TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (trả lời được các CH trong SGK)
B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ. (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện).
- KNS: Ra quyết định: giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK
Tuần 17 Thứ 2 ngày 27 tháng 12 năm 2010 Tập đọc – Kể chuyện Mồ Côi xử kiện I. Yêu cầu cần đạt: A. Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (trả lời được các CH trong SGK) B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ. (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện). - KNS: Ra quyết định: giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK III. Các hoạt động dạy - học: Tập đọc A. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra HS đọc thuộc lòng bài thơ Về quê ngoại và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: 30’ 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. GV giới thiệu bài học. HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. 2. Luyện đọc. * GV đọc diễn cảm toàn bài – HS quan sát tranh minh hoạ truyện trong SGK. * GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó. - Đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài. - GV giúp HS hiểu nghĩa những từ khó được chú giải cuối bài. Giải nghĩa thêm từ mồ côi; Yêu cầu HS đặt câu với các từ: bồi thường để các em hiểu chắc hơn nghĩa của từ. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 10’ - Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi: + Câu chuyện có những nhân vật nào? + Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? - Một HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời: + Tìm câu nêu lí lẽ của bác nông dân? + Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào? + Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử? - HS phát biểu, GV chốt lại. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3, suy nghĩ, trả lời: + Tại sao Mồ Côi lại bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc 10 lần ? + Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà? - HS trao đổi nhóm 2: Thử đặt tên khác cho câu chuyện. 4. Luyện đọc lại.5’ - GV đọc diễn cảm đoạn3. Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3. - HS phân vai đọc truyện (mỗi tổ 4 em) - GV và cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất. Kể chuyện: 18’ a. GV nêu nhiệm vụ. Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện. b. Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện. - GVhướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ nêu nội dung từng bức tranh . - Một HS khá, giỏi kể mẫu đoạn 1. - Từng cặp HS tập kể. - 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện (Theo các tranh 1, 2, 3, 4.) - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. - Một HS kể lại toàn truyện. C. Củng cố, dặn dò: 5’ - GV hỏi: Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện. Toán Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này. - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ:5’ - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện: 268 – 68 +17 48 : 2 : 6 - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới : 28’ 1. GV nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc. * GV viết biểu thức 30 + 5 : 5 - Cho HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính: làm phép tính chia trước sau đó làm phép tính nhân. - GV nêu tiếp: Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào? - Cho HS thảo luận và nêu. - GV nêu kí hiệu thống nhất: (30 + 5 ) : 5 * GV nêu qui tắc tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn: Ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước. Sau đó thực hiện phép chia: (30 + 5) : 5 = 35 : 5 - Cho HS đọc nhiều lần quy tắc bài học. = 7 - GV lưu ý HS cách trình bày như đã hướng dẫn. 2. Thực hành. Bài 1 (Tính giá trị biểu thức): GV giúp HS làm mẫu 1 bài; cho HS nêu cách làm: - HS tự làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài (Đây là những biểu thức có dấu ngoặc đơn nhưng chỉ có phép tính cộng và trừ) a) 25 –(20 – 10) = 25 -10 b) 125 + (13 + 7) = 125 + 20 = 15 = 145 80 – (30 + 25) = 80 – 55 416 – (25 -11) = 416 - 14 = 25 = 402 Bài 2: HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. GV có thể chọn 1 biểu thức trong bài, bỏ dấu ngoặc để HS tính giá trị. Ví dụ: 65 + 15 x 2 = 65 + 30 = 95 Sau đó so sánh với giá trị của biểu thức (65 + 15) x 2 để thấy được giá trị 2 biểu thức này khác nhau do thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau; từ đó lưu ý HS phải làm đúng quy tắc. a) (65 + 15) x 2 = 80 x 2 b) (74 – 14) :2 = 60 : 2 = 160 = 30 48 : ( 6 : 3) = 48 : 2 81 : (3 x 3 ) = 81 : 9 = 24 = 9 Bài 3: Cho HS đọc bài toán, cùng nhau tìm cách làm; HS có thể nêu 2 cách giải, sau đó HS tự làm vào vở rồi chữa bài. Cách 1: Bài giải Cách 2: Bài giải Số sách xếp trong mỗi tủ là: Số ngăn có ở cả hai tủ là: 240 : 2 = 120 (quyển) 4 x 2 = 8 (ngăn) Số sách xếp trong mỗi ngăn là: Số sách xếp trong mỗi tủ là: 120 : 4 = 30 (quyển) 240 : 8 = 30 (quyển) Đáp số: 30 quyển sách Đáp số: 30 quyển sách C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’ - GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. - Dặn HS ghi nhớ 2 quy tắc vừa học. Đạo đức Biết ơn thương binh, liệt sỹ (tiết2) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết công lao của các thương binh, liệt sỹ đối với quê hương, đất nước. - Kính trong, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sỹ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HSKG: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sỹ do nhà trường tổ chức. - KNS: KN xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Xem tranh và kể những người anh hùng. 10’ - GV chia HS thành các nhóm 4, phát mỗi nhóm 1 tranh Trần Quốc Toản, Lí Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng ; yêu cầu các nhóm thảo luận cho biết: + Người trong tranh là ai? + Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của anh hùng,liệt sĩ đó? + Hãy hát hoặc đọc 1 bài về người anh hùng đó? - Các nhóm cử đại diện trả lời. - GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV tóm tắt về gương anh hùng, liệt sĩ mà HS đã nêu. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. 10’ - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày về hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đã tìm hiểu. - GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV treo bảng phụ có ghi các việc làm đối với thương binh, gia đình liệt sĩ. Hoạt động 3: HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề biết ơn TBLS. 10’ - GV tổ chức cho HS làm việc chung cả lớp. - GV kết luận chung: Thương binh, liệt sỹ là những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sỹ. Hoạt động 4. Cũng cố, dặn dò: 5’ - GV hệ thống nội dung, nhận xét tiết học và dặn về nhà: Mỗi nhóm sưu tầm, tìm hiểu về nền văn hoá, về cuộc sống và học tập, về nguyện vọng... của thiếu nhi một số nước. Thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm 2010 Âm nhạc Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc (). - áp dụng được việc tính giá trị biểu thức vào dạng bài tập điền dấu (>, <, =). - Các bài tập cần làm: Bài 1,2. Bài 3(dòng 1). Bài 4. - Dành cho HS khá, giỏi.Bài 3 (dòng 2) II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra HS học thuộc 4 qui tắc tính giá trị biểu thức. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Luyện tập: 28’ Bài 1. Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức. - Củng cố cho HS tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn. + 1HS nêu miệng bài a: 238 - ( 55- 35) = 238- 20 b) 84 : (4 : 2) = 218. ( 72 + 18 ) x 3 175 – (30 + 20) - Gọi 3 HS lên bảng làm, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài 2. Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức. Cho HS làm vào vở. a) ( 421 – 200) x 2 b) 90 + 9 : 9 421 – ( 30 + 20) ( 90 + 9) :9 c) 48 x 4 : 2 d) 67 – (27 + 10) 48 x (4: 2) 67 – 27 + 10 - HS nêu cách tính của cặp biểu thức b: 90 + 9 : 9 = 90 + 1 ( 90 + 9) :9 = 99 :9 = 91 = 11 - So sánh 2 biểu thức => biểu thức có số và phép tính giống nhau nhưng biểu thức có dấu ngoặc => giá trị khác nhau. Vậy phải thực hiện theo đúng quy tắc thì mới có kết quả đúng. Bài 3 (dòng 1) (Điền dấu >, <, =): HSKG làm thêm dòng 2 Cho HS nêu cách làm bài, sau đó HS tự làm vào vở rồi chữa bài. (12 + 11) x 3 .......45 30 ......(70 + 23) : 11 + (52 – 22).....41 120 ......484 :(2 + 2) Bài 4 Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở SGK . - Hướng dẫn HS xếp thành hình ngôi nhà. - GV theo bổ sung thêm cho những em còn lúng túng. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV hệ thống nội dung. - Dặn HS ghi nhớ 4 quy tắc vừa học. Luyện từ và câu Cô Mĩ Hoa dạy Tự nhiên và xã hội An toàn khi đi xe đạp I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - HSKG: Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định. - KNS: KN làm chủ bản thân: ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh áp phích về ATGT; Các hình trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 5’ - Kiểm tra 2 HS nêu một số đặc điểm của làng quê và đô thị. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: 25’ Hoạt động 1: Tìm hiểu ai đi đúng, đi sai luật giao thông. 10’ Bước 1: Làm việc theo nhóm GV chia nhóm 4, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trang 45, 46 (SGK) chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai đường? Vì sao? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. - GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Tìm hiểu luật giao thông đối với người đi xe đạp.10’ - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi: + Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông? - Một số HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: Khi đi xe đạp cần phải đi về bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. - Cho HS liên hệ việc tham gia giao thông hằng ngày của mình đã đúng luật chưa. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Trò chơi “Đèn xanh đèn đỏ”. 5’ - HS cả lớp đúng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải. - Lớp trưởng hô: Đèn xanh: Cả lớp quay tròn 2 tay. Đèn đỏ: Cả lớp dừng lại và để tay ở vị trí cũ. - HS tiến hành chơi nhều ... 2) a. II. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: 5’ - HS viết vào bảng con thủa bé, lưỡi, thẳng băng – 2 HS viết bảng lớp. - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới: 28’ 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS viết chính tả. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét: + Vầng trăng nhô lên được tả đẹp như thế nào? + Đoạn viết có mấy câu? Những chữ nào trong đoạn viết hoa? - HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài. b. GV đọc cho HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2 (Lựa chọn): - GV chọn cho HS làm bài 2a (HS khá, giỏi làm thêm bài 2b); GV giải thích: Để điền đúng các cặp từ chỉ khác nhau âm đầu (hoặc dấu thanh) vào đúng chỗ trống trong câu, các em cần chú ý đến nghĩa của từ. - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào vở nháp (Các em chỉ viết từ chứa tiếng cần điền). - GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, sau đó từng em đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT. a) cây mây : cây gạo. b) Cho HS điền vần ăt hoặc ăc. C. Củng cố, dặn dò. 5’ GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành BT2. Thứ 5 ngày 30 tháng 12 năm 2010 Chính tả Nghe - viết: Âm thanh thành phố I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm được từ có vần ui/ uôi (BT2). Làm đúng BT(3) a/b. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: GV yêu cầu HS viết 5 chữ bắt đầu bằng d/ gi/ d. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc một lần đoạn chính tả. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm. + Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? - HS đọc thầm đoạn văn tập viết những từ dễ mắc lỗi. b. GV đọc cho HS viết bài. c. Chấm, chữa bài: Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra và ghi số lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2 (Tìm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi): - HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 1 số HS đọc các từ vừa tìm được. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r - HS thảo luận N2; 1 HS đọc gợi ý, HS khác nêu từ: + Ví dụ: Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,...gần như nhau (giống) - Tương tự HS làm phần còn lại. - Một số HS trả lời trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, chốt ý đúng. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập3b. Luyện từ và câu Ôn về từ chỉ đặc điểm Ôn tập câu ai thế nào? dấu phẩy I. Yêu cầu cần đạt: - Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1). - Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả một đối tượng (BT2). - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3 a, b; HSKG làm được toàn bộ BT3). II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi ND BT2; 3 băng giấyviết câu văn trong BT3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Kiểm tra miệng 2 HS làm lại BT1 và BT3 (Tiết LTVC tuần16). 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. GV nhắc các em chú ý: Có thể tìm nhiều TN nói về đặc điểm của một nhân vật. - HS trao đổi nhanh theo N2. GV mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. - GV và cả lớp nhận xét và nêu lời giải đúng. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập (Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?) - GV hướng dẫn HS đọc lại mẫu: Bác nông dân rất chăm chỉ. - HS làm bài vào VBT, 1HS làm bài vào bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3 (Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn). - HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân. GV phát phiếu cho 3 HS đại diện cho 3 nhóm làm vào phiếu. - Cả lớp và GV cùng nhận xét bài làm của 3 HS rồi chốt ý đúng. - Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền đúng dấu phẩy. HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà đọc lại đoạn văn của BT3. Tập làm văn Viết về thành thị, nông thôn I. Yêu cầu cần đạt: Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết trình tự mẫu lá thư (trang 83 SGK). III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS làm lại BT1 và 2 của tiết TLV tuần 16. - Một HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS khác đọc trình tự viết một lá thư (Mẫu SGK). - GV mời 1 HS khá, giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình. - GV nhắc HS có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn; trình tự cần đúng thể thức, nội dung hợp lí. - HS làm bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - HS đọc lá thư trước lớp. GV nhận xét, chấm điểm một số bài. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. Thứ 6 ngày 31 tháng 12 năm 2010 Tự nhiên và xã hội Ôn tập học kì I I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó. - Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK và các tranh ảnh sưu tầm về nội dung các cơ quan trong cơ thể đã học. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” - Bước 1: GV chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Bước 2: GV tổ chức cho HS quan sát tranh theo nhóm, các nhóm thi đua nhau lên ghi tên các bộ phận của cơ quan (hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh); Mỗi tổ ghi 1 tranh. - GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào ghi nhanh và đúng nhất. Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm. - GV chia nhóm 4; mỗi nhóm cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK - Các nhóm trình bày kết quả và dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em sưu tầm được. - Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi em đang sống. - GV nhận xét tuyên dương các nhóm. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. Thủ công Cắt, dán chữ Vui ve I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ vui ve. - Kẻ, cắt, dán được chữ vui ve. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối. - Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ vui ve. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối. II. GV chuẩn bị: Mẫu chữ VUI VE cắt đã dán và mẫu chữ VUI VE cắt rời chưa dán; Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VE. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. GV giới thiệu mẫu chữ VUI VE và hướng dẫn HS quan sát để rút ra nhận xét: Số lượng các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. - GV hướng dẫn các bước kẻ, cắt, dán chữ VUI VE theo quy trình: + Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái V, U, I, E (Giống bài học trước) và hướng dẫn cắt dấu hỏi. + Bước 2: Dán thành chữ VUI VE. - GV lưu ý HS sắp xếp các chữ đã cắt trên đường chuẩn, chữ cái cách nhau 1 ô dấu hỏi đặt trên chữ E. Bôi hồ và dán vào vị trí đã ướm. Đặt tờ giấy nháp lên mặt chữ rồi miết nhẹ. Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ VUI VE GV tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VE theo qui trình đã nêu. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. Toán Hình vuông I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông. - Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông). II. Đồ dùng dạy - học: Các mô hình có dạng hình vuông; ê ke, thước kẻ. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông. - GV giới thiệu: Đây là hình vuông ABCD (GV vẽ sẵn vào bảng) + Hình vuông có 4 góc vuông (Lấy ê ke kiểm tra 4 góc xem có là góc vuông không?) 4 cạnh hình vuông có độ dài bằng nhau (Dùng thước để kiểm tra). - GV kết luận: Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. - GV cho HS tìm thêm một số hình để nhận biết thêm về hình vuông. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1 (Tô màu hình vuông trong các hình sau): - GV yêu cầu HS tự nhận biết trong các hình tứ giác đã cho, hình nào là vuông sau đó tô màu vào các hình đó. - HS làm bài cá nhân, GV kiểm tra. Bài 2: a. Đo rồi ghi số đo độ dài mỗi cạnh hình vuông vào chỗ chấm: - GV hướng dẫn HS dùng thước có chia cm để đo, rồi ghi kết quả đo được vào các cạnh củahinh vuông đã cho. - HS làm bài cá nhân, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. b. Viết tên các cạnh thích hợp vào chỗ chấm: HS tự tìm tên cạnh thích hợp để điền vào chỗ chấm Bài 3 (Kẻ thêm đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình vuông) - HS kẻ tuỳ ý một đoạn thẳng để tạo ra hình vuông. Bài 4 (Vẽ hình theo mẫu): - HS làm bài cá nhân, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò. GV nhận xét bài làm của HS. Dặn HS về ôn lại bài đã học. Hoạt động tập thể Kiểm điểm cuối tuần I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập. - Bình xét thi đua. - Nêu kế hoạch tuần tới. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập. b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần: - Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác. - Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, hay quên sách vở, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt. c. Bình xét thi đua. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập học kỳ II của HS. - Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu. - Sơ kết HKI. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
Tài liệu đính kèm: