Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 (Bản đầy đủ)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 (Bản đầy đủ)

I. Mục tiêu

1. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn ( TL được các CH 1, 2, 3, 4. HS khá, giỏi trả lời được CH5)

 2. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. HS khá, giỏi kẻ được toàn bộ câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ chuyện trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ 5/

- 2 HS đọc bài " Nhà rông ở Tây Nguyên ” và TLCH về nội dung bài.

B.Dạy bài mới:

Tập đọc( 50 phút)

1.Giới thiệu chủ điểm.

- Giới thiệu bài.

2.Luyện đọc

a.GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng kể thong thả, chậm rãi, ở đoạn 1 . nhanh hơn, hồi hộp ở đoạn 2. trở lại nhịp bình thường ở đoạn 3

- Giọng chú bé kêu cứu: thất thanh, hoảng hốt.

- Giọng bố Thành trầm xuống cảm động.

b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

+ Đọc từng câu

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

- GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.

 

doc 17 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 (Bản đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
	Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tập đọc - kể chuyện (Tiết 46 + 47 )
Đôi bạn
I. Mục tiêu 
1. Tập đọc: 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn ( TL được các CH 1, 2, 3, 4. HS khá, giỏi trả lời được CH5)
	2. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. HS khá, giỏi kẻ được toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ chuyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ 5/ 
- 2 HS đọc bài " Nhà rông ở Tây Nguyên ” và TLCH về nội dung bài. 
B.Dạy bài mới:
Tập đọc( 50 phút)
1.Giới thiệu chủ điểm.
- Giới thiệu bài.
2.Luyện đọc
a.GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng kể thong thả, chậm rãi, ở đoạn 1 . nhanh hơn, hồi hộp ở đoạn 2. trở lại nhịp bình thường ở đoạn 3
- Giọng chú bé kêu cứu: thất thanh, hoảng hốt.
- Giọng bố Thành trầm xuống cảm động.....
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- GV nghe kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Đọc từng đoạn trước lớp
H: Câu chuyện chia thành mấy đoạn?
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- GV đưa bảng phụ chép câu văn dài hướng dẫn HS cách đọc ngắt, nghỉ 
 Người làng quê như thế đấy,/ con ạ.// Lúc đất nước có chiến tranh, /họ sẵn lòng sẻ nhà/ sẻ cửa.// Cứu người,/ học không hề ngần ngại.//
- HS đọc nối tiếp lần 2
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ( sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng).
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
HS luyện đọc theo cặp.
- 2 nhóm thi đọc.
- GV theo dõi để biết HS thực sự làm việc và hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- 1HS đọc toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ HS đọc thầm đoạn 1, 2
H: Thành và Mến kết bạn vào dịp nào ?
H: Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
H: ở công viên có những trò chơi gì?
H: ở công viên Mến đã có hành động gì đáng khen?
+ HS đọc thầm đoạn 3,4 
H: Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
H:Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
* GV chốt lại.
4.Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 4, 5 
- HS luyện đọc trong nhóm
- 2 nhóm HS thi đọc theo cách phân vai.
- GV nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
Kể chuyện ( 20 phút)
1.GV nêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn 
- HS quan sát tranh minh hoạ truyện. Sắp xếp lại.
kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ
a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ 
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ điểm tựa để nhớ các ý trong câu truyện.
- GV nhắc HS: HS kể lại câu chuyện theo nhân vật theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ .
b. HS quan sát tranh tập kể chuyện
- HS quan sát lần lượt từng tranh SGK sắp xếp lại .
- Bốn HS kể nối tiếp
- Từng cặp HS tập kể
- HS kể trước lớp
- HS tự lập nhóm và phân vai.
- HS thi kể lại câu chuyện theo nhân vật.
1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
Giọng kể của người dẫn chuyện.
Giọng chú bé kêu cứu: thất thanh, hoảng hốt.
Giọng bố Thành trầm xuống cảm động.....
- GV nhận xét, bình chọn bạn kể tốt nhất 
C.Củng cố - Dặn dò 5/: - Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- GV nhắc HS về đọc bài và tập kể lại câu chuyện.
Toán (Tiết 76)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: - Biết làm tính và giải bài toán có hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học
	1. kiểm tra bài cũ 5/: - HS lên bảng chữa bài tập 2 - Nhận xét.
	2 . Dạy bài mới 32/
Bài 1:
H: ở cột thứ hai yêu cầu tìm gì?
H: Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
- HS làm bài vào vở – 1HS lên bảng làm bài - NX
H: ở cột thứ nhất yêu cầu tìm gì?
Bài 2: 
- Cho học sinh tự thực hiện lần lượt từng phép chia vào vở – 1 HS lên bảng làm bài
- GV cho HS chữa bài kết hợp nêu cách chia.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán (hoặc cho HS tự đọc thầm bài toán) rồi giải và chữa bài.
- Có thể giải như sau:
Bài giải
Số máy bơm đã bán là
36 : 9 = 4 ( cái )
Số máy bơm còn lại là
36 - 4 = 32 ( cái )
 Đáp số: 32 cái máy bơm.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài:
- GV làm mẫu cột 1 rồi cho HS làm bài cá nhân tiếp cột 2, 4; riêng HS khá, giỏi làm nốt cột 3.
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài 5: Khuyến khích HS khá, giỏi làm.
- Cho HS quan sát tìm ra góc vuông và góc không vuông.
- Nhận xét bài làm của HS.
C.Củng cố - Dặn dò3/
H: Giờ học hôm nay em luyện tập những dạng toán nào?
Về hoàn chỉnh bài và học bài.
Đạo Đức (Tiết 16)
 Biết ơn thương binh liệt sĩ (tiết 1)
I.Mục tiêu
	- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
	- Kính đọc, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việclàm phù hợp với khả năng.
II.Tài liệu và phương tiện: - Tranh minh hoạ ( Một chuyến đi bổ ích ).
 	 - Một số bài hát về chủ đề bài học.
III.Các hoạt động dạy- học 
A.Bài cũ 3/ : - Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
- Em đã làm được những việc trong tuần qua để giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
B. Bài mới 29/
1.Hoạt động1: Phân tích truyện
 * Mục tiêu: HS hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ; có thái độ biết ơn đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ.
* Cách tiến hành: - GV kể truyện có sử dụng tranh minh hoạ. 
	 - Gợi ý để HS thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi:
+ Các bạn lớp 3E đã đi đâu vào ngày 27 tháng 7?
+ Qua câu chuyện trên em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào ?
+ Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày- Lớp nhận xét.
- GV kết luận: Thương binh, liệt sĩ kà những người đã hi sinh xương máu để dành độc lập, tự do hoà bình cho tổ quốc ..... . 
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: HS phân biệt được những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ và những việc không nên làm.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đàm thoại theo từng nội dung. 
- HS trả lời trước lớp; những nhóm còn lại có thể bổ sung. 
Nhận xét ý kiến của bạn.
- GV kết luận. 
? Kể những việc em đã làm đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ ?
GV và cả lớp nhận xét.
3. Hướng dẫn thực hành 
 - Thực hiện quan tâm, giúp đỡ , những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hi sinh của các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. 
C.Củng cố - Dặn dò 3 /:- Em nêu nội dung bài học hôm nay?
 - Dặn HS thực hiện nội dung bài học.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Chính tả (Tiết 31)
Nghe viết : Đôi bạn
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả.
	- Làm đúng bài tập 2a
II. Đồ dùng dạy- học :- Bảng phụ viết nội dung BT 2. 
III. Các hoạt động dạy- học 
A. Bài cũ 5/
 - GV đọc 2, 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây...
- GV nhận xét, ghi điểm.
B - Dạy bài mới 32/
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị 
+ GV đọc diễn cảm đoạn 3 bài chính tả một lượt " Đôi bạn”.
- 2,3 HS nhìn bảng đọc lại .
+ GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết, hỏi:
H: Đoạn viết có mấy câu?
H: Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
H: Lời của bố viết như thế nào?
+ Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
- GV cho HS luyện viết từ khó: biết chuyện, làng quê, sẵn lòng, chiến tranh
b.GV đọc cho HS viết bài
- HS chép bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
c.Chấm, chữa bài
- GV chấm 5,7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài tập 2a: 
- GV nêu yêu cầu, HS làm bài vào vở.
- GV gọi một HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét , chốt lời giải đúng. " Chăn trâu - châu chấu ; chật chội - trật tự ; chầu hẫu ăn trầu ”
C.Củng cố - Dặn dò 3/
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập.
Toán (Tiết 77)
 Làm quen với biểu thức
I. Mục tiêu:
	- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
	- Biết tính các giá trị biểu thức đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học
A. kiểm tra bài cũ 5/
- 1 HS lên bảng chữa bài tập 2 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhân xét ghi điểm.
B . Dạy bài mới 32/
1. Làm quen với biểu thức - Một số ví dụ về biểu thức
- GV giới thiệu biểu thức:GV viết bảng 126 + 51 ; "Ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51"
- Gọi HS nhắc lại.
- GV viết bảng 62 - 11 ; "Ta có 62 trừ 11. Ta cũng nói đây là biểu thức 62 trừ 11".
- Gọi HS nhắc lại.
- GV viết tiếp: 13 x 3 lên bảng.( 84 : 4 ; 125 + 10 - 4 ; ...) 
+ Ta có biểu thức nào ?
- GV nhận xét.
2. Giá trị của biểu thức
- Cho HS tính kết quả các ví dụ vừa nêu:
- GV nêu 126 + 51 = 177 nên ta nói : Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177.
H:Em hãy nêu các giá trị của các biểu thức còn lại:
- GV nhận xét . 
3. Thực hành 
Bài 1
H: Bài tập yêu cầu gì?
- Cho học sinh tự thực hiện lần lượt từng phép chia rồi viết giá trị của biểu thức. 
- GV nhận xét kết luận chung.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Muốn biết mỗi biểu thức có giá trị là số nào em phải làm gì?
- HS làm bài cá nhân
- GV gọi HS trình bày.
- GV nhận xét bài làm của HS.
C. củng cố - Dặn dò 3 /
H: Em nêu VD về một biểu thức?
H: Kết quả của BT gọi là gì?
- GV nhận xét giờ học - Về hoàn chỉnh bài và học bài
Tự nhiên xã hội (Tiết 31)
 Hoạt động công nghiệp, thương mại
I.Mục tiêu 
	- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
	- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
II.Đồ dùng dạy- học: Các hình trong SGK trang 60,61.
III.Các hoạt động dạy- học 
A.Bài cũ3/: Em hãy nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp?
B. Bài mới29/
1. Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: HS biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV cho HS từng cặp kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống ?
Bước 2: - Cho HS các nhóm báo cáo kết quả học tập.
 	 - GV hoặc các nhóm khác bổ sung.
	 - Gọi HS các nhóm khác nhận xét bạn trình bày.
* GV Kết luận.
3. Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.
*Mục ...  Trì, Nam Định, Hải Dương, Hạ Long, Thanh Hoá, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt..
* Bài tập 2. 
- 2 HS đọc bài tập
H:Nêu yêu cầu của bài tập?
- HS làm bài vào vở
- HS thi kể trước lớp - lớp nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng
*Sự vậtTP:
- Đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên.
*Sự vật NT: 
- nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng.
thôn
* Bài tập 3
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Yêu cầu 3 HS làm bài thi trên bảng lớp.
- Đọc lại bài đã điền dấu hoàn chỉnh
- Lớp nhận xét chốt lại nội dung.
C.Củng cố, dặn dò5/
 - H: nhắc lại những nội dung vừa học. 
- GV nhắc HS làm đầy đủ các bài tập vào vở.
Toán (Tiết 79)
 tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
	- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ , nhân, chia.
	- áp dụng được cách tính giá trị biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
II. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ 5/ : - HS thực hiện tính giá trị của biểu thức vào giấy nháp : 25 x 3 +26 ; 1 HS lên bảng làm bài.
B. Bài mới 32/
1.GV giới thiệu bài
2.Quy tắc
- GV nêu hai quy tắc tính giá trị của các biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ , nhân chia.
a, Đối với các biểu thức chỉ có phép cộng, trừ , nhân chia. người ta quy ước: thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau. 
GV viết biểu thức 60 + 35 : 5 = ?
Gọi HS lên thực hiện theo quy ước vừa nêu.
 + Muốn tính giá trị của biểu thức 60 + 35 : 5 ta làm thế nào?
GV viết biểu thức 86 - 10 x 4 = ?
Gọi HS lên thực hiện theo quy ước vừa nêu – HS dưới lớp làm vào vở nháp - NX
 + Muốn tính giá trị của biểu thức 86 - 10 x 4 ta làm thế nào?
3. Thực hành:
Bài 1: - GV nêu yêu cầu.
	- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài
	- GV gọi HS nhận xét chốt lời giải đúng. 
* Củng cố tính giá trị của biểu thức.
Bài 2 : - H: Bài tập yêu cầu gì?
	 - H: Để điền được dấu vào ô trống ta làm thế nào? xét chốt lời giải đúng.ài

	 - GV gọi HS khá làm miệng một phép biểu thức, so sánh với giá trị biểu thức đã ghi rồi điền Đ hoặc S.
	- HS thực hiện các biểu thức còn lại vào vở 
	- GV gọi HS nêu bài làm . GV nhận xét, chữa bài. 
* GV củng cố nội dung.
Bài 3: - 2 HS đọc bài toán
	 - H: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
	 - H: Muốn biết mỗi hộp có bao nhiêu quả táo ta làm thế nào?
	 - H: Nêu cách tìm số táo của mẹ và chị?
	 - HS làm bài vào vở – 1 HS lên bảng làm bài
* Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
Bài 4: Khuyến khích HS khá, giỏi làm
C. Củng cố - Dặn dò 3/ - Nêu tên bài học hôm nay?
- GV nhận xét giờ học. Về hoàn chỉnh bài và học bài.
Âm nhạc (tiết 16)
Kể chuyện âm nhạc: cá heo với âm nhạc.
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.
I.Mục tiêu
 - Biết nội dung câu chuyện.
	 - Biết tên gọi các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
 II.Đồ dùng dạy học
 - Đọc kỹ câu chuyện Cá heo với âm nhạc. -Tên 7 nốt nhạc.
 III. Các hoạt động dạy học.
 1.ổn định tổ chức lớp (1phút): lớp hát.
 2.KTBC ( 3phút):
 - Gọi HS hát lại bài hát: : Ngày mùa vui lời 2
 - Lớp và GVnhận xét.
 3. Bài mới(30phút)
 a. GV giới thiệu bài
 b.Giảng bài.
*HĐ1: Kể chuyện âm nhạc.
 - GVđọc cho HS nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc.	
	+Nguyên nhân nào dẫn đến đàn cá heo có nguy cơ bị chết đói?
	+Làm thế nào để cứu chúng bây giờ ?	 
	+ Tàu phá băng có phá được tảng băng không ?
	+ Khi đàn cá heo được cứu sống chúng có tự bơi theo con kênh để ra biển không?
	+ Các thuỷ thủ nhớ ra điều gì?
	+ Nghe tiếng nhạc ,đàn cá như thế nào?
 - GV kết luận : Âm nhạc không chỉ ảnh hưởng đối với đời sống con người mà còn có tác động lớn đến một số loài vật. 
* HĐ2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc.
 - GV giới thiệu tên gọi 7 nốt nhạc là : Đồ - Rê - Mi - Pha - Son -La - Si.
 - HD HS chơi trò chơi
 a. Trò chơi 7 anh em: GV chỉ định 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc theo thứ tự: Đồ - Rê - Mi - Pha - Son -La - Si.
	 Bảy em đứng cạnh nhau theo thứ tựnhư trên , GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải nói có và nói tiếp Tên tôi là: theo tên nốt nhạc rồi giơ một tay lên cao. Ai nói sai tên mìnhlà thua cuộc. GV gọi em khác thay thể và cuộc chơi tiếp tục. GV gọi tên nhanh hơn và HS xưng tên cũng phải nhanh chóng nói đúng tên mình.
b. Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay
 - GV giới thiệu các nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay
 - Luyện tập ghi nhớ các nốt nhạc trên Khuông nhạc bàn tay học 5 nốt:Đồ - Rê - Mi - Pha - Son
4.Củng cố -Dặn dò (2 phút)
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn HS học thuộc bài hát;về chuẩn bị giờ sau.
Chính tả (Tiết 32)
Nhớ - viết : Về quê ngoại
I. Mục tiêu 
	- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
	- Làm đúng BT2a.
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Bảng lớp viết nội dung của BT 2a.
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ5/
- GV đọc cho HS viết vào vở nháp - 1 HS lên bảng viết: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
B.Bài mới:29/
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS viết chính tả.
a.GV đọc khổ thơ cần viết chính tả trong bài Về quê ngoại.
- Gọi 2 ; 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài: 
+ Trong đoạn thơ trên có những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao viết hoa ?
+ Cần trình bày bài thơ như thế nào ?
- GV ghi đầu bài
- HS tập viết các tiếng khó hoặc dễ lẫn.
b.GV cho HS tự viết bài.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi- chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
c.Chấm, chữa bài
- GV chấm 5,7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập
a.Bài tập 2a : 
- GV nêu yêu cầu BT.
- 2 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm VBT.
- Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV chốt lại lời giải.
- 5 HS đọc lại những từ đã được điền hoàn chỉnh
- GV kết hợp củng cố cách viết phân biệt tr / ch:
Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha - cho tròn - chữ hiếu.
4.Củng cố, dặn dò:3/
GV nhận xét giờ học - lưu ý HS sửa lỗi đã mắc trong bài; về nhà xem lạiBT2.
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn (Tiết 16)
 Nghe - kể : kéo cây lúa lên
Nói về thành thị, nông thôn
I.Mục tiêu
	- Nghe kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên . ( BT1)
	- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn theo gợi ý ( BT2).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ chuyện vui " Kéo cây lúa lên."
- Bảng lớp viết sẵn gợi ý nói về nông thôn ( BT2).
III.Các hoạt động dạy- học :
A.Bài cũ5/ : - 3HS kể truyện vui Giấu cày.
B.Dạy bài mới 32/ 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
Bài tập 1:
- 1HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- Cho cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
- GV kể chuyện giọng vui, dí dỏm; giọng khoe vui vẻ hồn nhiên.
+ Truyện này có những nhân vật nào ?
chàng ngốc đã làm gì?
+ Về nhà anh chàng khoe gì với vợ ?
+ Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao ?
+ Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?
- GV kể tiếp lần 2.
- HS nghe, tập kể lại nội dung câu chuyện theo các bước sau:
+ Chàng ngốc và vợ.
+ Kéo cây lúa lên cho cao hơn ruộng nhà bên.
+ Từng cặp HS tập kể chuyện cho nhau nghe.
+ Lần 1: 1HS khá, giỏi kể.
+ Lần 2: 5,6 HS thi kể.
- Gọi HS khá giỏi kể mẫu.
- GV nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: Kể đúng yêu cầu bài, lưu loát, chân thật.
b.Bài tập 2
- GV giúp HS nắm nội dung cần cần kể. 
- GV hướng dẫn HS chọn đề tài. giúp HS hiểu gợi ý của bài.
- Gọi HS khá lên trình bày truớc lớp.
- GVnhận xét bài làm của HS.
C.Củng cố , dặn dò3/
GV NX tiết học - dặn tiết sau.
Toán (Tiết 80)
 Luyện tập
I.Mục tiêu 
	- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, chỉ có phép trừ; chỉ có phép nhân, chỉ có phép chia ; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
II.Các hoạt động dạy- học
1.Bài cũ5/ 
- 1 HS chữa bài tập 3.
- GV nhận xét, ghi điểm
B.Dạy bài mới 32/
1.Giới thiệu bài
2.Thực hành
Bài 1:
H: Bài tập yêu cầu gì? 
H: Trong biểu thức có phép tính cộng, trừ hoặc nhân chia ta làm thế nào?
HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt HS lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét.
* Củng cố cách tính.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu, nêu cách làm, học sinh làm bài (tiến hành tương tự bài tập 1)
- GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách đặt tính và tính.
Bài 3:
- GV chữa bài.
* GV củng cố cách giải bài toán có lời văn.
Nhận xét chữa bài
Bài 4: Khuyến khích HS khá, giỏi làm
	- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
H: Muốn biết mỗi số khoanh tròn là giá trị của biểu thức nào ta phải làm gì?
- HS làm bài vào vở – GV gọi HS lên bảng làm lớp nhận xét.
* GV củng cố.
"90 là giá trị của biểu thức70 + 60 : 3"
Hoặc " Biểu thức70 + 60 : 3 có giá trị là 90 "
C.Củng cố - Dặn dò 5/
H: Giờ học hôm nay em luyện tập dạng toán nào?
- GV nhận xét giờ học
- Về hoàn chỉnh bài và học bài.
Tự nhiên xã hội (Tiết 32)
 Làng quê và đô thị
I.Mục tiêu 
	- Nêu được một số đặc điểm của làng quê và đô thị.
	- Kể được về làng, bnr hay khu phố nơi em đang sống
II.Đồ dùng dạy- học
 Các hình trong SGK trang 62, 63 .
III.Các hoạt động dạy- học 
A. Bài cũ3/
GV nêu câu hỏi kiểm tra HS nội dung mục bạn cần biết giờ học hôm trước.
B. Bài mới 29/__________________
1.Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV hướng dẫn HS quan sát SGK và ghi lại kết quả theo bảng.
Bước 2: 
- 1 số nhóm trình bày kết quả làm việc của mình. 
- GV và HS khác nhận xét và hoàn chỉnh nội dung.
* GV nêu Kết luận: 
2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Kể những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
GV chia các nhóm yêu cầu HS: Tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.
Bước 2: 
- Cho HS các nhóm báo cáo kết quả học tập.
- Gọi HS các nhóm khác nhận xét bảng trình bày.
GV kết luận: ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công. ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy.
- GV gọi 1 số HS đọc mục bạn cần biết SGK để củng cố lại kiến thức.`
C.Củng cố - Dặn dò 3/
- GV nhận xét giờ học
- Thực hiện tốt nội dung bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 16(9).doc