Giáo án Lớp 3 - Tuần 15

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: ông lão, hũ bạc, nhắm mắt, dành dụm, thản nhiên, lười biếng.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

 - Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện với lời của nhân vật đó.

2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm, .

 - Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện

 - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15:
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: 	HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: ông lão, hũ bạc, nhắm mắt, dành dụm, thản nhiên, lười biếng.
	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
	- Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện với lời của nhân vật đó.
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,..
	- Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện
	- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
B. Kể chuyện:
	- Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
	- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện ( phóng to )
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “ Một trường tiểu học ở vùng cao. “
- 1 học sinh lên bảng kể về trường em
* Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Trong bài tập đọc này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện cổ tích: “ Hũ bạc của người cha”. Đây là câu chuyện của người Chăm, một dân tộc chủ yếu sống ở cùng Nam Trung Bộ nước ta. Câu chuyện cho ta thấy sự quý giá của bàn tay và sức lao động của con người.
TIẾT 1
2.2 Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
+ Giọng người dẫn chuyện: Thong thả, rõ ràng.
+ Giọng người cha ở đoạn 1: Thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con, ở đoạn 2: nghiêm khắc, ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con, ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn học sinh đọc từng câu và luyện phát âm từ khó dễ lẫn.
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 5 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi học sinh đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 5 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc cả bài trước lớp
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Ông lão là người như thế nào ?
- Ông lão buồn vì điều gì ?
- Ông lão mong muốn điều gì ở người con ?
- Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về. Trong lần đi thứ nhất người con đã làm gì ?
- Người cha đã làm gì với số tiền đó ?
- Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ?
- Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai?
- Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ?
- Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ?
- Hành động đó nói lên điều gì ?
- Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ?
- Câu văn nào trong truyện nói nên ý nghĩa của câu chuyện ?
- Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em.
TIẾT 2
2.4 Luyện đọc lại bài:
- Yêu cầu học sinh luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
* Nhận xét và cho điểm học sinh
KỂ CHUYỆN
1. Sắp xếp thứ tự tranh
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 122/SGK
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.
- Gọi học sinh nêu ý kiến, sau đó chốt lại ý kiến đúng và yêu cầu học sinh kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh.
2. Kể mẫu
- Yêu cầu 5 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung của một bức tranh.
* Nhận xét phần kể chuyện của từng học sinh
3. Kể trong nhóm
- Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
- Gọi 5 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện vòng 2. Sau đó gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Nhận xét và cho điểm học sinh
* Củng cố - dặn dò:
* Hỏi: Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện ?
* Nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Nhà bố ở.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Học sinh nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó.
- Cha muốn trước khi nhắm mắt / thấy con kiếm nổi bát cơm.// Con hãy đi làm / và mang tiền về đây.//
- Bây giờ / cha tin tiền đó chính tay con làm ra.// Có làm lụng vất vả,/ người ta mới biết quý đồng tiền.//
- Nếu con lười biếng, / dù cha có cho một trăm hũ bạc / cũng không đủ.//
- Hũ bạc tiêu không bao giờ hết / chính là hai bàn tay con.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Học sinh đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm.
- 5 học sinh tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Câu chuyện có 3 nhân vật là: Ông lão, bà mẹ và cậu con trai.
- Ông lão là người siêng năng, chăm chỉ.
- Ông lão buồn vì người con trai của ông rất lười biếng.
- Ông lão mong muốn người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.
- Người con dùng số tiền mà bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một tí thì mang về nhà đưa cho cha.
- Người cha ném tiền xuống ao.
- Vì ông muốn thử xem đó có phải là tiền mà con người tự kiếm được không. Nếu thấy tiền của mình bị vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả và mới kiếm được.
- Vì người cha phát hiện ra số tiền anh mang về không phải do anh tự kiếm ra nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền.
- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được chín mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.
- Người con vội thộc tay vào lửa để lấy tiền ra.
- Hành động đó cho thấy vì đã rất vất vả mới kiếm được tiền nên rất quý trọng nó.
- Ông lão cười chảy nước mắt khi thấy con biết quý trọng đồng tiền và sức lao động.
- Học sinh đọc thầm đoạn 4,5 và trả lời: Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý trọng đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay của con.
- 2 – 3 học sinh trả lời: Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời.
- 2 học sinh tạo thành 1 nhóm và đọc bài theo các vai: Người dẫn truyện, ông lão.
- 1 học sinh đọc
- Làm việc cá nhân, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau.
- Đáp án: 3 – 5 – 4 - 1 – 2
- Học sinh lần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội dung chính cần kể của từng bức tranh là:
+ Tranh 3: Người cha đã già nhưng vẫn làm lụng chăm chỉ, trong khi đó anh con trai lại lười biếng.
+ Tranh 5: Người cha yêu cầu con đi làm và mang tiền về nhà.
+ Tranh 4: Người con vất vả xây thóc thuê và dành dụm từng bát gạo để có tiền mang về nhà.
+ Tranh 1: Người cha ném tiền vào lửa, người con vội vàng thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
+ Tranh 2: Hũ bạc và lời khuyên người của người cha với con.
- Kể chuyện theo cặp
- 6 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2,3 học sinh nêu suy nghĩ
TUẦN 15:
TẬP ĐỌC: 	NHÀ BỐ Ở
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Páo, nhoà dần, ngước lên, quanh co, leo đèo.
	- Đọc đúng nhịp các câu thơ và thể hiện được tâm trạng ngạc nhiên của bạn nhỏ.
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sừng sững, thang gác,....
	- Hiểu được nội dung bài thơ: Bạn Páo ở miền núi được bố đưa đi thăm thành phố, thấy gì cũng ngạc nhiên thích thú nhưng không quên vùng núi quê mình.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to )
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Hũ bạc của người cha.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Treo tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là bạn Páo và bố của bạn. Páo là một bạn nhỏ sống ở vùng núi. Lần đầu được bố cho về thăm thành phố, Páo đã có suy nghĩ và tình cảm như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc: “ Nhà bố ở ”
- Ghi tên bài lên bảng
2.2 Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc toàn bài một lựơt chú ý thể hiện đúng tâm trạng của Páo:
+ Khổ 1: háo hức khi được về thăm thành phố
+ Khổ 2,3: ngạc nhiên trước những điều lạ ở thành phố.
+ Khổ 4: bâng khuâng nhớ quê hương
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trong bài. Theo dõi học sinh đọc và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng nếu học sinh mắc lỗi.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
- Quê bạn Páo ở đâu ? Câu thơ nào cho em biết điều đó ?
- Páo đi thăm bố ở đâu ?
- Những điều gì ở thành phố khiến Páo thấy lạ ?
- Lần đầu tiên được bố mẹ cho về thăm thành phố. Páo thấy có rất nhiều điều lạ nhưng ở thành phố còn có những điều làm Páo thấy giống ở quê mình. Em hãy tìm những hình ảnh ở thành phố mà Páo thấy giống quê mình ?
- Theo em vì sao Páo có thể thấy những điểm giống giữa quê nhà với cảnh vật thành phố ?
2.4 Học thuộc lòng bài thơ
- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu học sinh học thuộc từng đoạn rồi học thuộc cả bài
- Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng cho học sinh đọc thuộc lòng
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ 
( có thể cho học sinh chỉ tranh minh hoạ, đọc đoạn thơ tương ứng)
- Tuyên dương những học sinh đọc thuộc lòng bài thơ, đọc bài hay.
3. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Nhà rồng ở Tây Nguyên
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu
- Học sinh nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng dẫn của giáo viên
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và nhịp thơ.
+ Khổ 2, khổ 4 đọc như sau:
Con đường sao mà rộng thế. /
Sông sâu / chẳng lội được qua /
Người, / xe / đi như gió thổi /
Ngước lên / mới thấy mái nhà.//
Bố ở tầng năm / chót vót /
Gió / như đỉnh núi bản ta /
Sớm / chiều / xuống lên thang gác /
Nhớ sao / đèo dốc quê nhà...//
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một khổ thơ trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng đọc thầm trong SGK.
- Quê Páo ở miền núi, các câu thơ cho biết điều đó là: Ngọn núi ở lại cùng mây ; Tiếng suối nhoà dần trong mây ; Quanh co như Páo leo đèo ; Gió như đỉnh núi bản ta ; Nhớ sao đèo dốc quê nhà.
- Páo đi thăm bố ở thành phố
- Thành phố có nhiều điều làm Páo thấy lạ, đó là đường rất rộng; sông thì sâu không lội được qua như suối ở quê Páo ; có rất nhiều người và xe đi lại như gió thổi ; nhà cao sừng sững ; ngước lên thấy mái ; lên nhà đi bằng thang gác nằm ở giữa như đi vào trong ruột.
- Nhà cao giống như trái núi ở quê: Bố ở trên tầng năm lộng gió như gió ở bản quê hương ; lên xuống thang giống như Páo đang leo đèo, leo dốc ở quê nhà.
- Vì Páo rất yêu và nhớ quê hương của mình.
- Học thuộc lòng bài thơ
- Thi đọc theo 2 hình thức
+ Học sinh thi đọc thuộc bài theo cá nhân
+ Thi đọc đồng thanh theo bàn
TUẦN 15:
TẬP ĐỌC: 	NHÀ RÔNG Ỏ TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lập làng, nông cụ, múa rồng chiêng, giỏ mây,....
	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
	- Đọc trôi chảy được toàn bài, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: múa rông chiêng, nông cụ,....
	- Hiểu được nội dung bài: Bài văn giới thiệu với chúng ta về nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên, qua đó cũng giới thiệu những sinh hoạt cộng đồng với nhà rông.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( phóng to )
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Nhà bố ở.
* Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Giờ học này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài: Nhà rông ở Tây Nguyên. Qua bài tập đọc này các em hiểu thêm về đặc điểm của nhà rông và các sinh hoạt cộng đồng gắn với nhà rông của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
2.2 Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Hướng dẫn học sinh chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng xem là một đoạn
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp, theo dõi học sinh đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng, nếu có.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
2.3 Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1
- Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ nào ?
- Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
- Gian đầu nhà rông được trang bị như thế nào ?
- Như vậy ta thấy gian đầu nhà rông là nơi thiêng liêng, trang trọng của nhà rông. Gian giữa được coi là trung tâm của nhà rông. Hãy giải thích tại sao gian giữa được coi là trung tâm của nhà rông ?
- Từ gian thứ ba cuả nhà rông dùng để làm gì ?
* GV: Nhà rông là ngôi nhà đặc biệt quan trọng đối với dân tộc Tây Nguyên. Nhà rông được làm rất to, cao và chắc chắn. Nó là trung tâm của buôn làng, là nơi thờ thần làng, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng quan trọng của người dân tộc Tây Nguyên.
2.4 Luyện đọc lại bài
- Giáo viên hoặc học sinh khá chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài: Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ: bền chắc, cao, không đụng sàn, không vướng mái, trung tâm, việc lớn, tiếp khách, tập trung, bảo vệ.
- Yêu cầu học sinh chọn đọc 1 đọc em thích trong bài và luyên đọc.
* Nhận xét và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học
* Dặn: Học sinh vè nhà chuẩn bị bài sau: Đôi bạn
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu, học sinh dưới lớp theo dõi và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh nhìn bảng đọc các từ cần chú ý phát âm đã nói ở phần mục tiêu.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ. 
- Một số câu văn cần chú ý:
- Nó phải cao / để đàn voi đi qua mà không đụng sàn / và khi múa rông chiêng trên sàn, / ngọn giáo không vướng mái.
- Theo tập quán của nhiều dân tộc, / trai làng từ 16 tuổi trở lên / chưa lập gia đình / đều ngủ tập trung ỏ nhà rông để bảo vệ buôn làng.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Mỗi nhóm 4 học sinh lần lượt từng học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong sách giáo khoa
- Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu.
- Vì nhà rông được sử dụng lâu dài, là nơi thờ thần làng, nơi tụ họp mọi người trong làng vào những ngày lễ hội. Nhà rông phải cao để đàn voi đi qua mà không chạm sàn, phải cao để khi múa rông chiêng ngọn giáo không vướng mái.
- Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách có treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng để cúng tế.
- Vì gian giữa là nơi đặt bếp lửa của nhà rông, nơi các già làng tụ họp để bàn việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của nhà rông.
- Từ gian thứ ba trở đi là nơi ngủ của trai tráng trong buôn làng đến 16 tuổi, chưa lập gia đình. Họ tập trung ở đây để bảo vệ buôn làng.
- Theo dõi bài đọc mẫu, có thể dùng bút chì gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng.
- Tự luyện đọc một đoạn, sau đó 3 đến 4 học sinh đọc đoạn văn mình chọn trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_15.doc