Giáo án Lớp 3 (tuần 14) - Trường tiểu học Xuân Bình

Giáo án Lớp 3 (tuần 14) - Trường tiểu học Xuân Bình

Tuần 14

ĐẠO ĐỨC:

QUAN TÂM ,GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG.

 I/. Yêu cầu: HS hiểu:

-Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

-Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày.

-HS có thái độ tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm láng giềng.

 II/. Chuẩn bị:

-GV: Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em.

 III/. Các hoạt động dạy học:

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (tuần 14) - Trường tiểu học Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
ĐẠO ĐỨC: 
QUAN TÂM ,GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG.
 I/. Yêu cầu: HS hiểu:
-Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
-Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày. 
-HS có thái độ tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
 II/. Chuẩn bị:
-GV: Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em. 
 III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ KTBC:
-HS nêu câu ghi nhớ của tiết trước.
-Nhận xét tuyên dương.
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Phân tích truyện Chị Thuỷ của em. 
*Mục tiêu : Biết sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng . 
*Cách tiến hành: 
-GV kể chuyện cho HS cả lớp nghe.
 HS đàm thoại theo các câu hỏi:
 Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
 Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ ?
 Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà? 
 Vì sao mẹ của Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
 Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
 Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng? 
Kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự thông cảm, giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình. 
Hoạt động 2: Đặt tên tranh
*Mục tiêu: Biết những việc làm giúp dỡ hàng xóm láng giềng. 
*Tiến hành:
-Chia 4 nhóm thảo luận,yêu cầu các nhóm đặt tên cho tranh.
 Kết luận về nội dung từng bức tranh, khẳng định từng việc làm của những bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn các bạn đá bóng trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến làng xóm láng giềng. 
Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
*Mục tiêu : HS biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng.
*Cách tiến hành: 
-GV chia nhóm và YC các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của các em đối với các quan niệm có liên quan đến nội dung bài học.
a/ Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau. 
b/ Đèn nhà ai, nhà nấy rạng. 
c/ Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. 
d/ Trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.
GV kết luận:
 Các ý a, c, d là đúng.Ý b là sai. 
Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
4.Củng cố –Dặn dò: 
?Vì sao phải quan tâm đến hàng xóm láng giềng?
?Em đã làm được việc gì gọi là quan tâm hàng xóm, láng giềng?
*GDTT:Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
-Về nhà sưu tầm các truyện, thơ, ca dao, tục ngữ. . . và vẽ tranh về chủ đề quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
-2 HS thực hiện.
-HS nhắc lại 
-HS theo dõi.
-HS trả lới nhiêu ý kiến.
-Bé Viên, chị Thuỷ, mẹ của bé Viên.
- Vì bé Viên còn nhỏ mà không ai trông nom,
-Làm chong chóng, dạy chữ,
-Vì Thuỷ trông giúp bé Viên
-Cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
-HS trả lời tự do.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS quan sát tranh.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
-HS thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. 
-Tán thành, giải thích.
-Không tán thành, giải thích.
-Tán thành.
-Tán thành.
-HS trình bày ý kiến của nhóm mình
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS trả lời
-HS thực hiện
Tập đọc – kể chuyện
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I/ Yêu cầu:
1/ Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nhanh nhẹn, thản nhiên,lững thững, thong manh,..
 - Ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, thể hiện phù hợp với diễn biến của truyện.
2.Đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ phần chú giải,
 - Nội dung: Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
 -GV: Tranh minh hoạ bài phóng to.
 -HS: SGK,xem trước nội dung bài
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
Gọi HS lên bảng YC HS đọc và TLCH bài TĐ “Cửa Tùng”.
3/ Bài mới: Treo tranh 
GTB: Giới thiệu anh Kim Đồng.
Hoạt động 1: Luyện đọc
*Mục tiêu : Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngư.õ
*Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1.
 Hướng dẫn HS cách đọc.
+Đ1: giọng thong thả
+Đ2: đọc với giọng hồi hộp, 
HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó.
-HD đọc từng đoạn – giải nghĩa từ khó.
-YC HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
- YC HS đọc phần chú giải SGK để hiểu các từ khó.
- YC HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- YC HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài:
*Mục tiêu :Tìm hiểu nội dung bài.
*Cách tiến hành: 
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
- YC HS đọc đoạn 1.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
- Tìm những câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ?
- Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
- Cách đi đường của hai bác cháu ntn?
2 HS đọc đoạn 2 và 3.
- Chuyện gì xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối?
- Bọn Tây đồn làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ?
- Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
- Hãy nêu phẩm chất tốt đẹp của Kim Đồng?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
*Mục tiêu : Đọc trôi chảy được toàn bài, thể hiện phù hợp với diễn biến của truyện.
*Cách tiến hành: 
Thực hiện như các tiết trước.
Hoạt động 4 : Kể chuyện.
*Mục tiêu :HS kể lại đựoc câu chuyện.
*Cách tiến hành: 
1/ Xác định YC và kể .
- Gọi HS đọc YC của phần kể chuyện.
- Nêu các câu hỏi gợi ý.
VD: Tranh 1 minh hoạ điều gì?
- Gọi 1 vài HS kể nội dung các bức tranh.
2/ Kể theo nhóm:
- Chia HS thành nhóm nhỏ và YC HS kể theo nhóm.
3/ Kể trước lớp:
- Tuyên dương HS kể tốt.
4.Củng cố, dặn dò:
 - Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng.
- GDTT cho HS.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng đọc bài và TLCH
-HS nghe giới thiệu.
-Theo dõi GV đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi em đọc 1 câu từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV:
Chú ý câu: 
-Bé con / đi đâu sớm thế?// (G hách dịch)
- Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên / như vui trong nắng sớm.//
- Thực hiện 3 em đọc.
-HS đọc chú giải
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK.
- 1 HS đọc trước lớp cả lớp đọc thầm.
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa bác cán bộ đến địa điểm mới.
- “Bác cán bộ đóng vai ..trông bác như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa.
- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó đại diện HS trả lời: Vì đây là vùng dân tộc Nùng sinh sống, đóng giả làm người Nùng, bác cán bộ sẽ hoà động với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ.
- Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường.
- Hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần.
- Chúng kêu ầm lên.
- Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi anh bình tĩnh trả lời chúng là đi đón thầy mo về cúng rồi thân thiện giục bác cán bộ đi nhanh vì về nhà còn rất xa.
-Kim Đồng là người dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
-HS thực hiện.
- Dựa vào các tranh sau, kề lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
- Tranh 1 MH cảnh đi đường của hai bác cháu.
- HS kể, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Mỗi nhóm 4 HS, mỗi HS chọn kể lại đoạn truyện mà mình thích. HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp. Lớp theo dõi bình chọn nhóm kề hay.
- 2 , 3 HS trả lời.
- Lắng nghe
- Ghi nhận để thực hiện.
 Toán (tiết 66)
 LUYỆN TẬP
 I/yêu cầu:
Giúp HS củng cố về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lô -gam.
Biết đọc kết quả khi cân một vật cân bằng đĩa và cân đồng hồ.
Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng.
 II/ Chuẩn bị:
GV:1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
HS: SGK,xem trước nội dung bài học
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
-YC HS đọc số cân nặng của 1 số vật.
-Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện tập:
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lô -gam.
-Biết đọc kết quả khi cân một vật cân bằng đĩa và cân đồng hồ.
-Giải bài toán có lời văn có các số đo khối lượng.
*Cách tiến hành: 
Bài 1: 
- Viết lên bảng: 744g . 474g và YC HS so sánh.
- Vì sao em biết 744g > 474g?
- Vậy khi ss các số đo khối lượng chúng ta cũng ss như với các số TN.
- YC HS tự làm các phần còn lại.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Củ ... iết các từ sau: giày dép, no nê, lo lắng.
-Nhận xét, cho điểm HSỉnh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi tựa
Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả:
*Mục tiêu: Nghe- viết chính xác đoạn Ta về, mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung trong bài thơ Nhớ Việt Bắc.
*Tiến hành:	
*Trao đổi về nội dung bài viết.
-GV đọc đoạn thơ 1 lượt.
-Hỏi: Cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp?
-Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
*Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn thơ có mấy câu?
-Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
-Trình bày thể thơ này như thế nào?
-Những chữ nào trong đoạn thơ phải viết hoa?
*Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
.(GV HD HS thực hiện như các tiết trước)
*Soát lỗi.
*Chấm bài.
Hoạt động 2 Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt au/ âu, l/n hay i/iê.
 -Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát.
*Tiến hành:	
Bài 2. 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu.
-Dán băng giấy lên bảng.
-Cho HS tự làm.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-Yêu cầu HS đọc lại lời giải và làm bài.
Làm tương tự phần a).
4.Củng cố, dặn dò:
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Những chữ nào được viết hoa?
2 HS đọc lại bài thơ.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc các câu tục ngữ ở bài tập 3 và chuẩn bị bài sau. 
-1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-HS lắng nghe, nhắc lại.
-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
-Cảnh rừng Việt Bắc có hoa mơ nở trắng rừng, ve kêu rừng phách đổ vàng, rừng thu trăng rọi hoà bình.
-Người cán bộ nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc.
-Đoạn thơ có 5 câu.
-Đoạn thơ viết theo thể thơ lục bát.
-Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
-Những chữ đầu dòng thơ và tên riêng Việt Bắc.
-Thắt lưng, chuốt, trăng rọi, thuỷ chung,...
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
(HS thực hiện dưới sự HD của GV).
-Đổi chéo vở và dò bài.
-Thu 5 -7 bài chấm điểm nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
 (hoa mẫu đơn – mưa mau hạt 
 lá trầu – đàn trâu
 sáu điểm – quả sấu)
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Các nhóm lên làm theo hình thức tiếp nối. Mỗi HS điền vào 1 chỗ trống.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
+Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
+Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
-Lời giải:
+Chim có tổ, người có tông.
+Tiên học lễ, hậu học văn.
+Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
HS trả lời
-Lắng nghe, về nhà thực hiện.
Tập làm văn
(Nghe kể): TÔI CŨNG NHƯ BÁC
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I . Yêu cầu:
 -Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện. 
 -Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 -Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
II/Chuẩn bị:
 -GV: Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
 -HS :chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
III./ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động GV
Hoạt độngHS
Ổn định:
KTBC:
-Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết như tuần 13.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
*Mục tiêu: Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện. 
*Cách tiến hành: 
-GV kể chuyện 2 lần.
-Hỏi: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
-Ông nói gì với người đứng cạnh?
-Người đó trả lời ra sao?
-Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
-Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
-Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp.
-Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2:Kể về hoạt động của tổ em
*Mục tiêu: Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
*Cách tiến hành: 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
-Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
-Em giới thiệu những điều này với ai?
-GV hướng dẫn cách giới thiệu
-Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
-Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 – 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp...)
-Nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố, dặn dò: 
Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo này?
Câu chuyện muốn nói với ta điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình.
-Nghe GV nhận xét bài.
-Nghe GV kể chuyện.
-Vì nhà văn quên không mang kính.
-Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với”.
-Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ”.
-Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
-1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
-2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
-3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
-Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
-Em giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm lớp. 
-2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu.
-1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.
-Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
-Lắng nghe về nhà thực hiện theo YC của GV.
-HS trả lời
-HS thực hiện.
Toán
Tiết: 70: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I/ Yêu cầu: Giúp HS:
Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Có dư ở các lượt chia).
Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.
Vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình vuông, xếp hình theo mẫu.
II/ Chuẩn bị:
GV: 8 miếng bìa bằng nhau hình tam giác vuông như BT4.
HS: Bảng con, SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
-KT các BT của tiết 69.
-Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: HD thực hiện phép chia: 78 : 4.
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Có dư ở các lượt chia).
*Cách tiến hành: 
-Viết lên bảng phép tính 78 : 4 = ? và YC HS đặt tính theo cột dọc.
-YCHS nêu lại cách ï thực hiện phép tính trên, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. GV HD lại từng bước như các phép tính của tiết 69. (Lưu ý đặt câu hỏi ở từng bước chia).
Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập.
*Mục tiêu: Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.
-Vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
-Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình vuông, xếp hình theo mẫu.
*Cách tiến hành: 
Bài 1:
-Xác định YC của bài của bài, sau đó cho HS tự làm bài.
-Chữa bài YC HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
-YC 4 HS vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện.
-YC HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở KT.
-Chốt: Củng cố cách chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số chia hết và chia có dư ở các lượt chia.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Lớp có bao nhiêu HS?
-Loại bàn trong lớp là loại bàn ntn?
-YC HS tìm số bàn có 2 HS ngồi.
-Vậy sau khi kê 16 bàn thì còn mấy bạn chưa có chỗ ngồi?
-Vậy chúng ta phải kê thêm ít nhất là 1 bàn nữa để bạn HS này có chỗ ngồi. Lúc này trong lớp có tất cả bao nhiêu cái bàn?
-HD HS giải bài toán.
Bài 3:Bỏ
Bài 4: 
-Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ. Sau 2 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc .
-Tuyên dương tổ thắng cuộc.
4/ Củng cố – dặn dò:
-HS trình bày cách chia số 69:3; 89:2; 97:7
- YC HS về nhà luyện tập thêm về các phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
-Nhận xét tiết học.
-4 HS lên bảng thực hiện 4 phép tính do GV nêu.
-1 HS lên bảng đặt tính, lớp thực hiện vào b/con.
 78 4 * 7 chia 4 được 1, viết 1, 1 nhân 4 
 4 19 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3.
 38 *Hạ 8, được 38; 38 chia 4 bằng 9,
 36 viết 9, 4 nhân 9 bằng 36; 38 trừ 
 2 36 bằng 2.
-4 HS lên bảng thực hiện các phép tính 
77 : 2; 86 : 6; 69 : 3; 78 : 6;
-HS cả lớp làm bài vào vở 
-HS trình bày cách làm.
- 1 HS đọc đề bài SGK.
-Lớp học có 33 HS.
-là loại bàn 2 chỗ ngồi.
-Số bàn 2 HS ngồi là 33 : 2 = 16 bàn (dư 1 bạn HS).
-Còn 1 bạn chưa có chỗ ngồi.
-Trong lớp có 16 + 1 = 17 (chiếc bàn)
Bài giải:
Ta có 33 : 2 = 16 (dư 1)
Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần kê thêm ít nhất là một bàn nữa .
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
16 + 1 = 17 (cái bàn)
Đáp số : 17 cái ø bàn
-Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
-HS tham gia trò chơi
-3 HS nêu lại cách thực hiện phép chia
-Về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc