I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số(chia hết và có dư).
(Làm các bài tập : Bài 1cột 1,3,4; bài 2; bài 3).
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: SGK
- HS: Bảng ,vở , nháp
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS làm lại BT1 (tiết 70) (1HS) HS + GV nhận xét.
3. Dạy bài mới : Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
* HS nắm được cách chia.
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 24 tháng 11 năm 2012. Ngày dạy : Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 ( Chuyển day : Ngày ... / ./.) Tuần 15 : Tiết 71 : Toán. Bài : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số(chia hết và có dư). (Làm các bài tập : Bài 1cột 1,3,4; bài 2; bài 3). II. Đồ dùng dạy học : - GV: SGK - HS: Bảng ,vở , nháp III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số . 2. Kiểm tra bài cũ : - HS làm lại BT1 (tiết 70) (1HS) à HS + GV nhận xét. 3. Dạy bài mới : Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. * HS nắm được cách chia. Phép chia 648 : 3 = ? - GV viết lên bảng phép chia 648 : 3 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc - 1HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào nháp. - 1HS thực hiện phép chia. - GV gọi 1HS thực hiệp phép chia. 648 3 6 216 - GV cho nhiều HS nhắc lại cách chia như trong SGK 04 3 18 18 0 - Vậy 648 : 3 bằng bao nhiêu ? - 648 : 3 = 216 - Phép chia này là phép chia như thế nào? - Là phép chia hết Phép chia 263 : 5 - GV gọi HS nêu cách chia - 1HS thực hiện 236 5 - GV gọi vài HS nhắc lại cách chia 20 47 36 35 Vậy phép chia này là phép chia như thế naò? (1) - Là phép chia có dư Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Củng cố về cách chia ở HĐ1. - 2HS nêu yêu cầu BT (Làm cột 1,3,4) - HS thực hiện vào bảng con 872 4 375 5 457 4 8 218 35 75 4 114 07 25 05 4 25 4 32 0 17 32 16 0 (1) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập (Làm cột 1,3,4) Bài 2: Củng cố về giải bài toán có lời văn. - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu BT - GV gọi HS phân tích bài toán - HS nêu cách làm - Yêu cầu HS giải vào vở - HS giải vào vở 1 HS lên bảng làm Bài giải - GV theo dõi HS làm bài Có tất cả số hàng là: - GV gọi HS nhận xét 234 : 9 = 26 hàng - GV nhận xét ghi điểm Đáp số: 26 hàng Bài 3: Củng cố về giảm đi 1 số lần - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm SGK - nêu miệng kết quả VD: 888 : 8 = 111 kg - GV nhận xét sửa sai. 888 : 6 = 148 kg 4. Củng cố- Dặn dò: - Nêu lại cách chia số có ba chữ số? 1HS - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tuần 15 : Tiết (43 + 44): Tập đọc - Kể chuyện . Bài : Hũ bạc của người cha. I. Mục tiêu: Tập đọc: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. - Bước dầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo lên mọi của cải .(Trả lời được các câu hỏi 1- 4 trong SGK) * Tích hợp GDKNS: Tự làm chủ bản thân, xác dịnh giá trị, lắng nghe khi thảo luận, trình bày. Kể chuyện: Rèn kĩ năng nói: Sắp xếp các thanh theo đúng thứ tự trong truyện và kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (HSKG kể toàn bộ câu chuyện). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ - truyện - trong SGK III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ 2. Kiểm tra bài cũ : -Đọc bài đọc thêm: Một trường tiểu học ở vùng cao ?(2HS) à HS GV nhận xét. 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn Luyện đọc. : * GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV hướng dẫn cách đọc - HS chú ý nghe * GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: (rèn từ khó) - HS nối tiếp đọc từng câu trong bài - Đọc từng đoạn trước lớp: (HS giải nghĩa từ tìm từ khó hiểu) - HS giải nghĩa từ mới - GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu - HS nối tiếp đọc đoạn trước lớp. - Đọc từng đoạn văn trong nhóm: - HS đọc theo nhóm 2 - Đọc đồng thanh. + 3 dãy nối tiếp nhau đọc ĐT 3 đoạn. + cả lớp đọc đoạn 4,5 - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm c. Tìm hiểu bài: - Ông lão người chăm buồn vì chuyện gì ? - Ông rất buồn vì con trai lười biếng - Ôn g lão muốn con trai trở thành người như thế nào? - Ông muốn con trai trở thành người chăm chỉ, tự kiếm nổi bát cơ. - Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ? ( xỏc định giỏ trị, chưa biết quý của cụng) - HS nêu - Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào? (Tự làm chủ bản thân) - Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì ?( biết quý tiền của) - Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra - Vì sao người con phản ứng như vậy? - Vì anh vất suốt 3 tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền - Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con phản ứng như vậy? - Ông cười chảy ra nước mắt vì vui mừng... - Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của chuyện này? - HS nêu d. Luyện đọc lại: - GVdọc mẫu lần 2: hướng dẫn đọc lại đoạn 4,5 - HS nghe, luyện đọc theo bàn - 3 - 4 HS thi đọc 2 đoạn văn - 1HS đọc cả truyện. - GV nhận xét ghi điểm Kể chuyện * GV nêu nhiệm vụ. - HS nghe *Hướng dẫn HS kể chuyện. Bài tập 1: - 1HS đọc yêu cầu bài tập 1 - GV yêu cầu HS quan sát lần lượt 5 tranh đã đánh số - HS quan sát tranh và nghĩ về nội dung từng tranh. - HS sắp xếp và viết ra nháp - HS nêu kết quả ,lớp nhận xét. - GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng Tranh 1 là đoạn 3 Tranh 4 là đoạn 1 Tranh 2 là đoạn 5 Tranh 5 là đoạn 2 Tranh 3 là đoạn 4 Bài tập 2. - GV nêu yêu cầu - HS dựa vào tranh đã được sắp xếp kể lại từng đoạn của câu truyện. - GV gọi HS thi kể - 5HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn - 2 HSKG kể lại toàn chuyện - HS nhận xét bình chọn. - GV nhận xét ghi điểm 4. Củng cố - Dặn dò: - Em thích nhân vật nào trong truyện này vì sao? - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tuần 15 : Tiết 29: Tự nhiên xã hội . Bài: Các hoạt động thông tin liên lạc I. Mục tiêu: Giúp HS biết: - Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình. - Khuyến khích, hướng HSKG: Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống. HS Y biết điện thoại, đài, ti vilà các đồ dùng thông tin. II. Đồ dùng dạy học: - Một số bì thư - Điện thoại đồ chơi III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ . 2. Kiểm tra bài cũ : - Hãy kể tên các cơ quan hành chính ở xã em? (1HS) à HS + GV nhận xét. 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động hoc tập : Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: - Kể tên một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. - Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống. *Cách tiến hành: - Bước 1: Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý + Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh chưa ? Hãy kể những hoạt động ở đó? - HS thảo luận N4 theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. + Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện ? HS yếu: điện thoại, đài, ti vi để làm gì ? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - các nhóm khác bổ sung. * Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước và nước ngoài. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm * Mục tiêu: Biết được ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình *Cách tiến hành: - Bước 1: Thảo luận nhóm + GV chia lớp thành nhiều nhóm và nêu gợi ý: Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh truyền hình - HS thảo luận nhóm theo gợi ý; - Bước 2: GV gọi HS trình bày - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét và kết luận - HS nghe * Kết luận : - Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước. - Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thong tin về văn hoá, giáo dục, y tế.. Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Hoạt động tại bưu điện * Mục tiêu: HS biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì thư, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại *Cách tiến hành: 1 số HS đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi hàng HS chơi theo hướng dẫn. - 1 vài em đóng vai người gửi thư, quà - 1 số khác chơi gọi điện thoại * Kết luận : GV nận xét chung về trò chơi. 4. Củng cố- Dặn dò: - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : Thứ bảy ngày 24 tháng 11 năm 2012. Ngày dạy : Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012 ( Chuyển day : Ngày ... / ./) Tuần 15 : Tiết 72 : Toán Bài : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. (Làm các bài tập : Bài 1cột 1,2,4; bài 2; bài 3). II. Đồ dùng dạy học : - GV: SGK - HS: Bảng ,vở , nháp III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số . 2. Kiểm tra bài cũ : - Làm lại BT 1(a, b) (2HS) tiết 71 .à HS + GV nhận xét. 3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) Hoạt động 1: Giới thiệu các phép chia * HS biết cách đặt tính và cách tính. *. Giới thiệu phép chia 560 : 8 - GV viết phép chia 560 : 8 - 1HS lên đặt tính - tính và nêu cách tính. 560 8 56 chia 8 được 7, viết 7 - GV theo dõi HS thực hiện 56 70 7 nhân 8 bằng 56; 56 00 trừ 56 bằng 0 - GV gọi HS nhắc lại - 1 vài HS nhắc lại cách thực hiện Vậy 560 : 8 = 70 * GV giới thiệu phép chia 632 : 7 - GV gọi HS đặt tính và nêu cách tính - 1 HS đặt tính - thực hiện chia 632 7 63 chia 7 được 9, viết 9 ; 63 90 9 nhân 7 bằng 63; 63 trừ 63 bằng 02 0. 2 chia 7 được 0 viết 0; 0 nhân 0 bằng 0; 2 trừ 0 bằng 2 Vậy 632 : 7 = 90 Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Rèn luyện cách thực hiện phép chia mà thương có c/s hàng đơn vị nào Làm cột 1,2,4 - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bảng con 350 7 420 6 260 2 35 50 42 70 06 130 00 00 00 0 0 0 - GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng Bài 2: Củng cố về dạng toán đặc biệt - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS nêu cách làm. - HS p/t và nêu cách làm - HS giải vào vở - nêu kết quả Bài giải - GV theo dõi HS làm bài Thực hiện phép chia ta có 365 : 7 = 52 (dư 1) Vậy năm đó gồm 52 tuần lễ và 1 ngày - GV gọi HS nhận xét Đ/s: 52 tuần lễ và 1 ngày - GV nhận xét, sửa sai cho HS Bài 3: Củng cố về chia hết chia có dư - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu ... h tả (Nghe - viết ) Bài viết: Nhà rông ở tây nguyên I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ đúng quy định. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần dễ lẫn ủi/ ươi. 4- 6 tiếng - Tìm những có tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn s/x. II. Đồ dùng dạy học : - GV: SGK - 3 băng giấy viết 6 từ của bài tập 2. - 3 băng giấy viết 4 từ của BT 3 a. - HS: Bảng, vở, nháp và kê tay . III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ . 2. Kiểm tra bài cũ : - GV đọc: Mũi dao, con muỗi ( HS viết bảng con) à HS + GV nhận xét. 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn nghe - viết: *Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc đoạn kết - HS chú ý nghe - 2HS đọc lại. - GV hướng dẫn nhận xét: + Đoạn văn gồm mấy câu ? - 3 câu. + Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả? - HS nêu - GV đọc: Gian, thần làng, chiêng trống... - HS luyện viết vào bảng con. - GV sửa sai cho HS *GV đọc - HS nghe - viết vào vở - GV quan sát, uấn nắn cho HS - GV đọc HS soát lại bài * Chấm, chữa bài. (2-3 bài) - HS nghe - viết lối sai ra lề và đổi vở soát lỗi. - GV chấm điểm tại chỗ dãy 3. c. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân - GV dán 3 băng giấy lên bảng - 3 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng điền đủ 6 từ. - HS đọc kết quả - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, sửa sai: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây. Bài 3 (a) - Gọi HS nêu yêu cầu BT - 2HS nêu yêu cầu BT - HS làm bài CN - Các nhóm thi tiếp sức - HS đọc lại bài làm - nhận xét. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. VD: Xâu: xâu kim, xâu cá Sâu: sâu bọ, sâu xa Xẻ: xẻ gỗ, mổ xẻ, xẻ tà Sẻ: chim sẻ, san sẻ, chia sẻ 4. Củng cố - Dặn dò: - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tuần 15 : Tiết 30: Tự nhiên xã hội Bài : Hoạt động nông nghiệp I- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp. (trên địa bàn mình đang sống.) - Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.--> Hướng HS giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể. * Tích hợp BVMT: Liên hệ Bảo vệ cây trồng , vật nuôi cũng là góp phần bảo vệ môi trường Triển lãm (không bắt buộc nếu còn thời gian) * Tích hợp GDKNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin, quan sát tìm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống; sắp xếp và hoạt động nhóm trao đổi, trưng bày II- Đồ dùng dạy học: - GV: Các hình trang 58,59 SGK - HS: mỗi HS mang 1 trang ảnh về hoạt động nông nghiệpHĐ3 III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ . 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu một số hoạt động thông tin cụ thể à HS + GV nhận xét. 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động hoc tập: Hoạt động 1: Hoạt động nhóm. * Mục tiêu: - Kể tên được 1 số hoạt động nông nghiệp - Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp * Cách tiến hành: - Bước 1: + GV chia nhóm cho HS quan sát tình hình ở trang 58, 59 (SGK) và thảo luận theo gợi ý sau: + Kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình? - HS thảo luận theo nhóm 2 - Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ? - Bước 2: + GV gọi các nhóm nêu kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, giới thiệu thêm 1 số hoạt động khác như: Trồng ngô, khoai, sắn, chè.chăn nuôi trâu, bò, dê. * Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng.được gọi là hoạt động nông nghiệp Hoạt động 2: Thảo luận cặp. * Mục tiêu: Biết 1 số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống. Liên hệ: Bảo vệ cây trồng ,vật nuôi cũng là góp phần bảo vệ môi trường * Cách tiến hành: - Bước 1: + Kể về hoạt động nông nghiệp nơi các em đang sống? + Em có thể làm gì để góp phần phát triển nông nghiệp tại gia đình -Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp nơi các em đang sống. Chăm sóc, bảo vệ ây trồng, vật nuôi - Bước 2: + GV gọi HS trình bày - 1 số cặp HS trình bày, các cặp khác bổ sung. * Kết luận: Bảo vệ cây trồng ,vật nuôi cũng là góp phần bảo vệ môi trường Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp * Mục tiêu: Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp tại địa phương mình * Cách tiến hành: - Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy - HS dán tranh theo suy nghĩ và thảo luận từng nhóm - Bước 2: + GV gọi HS trình bày + 1 số cặp HS trình bày, các cặp khác bổ sung. - GV nhận xét chung - HS dán tranh theo suy nghĩ và thảo luận từng nhóm. Bước 3: Gọi các nhóm bình luận - Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó. *Kết luận: - GV chấm điểm cho các nhóm và tuyên dương những nhóm làm tốt. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Ngày soạn : Thứ bảy ngày 24 tháng 11 năm 2012. Ngày dạy : Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2012. (Chuyển dạy : Ngày .. /./.) Tuần 15: Tiết 75: Toán Bài : Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết làm tính nhân , tính chia (bước đầu làm quen cách viết gọn) và giải toán có 2 phép tính. Làm bài 1(a,c) bài 2 (a,b,c) bài 3; bài 4). II. Đồ dùng dạy học : - GV: SGK - HS: Bảng , vở, nháp III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng chữa bài số 3 và 4 ( tiết 74) à HS + GV nhận xét. 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn luyện tập : Nhân số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Bài 1 (76) Gọi HS yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập GV yêu cầu làm bài vào bảng con - HS làm bảng con 213 374 x 3 x 2 - GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng 639 748 Bài 2 (76): * Rèn kỹ năng chia bằng cách viết gọn - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm vào bảng con 396 3 630 7 457 4 09 132 00 90 05 114 06 0 17 - GV sửa sau mỗi lần giơ bảng 0 1 Bài 3 + 4. Cũng cố về giải toán có 2 phép tính. * Bài 3 (76) - Gọi HS nêu yêu cầu. - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi HS phân tích tóm tắt. - HS làm bài vào vở Tóm tắt: 172m A B C ? m Bài giải Quãng đường BC dài là: 172 x 4 = 688 (m) Quãng đường AC dài là: 172 + 688 = 860 (m) Đáp số: 860 m - GV gọi HS đọc bài và nhận xét - Vài HS đọc bài làm - HS nhận xét. - GV nhận xét - ghi điểm * Bài 4: (76) Gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập Gọi HS phân tích bài toán - HS phân tích bài toán - HS giải vào vở + 1 HS lên bảng. Bài giải Số chiếc áo len đã dệt là: - GV theo dõi HS làm bài 450: 5 = 90 (chiếc áo) Số chiếc áo len còn phải dệt là: - GV gọi HS đọc bài + nhận xét 450 - 90 = 360 (chiếc áo) - GV nhận xét, ghi điểm. Đáp số: 360 chiếc áo 4. Củng cố- Dặn dò: - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Hướng dẫn BVN 5(77) .Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tuần 15 : Tiết 15: Tập làm văn Bài : Giới thiệu về tổ em. I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày (BT1) Theo diều chỉnh ( bỏ).. 2. Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài TLV miệng tuần 14: Viết được 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình. II. Đồ dùng dạy học: GV: +Tranh minh hoạt truyện cười giấu cày. + Bảng lớp viết gợi ý - Bảng phụ viết BT2. HS: Vở , nháp III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức : Hát đầu giờ . 2. Kiểm tra bài cũ : - Kể lại chuyện vui Tôi cũng bác? (2HS) - 1HS giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ của mình à HS + GV nhận xét. 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài tập 1: bỏ - Không yêu cầu làm bài tập Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi làm mẫu - HS làm mẫu. VD: Tổ em có 8 bạn đó kà các bạn: Thảo, Anh, Thuỷtám người trong tổ em đều là người kinh. Mỗi bạn trong tổ đều có những điểm đáng quý. Ví dụ bạn Thảo học rất giỏi. - GV yêu cầu HS viết bài. - Cả lớp viết bài. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - GV gọi HS đọc bài. - 5 - 6 HS đọc bài - HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố- Dặn dò: - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tiết 15: Tuần 15: Sinh hoạt Bài : Sơ kết hoạt động tuần 15 I. Mục tiêu: GVCN giúp HS và tập thể lớp: - Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần . - Biết thảo luận tìm ra biện pháp, phương hướng khắc phục những hạn chế, khó khăn và tồn tại. - Có ý thức trung thực phê và tự phê bình nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tiến bộ, ngoan ngoãn và tự quản . II. Chuẩn bị: Lớp trưởng và các tổ trưởng tổng hợp sơ kết tuần . III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: Văn nghệ tổ đầu giờ 3 tổ / 3 tiết mục .. 2. Kiểm tra bài cũ: - Xem xét sự chuẩn bị của HS . - GV và tập thể lớp kiểm tra sự tiến bộ của các trường hợp vi phạm tuần trước . - GV động viên kịp thời các HS có tiến bộ 3. Tiến hành buổi sơ kết: a) Lớp trưởng điều khiển cấc tổ báo cáo hoạt động của tổ trong tuần. - Tập thể lớp góp ý bổ sung cho các tổ. b) Lớp nghe báo cáo sơ kết của lớp và thống nhất đề nghị tuyên dương nhắc nhở trước cờ (nếu có ) - Biểu quyết = giơ tay. I. Sơ kết hoạt động tuần:14 1. Đạo đức : - Ưu điểm: - Tồn tại: 2. Học tập: - Ưu điểm: - Tồn tại: c) Lớp thảo luận và thống nhất biện pháp xử lí các trường hợp vi phạm nội quy ( nếu có ) - Biểu quyết = giơ tay. 3. Nề nếp: Ưu điểm & Tồn tại tại: - Chuyên cần : vắng b/tuần CP KP - Các hoạt động tự quản: - Các hoạt động ngoài giờ thể dục + vệ sinh : d) Lớp bình xét xếp loại thi đua hàng tuần /tháng & từng tháng . II. Đề nghị - Tuyên dương: - Phê bình, nhắc nhở: 4. Phương hướng: - Lớp thảo luận, thống nhất phương hướng cho tuần sau ( Biểu quyết = giơ tay) Thảo luận Giúp bạn vượt khó và đăng ký giúp bạn vượt khó. 5. Dặn dò: * GVCN: - Đánh giá nhận xét chung về giờ học . - Đánh giá nhận xét chung về các hoạt động trong tuần của lớp . - GV: Biểu dương, khen ngợi (nếu có) trước lớp. - GV rút kinh nghiệm cho bộ máy tự quản của lớp
Tài liệu đính kèm: