Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường TH Võ Thị Sáu

Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường TH Võ Thị Sáu

Môn: Tập đọc

Thứ 2 . KÉO CO

Đề bài:

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:

* Kiến thức :

 - Hiểu các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu được trò chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

* Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.

* Thái độ :

- Yêu thích trò chơi dân gian

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 	
 Môn: Tập đọc 	 
Thứ 2..	 KÉO CO
Đề bài: 	
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:
* Kiến thức : 
	- Hiểu các từ ngữ trong bài. 
	- Hiểu được trò chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 
* Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng. 
* Thái độ :
- Yêu thích trò chơi dân gian
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KTBC
4’
Kiểm tra 2 học sinh:
Học sinh 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa. 
Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?
Học sinh 2: Đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi. 
Trong khổ thơ cuối “ngựa con” nhắn nhủ với mẹ điều gì?
- Nhận xét + cho điểm. 
-Bạn nhỏ tuổi Ngựa. Tuổi ấy không thích ngồi yên một chỗ, thích du ngoạn khắp nơi
-Mẹ đừng buồn, con có đi khắp nơi, con vẫn nhớ đường về với mẹ. 
Hoạt động 2
Giới thiệu
bài
(1’)
 Ở nước ta, có rất nhiều trò chơi vui, bổ ích. Một trong những trò chơi đó là Kéo co cùng chơi kéo co những luật chơi ở mỗi cùng lại khác nhau. Bài tập đọc Kéo co hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em thấy rõ điều đó. 
Hoạt động 3
Luyện đọc
a/ Cho học sinh đọc. 
 Chia đoạn: 3 đoạn. 
Đoạn 1 : Từ đầu đến bên ấy thắng. 
Đoạn 2 : Tiếp theo đến xem hội. 
Đoạn 3 : Còn lại. 
Cho học sinh đọc. 
Cho học sinh luyện đọc những từ ngữ khó đọc: Hữu Trấp, Quế Võ, Vĩnh Yên. 
Cho học sinh luyện đọc những câu khó: Hội làng Vũ Trấp / thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm / bên nam thắng, có năm, bên nữ thắng. 
b/ Cho học sinh đọc chú giải + giải nghĩa từ. 
Cho học sinh đọc. 
c/ Đọc diễn cảm toàn bài. 
- Dùng viết chì đánh dấu đoạn. 
- Đọc đoạn nối tiếp (2, 3 lần). 
- Luyện đọc theo hướng dẫn. 
- 1 em đọc chú giải. 
- 2 em giải nghĩa từ. 
- Từng cặp luyện đọc. 
- 2 em đọc cả bài. 
Hoạt động 4
Tìm hiểu bài
10’
* Đoạn 1
Cho Học sinh đọc + quan sát tranh. 
Câu 1:Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi đó như thế nào?
* Đoạn 2
Cho học sinh đọc. 
Câu 2:Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. 
 Chốt lại: Cuộc thi của làng Hữu Trấp là cuộc thi rất đặc biệt. Bên nam kéo co với bên nữ vậy mà có năm, bên nam đã thua với bên nữ. Dẫu thua hay thắng cuộc thi rất vui. 
* Đoạn 3
Cho học sinh đọc. 
Câu 3:Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
Câu 4: Vì sao trò chơi kéo co bào giờ cũng vui?
- 1 học sinh đọc.
- Kéo co phải có 2 đội, thường số người 2 đội phải bằng nhau, thành viên của đội ôm lưng ngang nhau, hai thành viên đứng đầu của hai đội ngoắc tay vào nhau. Có nơi dùng dây thừng để kéo, mỗi đội nắm một đầu sợi thừng, giữa 2 đội có vạch ranh giới
- 1 học sinh đọc
- Thi giới thiệu. 
- Lớp nhận xét. 
- 1 học sinh đọc
- Là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. 
- Vì có rất đông người tham gia vì không khí ganh đua rất sôi nổi vì có tiếng hò reo khích lệ của người xem. 
Hoạt động 5
Đọc diễn cảm
7’
Cho học sinh đọc nối tiếp. 
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc. Đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng. 
Cho học sinh thi đọc. 
Nhận xét + khen học sinh đọc hay. 
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn. 
- Cả lớp luyện đọc theo hướng dẫn. 
- 3à 4 học sinh thi đọc đoạn. 
-Lớp nhận xét. 
Hoạt động 6
Đọc diễn cảm 3’
 Nhận xét tiết học. 
Yêu cầu học sinh về nhà luyện đọc bài văn, kể lại cách chơi kéo co cho người thân nghe. 
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Trong quán ắn “Ba cá bống”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 Môn: Toán 	 
Đề bài: 	 	LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
* Kiến thức : 
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
* Kĩ năng :
 - Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
* Thái độ :
- Tích cực luyện tập, rèn luyện kiến thức
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ ghi bài tập 1,3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KTBC
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện phép chia
84632 : 74 ; 39866 : 39
- Nhận xét, cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng thực hiện
- Lớp làm bảng con
Hoạt động 2
Giới thiệu
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được luyện tập các kiến thức đã học về chia cho số có hai chữ số.
Hoạt động 3
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
- Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét & cho điểm học sinh.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt & giải bài toán
- Nhận xét & cho điểm học sinh.
Bài 3: Hướng dẫn HS khá giỏi làm thêm
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Hỏi: 
+ Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm ta phải biết được gì?
+ Sau đó ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét & cho điểm học sinh.
Bài 4: Học vào buổi chiều
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- 6 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét & đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Đọc đề.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- 1 học sinh đọc đề.
- Phải biết tổng số sản phẩm đội đó làm trong cả 3 tháng.
- Chia tổng số sản phẩm cho tổng số người.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Hoạt động 4
Củng cố, dặn dò
- Hỏi củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà làm vở bài tập và chuẩn bị bài sau: Thương có chữ số 0
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Thứ 3.
 Môn: Chính tả 	 
Đề bài: 	 KÉO CO
 (Nghe - viết)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:
* Kiến thức : 
	- Tìm và viết đúng những tiếng có âm vần dễ viết lẫn ât hoặc âc
* Kĩ năng :
	- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co. 
* Thái độ :
- Tích cực luyện viết chính tả
- Yêu thích các trò chơi dân gian
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Một số tờ giấy A4, 1 tờ giấy khổ to. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KTBC
4’
Kiểm tra 2 học sinh. 
Đọc các từ ngữ sau: tàu thuỷ, thả diều, nhảy dây
 Nhận xét + cho điểm. 
- 2 em lên bảng viết. 
- Lớp viết vào bảng con. 
Hoạt động 2
Giới thiệu
bài
(1’)
 Trong tiết tập đọc hôm trước, các em đã được biết về trò chơi kéo co ở nhiều địa phương khác. Hôm nay chúng ta lại trở lại với trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp qua đoạn chính tả từ Hội làng Hữu Trấp đến chuyển bại thành thắng. 
Hoạt động 3
Nghe-viết
Khoảng
20’
a/Hướng dẫn chính tả. 
Cho học sinh đọc đoạn văn + nói lại nội dung đoạn chính tả. 
Hướng dẫn viết những từ ngữ dễ viết sai: Hữu Trấp, Quế Võ, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích, trai tráng
b/ Đọc cho học sinh viết. 
 Đọc cả câu hoặc cụm từ cho học sinh viết. 
 Đọc lại một lượt. 
c/Chấm, chữa bài. 
 Chấm 5-7 bài. 
Nhận xét chung. 
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi trong SGK. 
- Luyện viết từ ngữ khó. 
- 1 học sinh viết bảng
- Lớp viết vào vở
- Soát lại bài. 
- Đổi tập cho nhau, soát lỗi ghi ra bên lề. 
Hoạt động 4
Làm BT2
8’
Chọn câu b. 
a/ Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có vần ât hoặc âc có nghĩa như đã cho. 
Cho học sinh đọc yêu cầu của bài. 
Giao việc. 
Cho học sinh làm bài. phát giấy A4 cho một vài học sinh. 
Cho học sinh trình bày. 
 Nhận xét + chốt lại lời giải đúng: đấu vật, nhấc, lật đật. (dán lên bảng tờ giấy đã ghi kết quả lời giải). 
- 1 học sinh đọc to, lớp lắng nghe. 
- Một số em làm bài vào giấy. Lớp làm vào vở. 
- Một số em trình bày 
- Lớp nhận xét. 
- Chép lời giải đúng vào vở. 
Hoạt động 5
Củng cố, dặn dò 2’
Hỏi củng cố nội dung bài
Nhận xét tiết học. 
Dặn học sinh về nhà đố người thân giải đúng yêu cầu của BT1; chuẩn bị bài sau: Mùa đông trên rẻo cao (Nghe - viết)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Môn: Toán 	 
Đề bài: 	 	 THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
* Kiến thức : 
 - Biết thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
* Kĩ năng :
 - Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. 
* Thái độ :
- Tích cực thực hành kiến thức được học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ ghi bài tập 2, 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KTBC
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện tính
26367 : 26 ; 84362 : 94
- Nhận xét, cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng thực hiện
- Lớp làm bảng con
Hoạt động 2
Giới thiệu
- Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về phép chia có thương là chữ số 0
Hoạt động 3
*Hướng dẫn thực hiện phép chia
a. Phép chia 9450 : 35 (tr/h có chữ số 0 ở hàng đvị của thương)
- Viết phép chia: 9450 : 35.
- Yêu cầu học sinh đặt tính & tính.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện đặt tính & tính như SGK.
- Hỏi: Phép chia 10105 : 43 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?
- Chú ý nhấn mạnh lần chia cuối cùng 0 chia 35 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải của 7.
- Yêu cầu học sinh thực hiện lại phép chia trên.
b. Phép chia 2448 : 24 (trường có chữ số 0 ở hàng chục của thương):
- Viết phép chia 2448 : 24 & yêu cầu học sinh đặt tính để thực hiện phép chia này (tương tự như trên).
- Hỏi: Phép chia này là phép chia hết hay có dư?
- Nhấn mạnh lần chia thứ hai 4 chia 24 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải của 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện lại phép chia này.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- Nêu cách tính của mình.
- Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- Nêu cách tính của mình.
- Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
Hoạt động 4
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: Giảm tải dòng thứ 3 câu a và câu b
- Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhận xét & cho điểm học sinh.
Bài 2: Hướng dẫn HS khá giỏi làm thêm
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt & trình bày bài giải toán
- Nhận xét & cho điểm học sinh.
Bài 3: Học vào buổi chiều
- Nêu yêu cầu.
- 4 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét.
- Đọc đề.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Hoạt động 5
Củng cố, dặn dò
- Hỏi củng cố nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Chia cho  ... Hôm trước cô đã dặn về nhà các em chuẩn bị những câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn em. Hôm nay, các em sẽ kể cho cô và cả lớp nghe câu chuyện em đã chuẩn bị. 
 Câu chuyện các em kể phải liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh. 
Hoạt động 3
HDHọc sinh
5’
Cho học sinh đọc đề bài trong SGK. 
Viết lên bảng đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 
Đề: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh. 
 Lưu ý học sinh: Câu chuyện của các em phải là câu chuyện có thực. Nhân vật trong truyện phải là em hoặc các bạn của em. Lời kể phải tự nhiên, giản dị. 
- 1 học sinh đọc to, lớp lắng nghe. 
Hoạt động 4
Gợi ý
5’
Cho học sinh đọc gợi ý trong SGK. 
Gợi ý: SGK nêu 3 hướng xây dựng cốt truyện. Các em có thể kể theo một trong 3 hướng. Khi kể các em nhớ dùng từ xưng hô tôi. 
Cho học sinh nói hướng xây dựng cốt truyện. 
 Nhận xét + khen những học sinh có sự chuẩn bị tốt ở nhà. 
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý. 
- Một số học sinh lần lượt nói hướng xây dựng cốt truyện của mình. 
Hoạt động 5
Thực hành kể chuyện
18’
a/ Cho học sinh kể theo cặp. 
 Theo dõi các nhóm kể chuyện, góp ý, hướng dẫn cho các em. 
b/ Cho học sinh thi kể chuyện. 
 Nhận xét + khen học sinh có câu chuyện hay nhất + kể chuyện hay nhất. 
-Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe. 
- Một vài học sinh tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp + nói ý nghĩa câu chuyện mình kể. 
-Lớp nhận xét. 
Hoạt động 6
Củng cố, dặn dò
2’
Nhận xét tiết học. 
Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Dặn học sinh về nhà xem trước nội dung bài kể chuyện tuần 17: Một phát minh nho nhỏ 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Thứ 6
Môn: Tập làm văn 	 
Đề bài: 	LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:
* Kiến thức : 
	- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, học sinh viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài-thân bài-kết bài. 
* Kĩ năng :
- Viết bài văn miêu tả đầy đủ nội dung, câu văn ngắn gọn, ý hay.
* Thái độ :
- Yêu thích và giữ gìn đồ chơi của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
* Giáo viên: - Dàn ý bài văn đồ chơi. Một số đồ chơi mẫu.
* Học sinh: - Một số đồ chơi của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KTBC
4’
Kiểm tra 1 học sinh. 
Nhận xét + cho điểm học sinh. 
- 1 học sinh đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. 
Hoạt động 2
Giới thiệu
bài
(1’)
 Trong tiết TLV trước, các em đã biết lập dàn ý tả về một đồ chơi. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết dựa vào dàn ý đã làm để có một bài viết hoàn chỉnh với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài qua bài học Luyện tập miêu tả đồ vật.
- Ghi tên bài lên bảng.
- 3 học sinh đọc tên bài.
Hoạt động 3
Hướng dẫn
8’
a) Hướng dẫn học sinh năm yêu cầu của đề bài: 
Cho học sinh đọc đề bài.
- Viết đề bài lên bảng.
Cho học sinh đọc lại dàn bài. 
b) Hướng dẫn học sinh xây dựng kết cấu ba phần của một bài:
* Mở bài: 
- Vì sao mở bài này là trực tiếp?
- Vì sao mở bài này là gián tiếp?
- Em sẽ chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp?
* Thân bài:
- Tả bao quát: 
- Tả từng bộ phận: 
* Kết bài: 
- Không mở rộng
- Mở rộng
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi trong SGK. 
- 4 học sinh nối tiếp đọc 4 gợi ý. 
- Lớp đọc thầm lại dàn bài của mình.
- 1, 2 học sinh khá giỏi đọc lại dàn bài của mình cho cả lớp nghe. 
- Lớp đọc thầm lại mẫu.
- 1 học sinh đọc mở bài mẫu theo kiểu trực tiếp và gián tiếp.
- Vì giới thiệu trực tiếp đồ vật định tả.
- Vì kể một sự việc khác rồi dẫn dến vật định tả. 
- Trả lời cá nhân.
- 1 học sinh nêu mở bài trực tiếp của mình.
- 1 học sinh nêu mở bài gián tiếp của mình.
- 1 học sinh đọc thân bài mẫu.
- 1 học sinh giỏi nêu thân bài tả bao quát của mình.
- 1 học sinh nêu thân bài chi tiết.
- 1 học sinh đọc kết bài không mở rộng.
- 1 học sinh đọc kết bài mở rộng của mình.
Hoạt động 4
Học sinh viết bài 20’
 Nhắc lại: Các em dựa vào dàn bài để viết một bài hoàn chỉnh. 
Theo dõi học sinh làm bài.
Gọi 2 học sinh đọc bài văn của mình.
Nhận xét, góp ý cho học sinh. Chấm một số bài.
-Học sinh viết bài. 
- 2 học sinh đọc.
Hoạt động 5
Củng cố, dặn dò 2’
- Củng cố: Một bài văn miêu tả đồ vật có mấy phần?
- Nhắc những học sinh viết bài thấy chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp cho giáo viên vào tiết sau. 
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Môn: Toán 	 
Đề bài: 	 CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
* Kiến thức : 
 - Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
* Kĩ năng :
 - Áp dụng để giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, bài toán có lời văn. 
* Thái độ :
- Yêu thích học Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
* Giáo viên: - Bảng phụ ghi tóm tắt bài tập 3
* Học sinh: - Vở làm bài, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1
KTBC
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 2698 : 245
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
- 1 học sinh lên bảng thực hiện
- Lớp làm bảng con
Hoạt động 2
Giới thiệu
- Các em đã được tìm hiểu về dạng toán chia số có 4 chữ số cho số có năm chữ số. Giờ toán hôm nay, các em sẽ được rèn cách thực hiện chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
- Ghi tên bài lên bảng.
- 4 học sinh nhắc lại tên bài.
Hoạt động 3
*Hướng dẫn thực hiện phép chia:
a. Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết):
- Viết phép chia: 41535 : 195.
- Yêu cầu học sinh đặt tính & tính.
- Nếu học sinh làm đúng, yêu cầu học sinh nêu cách tính của mình.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện đặt tính & tính như SGK.
- Hỏi: Phép chia 10105 : 43 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?
- Hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương trong các lần chia:
+ 415 : 195 có thể ước lượng 400 : 200 = 2 .
+ 253 : 195 có thể ước lượng 250 : 200 = 1 (dư 50).
+ 585 : 195 có thể ước lượng 600 : 200 = 3.
- Yêu cầu học sinh thực hiện lại phép chia này. Yêu cầu học sinh tính sai thực hiện lại cẩn thận để tìm ra kết quả đúng.
b. Phép chia 80120 : 245 (trường hợp chia có dư):
- Viết phép chia 80120 : 245 & yêu cầu học sinh đặt tính để thực hiện phép chia này (tương tự như trên).
- Hỏi: + Phép chia này là phép chia hết hay có dư?
+ Với phép chia có dư ta phải chú ý điều gì?
- Hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia:
+ 801: 245 có thể ước lượng là 80 : 25 = 3 (dư 5).
+ 662 : 245 có thể ước lượng là 60 : 25 = 2 (dư 10). + 1720 : 245 có thể ước lượng là 175 : 25 = 7.
- Yêu cầu học sinh thực hiện lại phép chia này.
- Cho học sinh làm một bài toán liên hệ: 49152 : 234.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- Nêu cách tính của mình.
- Thực hiện chia theo hướng dẫn.
- Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
- Cả lớp làm nháp, 1 em trình bày lại các bước thực hiện chia.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- Nêu cách tính của mình.
- Thực hiện chia theo hướng dẫn.
- Là phép chia có số dư là5.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Cả lớp làm nháp, 1 học sinh trình bày lại các bước thực hiện.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện. Lớp làm vào bảng con.
Hoạt động 4
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: 
- Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
* Câu a: yêu cầu học sinh tự đặt tính & tính.
- Yêu cầu nhận xét bài của bạn.
* Câu b: Cho học sinh làm bài vào vở.
- Chấm một số bài.
- Nhận xét & cho điểm học sinh.
Bài 2: Giảm tải câu a (Thực hiện vào tiết tăng cường)
- Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Hãy nêu tên gọi các thành phần của phép tính.
- Hãy nêu cách tìm x
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét & cho điểm học sinh.
Bài 3: làm vào buổi chiều
- Đặt tính rồi tính.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét.
- Lớp làm vào vở. 1 học sinh làm bảng phụ lên gắn trên bảng lớp.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu.
- 1 học sinh nêu.
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vở nháp.
Hoạt động 5
Củng cố, dặn dò
- Hỏi củng cố nội dung bài: Hôm nay em học Toán bài gì? Nếu bài toán có số dư thì em lưu ý điều gì?
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh tích cực.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- 1 học sinh trả lời.
- Nếu bài toán có số dư thì số dư phải luôn nhỏ hơn số chia.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Môn: Hoạt động tập thể	Tiết: 16
Đề bài: 	SINH HOẠT TẬP THỂ VÀ NHẬN XÉT TÌNH HÌNH 
	TRONG TUẦN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
* Kiến thức : 
- Thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân, có hướng phấn đấu cho tuần tới
* Kĩ năng :
- Biết tự nhận xét ưu, khuyết điểm của bản thân và của bạn
* Thái độ :
- Có tinh thần tự giác và hướng phấn đấu trong tuần tới
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
* Giáo viên: - Nội dung sinh hoạt, một số câu hỏi để thi hái hoa dân chủ
* Học sinh: - Các tổ chuẩn bị phần nhận xét
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ + ND
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
- Giới thiệu tiết sinh hoạt tập thể
- Nhận xét tình hình chung của lớp trong tuần, động viên, tuyên dương, nhắc nhở
- Quan sát và nhận xét
Hoạt động 2
- Tổ chức cho học sinh sinh hoạt
- Giao nhiệm vụ
- Cho lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt tập thể, nhận xét ưu, khuyết điểm trong tuần theo nội dung sau:
+ Đi học đã đúng giờ chưa?
+ Đến lớp đã thuộc bài và chuẩn bị bà chưa?
+ Đồ dùng học tập có đầy đủ không?
+ Trong lớp có nói chuyện riêng, làm việc riêng không?
+ Vệ sinh cá nhân, lớp đã sạch sẽ chưa?
+ Xếp hàng trong giờ chào cờ, thể dục, múa hát tập thể đã nhanh nhẹn chưa?
+ Xếp hàng vào lớp đã thẳng chưa?
- Chốt ý
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Các tổ tự nhân xét
- Tổ bạn bổ sung
Hoạt động 3
- Tổ chức thi hái hoa dân chủ
- Yêu cầu đại diện các tổ lên bốc thăm thi hái hoa dân chủ về các nội dung sau: Các môn học, các ngày lễ trong tháng, chủ đề năm học, chủ điểm, cách ngôn
- Ban giám khảo theo dõi và tặng bông hoa điểm 10 cho các tổ trả lời câu hỏi đúng
- Nhận xét, tuyên dương các tổ đạt được bông hoa điểm 10
- Đại diện các tổ lên hái hoa dân chủ
- Ban giám khảo làm việc
- Lớp + Ban giám khảo tổng kết bông hoa điểm 10
Hoạt động 4
Củng cố, dặn dò
- Đọc báo Nhi đồng (nếu còn thời gian)
- Nhận xét tiết học
- Nêu phương hướng tuần tới cho học sinh thực hiện
- 1 học sinh đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4(1).doc