.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:
-Hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ,...
-Học sinh quan sát tranh.
- ...sâu trường, vườn trường.....
TT
Tên hoạt động
ích lợi của hoạt động
Em làm gì để hoạt động đó đạt kết quả tốt.
	- Các nhóm thảo luận => báo cáo kết quả.
	- Giáo viên giới thiệu lại các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh và bổ sung thêm những hoạt động khác mà các em chưa tham gia.
 ?+ Theo em, các hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa gì ?
-...giúp em thư giãn trí óc, học tập tốt hơn, tăng cường sức khoẻ, cung cấp nhiều kiến thức phong phú...
	- Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho tính tình vui vẻ, có thể khoẻ mạnh, giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức,mở rộng phạm vi giao tiếp,tăng cường tinh thần đồng đội, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người.
4 - Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
toán
Luyện tập - 62
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
	- Rèn kỹ năng thực hành số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng. - 4 hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.
	III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới.- Luyện tập.
 Bài 1. Yêu cầu chính của bài 1 là gì?
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo từng cột => nêu kết quả của câu hỏi.
Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 Bài 3.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
 Bài 4:
 - Yêu cầu học sinh thực hành trên bộ đồ dùng toán.
- Viết vào ô trống.
Ví dụ: Số lớn là 18, số bé là 6. Số lớn gấp? lần số bé? số bé bằng số lớn?
- Học sinh nêu kết quả tương ứng với đề toán.
- Học sinh đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Học sinh làm bài.
- Đọc bài toán
- Nêu dạng toán => làm bài.
 48 con
 ao ? con trên bờ
 48 : 8 = 6 (con)
 48 - 6 = 42 (con)
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hành.
3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học.
========================================
tập đọc
Cửa Tùng
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng,...Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim,...Nắm được nội dung bài.
	- Đọc lưu loát, đọc đúng giọng văn miêu tả.
	- Thấy được vẻ đẹp diệu kì của đất nước ta.
II. Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	Học sinh đọc và tìm hiểu bài thơ Vàm Cỏ Đông.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc 1 số từ dễ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Hướng dẫn cách đọc ngắt nghỉ câu dài.
 * Giải nghĩa một số từ khó: đồi mồi, bạch kim, diệu kì, dấu ấn lịch sử,...
c- Tìm hiểu bài.
? + Cửa Tùng ở đâu?
 + Cảnh 2 bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
 + Em hiểu thế nào là "Bà chúa của các bãi tắm?
 + Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?
 + Người xưa thường ví Cửa Tùng với cái gì?
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc hay đoạn 2.
? + Để đọc hay đoạn 2 cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- Học sinh đặt câu với từ : diệu kì, bạch kim.
- ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.
- Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng...
- Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.
- Thay đổi 3 lần trong ngày.
-... chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển
- 
- Học sinh gạch chân dưới những từ cần nhấn giọng.
- Học sinh luyện đọc đoạn 2
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
======================================== 
chính tả: (Nghe- viết)
Đêm trăng trên Hồ Tây
I - Mục tiêu.
	- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài "Đêm trăng trên Hồ Tây" Luyện đọc viết đúng một số chữ có vần khó (ưu/uyu).
	- Viết đúng, đẹp bài chính tả, trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II - Đồ dùng: 
	- Bảng phụ ghi nội dung các bài tập chính tả.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	Học sinh viết một số từ: trung thành, chung sức, chông gai,...
2- Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
?+ Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào?
 + Bài viết có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh tìm từ dễ viết sai trong bài => hướng dẫn học sinh luyện viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
 * Đọc soát lỗi.
 * Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2, bài 3a.
-  ... để làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo 2 gợi ý - sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Gọi một số học sinh lên đọc thư của mình trước lớp.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- Viết một bức thư cho bạn.
............
...........
..........
- Để làm quen và thi đua cùng học tốt.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh đọc bài làm, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
	============================== 
tự nhiên xã hội
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
I - Mục tiêu.
	- Biết sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra cho sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
	- Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường.
 - Giáo dục ý thức chơi các trò chơi an toàn, lành mạnh. Biết xử lí khi xảy ra tai nạn.
II - Các hoạt động dạy và học.
1 - Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình trang 50, 51 và hỏi đáp theo cặp.
- Yêu cầu đại diện 1 số cặp lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
Kết luận: Không nên chơi quá sức sẽ ảnh hưởng đến học tập và không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm.
2- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm ở trường.
- Yêu cầu các nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và nhận xét trong các trò chơi đó, những trò nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm?
- Yêu cầu đại diện trong nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Đến trường nên chơi những trò chơi sao cho khoẻ mạnh, an toàn.Không nên chơi các trò chơi nguy hiểm như leo trèo, đánh nhau, đuổi bắt nhau....
3. Hoạt động 3: Làm gì khi thấy bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi để tìm cách giải quyết các tình huống:
 * Nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi đánh nhau.
 * Nhìn thấy các bạn leo trèo lên tường, chơi trò chơi giả làm ninza.
 * Nhìn thấy các bạn đang chơi chuyền.
 * Nhìn thấy các bạn nam chơi đá cầu.
- Giáo viên nhận xét, cùng học sinh đưa ra đáp án đúng
- Học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi như:
+ Tranh vẽ gì?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh.
+ Điều gì sẽ xẩy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Em khuyên bạn trong tranh như thế nào?
- Các nhóm cùng thảo luận và cử 1 học sinh trong nhóm ghi lại tất cả các ý kiến đó.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi => báo cáo kết quả thảo luận.
4 - Củng cố - Dặn dò: 
	Nhận xét tiết học.
=====================================
sinh hoạt lớp
Tuần 13
I- Kiểm điểm công tác tuần 13.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp có tiến bộ hơn tuần 12.
	- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể, múa hát sân trường.
	- Một số học sinh còn nói tục trong khi giao tiếp với bạn bè.
	- Do thời tiết có sự thay đổi trong ngày nên vấn đề mặc đồng phục chưa chấp hành nghiêm chỉnh.
	- Nề nếp truy bài đầu giờ rất kém.
	* Tuyên dương các học sinh.
	* Phê bình một số học sinh: 
	II- Phương hướng phấn đấu.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Chấn chỉnh lại nề nếp truy bài đầu giờ và ý thức tự quản khi không có giáo viên.
	- Nghiêm cấm hiện tượng nói tục khi giao tiếp với bạn. 
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
tiếng việt +
Luyện đọc: Người con của Tây Nguyên
I- Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ dễ phát âm sai: bok pa, lũ làng, lòng suối, làm rẫy,...
	- Đọc lưu loát toàn bài. Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
	- Giáo dục ý thức biết ơn những người đã lập nhiều thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn luyện đọc.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
- Giáo viên nhắc học sinh cần nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ thể hiện đúng cách nói của người dân tộc.
+ Yêu cầu học sinh đặt câu với từ: kêu, coi.
+ Tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn theo nhóm.
+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
? + Để đọc hay đoạn 3 cần đọc với giọng như thế nào?
 + Yêu cầu học sinh gạch chân dưới những từ cần nhấn giọng ở đoạn 3.
 + Yêu cầu một số học sinh đọc đoạn 3.
 + Thi đọc hay đoạn 3.
- Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật.
- Học sinh luyện đọc 3 đoạn trong bài.
 * Đọc từng đoạn.
 * Đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Học sinh đặt câu.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Học sinh đọc từ "Núp đi...bao nhiêu".
- 1 học sinh đọc đoạn 3.
-...chậm rãi, trang trọng, cảm động.
- Học sinh gạch chân từ trong sách giáo khoa.
- Học sinh đọc.
- Đại diện 3 dãy thi đọc hay đoạn 3.
* Học sinh kể từng đoạn.
* Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật "Núp"
3- Củng cố - Dặn dò.
	 + Nêu ý nghĩa của câu chuyện? 
	 + Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về dạng toán "So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn"
	- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán có lời văn thuộc dạng toán "So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn"
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
	Bài 1: Viết vào ô trống.
Số lớn
Số bé
Số lớn gấp mấy lần số bé
Số bé bằng một phần mấy số lớn
- Tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
- Đặt đề toán tướng ứng với mỗi hàng.
- Làm bài vào vở.
15
3
32
8
49
7
35
5
64
8
24
4
Bài 2:
Trong vườn có 5 cây dừa, số cây cam nhiều hơn cây dừa là 10 cây. Hỏi số cây dừa bằng một phần mấy số cây cam?
 Bài 3.
a) giờ bằng bao nhiêu phút.
b) 10 phút bằng một phần mấy giờ.
c) 30 phút bằng một phần mấy của giờ?
? + 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
 Bài 4: Hai thùng dầu nặng 64 lít. Thùng thứ nhất nặng 2 lít. Hỏi thùng dầu thứ hai nặng gấp mấy lần thùng dầu thứ nhất.
- Đọc đề toán.
- Xác định dạng toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
-...60 phút.
- Học sinh làm bài => nêu kết quả bài làm.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Làm bài vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Ôn tập lại dạng toán nào đã học?
	- Nhận xét giờ học.
Tiếng việt +
Ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái . So sánh
I - Mục tiêu.
	- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái và biện pháp tu từ so sánh (So sánh giữa hoạt động với hoạt động).
	- Rèn kỹ năng tìm từ chỉ chỉ họat động, trạng thái và phép so sánh.
- Mở rộng vốn từ. Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:
Hai chú chim há mỏ kêp chíp chíp đòi ăn. Hai anh em tôi đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Hậu pha nước đường cho chim uống. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhẩy, quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ.
 Bài 2: Hãy chọn các từ ngữ dưới đây điền vào chỗ chấm để so sánh các hoạt động.
(múa, cắt tóc cho một đứa trẻ, bay, chăm con nhỏ).
a- Con ngựa chạy như.............
b- Bà chăm đàn lợn như..........
c- Ông em tỉa lá cho cây như.......
d- Đàn cá bơi lội tung tăng như........
 Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong các câu sau.
a- Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà.
b- Đàn bê cứ quấn vào chân Hồ Giáo.
c- Chiếc xe chở nhiều hàng hoá.
d- Quả bóng đập mạnh vào tường.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Đọc các từ chỉ hoạt động trong bài.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở => nêu miệng bài làm.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Xác định câu văn thuộc mẫu câu nào đã học.
- Làm bài vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn bảng chia 8
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về bảng chia 8.
	- Biết áp dụng bảng chia 8 để làm tính và giải toán.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Lớp 3A có 32 học sinh.
a- Trong giờ thể dục cô giáo xếp 8 em thành 1 hàng. Hỏi lớp 3A gồm mấy hàng?
b- Trong giờ học trên lớp các em ngồi vào 8 bàn. Hỏi mỗi bàn có mấy em?
 Bài 2 : Tìm x.
 8 x X = 56 X x 8 = 32
 64 : X = 8 X : 8 = 6
? + Nêu tên gọi thành phần và kết quả của mỗi phép tính?
? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 Bài 3: Một người đem bán 56 con gà. Người đó đã bán số gà. Hỏi người đó còn lại mấy con gà?
 Bài 4: Tìm một số biết rằng lấy số đó trừ đi 6 rồi chia cho 7 thì được 8.
? + Số cần tìm trừ đi 6 có kết quả là bao nhiêu? Vì sao?
- Đọc đề toán.
- Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa 2 phần.
- Làm bài vào vở.
- Học sinh nêu.
- Làm bài vào vở.
- Thừa số chưa biết, số bị chia.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Đọc bài toán.
- 56 (vì 8 x 7 = 56).
- Học sinh làm bài vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò:
	Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt tập thể
Đọc và làm theo báo đội
I- Mục tiêu.
	- Đọc nội dung các bài báo trong báo: Khoa học Khám phá và báo Thiếu niên tiền phong.
	- Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo.
	- Có ý thức giữ gìn sách báo và học tập những gương "Người tốt, việc tốt" trong báo.
II- Đồ dùng.
	- Báo Thiếu niên số 88, số 89.
	- Báo Khám phá khoa học số 45.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giáo viên đọc bài báo:
	- Khám phá bí mật của Thiên Lôi.
	- Những sinh vật kì lạ ở Ăng - co.
	- Di vật trên cơ thể người.
2- Trả lời các câu hỏi về chủ đề "Bơi lội".
Câu hỏi 1: Các vật nào nổi trên mặt nước.
 A. Gỗ; B. Đá; C. Sắt; D. Quả bóng; E. Con thuyền.
Câu hỏi 2: Con vật nào, mới sinh ra đã biết bơi.
 A. Cá; B. Gà; C. Vịt; D. ếch nhái.
Câu hỏi 3: Loài vật nào không biết bơi.
 A. Trâu; B. Chó; C. Mèo; D. Hươu; E. Hà mã
Câu hỏi 4: Loài chim nào biết bơi lặn giỏi.
 A. cò; B. Cốc; C. Hải âu; D. Chim cánh cụt.
Câu hỏi 5: Môn bơi nào được đưa vào thi đấu thể thao dưới nước.
 A. Bơi chó; B. Bơi ếch; C. Bới bướm.
Câu hỏi 6: Bằng cách nào, người ta lặn xuống biển được sâu nhất.
 A. Nhịn thở; B. Đeo bình ôxi; 
 C. Ngồi trong buồng lặn; D. Ngậm ống thông khí.
3 - Lớp trưởng đọc một số bài báo: 
 - Phóng viên nhỏ- Trang 10 và 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop3 Tuan 13.doc