Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc.

Tiết 17. Bài: HỌC HÁT: BẢO LỘC QUÊ HƯƠNG TÔI

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

HS biết và được học thêm bài hát về Bảo Lộc.

Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

Qua học hát và tham gia trò chơi âm nhạc, giáo dục HS tình yêu quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.

II – GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

Sưu tầm bài ca của địa phương.

Nhạc cụ

Trò chơi âm nhạc: Hát những bài hát có tên các con vật.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 14 / 12/ 2009
 Ngày dạy: Thứ tư: 16 / 12/ 2009
TUẦN 17
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát : Bảo Lộc quê hương tôi.
2
Thủ công
Cắt dán chữ VUI VẺ 
3
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ đặc điểm - 
 Ôn tập câu: Ai thế nào ? - Dấu phẩy
4
Toán
Luyện tập chung.
5
Tập viết
Ôn chữ hoa N 
Môn: Âm nhạc.
Tiết 17. Bài: HỌC HÁT: BẢO LỘC QUÊ HƯƠNG TÔI
TUẦN 17
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS biết và được học thêm bài hát về Bảo Lộc.
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Qua học hát và tham gia trò chơi âm nhạc, giáo dục HS tình yêu quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
II – GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Sưu tầm bài ca của địa phương.
Nhạc cụ
Trò chơi âm nhạc: Hát những bài hát có tên các con vật.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định: Hát + điểm danh.
 2. Bài cũ: 1 học sinh nêu tác dụng của âm nhạc.
Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng tới con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật.
1 học sinh nêu tên các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. Đô, Rê, Mi, Pha, Son.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy hát
GV giới thiệu bài hát.
Giới thiệu bài. tên tác giả, nội dung.
Bảo Lộc quê hương ta giàu và đẹp . Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tiến đã sáng tác một bài hát nói lên sự giàu đẹp của quê hương Bảo Lộc .
Giáo viên hát mẫu cả bài.
Cho cả lớp đọc thầm. Sau đó đọc cá nhân 2 em. Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
Giáo viên dạy hát từng câu.Tập theo lối móc xích câu 1và câu 2, câu 2 và câu 3
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
GV chia nhóm cho các nhóm thi hát về những bài hát có tên các con vật. Nhóm nào hát được nhiều bài là thắng cuộc.
HS lắng nghe.
Học sinh cả lớp đọc thầm. Sau đó đọc cá nhân 2 em. Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
Học sinh tập hát từng câu đến hết bài theo yêu cầu của giáo viên .
Câu 1: Bảo Lộc quê tôi có một vùng nắng ấm chan hòa.
Câu 2: Hòa cùng thông reo muôn màu xanh bát ngát lưng trời.
Câu 3: Bao đàn chim tung cánh bay, vang lời ca trong gió mây, đem mùa xuân tươi thắm tưới khắp muôn nơi.
Câu 4: Bảo Lộc quê tôi đang tràn dâng sắc thắm hương đời.
Hát cả bài.
Học sinh tập hát cả bài theo dãy bàn, theo tổ.
 HS thực hiện trò chơi 
 4. Củng cố: HS xung phong hát lại bài: Bảo Lộc quê hương.
Liên hệ : - Qua bài hát này giáo dục học sinh điều gì? Giáo dục tình yêu quê hương .
 5. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------0-------------------------
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 17 Bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM - 
ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO ? - DẤU PHẨY
TUẦN 17
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật. (BT1).
 Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng. ( BT2). (người, vật, cảnh cụ thể).
Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. ( BT3a,b). 
Học sinh khá giỏi làm được toàn bộ BT3.
Rèn cho học sinh kỹ năng đặt câu và dùng dấu phẩy.
Học sinh có ý thức viết câu đúng ngữ pháp. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết nội dung bài tập1
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
3 bảng nhóm, mỗi bảng nhóm 1 câu văn trong bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh làm bài tập 1;
1 học sinh làm bài tập 3 tiết LTVC tuần 16 (làm miệng).
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Các em có thể tìm nhiều từ ngữ nói về đặc điểm của một nhân vật.
Giáo viên và học sinh nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: 
Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Các em có thể đặt nhiều câu theo mẫu Ai thế nào? để tả một người, (một vật hoặc cảnh) đã nêu.
Giáo viên nhận xét - chấm đểm những bài làm đúng.
Bài 3:a,b
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. 
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu củabài
Học sinh trao đổi theo cặp.
Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Cuối cùng mời 3 học sinh lên bảng ( Mỗi em viết 1 câu nói về đặc điểm của một nhân vật.- theo yêu cầu a,b,hay c.) - đọc bài.
Lời giải:
a) Mến 
Dũng cảm / tốt bụng / không ngần ngại cứu người / biết sống vì người khác /.
b)ĐomĐóm 
Chuyên cần / chăm chỉ / tốt bụng.
c) Chàng Mồ Côi 
Chủ quán
thông minh / tài trí / công minh / biết bảo vệ lẽ phải / biết giúp đỡ những người bị oan uổng/. 
Tham lam, dối trá, xấu xa / vu oan cho người / .
Bài tập 2: 
Học sinh đọc câu mẫu.
1 học sinh đặt 1 câu: Ví dụ: Bác nông dân rất chăm chỉ.
Cả lớp làm bài cá nhân. 4 học sinh làm bảng nhóm và gắn lên bảng lớp.
Lớp nhận xét.
Ai
Thế nào?
a)Bác nông dân 
Rất chăm chỉ / rất chịu khó / rất vui vẻ khi cày xong thửa ruộng.
b)Bông hoa trong vườn 
Thật tươi tắn / thơm ngát / thật tươi tắn trong buổi sớm mùa thu...
c)Buổi sớm hôm qua 
Lạnh buốt / lạnh chưa từng thấy / chỉ hơi lành lạnh...
Bài 3: Học sinh đọc đề - nêu yêu cầu của bài
Lớp làm bài vào vở. 
2 học sinh lên bảng thi điền dấu phẩy đúng, nhanh..
Giải:
a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
3. Củng cố: Nêu cách đặt câu có từ chỉ đặc điểm.
1 Học sinh khá giỏi làm BT3 c.
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
4. Dặn dò: Về làm bài (nếu chưa xong). 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------0--------------------------
Môn: Toán
Tiết 83 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
TUẦN 17
I – MỤC TIÊU:
Biết tính giá trị biểu thức ở cả 3 dạng.
Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức.
Rèn cho học sinh kỹ năng tính giá trị của biểu thức và kỹ năng giải toán.
Học sinh cẩn thận khi làm toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 4 hai lần,
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh làm bài tập 1;
1 học sinh làm bài tập 2
1 học sinh làm bài tập 3/ Vở bài tập tiết 82.
Gọi 1 số học sinh nêu các quy tắc đã học về tính giá trị của biểu thức.
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên giúp học sinh tái hiện nhanh các quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học.
Bài 1: Nêu cách làm
Học sinh tự làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2:( dòng 1)
- Học sinh nêu cách làm - làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3: :( dòng 1) 
Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức có dấu ( ).
Giáo viên nhận xét , sửa bài.
Bài 5:
- Nêu cách giải.
Cách 1: Tính số hộp bánh sau đó tính số thùng bánh.
Cách 2: Tính số bánh được xếp trong mỗi thùng. Sau đó tính số thùng bánh.
Học sinh đọc lại 4 quy tắc tính giá trị của biểu thức đã học.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
a) 324 – 20 + 61 = 304 + 61 b) 21 x 3 : 9 = 63 : 9
 = 365 = 7 
188 + 12 – 50 = 200 - 50 40 : 2 x 6 = 20 x 6
 = 150 = 120 
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
a) 15 + 7 x 8 = 15 + 56 b)90 + 28 : 2 = 90 + 14 
 = 71 = 104 
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
a)123 x ( 42 – 40 ) = 123 x 2 b) 72 : ( 2 x 4 ) = 72: 8 
 = 246 = 9 
 Bài 5: Học sinh đọc đề bài. Tìm hiều đề, phân tích đề - nêu cách giải.
Cách 1: Giải:
Số hộp bánh có là:
800 : 4 = 200 ( hộp )
Số thùng bánh có là:
200 : 5 = 40 ( thùng )
Đáp số: 40 thùng
Cách 2
Số bánh được xếp trong một thùng là: 4 x 5 = 20 (bánh )
Số thùng bánh có là:
800 : 20 = 40 ( thùng )
Đáp số: 40 thùng.
3. Củng cố: 2 Học sinh lên nối thi biểu thức với giá trị của nó theo bài tập 4.
 86 - ( 81 – 31 ) 90 + 70 x 2 142 - 42 : 2
 230 36 280 50 121
 56 x (17 - 12) (142 - 42) : 2
 Dành cho học sinh khá giỏi trả lời miệng.
Bài 2:( dòng 2)
201 + 39 : 3 = 201 +13 b) 564 – 10 x 4 = 564 – 40
 = 214 = 524 
Bài 3:( dòng 2)
a ) ( 100 + 11) x 9 = 111 x 9 b) 64 : ( 8 : 4) = 64 : 2 
 = 999 = 32 
4. Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------------0--------------------------------
.
Môn: Tập viết
Tiết 17 Bài: ÔN CHỮ HOA N
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố cách viết chữ viết hoa N thông qua bài tập ứng dụng.
Viết đúng chữ hoa N (1 dòng ), Q, Đ ( 1 dòng) , viết đúng tên riêng Ngô Quyền ( 1 dòng) và câu ứng dụng Đường vô xứ Nghệ quanh quanh / Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở tập viết 3.
Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ viết hoa N.
Tên riêng Ngô Quyền và câu ca dao: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ được viết trên dòng kẻ ô li.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con : Mạc Thị Bưởi.
Giáo viên kiểm tra phần luyện viết thêm của học sinh. 
Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mớ ... ớp. Một số em chuẩn bị rất tốt Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở đồ dùng học tập
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
	2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp. 
Thi đua học tốt giành nhiều hoa chiến công chào mừng ngày 22/12.
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
Tham gia các hoạt động của Đội, của trường
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ : Múa hát tập thể.
Học sinh lắng nghe.
Họ chiến đấu bảo vệ tổ quốc, không sợ gian lao nguy hiểm.
Làm những công việc phù hợp với bản thân để tỏ lòng biết ơn họ.
Học sinh hát.
Ý kiến cá nhân.
Ý kiến cá nhân
Tuyên dương: Trâm, Lộc Linh, Nhi, Tuyên, Nghĩa, Quang Anh, Đăng, Trang, Hậu, , Điệp.
Phê bình: Trường, Quyền Linh, Tín,
Vinh, Kim Anh, Khoa, Tân, Chương, Hải, 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh lắng nghe.
Xếp loại: 
Nhất: Tổ 3.
Nhì: Tổ 1
Ba: Tổ 2.
Học sinh lắng nghe.
 3. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.
-------------------------------0-------------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn: Hoạt động tập thể.
Tiết 34 Bài: TÌM HIỂU VỀ CẢNH ĐẸP CỦA ĐẤT NƯỚC
- SƠ KẾT TUẦN 17
 I- MỤC TIÊU
* Tìm hiểu về cảnh đẹp đất nước.
- Giúp học sinh hiểu về về cảnh đẹp đất nước ta.
- Yêu quý đất nước.
* Tổng kết chủ điểm 
* Sơ kết lớp tuần 17
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để 
có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
 - Sinh hoạt tập thể.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh: - Kể một số tấm gương anh hùng của đất nước.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
1. Tìm hiểu về cảnh đẹp đất nước.
- Nêu những cảnh đẹp đất nước ta mà em biết?
- Trong các cảnh đẹp của đất nước em đã được đi thăm những nơi nào? Hãy tả lại cảnh đẹp nơi đó?
- Em cần làm gì để phong cảnh nơi đó thêm đẹp?
2. Sơ kết tuần 17.
- Học sinh từng tổ nhận xét về tổ mình.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
Ưu điểm: Các bạn đi học đầy đủ. Trong lớp chú ý theo dõi bài cô giảng, tự giác làm tốt các bài kiểm tra.
Tồn tại: Một số bạn còn tiếp thu bài chậm
Giáo viên nhận xét chốt lại.
3. Nêu phương hướng tuần 18
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Ôn tập tốt để chuẩn bị thi cuối kỳ 1. Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của Đội, trường.
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ.
- Đà Lạt, Đầm ri, Đầm Sen, Suối Tiên, Thác Mơ, đèo Hải Vân, Hồ Tây, chùa Một Cột,...
- Học sinh kể cảnh đẹp mà mình được đi thăm.
- Giữ vệ sinh chung.
- Ý kiến cá nhân.
- Ý kiến cá nhân.
Tuyên dương: Oanh, Thanh Điệp, Uyên, Quốc Anh, Thiện, My, Sang, Kiên, Nhi ,
Phê bình: Kim Điệp, Hiệu, Huyền, Thuận, Như, Lý.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố: - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
4. Dặn dò: Về xem lại các bài đã học.
 Thực hiện tốt công tác tuần tới.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
	-------------------------------------0----------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thủ công 
 Tiết 17 Bài : CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ ( Tiết 1)
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh biết vận dụng kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ theo đúng quy trình kỹ thuật. 
- Rèn cho học sinh kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ.
- Học sinh yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
	II - CHUẨN BỊ :
	- Giáo viên : Mẫu chữ VUI VẺ; Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ, giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán .
	- Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu chữ mẫu VUI VẺ, cho học sinh quan sát mẫu chữ VUI VẺ .
 - Cho học sinh nêu các chữ cái có trong chữ mẫu.
 - Cho học sinh nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ.
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại cách kẽ, cắt các chữ V, U, I, E . 
- Giáo viên nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ (bằng tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ).
 * Hoạt động 2 : Hướng dẫn quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ 
 Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?)
- Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E giống như đã học ở các tiết trước.
- Cắt dấu hỏi: Kẻ dấu hỏi trong 1 ô vuông. Cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi (?)
Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ.
- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn như sau : Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô; Giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi dán phía trên chữ E. 
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào các vị trí đã ướm. Dán các chữ cái trước, dán dấu hỏi sau.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở.
* Cho học sinh tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi của chữ VUI VẺ. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Các chữ : V, U, I, E . 
- Học sinh nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ: Các chữ cái trong 1 chữ cách nhau 1 ô; chữ này cách chữ kia 2 ô. 
- 1 số học sinh nhắc lại cách kẽ, cắt các chữ V, U, I, E .
 - Học sinh quan sát, theo dõi.
 - Học sinh tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi của chữ VUI VẺ.
3.Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. 
4. Dặn dò : Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để giờ sau thực hành “Cắt, dán chữ VUI VẺ”.
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thể dục
 Tiết 34 Bài : ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ VÀ THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I - MỤC TIÊU :
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 đến 4 hàng dọc , đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu học sinh thực hiện các động tác tương đối chính xác.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp ; đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác tương đối thuần thục.
- Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột ”. Yêu cầu biết tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học nghiêm túc, tự giác, tích cực.
	II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, kẻ sẵn vạch chuẩn bị cho tập đi vượt chướng ngại vật và đi chuyển hướng phải, trái. 
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung bài học : Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản đã học. Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột ”. 
- Cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân.
- Cho học sinh khởi động : Xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, gối, cánh tay.
- Cho học sinh chơi trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”.
- Cho học sinh ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp ; đi chuyển hướng phải, trái.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 đến 4 hàng dọc
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định , yêu cầu mổi học sinh được tập làm chỉ huy ít nhất 1 lần.
- Giáo viên đi đến từng tổ quan sát , nhắc nhở giúp đỡ học sinh .
* Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp ; đi chuyển hướng phải, trái.
- Cả lớp thực hiện theo đội hình hàng dọc , mổi em cách nhau 2 – 3m giáo viên điều khiển chung và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trật tự .
- Từng tổ trình diễn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải, trái .
* Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột ”.
- Giáo viên điều khiển cho học sinh chơi Có thể cùng 1 lúc cho 2 – 3 đôi cùng chạy đuổi ,nhưng phải chú ý nhắc nhở các em đảm bảo an toàn .
4. Củng cố: - Cho học sinh đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Giáo viên hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: Ôn các nội dung ĐHĐN và RLTTCB đã học .
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1’
1’
2’
1’
 3’
10 - 12’
2- 3 lần
5-7’
5 – 7’
 1’
1’
 1’
*LT
*
*
*
*
*
*
*
*
* LT
 * * * * * * *
 * TT
 XP
 CB
 x 
 x x
	 x	 x x x x 
 x x
 x 
* LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17, thu 4,5,6.doc