Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Bản mới)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Bản mới)

I.Mục đích yêu cầu :

- HS hiểu nghĩa một số từ ngữ mới ở cuối bài .Hiểu ý nghĩa câu chuyện :hai bàn tay của con người là nguồn để tạo ra mọi của cải .

-Rèn cho HS đọc đúng các từ ngữ :siêng năng ,lười biếng ,thản nhiên ,nghiêm giọng ,làm lụng ,hũ bạc ,vất vả .Rèn cho HS đọc trôi chảy ,diễn cảm ,thể hiện được giọng nhân vật –Rèn kỹ năng nói ,kỹ năng nghe .

-GD học sinh siêng năng lao động ,đôi bàn tay làm ra của cải .

II.ĐDDH:

1.GV: Tranh minh hoạ trong SGK

2.HS: SGK

III.Các hoạt động dạy học :

1.Ổn định : Hát

2.Bài cũ:

-Kiểm tra 3 em đọc và TLCH bài :”Một trường Tiểu học vùng cao “

-GV nhận xét tiết học .

3.Bài mới :

a.Giới thiệu : Hôm nay các em sẽ đọc một truyện cổ tích của dân tộc Chăm.Qua truyện này, các em sẽ hiểu: cái gì là của cải quý nhất đối với con người – GV ghi bảng –HS nhắc lại tên bài .

 

doc 33 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1115Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Môn
Bài dạy
2
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Thể dục
Hũ bạc của người cha
Hũ bạc của người cha
Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
3
Toán
Chính tả
TNXH
Đạo đức
ûChia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
Hũ bạc của người cha(N-V)
Các hoạt động thông tin liên lạc
Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng(tiết 2)
4
Tập đọc
Toán
Luyện từ và câu
Tập viết
Nhà Rông ở Tây Nguyên
Giới thiệu bảng nhân
MRVT:các dân tộc.Luyện đặt câu 
Oân chữ hoa L
5
Toán
Tự nhiên xã hội
Chính tả
Thể dục
Giới thiệu bảng chia
Hoạt động nông nghiệp
Nhà Rông ở Tây Nguyên (nghe-viết)
6
Toán
Aâm nhạc
Tập làm văn
Thủ công
HĐTT
Luyện tập
Học hát:Ngày mùa vui(lời2)
Nghe kể:Giấu cày.Giới thiệu về tổ em
Cắt dán chữ V
Thứ hai ngày tháng năm 200
Môn : Tập đọc- Kể chuyện
Bài : Hũ bạc của người cha
I.Mục đích yêu cầu :
- HS hiểu nghĩa một số từ ngữ mới ở cuối bài .Hiểu ý nghĩa câu chuyện :hai bàn tay của con người là nguồn để tạo ra mọi của cải .
-Rèn cho HS đọc đúng các từ ngữ :siêng năng ,lười biếng ,thản nhiên ,nghiêm giọng ,làm lụng ,hũ bạc ,vất vả .Rèn cho HS đọc trôi chảy ,diễn cảm ,thể hiện được giọng nhân vật –Rèn kỹ năng nói ,kỹ năng nghe .
-GD học sinh siêng năng lao động ,đôi bàn tay làm ra của cải .
II.ĐDDH:
1.GV: Tranh minh hoạ trong SGK
2.HS: SGK 
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định : Hát 
2.Bài cũ:
-Kiểm tra 3 em đọc và TLCH bài :”Một trường Tiểu học vùng cao “
-GV nhận xét tiết học .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu : Hôm nay các em sẽ đọc một truyện cổ tích của dân tộc Chăm.Qua truyện này, các em sẽ hiểu: cái gì là của cải quý nhất đối với con người – GV ghi bảng –HS nhắc lại tên bài .
Giáo viên
Học sinh
b.Luyện đọc :
*GV đọc diễn cảm toàn bài :giọng chậm rãi .
*Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-Đọc nối câu 
+GV hướng dẫn HS đọc từ khó 
-Đọc đoạn trước lớp 
GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ mới 
-Đọc đoạn trong nhóm 
-Đọc đoạn : 5 nhóm đọc 5 đoạn 
-GV gọi 1 em đọc cả bài .
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
-GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
+Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì? +Ông muốn người con trai trở thành người như thế nào ?
+Tự kiếm nổi bát cơm nghĩa là gì ?
-GV yêu cầu 1 em đọc đoạn 2 
+Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
-GV gọi 1em đọc đoạn 3 
+Người con làm việc vất vả và tiết kiệm như thế nào ?
-GV gọi 1em đọc đoạn 4-5 
+Khi lão vứt tiền vào lửa người con làm gì 
+ Vì sao người con phản ứng như vậy ?
+Thái độ của ông lão như thế nào ?
+Tìm những câu nói lên ý nghĩa của chuyện ?
d.Luyện đọc lại :
-GV đọc lại đoạn 4-5 
-GV tổ chức cho HS thi đọc 5 đoạn 
-1 em đọc toàn bài .
-GV cùng cả lớp nhận xét 
Kể chuyện :
-GV nêu mục đích
-Hướng dẫn HS kể 
-GV gọi 1 em đọc yêu cầu của truyện (BT1)
-GV yêu cầu HS quan sát 5 hình yêu cầu sắp xếp cho phù hợp 5 đoạn của truyện .
-GV gọi 1 số em phát biểu 
-GV chốt lại 
-Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu BT2 
-GV gọi 5em dựa vào tranh kể 5 đoạn 
-GV gọi 1em kể toàn bộ câu chuyện 
-GV cùng hs bình chọn bạn kể chuyện hay nhất .
-Theo dõi
-HS nối tiếp nhau đọc câu.
-HS đọc cá nhân , đồng thanh
-5 em nối tiếp đọc 5 đoạn.
-HS đọc nhóm 2.
-Lớp theo dõi.
-Vì con trai lười biếng.
-Ông muốn con trai mình siêng năng tự kiếm được bát cơm.
-Tự làm nuôi sống bản thân.
-Lớp theo dõi
-Ông muốn thử xem tiền đó có phải tự tay con mình kiếm ra không.
-Lớp theo dõi
-Anh xay thóc thuê.mang về.
-Vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra
-Vì anh phải làm vất vả mới kiếm ra tiền nên anh thấy quí.
-Cười chảy nước mắt vì cảm động.
-Có làm vất vả mới quí đồng tiền.
Hủ bạc tiêu mãi không hết là hai bàn tay.
-Hs thi đọc
-HS theo dõi
Thứ tự tranh phù hợp với nội dung truyện.
3 – 5 – 4 – 1 – 2
-5 hs thi kể
-1 hs kể cả bài
Môn : Toán
Bài : Chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số
I.Mục tiêu : 
- HS biết cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số .
-Rèn cho HS thực hiện chia chính xác nhanh ,thành thạo .
-Oùc tư duy năng động ,tính cẩn thận ,trình bày bài có khoa học. 
II.Chuẩn bị :
1.GV: Bảng phụ ,giấy khổ lớn 
2.HS:VBT 
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định : Hát 
2.Bài cũ:
-Gọi 1 em làm BT 2 VBT/78
-Kiểm tra VBT 5 em 
-GV nhận xét ghi điểm 
3.Bài mới :
*Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học - GV ghi bảng tên bài – gọi HS đọc đề 
Giáo viên
Học sinh
HĐ 1:Giới thiệu phép chia 648 :3 
-GV ghi phép chia 648 : 3 
+GV gọi 1 em tính –GV ghi bảng 
+GV cùng cả lớp nhận xét rút ra cách tính 
+Đây là phép chia hết hay chia có dư 
*Giới thiệu phép chia 236 : 5 
+GV ghi phép chia 236 :5 
+GV hướng dẫn HS đặt tính 
+GV gọi HS nêu cách tính 
+GV gọi HS nêu cách tính –Gv ghi bảng 
+Đây là phép chia hết hay chia có dư ?
+Số dư so với số chia như thế nào ?
GV lưu ý cho HS thấy chữ số đầu tiên của SBC < số chia ,ta lấy 2 chữ số để chia .
HĐ2: Thực hành 
Bài 1a,b:
-GV hướng dẫn HS làm bảng con 
-Gọi 1 số em làm bảng lớp 
-Gv nhận xét tuyên dương 
Bài 2:
-Gọi HS đọc đề 
-Hướng dẫn HS phân tích đề 
-GV yêu cầu làm vở,1 hs lên bảng làm
-GV nhận xét .
Bài 3 :
-Gv đưa bảng phụ 
+Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào ?
-GV yêu cầu HS làm nháp 
-GV tổ chức thi tiếp sức mỗi dãy 3 em 
-GV nhận xét ,ghi điểm 
3
6 2 1 6
04
18
18
 0 
Vậy 648 : 3= 216
-Tính từ trái sang phải, phải qua 3 bước tính nhẩm chia, nhân, trừ.
-Phép chia hết.
236 5
20 47
 36
 35
 1
23 chia 5 bằng 4, 4 nhân 5 bằng 20, 23 trừ 20 bằng 3, hạ 6 có 36 chia 5 được 7, 7 nhận 35, 36 trừ 35 bằng 1
-Phép chia có dư
-Số dư nhỏ hơn số chia.
872 4 375 5  230 6 
8 218 35 75 18 28
07 25 50
 4 25 48
 32 0 2
 32
 0
-Kết quả:a) 218, 75, 65, 181
 b)114 dư 1, 192 dư 2
 97 dư 4, 38 dư 2
Giải
Số hàng có tất cả là
243 : 9 = 26 (hàng)
Đ/S: 26 hàng.
-Ta lấy số đó chia cho số lần
Số đã cho 432m 888kg 600 giờ 312ngày
Giảm 8 lần 54m 111kg 75giờ 39 ngày
Giảm 6 lần 72m 148kg 100giờ 52 ngày
Thứ ba ngày tháng năm 200
Môn : Toán
Bài : Chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số (tt)
I.Mục tiêu : 
-Tiếp tục củng cố cho HS về cách chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số trong trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị .
-Rèn cho HS có kĩ năng thực hiện phép chia chính xác ,nhanh .
-Oùc tư duy năng động ,nhanh nhẹn ,tính cẩn thận .
II.Chuẩn bị :
1.GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 1b- Giấy khổ lớn ghi bài tập 2
2.HS: VBT 
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định : Hát 
2.Bài cũ:
-Gọi 4 em tính bài 1/79 ,1 em làm bài 3 trang 79 
-Kiểm tra VBT 5 em 
-GV nhận xét tiết học .
3.Bài mới :
*Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học –GV ghi bảng –HS đọc đề .
Giáo viên
Học sinh
HĐ1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia 
*Giới thiệu phép chia 560 : 8 
-GV ghi phép tính 
-GV gọi HS tính 
-Gv:+Em có nhận xét gì ở lượt chia thứ 2?
*Giới thiệu phép chia 632 :7 
-GV ghi bảng gọi HS tính 
-GV nhận xét sửa sai 
-Vậy 632 cần phải thực hiện qua mấy lần chia ?
-Vậy khi số bị chia bé hơn số chia làm như thế nào ?
HĐ2: Thực hành 
Bài 1:
-Gv hướng dẫn HS làm bảng con 
-Gọi 4em tính 
-GV nhận xét ghi điểm 
Bài 1b:
-GV yêu cầu HS làm vào vở đổi vở 
-Gọi 4 em làm bảng lớp 
-GV nhận xét sửa sai 
Bài 2:
-Gv gọi HS đọc đề 
-GV hướng dẫn HS phân tích đề 
-Gv nhận xét sửa sai 
Bài 3:
-GV phát phiếu học tập 
GV yêu cầu tự làm 
-GV gọi HS đọc nhanh 
-Gv nhận xét tuyên dương .
Lần 1: 56 chia 8 được 7,7 x 8 bằng 56,56 – 56 = 0
Lần 2: hạ 0,0 : 8 
-Lượt thứ 2 số bị chia bằng 0 ta viết 0 vào thương.
Vậy 560 : 8 = 70
Lần 1: 63 : 7 = 9
Lần 2: hạ 2, chia 2 cho 7 được 0
Vậy 632 : 7 = 90 dư 2
-2 lần chia
-thì viết 0 ở thương theo lần chia đó
-Kết quả:50, 70, 130, 120.
350 7 420 6  725 6
35 50 42 70 6 120
 00 00 12
 0 0 12
 0 0 05
 5
 5
-2 em đọc.
Thực hành hiện phép chia ta có: 
 365 : 7 = 52 (dư 1)
 Vậy năm đó có 52 tuần lễ và 1 ngày
Kết quả:
185 : 6 = 30 dư 5 ( đúng)
283 : 7 = 4 dư 3 (sai)
Môn : Chính tả
Bài : Hũ bạc của người cha (nghe viết)
I.Mục đích yêu cầu: 
- HS nghe viết đúng chính tả ,trình bày đúng 4 đoạn của truyện :”Hũ bạc của người cha “.Làm đúng BT điền vào chỗ trống ui/uôi viết đúng chính tả các từ chứa tiếng có âm ,vần dễ lẫn s/x ; ât/âc 
-Rèn cho HS viết đều nét ,viết đẹp trình bày sạch sẽ .
-GD học sinh ý thức luyện chữ đẹp ,giữ vở sạch 
II.ĐDDH:
1.GV: Bảng lớp ghi nội dung BT2
2.HS: VBT
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định : Hát 
2.Bài cũ:
-GV kiểm tra VBT 5 em 
-Gọi kiểm tra viết bảng lớp 3em :màu sắc ,hoa màu ,nong tằm ,no nê .
-GV nhận xét tiết học .
3.Bài mới :
*Giới thiệu : GV nêu mục đích yêu cầu tiết học – Ghi bảng tên bài 
Giáo viên
Học sinh
a.Hướng dẫn nghe viết :
*HD học sinh chuẩn bị :
-GV đọc đoạn chính tả – GV gọi HS đọc 
+lới nói của người cha được viết như thế nào ?
+Những chữ nào trong bài dễ viết sai ?
-Gọi HS đọc từ khó .
*GV đọc bài cho HS viết bài :
-GV nhắc HS ngồi đúng tư thế 
-GV đọc bài lần 2
-GV đọc chậm từng cụm từ 
-GV đọc lại bài 
b.Chấm chữa bài :
-GV thu 5-7 bài chấm 
-GV nhận xét chung bài HS 
c.Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài tập 2:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
-GV yêu cầu HS tự làm cá nhân 
-GV mời 2 tốp HS thi làm nhanh  ... ện naỳ có gì đáng cười ?
Bài tập 2:
-GV gọi HS đọc đề 
-GV hướng dẫn HS nắm chắc chắn yêu cầu của đề .
-GV lưu ý cho HS viết ngắn gọn không viết theo cách giới thiệu với khách mà chỉ viết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ .
-Gv mời một em làm mẫu 
-GV yêu cầu HS viết bài –GV theo dõi giúp HS yếu ,phát hiện HS làm giỏi .
-GV gọi 5-7 em đọc bài 
-GV cùng cả lớp nhận xét bình chọn bài làm hay .
-2,3 em đọc – Lớp theo dõi
-HS theo dõi .
-Bác đang cày ruộng .
-Bác hét to :Để tôi giấu cái cày vào bụi đã .
-Vì giấu cày mà la to như thế thì kẻ gian sẽ biết chỗ lấy mất cày .
-Nhìn trước ,nhìn sau chẳng thấy ai ,bác mới ghé vào tai vợ thì thầm : Nó lấy mất cày rồi !
-HS theo dõi 
-2,em giỏi kể lại .
-HS tập kể theo cặp 
-4 em kể 
-Khi đáng nói nhỏ thì lại nói to ; khi đáng nói to thì lại nói nhỏ .
-2, 3 em đọc 
-Tổ em có 8 bạn ,đó là các bạn :Mi , Hiền , Mỗi bạn trong tổ đều có cái đáng quý .Bạn Hởm học giỏi ,hay giúp đỡ bạn bè 
-HS đọc bài, làm bài .
Môn : Thủ công
Bài : Cắt dán chữ V
I.Mục tiêu : 
- HS biết cách kẻ .cắt dán chữ V 
-Rèn cho HS kẻ ,dán được chữ V ,đúng quy trình 
-HS yêu thích môn học , tính cẩn thận 
II.Chuẩn bị :
1.GV: Mẫu chữ ,tranh quy trình kẻ chữ ,giấy thủ công , 
2.HS: Giấy htủ công ,kéo 
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định : Hát 
2.Bài cũ: 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .GV nhận xét .
3.Bài mới :
*Giới thiệu : GV nêu mục tiêu tiết học –Ghi tên bài .
 Giáo viên
 Học sinh
HĐ1:GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét 
+Cô có chữ gì ?
+Nét chữ rộng mấyô ?
+Chữ vẽ có nửa trái và nửa phải như thế nào 
+Nếu gấp đôi lại theo chiều dọc thì nửa bên trái như thế nào so với nửa bên phải ?
+Độ cao chữ V mấy ô ?
HĐ2: GV hướng dẫn mẫu
*Bước 1: kẻ chữ V
-Muốn kẻ chữ ta kẻ mặt nào ?
-Muốn kẻ được chữ V ta kẻ HCN rộng mấy ô ,dài mấy ô ?
-GV dán tranh quy trình chỉ các điểm cần chấm –Sau đó gọi 1 vài em chỉ và nói các điểm cần chấm 
-đánh dấu chữ V trên HCN .
-Sau khi chấm các điểm rồi ta làm gì ?
*Bước 2: cắt chữ V
-Muốn cắt chữ V ta làm như thế nào ?
*Bước 3: dán chữ V
-Muốn dán chữ V cho cân ,đẹp ta làm gì ?
HĐ3:HS thực hành 
-GV gọi HS nhắc lại cách ke,û cắt ,dán chữ V 
-Cắt ,dán chữ V qua mấy bước ?Đó là những bước nào ?
-GV tổ chức cho HS thực hành 
-GV giúp đỡ những HS yếu .
HĐ 3:-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm .
-GV cùng cả lớp nhận xét –đánh giá tổ nào hoàn thành tốt –tuyên dương HS có sản phẩm đẹp .
-chữ v 
-1 ô 
-giống nhau 
-chồng khít lên nhau 
-5ô 
-mặt trái 
-rộng 3ô ,dài 5 ô 
-kẻ nối các điểm để có chữ V 
-gấp đôi HCN đã kẻ chữ V theo chiều dọc mặt trái ra ngoài ,cắt theo đường kẻ nửa chữ V bỏ phần gạch chéo mở ra ta có chữ V 
-Kẻ 1 đường chuẩn ướm chữ V vào đường chuẩn cho cân đối sau đó bôi hồi và dán .
-2 em nhắc lại, lớp nhận xét bổ sung 
3 bước : 
+Bước 1 :kẻ 
+Bước 2: cắt 
+Bước 3: dán 
-HS thực hành 
-HS trình bày SP theo tổ
SINH HOẠT TẬP THỂ:TUẦN 15
1)Mục tiêu:
Đánh giá hoạt động tuần 14 .Đềø ra phương hướng tuần15
2)Nội dung
-GV hướng dẫn hs sinh hoạt lớp. 
+Đánh giá chung tình hình lớp tuần 14
.Duy trì sĩ số.:
.
.Đạo đức tác phong
.Trực nhật vệ sinh. :..
.Việc học tập.:
..
+Cho các tổ sinh hoạt, báo cáo. 
_GV nhận xét, đánh giá. 
3)Kế hoạch tuần 15
-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ
-Giáo dục đạo đức cho hs
-Nhắc nhở hs làm bài và học bài ở nhà trước khi tới lớp
-Duy trì sĩ số hs
-Đảm baỏ tỉ lệ chuyên cần 
-Phù đạo hs yếu và bồi dưỡng hs giỏi
Môn : HĐTT
 Bài :Tìm hiểu kể chuyện lịch sử 
I.Mục tiêu:
-Giúp HS hiểu đươcï nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời cách đây khoảng 4000 năm .Tên nươc ta gọi là Văn Lang vua trị vì là Hùng Vương .Trải qua các triều đại vàc ác cuộc đấu tranh giành độc lập chúng ta mới có ngày nay . 
-Rèn cho HS có kỹ năng nhớ ,tìm hiểu về lịch sử đất nước .
-Yêu quê hương đất nước .
II.Chuẩn bị :
1.GV: Một số tranh ảnh minh hoạ Llịch sử
2.HS:
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định :Hát 
2.Bài cũ:
3.Bài mới :
*Giới thiệu :GV nêu mục tiêu tiết học –GV ghi tên bài .
Giáo viên
Học sinh
* GV kể chuyện LS :
-Cách đây khoảng 4000 nghìn năm nước ta ra đời có tên là Văn lang ,vua trị vì là Hùng Vương .Sau đó nước ta bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ,cho đến năm 938 chúng ta giành độc lập (Ngô Quyền ).Đến thời vua Đinh – Vua Lý - Trần .
.Sau đó chúng ta kháng chiến chống cuộc xâm lược của quân Tống năm 981 (lần 1 ) ; lần 2 (1077) .Chống quân Nguyên –Mông thời nhà Trần ; Thời Lê chống giặc Minh ; thời nhà Nguyễn Đến 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta .Nhà Nguyễn đầu hàng Pháp .Đến 1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước .Năm 1942 Bác về nước lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền thành lập nước VNDCCH.Năm 1954 ta giành độc lập ở miền Bắc sau khi đánh thắng quân Pháp ở ĐBP .Khi đó ở MN quân Mĩ lại xâm lược nước ta .Đất nước chia cắt 2 miền .Năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN chúng ta đánh thắng quân Mĩ –Nguỵ giải phóng hoàn toàn MN ,thống nhất đất nước .
*Đàm thoại:
+Nước ta ngày đầu thành lập có tên là gì ?
+Ai là ông vua đầu tiên của nước ta ? -+Ngày nay có đền thờ ông ở đâu ?
+Kể tên thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nước ta mà em biết 
+Nước ta trải qua các triều đại nào ?
+Chúng ta thắng Pháp năm nào ? 
+ Chúng ta thắng Mĩ năm nào ? 
Qua câu chuyện kể hôm nay chúng ta hiểu điều gì ? 
HS theo dõi 
HS theo dõi 
Văn Lang 
Vua Hùng Vương 
Phú Thọ 
Chống giặc Tống , Nguyên – Mông, minh 
Pháp – Mĩ 
Lý -Trần –Lê - Nguyễn 
1954
1975
-Đất nước ta trải qua nhiều thời kỳ đấu tranh gian khổ mới giành độc lập cho nên chúng ta cố gắng học giỏi để bảo vệ XD đất nước ta đẹp hơn
4.Củng cố dặn dò:
- Năm thành lập nước VN dân chủ cộng hoà?
-Dặn HS tìm hiểu thêm về lịch sử đất nước
-Nhận xét tiết học.
 Môn : Tập đọc
 Bài : Nhà bố ở 
I.Mục đích yêu cầu : 
-Giúp HS hiểu một số từ ngữ mới ở cuối bài .Hiểu nội dung bài nói lên sự ngạc nhiên ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi về thăm bố ở thành phố .Bạn thấy cái gì cũng mới lạ nhưng vẫn gợi nhớ đến quê nhà .
-Rèn cho HS đọc đúng từ khó :Páo ,ngọn núi ,nhoà dần ,quanh co ,leo đèo ,chót vót .Bước đầu thể hiện đúng tâm trạng ngạc nhiên của bạn nhỏ về thành phố lần đầu tiên thăm bố –Rèn cho HS đọc trôi chảy và thuộc những khổ thơ em thích .
-GD học sinh luôn yêu quê hương đất nước mình .
II.ĐDDH:
1.GV: Tranh minh hoạ bài thơ 
2.HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học : 
1.Ổn định : Hát 
2.Bài cũ:
-GV gọi 3em kể 3 đoạn của câu chyện :”Hũ bạc của người cha “-Trả lời về ý nghĩa câu chuyện .
-GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu : Nhà bố ở các em học hôm nay nói về tâm trạng của bạn Páo, một bạn nhỏ sống ở vùng miền núi lần đầu tiên về thăm bố, qua bài này các em sẽ thấy bạn nghĩ gì về thành phố, về nhà của bố –GV ghi tên bài –HS nhắc lại tên bài 
Giáo viên
Học sinh
b.Luyện đọc :
*GV đọc bài thơ :giọng thong thả chậm rãi –GV hướng dần HS quan sát tranh .
*GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
-Đọc từng dòng thơ 
-GV hướng dẫn HS đọc từ khó .
-Đọc từng khổ thơ trước lớp 
-GV nhắc HS nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ .
-GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ mới 
*GV chốt lại kết hợp chỉ tranh cho HS hiểu 
c.Hướng dẫn tỉm hiểu bài :
-GV yêu cầu HS đọc thầm cả baì thơ và hỏi 
+Quê Páo ở đâu ? Những câu thơ nào cho biết điều đó ?
+Páo đi thăm bố ở đâu ? 
-Gọi 1 em đọc khổ thơ 2,3,4
+Những điều gì ở thành phố khiến Páo thấy lạ ?
+Những gì ở thành phố Páo thấy giống quê mình ?
*GV bình luận : Páo nhìn thành phố bằng con mắt người miền núi luôn so sánh cảnh vật ở thành phố với cảnh vật quê mình 
+Qua bài thơ em hiểu gì về bạn Páo ?
d.Học thuộc lòng bài thơ :
-GV gọi 1 em đọc bài 
-GV hỏi 1 số em thích khổ thơ nào ?
-GV hướng dẫn HS tự học thuộc lòng .
-GV tổ chức cho HS thi HTL từng khổ thơ –Cả bài .
-HS theo dõi 
-mỗi HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ .
-HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ 
-HS đọc cá nhân .
Con đường sao mà rộng thế / 
Sông sâu /chẳng lội được qua / 
Người / xe/ đi như gió thổi / 
Ngước lên / mới thấy mái nhà //
-4 em đọc nối tiếp 4 khổ thơ 
-HS phát biểu như SGK
-Quê Páo ở miền núi .
-Câu thơ cho ta biết :ngọn núi ở lại cùng mây.Tiếng suối nhoà dần trong cây,quanh co như Páo leo đèo.Gío như thế nào? đỉnh núi bản ta.Nhớ sao đèo dốc quê nhà.
-ở thành phố
-Lớp đọc thầm.
-Con đường rất rộng, sông sâu không lội qua được như thế nào? con suối ở quê.Người và xe rất đông đi như gió thổi
Nhà cao sừng sững như núi.Ngước lên mới thấy mái nhà.Có hàng trăm cửa sổ, đi theo thang gác ở giữa nhà như đi vào trong ruột.
-Nhà cao giống như trái núi.Bố ở tầng năm gió lộng.Gío giống như gió ở trên đỉnh núi.Lên thang gác như leo đèo.Khiến Páo càng nhớ đèo dốc quê nhà.
-Lần đầu về thành phố thăm bố, Páo thấy cái gì cũng lạ lẫm, cũng gợi cho Páo nhớ đến cảnh vật ở quê nhà.
-HS trả lời giải thích lí do.
4.Củng cố dặn dò:
- Gv gọi HS hệ thống bài học .
-Về nhà các em học thuộc bài .
-Nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 15(4).doc