Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

§2,3-Tập đọc – Kể chuyện: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

 I/ Mục tiêu :

* Tập đọc :

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu nghĩa câu chuyện: hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)

* Kể chuyện :

 - Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. ( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.)

* Các KNS cơ bản: Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực

 II / Đồ dùng dạy học Tranh minh họa truyện trong SGK, - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn :15 (thöïc hieän ngaøy 03/12/2012 07/12/2012 
Thöù hai ngaøy 03 thaùng 12 naêm 2012
§2,3-Tập đọc – Kể chuyện: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
 I/ Mục tiêu :
* Tập đọc :
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nghĩa câu chuyện: hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)
* Kể chuyện :
 - Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. ( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.)
* Các KNS cơ bản: Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực
 II / Đồ dùng dạy học Tranh minh họa truyện trong SGK, - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 III/ Các hoạt động dạy - học : 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
a. Tập đọc
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3phút)
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ Việt Bắc
HĐ2: Giới thiệu bài(1phút)
Treo tranh và giới thiệu bài mới
HĐ3: Luyện đọc (15phút)
a) Đọc mẫu
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
HĐ4: Tìm hiểu bài (10phút)
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Ông lão là người như thế nào ?
- Ông lão buồn vì điều gì ?
- Ông lão mong muốn điều gì ở người con ?
- Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất, người con đã làm gì ?
- Người cha đã làm gì với số tiền đó ?
- Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ?
- Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai ?
- Người con dã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ?
- Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ?
- Hành động đó nói lên điều gì ?
- Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ?
- Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ?
- Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em.
HĐ5: Luyện đọc lại (15phút)
 - Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
b. Kể chuyện
HĐ6: GV nêu nhiệm vụ.(3phút)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.
- Gọi HS nêu ý kiến, sau đó GV chốt lại: 
HĐ7: HD HS kể lại câu chuyện theo tranh (18phút)
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện vòng 2. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 HĐ8: Củng cố, dặn dò (3phút)
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện ?
 - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
- HS đọc bài
- Nghe GV giới thiệu bài
- HS nhắc lại đề.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. 
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Yêu cầu HS đọc chú giải . HS đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.
- Ông là người rất siêng năng, ...
- Ông lão buồn vì người con trai ....
- Ông lão mong muốn người con tự ...
- Người con dùng số tiền mà bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về nhà đưa cho cha. 
- Người cha ném số tiền xuống ao.
- Vì ông muốn biết đó có phải là số tiền mà người con tự kiếm được không. ....
- Vì người cha phát hiện ra số tiền anh mang về không phải do anh tự ....
- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, anh chỉ ....
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
- Hành động đó cho thấy vì anh đã ...
- Ông lão cười chảy cả nước ....
- HS đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời :
Có làm lụng vất vả người ta mới biết quí trọng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.
- 2 đến 3 HS trả lời : Đôi bàn tay chính là nơi tạo ra nguồn của cải không bao giờ cạn
- 2 HS tạo thành một nhóm và đọc bài theo các vai : người dẫn truyện, ông lão.
- 1 HS đọc.
- Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau.
- Đáp án : 3 - 5 - 4 - 1- 2.	
- HS lần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội dung chính cần kể của từng tranh.
- Kể chuyện theo cặp.
- 5 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
§4-Toán : 	 CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/Mục tiêu: 	
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư)
- BT cần làm: Bài 1 ( cột 1, 3, 4), 2, 3 
- Các KNS cơ bản: Tự tin, kiên trì, cẩn thận, sáng tạo trong làm toán
II/Đồ dùng dạy học: Chép bài tập 3 vào bảng phụ
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (4phút)
- Gọi HS lên làm bài1,2/71
HĐ2.Giới thiệu bài (1phút)
 Nêu mục tiêu bài học 
HĐ3. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (13phút)
*Phép chia 648 : 3
- Viết lên bảng phép tính 648 : 3 = ? và y/c HS đặt tính theo cột dọc
Phép chia 236 : 5
Tiến hành các bước tương tự như với phép chia 648 : 3= 216
 HĐ4 : Luyện tập (15phút)
 *Bài 1 (cột 1, 3, 4)
- Xác định y/c của bài sau đó cho HS tự làm bài
- Y/c HS vừa lên bảng nêu rõ từng bước chia của mình 
- Chữa bài 
*Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Y/c HS tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS 
*Bài 3
- Treo bảng phụ có sẵn bài mẫu và hướng dẫn HS tìm hiểu bài mẫu 
- Y/c HS đọc cột thứ nhất trong bảng 
- Vậy dòng đầu tiên trong bảng là số đã cho, dòng thứ hai là số đã cho được giảm đi 8 lần,dòng thứ ba là số đã cho giảm đi 6 lần
- Số đã cho đầu tiên là số nào ?
- 432 m giảm đi 8 lần là bao nhiêu m ?
- 432 giảm đi 6 lần là bao nhiêu m ?
- Muốn giảm 1 số đi 1 số lần ta làm thế nào ?
- Chữa bài và nhận xét bài làm của HS
HĐ5: Củng cố - Dặn dò(2phút)
- Về nhà hoàn thành các bài tập
- Nhận xét tiết học
2 HS lên làm . Lớp theo dõi
- HS lên đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp
648
6
3
216
04
 3
 18
 18
 0
6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
Hạ 4; 4 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1
Hạ 8 được 18; 18 chia 3 được 6, viết 6. 6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0
- HS cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng 
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm 
 Giải : Có tất cả số hàng là:
 234 : 9 = 26 (hàng)
 Đáp số: 26 hàng
- Đọc bài toán 
- Số đã cho; giảm đi 8lần; giảm đi 6 lần
- Là số 432 m
- Là 432m :8 = 54m
- Là 432m : 6 = 72m
- Ta chia số đó cho số lần
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài 
BUỔI CHIỀU:
§2-Tự nhiên xã hội: CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
 I/Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
 - Kể được tên một số hoạt động thông tin liên lạc diễn ra ở bưu điện bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống. 
 - Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
 II/Đồ dùng dạy học: 
 - Một số bì thư , điện thoại đồ chơi. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu .
 1. Kiểm tra bài cu: (5’) 
 - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi.
? Hãy nêu nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
 - Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1 : Giới thiệu bài(1’)
 Nêu mục tiêu bài học
HĐ2 :  Hoạt động của bưu điện(10’) 
 - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi theo gợi ý. 
- Cho đại diện các nhóm trình bày
- GV kết luận: Bưu điện giúp chúng ta chuyển tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước, giữa trong nước và nước ngoài 
HĐ3 : Chơi trò chơi " Chuyển thư" (12’)
- Nêu cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi chơi chínhthức
3/ Củng cố - Dặn do(3’) 
- 2HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
- Nhận xét giờ học - Xem trước bài mới .
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận theo gợi ý.
+ Bạn đã đến nhà bưu điện chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra của bưu điện ?
+ Nêu ích lợi của hoạt đông bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
- Tiến hành thảo luận, trao đổi theo nhóm. 
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày kq thảo luận.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm trả lời đầy đủ nhất.
- HS lắng nghe
- Tham gia chơi TC.
§3-Tiếng việt (tăng cường)
	Kể chuyện : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
 	 I/ Mục tiêu :
- Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. ( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.)
* Các KNS cơ bản: Tự nhận thức bản thân; Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực
 	II / Đồ dùng dạy học 
-Tranh minh họa truyện trong SGK
 III/ Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*H/Động1: GV nêu nhiệm vụ.(2phút)
Hãy dựa vào 5 tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện “HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA”. 
*H/Động2: HD HS kể lại câu chuyện theo tranh (28phút)
- Cho quan sát 5 tranh minh họa. 
- Gọi 1HS khá kể mẫu đoạn 1dựa theo tranh.
- Yêu cầu từng cặp HS tập kể .
- Mời 5 em tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể hay.
*H/Động3: Củng cố, dặn dò (3phút)
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện ?
 - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
Hs lắng nghe
- Cả lớp quan sát 5 tranh minh họa.
- 1 em khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- HS tập kể theo cặp. 
- 5 em nối tiếp kể 5 đoạn của câu chuyện. 
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất 
- 2 đến 3 HS tr ... a tiết Luyện từ và câu tuần 14.
HĐ2: Giới thiệu bài(1phút)
-Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học.
HĐ3: Mở rông vốn từ về các dân tộc(25phút) 
Bài 1:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hỏi : Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số ?
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta ?
- Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy. 
- Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm được vào vở.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh.
HĐ4: Luyện tập về so sánh 
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3.
- Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi : Cặp hình này vẽ gì ?
- Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình.
- Nhận xét bài làm của HS
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
HĐ5:Củng cố, dặn dò (2phút)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta
 Tập đặt câu có sử dụng so sánh.
- 2 em lên bảng làm bài tập 1 và 3, mỗi em làm một bài .
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
- Là các dân tộc có ít người.
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi.
- Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm
 dán bài làm của mình lên bảng. Cả lớp cùng GV kiểm tra phần làm bài của các nhóm. Cả lớp đồng thanh đọc tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà lớp vừa tìm được.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng điền từ, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài theo đáp án :
a) bậc thang, b) nhà rông, c) nhà sàn
d) Chăm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Quan sát hình và trả lời : vẽ mặt trăng và quả bóng.
- Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn.
- Trăng tròn như quả bóng.
- Một số đáp án : 
+ Bé xinh như hoa. / Bé đẹp như hoa. + Đèn sáng như sao.
+ Đất nước ta cong cong hình chữ S.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở bài tập. Đáp án : 
a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn.
b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ (như được thoa một lớp dầu nhờn).
c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.
§2-Toán : 	 LUYỆN TẬP 
I/Mục tiêu
- Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.
- Làm BT 1 ( a, b), 2 (a, b, c), 3, 4 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo trong giải toán. 
II/Đồ dùng dạy học: - VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu .	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (4phút)
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2,3/75
HĐ2.Giới thiệu bài (1phút)
 - Nêu mục tiêu tiết học
HĐ3. *Luyện tập (27phút)
Bài 1( a,c)
- Gọi 1hs nêu y/c của bài
- Y/c hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
- Y/c hs tự làm bài
- Y/c 3 hs lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước tính của mình
Phép tính c) là phép tính có nhớ 1 lần và có nhân với 0
*Bài 2(a,b,c)
- 1hs nêu y/c của bài
- Y/c cả lớp làm baì
-Y/c hs làm tiếp các phần còn lại
*Bài 3
- Gọi 1hs đọc đề bài
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài
Bài 4
- Gọi 1hs đọc đề bài 
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài và nhận xét bài làm của HS
- Chữa bài và cho điểm hs 
HĐ4: Củng cố - Dặn dò (2phút)
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà xem lại các BT đã làm. 
- 3HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
 - Đặt tính sao cho các hàng phải thẳng cột với nhau 
- Hs cả lớp làm vào vở,2hs lên bảng làm bài 
 213
 3 
 639 
- Hs cả lớp làm bài vào vở,3 hs lên bảng làm bài và nêu rõ cách tính
- Hs cả lớp làm vào vở,1 hs lên bảng làm bài
 Giải: Quãng đường BC dài là:
 172 4 = 688 (m)
 Quãng đường AC dài là:
 172 + 688 = 860 ( m)
 Đáp số : 860 m 
- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài 
 Giải: Số áo len tổ đã dệt được là:
 450 : 5 = 90 (chiếc áo)
 Số áo len tổ đó còn phải dệt là:
 450 – 90 = 360 (chiếc áo)
 Đáp số: 360 chiếc áo 
§3-Tự nhiên xã hội: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP 
 I/Mục tiêu :Sau bài học HS biết :
 - Kể được tên một số h/động nông nghiệp diễn ra ở tỉnh nơi các em đang sống. 
 - Nêu ích lợi của các hoạt động nông nghiệp trong đời sống .
 II/Đồ dùng dạy học: 
 - Các hình trang 58 , 59 ; tranh ảnh sưu tầm về các h/động nông nghiệp.
 - Giấy vẽ, bút chì, bút màu ... 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu .
 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
 2.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1 : Giới thiệu bài(1’)
 Nêu mục tiêu bài học
HĐ2 :  Làm việc theo nhóm (9’)
Bước : - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.
- Yêu cầu các nhóm quan sát trả lời các câu hỏi gợi ý: 
+ Kể tên các hoạt động được giới thiệu trong các tranh ? 
 + Các hoạt động đó mamg lại lợi ích gì ?
Bước 2 : 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ... được gọi là hoạt động nông nghiệp.
 HĐ3: .Thảo luận theo cặp(10’)
 Bước 1 : Làm việc theo cặp .
- Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi theo gợi ý :
- Hãy kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi bạn đang ở ?
Bước 2 :
- Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp .
- KL.SGK
* HĐ4: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp(9’) 
Bước 1: - Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày tranh ảnh sưu tầm được trên tờ giấy.
Bước 2: 
- Mời từng nhóm treo tranh ở bảng lớp, bình luận tranh của từng nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
 3) Củng cố - Dặn do(3’)
 - Cho liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
- Theodõi GV giới thiệu
- Ngồi theo nhóm.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
 trồng ngô , khoai , sắn , chè , chăn nuôi trâu bò  
- Tiến hành thảo luận theo từng cặp trao đổi và nói cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi mình đang ở .
- Lần lượt một số cặp lên trình bày trước lớp. 
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Lớp chia ra các nhóm để thảo luận , trao đổi và trình bày các bức tranh lên tờ giấy lớn.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày và giới thiệu về các hoạt động nông nghiệp trước lớp.
- Lớp quan sát nhận xét và bình chọn.
Thöù saùu ngaøy 07 thaùng 12 naêm 2012
§1-Luyện từ và câu: (Tăng cường)
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM - ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?
I- MỤC TIÊU:
- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước : tìm đúng các đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau.
- Ôn tập mẫu câu : Ai ( cái gì, con gì) thế nào ?
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV: Các câu thơ, câu văn trong các bài tập viết sẵn trên bảng.
-HS : VBT
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
GV
HS
A – KIỂM TRA BÀI CŨ:5’
- Gọi 3 HS lên bảng làm miệng 3 bài tập của giờ luyện từ và câu tuần 13.
- Nhận xét và cho điểm.
B- DẠY HỌC BÀI MỚI
Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
 Ôn từ chỉ đặc điểm (28’)
Bài 1:Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ, câu văn sau?
 Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Bình minh ,mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa , nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đồi sanh xanh lục.
Bài 2: Đặt 3 câu kể Ai là gì?
- Gv hướng dẫn
- Gv chốt câu đúng.
C . Củng cố dặn dò:1’
- Gv hệ thống lại bài học
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Hs làm vào vở.
2 Hs lên bảng gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm.
Hs làm vào vở.
3 Hs đứng tại chỗ trình bày.
Lớp nhận xét 
§2-Toán: (Tăng cường)
 Bài: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
GV
HS
HĐ 1: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- GV nêu các bài tập – Y/c HS tự làm
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 936 : 3	 256 : 8
 249 : 3 404 : 6
 852 : 4 333 : 5
- Y/c 3HS vừa lên bảng lần lượt nêu rỏ từng bước tính của mình.
- GV n/x củng cố nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tính theo mẫu.
Số bị chia
Số chia
Thương
Số 
dư
Thử lại
329
 4
82
1
82 x 4 + 1 = 329
248
6
404
7
187
8
435
9
Bài 3: Giải toán
Một cửa hàng có 135 kg gạo, đã bán đi 1/9 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV vẽ tóm tắt sơ đồ bảng lớp.
- Yêu cầu HS làm bài.
HĐ2: Chấm chữa bài.
- GV thu một số vở chấm – N/x.
* Hoàn thiện bài học: 
- Nhận xét tiết học
- HS tự làm VBT
- 3HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS tự làm VBT – HS lần lượt lên chữa bài - Lớp nhận xét.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Cửa hàng đã bán số kg gạo là:
135 : 9 = 15 (kg)
Cửa hàng còn lại số kg gạo là:
135 - 15 = 120 (kg)
Đáp số: 120 kg.
Sinh hoaït lôùp
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục. Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. Lên lớp
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp sinh hoạt.
* GV đánh giá chung:
 a.Ưu điểm:
 - Đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học,trang phục thực hiện tốt.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi. 
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài: HỒNG NGỌC,ĐĂNG,TRÀ GIANG 
- 1 số em còn thiếu vở bài tập :ĐÌNH VĂN ,THU TRÂM
3. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc 
 - Tổ : 3
- Cá nhân: MỸ UYÊN,ĐÌNH THÁI,CẨM NHUNG
4. Kế hoạch tuần tới:
- Ôn và xem trước bài khi đến lớp.
- Duy trì các nề nếp đã có.	
- Trang phục gọn gàng khi đến lớp.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng chống bệnh mùa khô

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc