1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
· Đoạn 1: giọng kể thong thả.
· Đoạn 2: giọng hồi hộp khi hai bác cháu gặp Tây đồn.
· Đoạn 3: giọng Kim Đồng bình thản, tự nhiên.
· Đoạn 4: giọng vui khi nguy hiểm đã qua.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa lỗi ngắt giọng. Nếu HS ngắt giọng sai câu nào thì cho HS đọc lại câu đó cho đúng.
Thứ Tiết Môn Tên bài dạy Hai 1 Tập đọc Người liên lạc nhỏ 2 Kể chuyện Người liên lạc nhỏ 3 Âm nhạc Học hát bài: Ngày mùa vui 4 Toán Luyện tập 5 Sinh hoạt Chào cờ Ba 1 Chính tả NV Người liên lạc nhỏ 2 Tập đọc Nhớ Việt Bắc 3 Toán Bảng chia 9 4 AV 5 TNXH Tỉnh thành phố nơi bạn sống Tư 1 LT&C Ôn từ chỉ đặc điểm - Ôn câu Ai thế nào? 2 Toán Luyện tập 3 Mĩ thuật VTM Vẽ con vật quen thuộc 4 Đạo đức Quan tâm giúp đỡ láng giềng (T1) 5 Tập viết Ôn chữ hoa K Năm 1 Chính tả Nv Nhớ Việt Bắc 2 Thủ công Cắt dán chữ H,U (T2) 3 Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số 4 AV 5 Thể dục Bài thể dục phát triển chung Sáu 1 Tập làm văn NK Tôi cũng như bác.Giới thiệu hoạt động 2 TNXH Tỉnh thành phố nơi bạn sống (TT) 3 Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (TT) 4 Thể dục Bài thể dục phát triển chung 5 SH Tuần 14 Thứ hai ngày tháng năm 2009 Tập đọc - Kể chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. MỤC TIÊU -Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. -Hiểu nội dung :Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí,dũng cảm khi làm nhiệm vụdẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.TLCH SGK . -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. Học sinh khá giỏi kể lại dược toàn bộ câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Cửa Tùng. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2.Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Đoạn 1: giọng kể thong thả. Đoạn 2: giọng hồi hộp khi hai bác cháu gặp Tây đồn. Đoạn 3: giọng Kim Đồng bình thản, tự nhiên. Đoạn 4: giọng vui khi nguy hiểm đã qua. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Theo dõi HS đọc bài để chỉnh sửa lỗi ngắt giọng. Nếu HS ngắt giọng sai câu nào thì cho HS đọc lại câu đó cho đúng. - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. GV có thể giảng thêm nghĩa của các từ này nếu thấy HS chưa hiểu. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 2.3.Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ? - Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ. - Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? - Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? - Giảng: Vào năm 1941, các chiến sĩ cách mạng của ta đang trong thời kì hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo tiết. Chính vì thế, các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch. Khi đi làm nhiệm vụ phải có người đưa đường và bảo vệ. Nhiệm vụ của các chiến sĩ liên lạc như Kim Đồng rất quan trọng và cần sự nhanh trí, dũng cảm. Kim Đồng đã thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 và 3 của bài. - Chuyện gì đã xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối ? - Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ ? - Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần, thế nhưng nhờ sự thông minh, nhanh trí, dùng cảm của Kim Đồng mà hai bác cháu đã bình an vô sự. Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch. - Hãy nêu những phẩm chất tốt của Kim Đồng? 2.4.Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài - GV tiến hành các bước tương tự như ở tiết tập đọc trước. - Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ. - Theo dõi giáo viên đọc mẫu. - HS đọc các từ cần chú ý phát âm đúng, sau đó mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - 4 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, chú ý khi đọc các câu : - Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá,/ thản nhiên nhìn bọn lính,/ như người đi đường xa,/ mỏi chân,/ gặp được tảng đá phẳng thì ngồi chốc lát.// - Bé con / đi đâu sớm thế ? // (Giọng hách dịch) - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.// (Giọng bình tĩnh, tự nhiên) - Già ơi!// Ta đi thôi!// Về nhà cháu còn xa đấy.// Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên/ như vui trong nắng sớm.// - Thực hiện yêu cầu của GV. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Đọc đồng thanh. - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới. - Bác cán bộ đóng vai một ông già Nùng. Bác chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai bợt cả hai cửa tay, trông bác như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. - HS thảo luận cặp đôi, sao đó đại diện HS trả lời : Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ sẽ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ. - Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường. - Nghe giảng, sau đó 1 HS đọc lại đoạn 2, 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần. - Chúng kêu ầm lên. - Khi gặp địch, Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi, anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang ốm rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa. - Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước. PHẦN KỂ CHUYỆN 1. Hoạt động 4: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ KỂ MẪU - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Hỏi : Tranh 1 minh họa điều gì ? - Hai bác cháu đi đường như thế nào? - Hãy kể lại nội dung của tranh 2. - Yêu cầu HS quan sát tranh 3, và hỏi: Tây đồn hỏi Kim Đồng điều gì ? Anh đã trả lời chúng ra sao ? - Kết thúc của câu chuyện như thế nào ? 2. KỂ THEO NHÓM - Chia HS thành nhóm nho và HS kể chuyện theo nhóm. 3. KỂ TRƯỚC LỚP - Tuyên dương HS kể tốt. - Dựa vào các tranh sau, kể lại toàn bộ câu chuyện “Người liên lạc nhỏ.” - Tranh 1 minh hoạ cảnh đi đường của hai bác cháu. - Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ đi sau. Nếu thấy có điều gì đáng ngờ thì người đi trước ra hiệu cho người đi sau nấp vào ven đường. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét: trên đường đi, hai bác cháu gặp Tây đồn đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh ứng phó với chúng, bác cán bộ ung dung ngồi lên tảng đá như người bị mỏi chân ngồi nghỉ. - Tây đồn hỏi Kim Đồng đi đâu, anh trả lời chúng là đi mời thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm rồi giục bác cán bộ lên đường kẻo muộn. - Kim Đồng đã đưa bác cán bộ đi an toàn. Bọn Tây đồn có mắt mà như thong manh nên không nhận ra bác cán bộ. - Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS chọn kể lại đoạn truyện mà mình thích. HS trong nhòm theo dõi và góp ý cho nhau. - 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV : Phát biểu cảm nghĩ của con về anh Kim Đồng. - Nhận xét tiết học và dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. - 2 đến 3 HS trả lời. MÔN ÂM NHẠC BÀI: NGÀY MÙA VUI (GV CHUYÊN) TOÁN Bài dạy : LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU. -Biết so sánh các khối lượng . -Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. -Biết sử dụng cân đồng hồđể cân một vài đồ dùng học tập BT 1;2;3;4 B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Cân đồng hồ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ : (5 phút) + Gọi học sinh lên bảng làm bài 5/66 + Nhận xét và cho điểm học sinh. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: L.tập - Thực hành (25 phút) * Bài 1: + 1 học sinh nêu yêu cầu của bài + Viết lên bảng 744g474g và yêu cầu học sinh so sánh + Vì sao con biết 744g > 474g + Vậy khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên + Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại + Chữa bài và cho điểm học sinh. * Bài 2: + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu g kẹo và bánh ta phải làm như thế nào? + Số gam kẹo đã biết chưa ? + Yêu cầu học sinh làm bài tiếp * Bài 3: + Gọi 1 học sinh đọc đề bài + Cô Lan có bao nhiêu đường ? + Cô đã dùng hết bao nhiêu gam đường? + Cô làm gì với số đường còn lại ? + Bài toán yêu cầu gì ? + Muốn biết mỗi túi nhỏ có bao nhiêu gam đường chúng ta phải làm gì ? + Yêu cầu học sinh làm bài * Bài 4: + Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 6 học sinh, phát cân cho học sinh và yêu cầu các em thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi lại số cân * Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5 phút) + Cô vừa dạy bài gì ? + Về nhà làm bài 1, 2/74 ; 3/75 + ... xác định giá trị đúng ,sai của biểu thức. BT1;2;3. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) - Gọi hs lên bảng làm bài 1,2,3,4/86 VBT - Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động : Hướng dẫn thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia (13’) - Viết lên bảng 60 + 35 : 5 và y/c hs đọc biểu thức này - Y/c hs suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức trên - Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện thì ta thực hiện phép tính nhân chia trước, cộng trừ sau - Vậy trong hai cách tính trên, cách thứ nhất làm các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải là sai, cách thứ hai thực hiện phép chia trước rồi mới thực hiện phép cộng là đúng - Y/c hs nêu lại cách tính giá trị của biểu thức trên - Y/c hs áp dụng quy tắc vừa học để tính giá trị của biểu thức 86 -10 x 4 - Y/c hs nhắc lại cách tính của mình * Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành (13’) * Bài 1 - Nêu y/c của bài toán và y/c hs làm bài - Chữa bài và cho điểm hs * Bài 2 - Hướng dẫn hs tính giá trị của biểu thức, sau đó mới đối chiếu với SGK để biết biểu thức đó được tính đúng hay sai rồi mới ghi Đ hay S vào ô trống - Y/c hs tìm nguyên nhân của các biểu thức bị tính sai và tính lại cho đúng * Bài 3 - Gọi 1hs đọc đề bài - Y/c hs làm bài - Chữa bài và cho điểm hs * Hoạt động cuối : Củng cố,dặn dò ( 5’) - Cô vừa dạy bài gì ? - Về nhà làm bài1, 2, 3/87 - Hs có thể tính 60 + 35 : 5 = 95 : 5 = 19 hoặc 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 - Nhắc lại quy tắc - Hs cả lớp làm bảng con 86 – 10 x 4 = 86 – 40 = 46 - Hs làm vào vở, 6 hs lên bảng làm bài - Làm bài - Các biểu thức tính đúng là: 37 – 5 x 5 =12 180 : 6 + 30 = 60 282 – 100 : 2 =232 30 + 60 x 2 = 150 - Các biểy thức tính sai là: 30 + 60 x 2 = 180 282 -100 : 2 = 91 13 x 3 – 2 = 13 180 + 30 : 6 = 35 - Do thực hiện sai quy tắc (tính từ phải sang trái mà không thực hiện phép nhân,chia trước,cộng trừ sau).Sau đó hs tính lại - Hs làm vào vở,hs lên bảng làm bài Giải: Cả mẹ và chị hái được số táo là: 60 + 35 = 95 (quả) Mỗi hộp có số táo là: 95 : 5 = 19 (quả) Đáp số:19 quả Học sinh trả lời Anh văn (Gv chuyên) Thể dục Bài: TẬP HỢP HÀNG,DÓNG HÀNG,. (Gv chuyên) Thứ sáu ngày tháng năm 2009 Tập làm văn NGHE - KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I. MỤC TIÊU -Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên -Bước đầu biết kể về thành thị ,nông thôn dựa theo gợi ý. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Nội dung các gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút ) - Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ của em. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) * Hoạt động 1 : HD kể chuyện ( 14 phút ) - GV kể chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung truyện. - Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ? - Về nhà, anh chàng nói gì với vợ ? - Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ? - Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào ? - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - Gọi 2 đến 3 HS kể lại câu chuyện. - Theo dõi và nhận xét, cho điểm HS. * Hoạt động 2 : Kể về thành thị hoặc nông thôn ( 5 phút ) - Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý. - Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị. - Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp. - Yêu cầu HS kể theo cặp. - Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét, cho điểm HS. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 4 phút ) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS - Nghe GV kể chuyện. - Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người. - Anh ta nói : "Lúa của nhà anh ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa của ruộng bên rồi." - Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm cho rễ cây bị đứt và cây chết héo. - Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Kể chuyện theo cặp. - 2 HS đọc bài theo yêu cầu. - Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. TNXH LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ I. MỤC TIÊU: -Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. Kể được về làng ,bản hay khu phố nơi em sống. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong SGK trang: 62, 63. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Hoạt động 1: LÀM VIỆC THEO NHÓM + Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng sau: Làng quê Đô thị Phong cảnh, nhà cửa Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân. Đường sá, hoạt động giao thông. Cây cối Bước 2: GV căn cứ vào kết quả trình bày của các nhóm, nhận xét, phân tích và nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. + Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,.. ; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,; đường làng nhỏ, ít người và xe qua lại. Ở đô thị, người dân thường làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,; nhà ở tập trung san sát ; đường phố có nhiều người qua lại. * Hoạt động 2: THẢO LUẬN NHÓM + Mục tiêu: Kể được những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. + Cách tiến hành: Bước 1: Chia nhóm GV chia các nhóm. Mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị. Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả theo bảng dưới đây: Nghề nghiệp ở làng quê Nghề nghiệp ở làng quê - Trồng trọt - - Buôn bán - Bước 3: Căn cứ vào kết quả thảo luận, GV giới thiệu cho các em biết thêm về sinh hoạt của đô thị (nếu các em ở làng quê), làng quê nếu các em sống ở thành phố) để các em có cơ hội biệt thêm về hoạt động của nhân dân mà các em chưa có cơ hội biết tới. + Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghể thủ công, Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, nhà máy. * Hoạt động 3: VẼ TRANH + Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của HS về đất nước. + Cách tiến hành: - GV nêu chủ đề: hãy vẽ về thành phố (thị xã) quê em - Yêu cầu mỗi em vẽ 1 tranh, nếu chưa xong có thể về nhà làm. - HS quan sát tranh trong SGK và ghi lại kết quả theo bảng Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác bổ sung Một số nhóm trình bày kết quả theo bảng - Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em sống. Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: -Biết tính giá trị của biểu thức các dạng :chỉ có phép cộng,phép trừ;chỉ có phép nhân,phép chia ;có các phép cộng ,trừ ,nhân,chia. BT1;2;3. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Kiểm tra các bài 1,2,3/87 VBT - Nhận xét cho điểm 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành (12’) * Bài 1 - 1hs nêu y/c - Hướng dẫn :Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào phải áp dụng vào quy tắc nào để tính cho đúng - Y/c hs nhắc lại cách tính 2 biểu thức trong phần a) - Chữa bài và cho điểm hs * Bài 2 - Y/c hs nêu y/c của bài - Hs làm bài vào vở - Y/c hs nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng trừ nhân chia * Bài 3 - 1hs nêu y/c - Y/c hs làm bài - Cho hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau - Chữa bài * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’) - Cô vừa dạy bài gì ? - Về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức - Về nhà làm bài 1, 2, 3/85 - Hs làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80 = 120 21 x 2 x 4 = 42 x 4 = 168 b) 68 + 2 – 10 = 100 – 10 = 98 147 : 7 x 6 = 21 x 6 = 126 - Hs làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài a) 81 : 9 + 10 = 9 + 10 = 19 20 x 9 : 2 = 180 : 2 = 28 11 x 8 – 60 = 88 – 60 = 28 12 + 7 x 9 = 12 + 6 = 75 - Hs tự làm bài - Luyện tập Thể dục Bài: TẬP HỢP HÀNG,DÓNG HÀNG, (Gv chuyên) SINH HOẠT TẬP THỂ A.Mục tiêu : -Đánh giá các hoạt đôïng trong tuần qua . -Đưa ra phương hướng tuần tới. B. Nội dung đánh giá: 1.GV đánh giá tuần qua -Thực hiện nội qui -Học tập 2.Gv đưa ra kế hoạch tuần tới : - Đi học đều đúng giờ - Giúp đỡ học sịnh yếu tiến bộ - Giữ vệ sinh chung - Lễ phép với thầy cô giáo . Duyệt của Tổ trưởng
Tài liệu đính kèm: