Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Hòa Bình

Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Hòa Bình

- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.

- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.

 Biết đi chuyển hướng phải trái đúng cách. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.

* Khi chuyển hướng thỡ thõn người thẳng tự nhiên.

- Chơi trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được một cách tương đối chủ động.

II, CHUẨN BỊ:

- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập.

- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ và kẻ sân.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 05 tháng 12 năm 2011
THỂ DỤC
BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ
VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
I, MỤC TIÊU: 
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
 Biết đi chuyển hướng phải trái đúng cách. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
* Khi chuyển hướng thỡ thõn người thẳng tự nhiên.
- Chơi trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được một cách tương đối chủ động.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ và kẻ sân.
 III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động GV
TG
Hoạt động HS
1. Phần mở đầu.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Khởi động các khớp.
* Chơi trò chơi “Kết bạn”.
2-Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số 
+ GV cho HS tập 2-3 lần liên hoàn các động tác.
+ GV chia tổ tập luyện theo khu vực đã phân công.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái.
GV hoặc cán sự lớp điều khiển cả lớp thực hiện (có thể chia tổ tập luyện, các tổ trưởng điều khiển các bạn tập). GV chú ý sửa các động tác sai của HS.
- Chơi trò chơi “Đua ngựa”.
+ GV cho HS khởi động kỹ các khớp.
+ GV hướng dẫn cách cầm ngựa, phi ngựa để tránh chấn động mạnh.
 + GV hướng dẫn thêm cách chơi.
3-Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
4ph
25ph
4ph
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo.
- HS chạy, khởi động các khớp và tham gia trò chơi. 
- Cán sự lớp hô cho các bạn tập.
- HS ôn theo đội hình 2-3 hàng dọc.
- HS chú ý khởi động kỹ và tham gia chơi.
- HS vỗ tay theo nhịp và hát.
- HS chú ý lắng nghe. Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra.
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG .
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính và giải bài toán có 2 phép tính. Làm BT 1, 2, 3, 4(cột 1, 2, 4).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp kẻ sẵn BT 1 và 4
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi hs lên bảng làm bài 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
3. Bài mới:
* Hoạt động1 : Luyện tập - Thực hành 
* Bài 1: (Nhóm)1hs nêu y/c của bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài, Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2: (Cá nhân)1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đặt tính và tính
- Lưu ý HS phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của thương
* Bài 3:(vở) Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 4 Nhóm( cột 1, 2, 4)
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng
-Muốn thêm 4 đơn vị cho 1số ta làm thế nào?
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
-Muốn bớt đi 4 đvị của 1 số ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- HS làm theo YC của GV
- Hs làm, 2 hs lên bảng làm bài
Thừa số
324
 3
150
 4
Thừa số
 3
324
 4
150
Tích
972
972
600
600
- 4 hs lên bảng làm bài
a. 684:6=114 b. 845:7=120(dư 5) 
c. 630:9=70 d. 842:4=210 ( dư 2) 
- Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
- 1 HS đọc.
- Ta lấy số đó cộng với 4
- Ta lấy số đó nhân với 4
- Ta lấy số đó trừ đi 4
- Ta lấy số đó chia cho 4
- HS nêu GV viết lên bảng làm bài 
Số đã cho
 8
 12
 56
Thêm 4 đvị
8+4=12
12+4=16
56+4=60
Gấp 4 lần
8x4=32
12x4=48
56x4=224
Bớt 4 đvị
8-4=4
12-4=8
56-4=52
Giảm 4 lần
8:4=2
12:4=3
56:4=14
ĐẠO ĐỨC 
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ .
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Tham gia các hoạt động đền ơn , đáp nghĩa các gia đình thươn binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
GDKNS:
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
-Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : phiếu, bảng phụ, phấn màu
	 -Học sinh :Vở bài tập đạo đức 3
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt đông1: Tìm hiểu câu chuyện: Một chuyến đi 
 Bổ ích.
+Cách tiến hành 
-Yêu cầu HS chú ý nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi:	
+Vào ngày 27 / 7 các bạn HS lớp 3A đi đâu?
+Các bạn đến trại điều dưỡng để làm gì?
+Đối với các cô chú thương binh , chúng ta phải có thái độ như thế nào?
-GV kể câu chuyện có tranh minh hoạ.
-GV tổng kết các ý kiến và nhận xét: 
Thương binh , liệt
sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc, vì vậy chúng ta cần phải biết ơn,kính trọng các anh hùng thương binh , liệt sĩ.
*Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi :
 -GV chia nhóm ,phát phiếu thảo luận,yc hs chọn việc nên làm hay không nên làm ?Vì sao?
-Tranh 1:Nhân ngày 27/7 lớp em tổ chức đi viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ.
-Treành:Chào hỏi lễ phép các chú thương binh.
-Tranh 3:Thăm hỏi ,gíup đỡ các gia đình thương binh ,liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
-Tranh 4:Cười đùa ,làm việc riêng khi chú TB nói chuyện riêng với HS tòan trường.
KL:Việc a, b ,c nên làm
 D không nên làm
*Hoạt động 1: Kể tên việc em đã làm hoặc trường em tổ chức.
Yêu cầu HS thảo luận và trả lời : Tại sao chúng ta phải biết ơn , kính trọng các thương binh liệt sĩ ?
-GV tổng kết các ý kiến và nhận xét: Chúng ta cần biết ơn và kính trọng các thương binh , liệt sĩ vì họ đã hi sinh xương máu cho đất nước. Có rất nhiều việc mà các em có thể làm được để cảm ơn các thương binh , liệt sĩ.
 *Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
+Cách tiến hành 
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận xử lí các tình huống BT3 trong phiếu.
-GV tóm tắt ý kiến thảo luận của các nhóm.
*Kết luận: Chỉ cần bằng những hành động rất nhỏ, chúng ta cũng đã góp phần đền đáp công ơn của các thương binh , liệt sĩ. 
*Hoạt động 3: Xem tranh và kể về các anh hùng thương binh , liệt sĩ.
+Cách tiến hành 
-GV yêu cầu các nhóm xem tranh và thảo luận 2 câu hỏi sau:
+Bức tranh vẽ ai?
+Em hãy kể đôi điều về người trong tranh?
-GV treo các tranh : chị Võ Thị Sáu, anh Kim đồng, anh Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản lên bảng.
* GV kết luận: Chị Võ Thị Sáu , anh Kim đồng, anh Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản tuy tuổi còn trẻ nhưng đều anh dũng chiến đấu hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải biết ơn những anh hùng liệt sĩ đó và phải biết phấn đấu học tập cho tốt để đền đáp công ơn của các anh hùng đó.
-Yêu cầu HS hát 1 bài hát ca ngợi gương anh hùng.
*Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
 Nhận xét tiết học
-các nhóm đọc câu hỏi, theo dõi câu chuyện.
+ Vào ngày 27 / 7 các bạn HS lớp 3A đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng.
+ Các bạn đến trại điều dưỡng để thăm sức khoẻ các cô chú thương binh và lắng nghe các cô chú kể chuyện.
+Chúng ta phải biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ.
-HS thảo luận cặp đôi.
-3 đến 4 cặp đôi phát biểu.
-HS nghe, nhận xét, bày tỏ thái độ của mình.
Vì những cô chú thương binh là những người đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc, cho đất nước
HS tiến hành thảo luận.
-Đại diện từng nhóm báo cáo hết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận cặp đôi.
-Đại diện nhóm lên chỉ vào tranh và giới thiệu về anh hùng đó.
-1 HS hát.
Thứ Ba ngày 06 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN 
ĐÔI BẠN .
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật với người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc khó khăn, gian khổ.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
* HS khá- Giỏi trả lời được câu hỏi 5.
*GDKNS:
	-Tự nhận thức bản thân, 
- Xác định giá trị, 
- Lắng nghe tích cực 
B - Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
* HS Khá- Giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
II. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Tập đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý:
b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài ( Tiết 2)
 - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Hỏi 1. Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?
- Giảng : Vào những năm 1965 đến ... n xét
- Trong các từ ứng dụng các chữ cĩ chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết Mạc Thị Bưởi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 3 : HD viết câu ứng dụng 
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải đồn kết. Đồn kết là sức mạnh vơ địch.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ cĩ chiều cao như thế nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết : Mạc Thị Bưởi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 4: HD viết vở tập viết 
 - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một, sau đĩ yêu cầu HS viết bài.
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu và chấm 10 bài, nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dị 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
 - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng.
- HS viết theo YC của Gv
- Cĩ chữ hoa
M, T, B.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc
Mạc Thị Bưởi.
- Chữ M, T, B cao 2 li rưỡi, các chữ cịn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc : 
Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hịn núi cao.
- Chữ M, B, l, y, h cao 2 li rưỡi, các chữ cịn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết : 
+ 1 dịng chữ M, cỡ nhỏ.
+ 1 dịng chữ T, B, cỡ nhỏ.
+ 2 dịng chữ Mạc Thị Bưởi, cỡ nhỏ.
+ 4 dịng câu tục ngữ.
Thứ Sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
NGHE – KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN.
NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN.
I/ MỤC TIÊU :
 - Bước đầu biết kể về thành thị. nông thôn dựa theo gợi ý (BT2).
	GDMT: 
 - Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Vở bài tập,viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng.
Học sinh :Vở bài tập. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
 Hát	
 +Kiểm tra bài cũ:
-GV trả bài và nhận xét về bài tập làm văn tuần 16.
+Giới thiệu bài: 
2.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động : Kể về thành thị hoặc nông thôn.
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-GV gọi HS đọc phần gợi ý .
-Yêu cầu HS suy nghĩ và chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
-Gọi HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
-Yêu cầu HS kể theo cặp
-GV gọi 5 HS kể trước lớp , sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
Củng cố – dặn dò
- Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS hoàn thành bài vào VBT và chuẩn bị bài sau.
HS lắng nghe.
Ví dụ:Tuần trước em được xem một chơng trình ti vi kể về một bác nông dân làm kinh tế trang trại giỏi.em là người thành phố,ít được đi chơi, nhìn trang trại rộng rãi của bác nông dân,em rất thích. Em thích nhất cảnh gia đình bác vui vẻ nói khi đánh bắt cá dưới một cái ao rất rộng và lắm cá.cảnh hai con trai của bác bằng tuổi như chúng em cưỡi trên hai con bò vàng rất đẹp,tay vung roi xua đàn bò đi ăn cỏ trên sườn đôi. Em rất thích cảnh ở nông thôn. 
HS trình bày bài viết , HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Chính tả - Nghe viết 
VỀ QUÊ NGOẠI .
I/ MỤC TIÊU :
- Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2b.
- Thái độ:Trình bày sạch đẹp.
CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bảng phụ viết sẵn bài chính tả .
	 - Học sinh :Bảng con ,VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
-GV sửa và nhận xét chung.
2.Giới thiệu bài 
 Trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em nghe – viết 10 dòng đầu trong bài Về quê ngoại.
3.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả .
*Hướng dẫn HS chuẩn bị. 
-GV đọc mẫu bài Chính tả lần 1.
-Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì đẹp?
*Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? 
-Trình bày thể thơ này như thế nào?
* Hướng dẫn chính tả:
-GV rút ra từ khó hướng dẫn học sinh phân tích rồi viết 
vào bảng con :hương trời, ríu rít, con đường, vầng trăng
-GV sửa sai cho HS.
+ GV đọc chính tả cho HS viết vào vở.
-GV theo dõi , uốn nắn.
* Chấm, chữa bài chính tả:
-GV yêu cầu hai học sinh ngồi gần nhau đổi tập để soát lỗi cho nhau.
-GV chấm 5 đến 7 bài, nhận xét về từng bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: 
-Gv gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
* Củng cố – dặn dò (5 phút)
-Yêu cầu HS về nhà sửa bài 
-GV nhận xét tiết học.
-Lắng nghe
 -1 HS đọc lại , cả lớp đọc thầm 
-Ở quê có: đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi.
-Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
-Những chữ đầu dòng thơ.
-Dòng 6 chữ lùi vào 2 ô. Dòng 8 chữ lùi vào 1 ô.
-HS viết bảng con.
-HS nghe - viết bài chính tả vào vở. 
-Hai học sinh ngồi gần nhau đổi tập để soát lỗi cho nhau.
Toán 
LUYỆN TẬP
 I/ MỤC TIÊU:
 - Biết tính giá trị của biểu thức các dạng : chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia. 
 II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ
 - Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động 
 Hát 
+Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên kiểm tra bài tập đã giao về nhà của tiết 79.
-GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
+Giới thiệu bài
2.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Thực hiện các biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc nhân, chia.
Bài 1:
-Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị của một biểu thức, em cần phải đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những phép tính nào và phải áp dụng quy tắc nào để tính cho đúng.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của hai biểu thức trong phần a).
-Chữa bài và cho điểm HS.
*Hoạt động 2: Thực hiện tính các giá trị biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhận, chia
Bài 2:
-Tiến hành tương tự như bài tập 1.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị của các biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhận, chia.
-Bài 3:
- HS cả lớp tự làm bài vào vở BT. Sau đó GV sửa cho HS cả lớp.
-Chữa bài và cho điểm HS.
* Củng cố – dặn dò 
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của các biểu thức.
-GV nhận xét tiết học.
-3 HS làm bài trên bảng.
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
a) 78 + 92 – 32 = 179 - 32
 = 147.
 138 – 30 – 8 = 108 – 8
 = 100
b) 30 x 2 : 3 = 60 : 3
 = 20
 80 : 2 x 4 = 40 x 4
 = 160
- HS cả lớp làm bài vào vở BT.
-Hai HS ngồi gần đổi tập cho nhau và sửa lỗi cho nhau.
-HS tự làm bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I/ MỤC TIÊU :
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- Kể được về làng, hay khu phố nơi em đang sống.
Thái độ:- Thêm yêu quý và gắn bó với nơi mình đang sống.
GDMT: 
- Nhận ra rự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.
GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử ký thơng tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đơ thị.
 - Tư duy sáng tạo thể hiện những hình ảnh đặc trưng của làng quê và đơ thị.
II/CHUẨN BỊ: 
 -Giáo viên : Các miếng ghép ghi tên các nghề cho trò chơi”Xem ai xếp đúng”, phiếu thảo luận, Hình minh hoạ.
-Học sinh :Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động :
 Hát	
 +Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra VBT của HS.
 -Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét HS trả lời và đánh giá câu trả lời.
2.Giới thiệu bài 
 3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị 
-Bước 1: Hoạt động cả lớp.
-GV hỏi: Em đang sống ở đâu? Hãy miêu tả cuộc sống ở xung quanh em bằng 3 –4 câu. (GV gợi ý cho HS)
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
-GV kết luận: 
-Bước 2: Thảo luận nhóm.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận theo yêu cầu sau:
-Hãy nêu sự khác biệt nổi bật giữa làng quê và thành 
phố (đô thị) về phong cảnh, nhà cửa, đường xá và hoạt động giao thông.
-GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.
*Hoạt động 2: Các hoạt động chính ở làng quê (đô thị) nơi em sinh sống.
-Bước 1: Thảo luận nhóm.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo yêu cầu sau: Dựa vào hiểu biết của em, hãy kể những việc thường gặpở vùng nơi em đang sinh sống?
-GV tổng hợp các ý kiến của HS.
-Bước 2: Trò chơi “ Xem ai xếp đúng”
-GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 4 bạn HS tạo thành 1 đội chơi.
GV phồ biến luật chơivà tổ chức chơi mẫu.
-GV nhận xét, phân xử đội thắng cuộc và thua cuộc.
*Hoạt động 3: Em yêu quê hương.
-Yêu cầu cặp HS vẽ tranh giới thiệu nơi em đang sinh sống
-GV nhận xét , chốt ý.
*GV kết luận: 
* Củng cố - dặn dò:
-Làm bài tập trong vở BT.
-Nhận xét tiết học.
-
3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS hoạt động cả lớp.
-4 –5 HS trình bày trước lớp.
-HS dưới lớp nhận xét, bổ xung.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
Các HS chia thành nhóm, nhận phiếu, tiến hành thảo luận và ghi kết quả ra giấy.
-Đại diện các nhóm tự trình bày kết quả.
-HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
-Mỗi dãy cử 4 HS tạo thành đội chơi
KIỂM TRA
TỔ TRƯỞNG
HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 tuan 16.doc