Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường tiểu học Ialy

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường tiểu học Ialy

A- Tập đọc.

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: vùng quê, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, lạch cạch, phiên xử.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật, đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.

2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nội dung các từ được chú thích ở cuối bài.

- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.

B- Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện – kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường tiểu học Ialy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày tháng năm 2011
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
A- Tập đọc.
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: vùng quê, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, lạch cạch, phiên xử.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật, đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.
2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung các từ được chú thích ở cuối bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
B- Kể chuyện:
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện – kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Tập đọc
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A .Hoạt động 1: Ba điều ước
- Gọi lần lượt 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
B- Hoạt động 2:
1- Giới thiệu bài: ghi đề bài.
2- Luyện đọc.
a. Đọc mẫu toàn bài: 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó:
- Phát âm từ khó: vùng quê ,nông dân, công đường, giãy nảy, 
* Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Từ khó: Công đường?
 Bồi thường?
+ Đặt câu với từ bồi thường?
- Yêu cầu 3 HS đọc bài.
- Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó.
 Bác này vào quán của tôi/ hít hết mùi thơm lợn quay/ gà luộc/ vịt rán/ mà không trả tiền//. Nhờ ngài xét cho//.
* Đọc theo nhóm:
* Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
+ Theo em nếu ngửi hương thơm trong quán có phải trả tiền không? Vì sao?
+ Bác nông dân đưa ra lý lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?
+ Lúc đó MôCôi hỏi bác thế nào?
+ Bác nông dân trả lời ra sao?
+ Chàng MồCôi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào?
+ Tại sao MồCôi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
+ Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục khẩu phục?
+ Em hãy thử đặt 1 tên khác cho truyện?
4. Luyện đọc lại:
- GV chọn đọc mẫu 3 đoạn sau đó yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo vai.
--> Nhận xét cách đọc của nhóm.
-3HS thực hịên.
- HS lắng nghe. 
- Theo dõi GV đọc.
- HS tiếp nối đọc từng câu. (2 vòng)
- HS nhìn bảng đọc đồng thanh.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn.
- HS đọc chú giải trong SGK. 
- 2-3 HS đặt câu.
- 3 HS đọc tiếp nối nhau mỗi em đọc 1 đoạn trước lớp.
- 2 HS đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi và đánh dấu vào SGK.
- Đọc theo nhóm 3, lần lượt từng HS đọc .
 - 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc lại cả bài, cả lớp theo dõi SGK.
- 3 nhân vật: Mồ Côi, bác nông dân và tên chủ quán.
+ Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
- 2-3 HS phát biểu ý kiến.
+ “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả”.
+ Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của quán không?
+ Bác thừa nhận là mình có hít hương thơm của quán.
+ Chàng MồCôi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần.
+ Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng (2x10=20 đồng).
+ Vì Mồ Côi đưa ra lý lẽ một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc” thế là công bằng.
+ Vị quan tòa thông minh, phiên tòa đặc biệt.
- 4 HS luyện đọc lại bài theo vai.
- 2 nhóm thi đọc theo vai cả bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi 1 HS đọc lại yêu cầu 1 của phần kể chuyện SGK/141.
2. Kể mẫu:
- Gọi 1 HS kể mẫu nội dung tranh.
- Yêu cầu HS kể đúng nội dung tranh minh họa và truyện ngắn gọn và không nên kể nguyên văn như lời của truyện.
3. Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 4 HS kể lại câu chuyện theo vai.
- Nhận xét,tuyên dương. 
C .Hoạt động 3:
- BTVN: Học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS đọc lại yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng. Một hôm có 1 lão chủ quán đưa 1 bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền.
- Kể chuyện theo cặp.
- 3 HS kể nối tiếp câu chuyện.
- 4 HS kể theo vai.
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
----------------------0o0----------------------- 
TOÁN
Tiết 81:	 TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp theo)
I- Mục tiêu: 
Gìúp HS: Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
II- Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1:
- Kiểm tra bài tập đã giao về nhà.
 345:5-27
 89+45x7 
- Nhận xét chữa bài, cho điểm.
B- Hoạt động 2:.
1- Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 
2- Hướng dãn tìm hiểu bài
- Viết lên bảng 2 biểu thức 
 30+5:5 và (30+5):5.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức 
+ Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 2 biểu thức:
 30+5:5 = 30+1
 = 31
- Viết lên bảng biểu thức 3x(20-10)
- Yêu cầu HS học thuộc lòng quy tắc.
3. Thực hành - luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm, sau đó HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như bài 1.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
- Yêu cầu HS lên tóm tắt.
+ Muốn biết mỗi ngắn có bao nhiêu quyển sách, chúng ta phải biết được điều gì?
+ Tìm số sách của mỗi tủ làm thế nào?
+ Tìm số sách của mỗi ngăn làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS giải cách 2.
C .Hoạt động 3:
- Yêu cầu HS về luyện thêm về cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc.
- Nhận xét, tiết học.
- 1 HS lên bảng làm.Lớp làm vào nháp.
- 2 HS nêu lại quy tắc.
- Nghe giới thiệu.
- HS thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
- Biểu thức thứ nhất không có dấu (), biểu thức thứ 2 có dấu ().
- Trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
- Giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- HS nêu cách tính giá trị biểu thức này và thực hiện:
 3x(20-10) = 3x10
 = 30
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc đề.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở. 
a. 25-(20-10) = 25-10
 = 15 
 - 2 HS lên bảng, lớp làm vở. 
a. (65+15)x2 = 80x2
 = 160
 48: (60:3) = 48:3
 = 16 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK. 
- Có 240 quyển sách xếp vào 2 ngăn tủ  mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách.
- HS nêu.
Tóm tắt:
 2 tủ: 240 quyển sách.
4 ngăn, 1 ngăn có  quyển sách.
- Phải biết mỗi tủ có bao nhiêu sách, có tất cả bao nhiêu ngăn sách.
- Lấy 240:2 = 120 (q.sách)
- Lấy số quyển sách của 1 tủ chia đều cho 4 ngăn 120:4 = 30(quyển)
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở. 
- HS nêu miệng.
----------------------0o0----------------------- 
Thứ ba ngày tháng năm 20 
THỂ DỤC
Tiết 33: BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN. TRÒ CHƠI: CHIM VỀ TỔ.
I- MỤC TIÊU.
- Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB đã học. Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: “Chim về tổ”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động. 
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch cho HS chơi trò chơi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP :
Nội dung 
Đ/lượng
Phương pháp tổ chức
1- Phần mở đầu.
-Ổn định tổ chức, nhận lớp.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi: “làm theo hiệu lệnh”.
- Ôn bài thể dục phát triển chung, 3x8 nhịp.
2- Phần cơ bản.
a. Tiếp tục ôn các động tác ĐHĐN và RLTTCB đã học:
- Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV. Mỗi nội dung tập 2-3 lần.
- Tập theo tổ tại các khu vực đã phân công. GV đi đến từng tổ chắc nhở và sửa động tác chưa chính xác cho HS.
- Biểu diễn thi đua giữa các tổ, tổ trưởng điều khiển. 
- Tập phối hợp các động tác: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi đều 1-4 hàng dọc, di chuyển hướng phải trái.
b. Chơi trò chơi: “Chim về tổ”
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và nội quy chơi sau đó cho HS chơi thử 1 lần. --> HS chơi chính thức, đảm bảo an toàn trong vui chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ thả lỏng, vỗ tay theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài, khen ngợi HS tập tốt.
- BTVN: Ôn bài thể dục phát triển chung và các động tác RLTTCB.
4’
1 lần
8-10’
1 lần
5-6’
6-8’
4’
- 4 hàng dọc.
- vòng tròn.
- 4 hàng ngang.
 x
 x x x x
 x x x x
 x x x x
 x x x x
x x
 x
x x
 x
x x
 x
x x
 x
x x
 x
x x
 x
x x
 x
x x
 x
x
 x
 x x x x
 x x x x
 x x x x
 x x x x
---------------------0o0----------------------- 
CHÍNH TẢ
Tiết 33: NGHE – VIẾT: VẦNG TRĂNG QUÊ EM.
I- Mục đích, yêu cầu.
Rèn kỹ năng viết chính tả.
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn văn ;Vầng trăng quê em.
- Làm đúng các bài tập điền các tiếng chứa âm, vần dễ lẫn (d/gi/r hoặc ăc/ăt
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hai tờ giấy khổ to viết nội dung bài 2b.
iII- Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1:
- Gọi 1 HS lên bảng – Lớp viết bảng con. - Nhận xét.
B- Hoạt động 2:
a. Nêu mục đích, yêu cầu bài học-ghi đề bài. 
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
+ Vầng trăng nhô lên được tả đẹp như thế nào?
* Hướng dẫn trình bày:
+ Bài viết có mấy câu?
+ Bài viết chia thành mấy đoạn?
+ Chữ đầu dòng được viết như thế nào?
+ Trong đoạn chữ nào phải viết hoa?
- Hướng dẫn cho HS viết từ khó: 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm.
* Viết chính tả:
- GV đọc từng câu ngắn, từng cụm từ để HS viết, nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi:
GV đọc bài.
* Chấm, chữa bài:
- GV thu chấm tổ 1.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- Mở bảng phụ.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
C .Hoạt động 3:
- Nhận xét bài vi ...  cân đối, đều phẳng, đẹp, muốn vậy cần dán theo đường chuẩn, khoảng cách giữa các chữ cái phải đều. Khi chúng ta phải đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán và vuốt cho chữ thẳng, phẳng, không bị nhăn. Dấu hỏi dán sau cùng, cánh đầu chữ E nửa ô.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của HS và lựa chọn những sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật cho cả lớp quan sát.
- Khen ngợi, khuyến khích, động viên các em làm được sản phẩm đẹp. 
- HS thực hành kẻ chữ.
- HS nêu:
B1: Kẻ , cắt các chữ cái của chữ vui vẻ và dấu?.
B2: Dán thành chữ vui vẻ.
- HS thực hành.
- HS theo dõi.
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kĩ năng thực hành kẻ, cắt, dán chữ của HS.
- Về nhà ôn lại các bài trong chương “Cắt dán chữ cái đơn giản”. Giờ học sau mang giấy thủ công, thước, bút, chì, kéo, hồ dán để làm bài kiểm tra.
- Nhận xét tiết học. 
-----------------------0o0-----------------------
Thứ năm ngày tháng năm 20
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG 
(Tiết 6)
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra HTL 17 bài HTL (từ đầu năm học).
- Luyện tập viết đơn (gửi thư viện trường xin cấp lại thẻ đọc sách).
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi sẵn tên bài đọc có yêu cầu học thuộc lòng. 
- Phô tô đủ mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc cho từng HS.
III- Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học hinh
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học. 
2. Kiểm tra HTL:
- Em hãy nêu lại các bài học thuộc lòng.
- Gọi HS lên bảng bốc thăm và đọc, trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài. cho điểm từng HS.
3. Ôn luyện về viết đơn:
- Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
+ Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc đơn của mình.
- HS lắng nghe. 
- Hai bàn tay em, khi me vắng nhà, quạt cho bà ngủ, mẹ vắng nhà ngày bão, mùa thu của em, ngày khai trường, nhớ lại buổi đầu đi học, bận, tiếng ru, quê hương, vẽ quê hương, cảnh đẹp non sông, Vàm Cỏ Đông, nhớ Việt Bắc, nhà bố ở. Về quê ngoại, anh Đom Đóm. 
- Lần lượt HS bốc thăm và chuẩn bị bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK.
+ Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất.
- Nhận phiếu và tự làm.
- 5-6 HS đọc lá đơn của mình.
ĐƠN XIN CẤP LẠI THẺ ĐỌC SÁCH
	Kính gửi: Thư viện Trường tiểu học Nguyễn Trãi.
	Em tên là: Lê Hoài Linh.
	Sinh ngày: 3-10-1996.
	Nơi ở: 56 Thông Thiên Học.
	Học sinh lớp 3C Trường tiểu học Kim Đồng.
	Em làm đơn này xin đề nghị thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm 2005 vì em đã trót làm mất.
	Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.
	Em xin trân trọng cảm ơn!
	Người làm đơn
 	 Lê Hoài Linh
4. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn và chuẩn bị giấy tiết sau viết thư.
- Nhận xét tiết học. 
----------------------0o0----------------------- 
TOÁN
Tiết 89: LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về:
- Phép nhân, chia trong bảng; phép nhân, chia các số có 2 chữ số, ba chữ số cho số có một chữ số. 
- Tính giá trị biểu thức.
- Tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật. Giải các bài toán về tìm một phần mấy của một số.
II- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Nêu quy tắc tính chu vi hình vuông? HCN? 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 48x6 ; 124x7 ; 103x9 ; 540x4
Bài 2: Tính chu vi của khu vườn HCN có chiều dài là 89m, chiều rộng 23m.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm. 
B- Bài mới.
Bài 1: “Thi tiếp sức”.
-Nhận xét.
 Bài 2: (SGK)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nêu luật chơi, cách tổ chức chơi.
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương đội thắng cuộc. 
Bài 3:
- Nêu cách tính chu vi HCN.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, cho điểm.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì? 
- Yêu cầu HS lên tóm tắt, cả lớp tóm tắt vở nháp.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số làm thế nào?
+ Muốn tìm số m vải còn lại ta phải biết gì?
-YC HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 5: (trò chơi tiếp sức)
- Nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính nhân, chia, cộng trừ.
- Yêu cầu HS chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 HS lên bảng làm bài, HS ở dưới lớp làm vào phiếu bài tập.
- Chữa bài, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn tập thêm phép nhân, chia trong bảng.
- Chia số có 2,3 chữ số với số có 1 chữ số. Ôn tập về giải toán có lời văn để chuẩn bị KT học kì.
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS nêu quy tắc 
- 2 HS lên làm bài 1.
- 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp.
- Mỗi HS nối tiếp nhau thực hiện 1 phép tính.
95x5 = 63:7 = 8x8= 3x8 = . . . 
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
-HS làm bài theo YC.
- HS chia làm 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn lên tiếp sức làm bài
a. 47 281
 x 5 x 3 . . . 
b. 872 2 261 3 . . .
- 1 HS đọc đề bài SGK.
- Chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở. 
Bài giải:
Chu vi mảnh vườn HCN là:
 (100+60)x2 = 320 (m)
 Đáp số: 320 m.
- 1 HS đọc đề.
+ Có 81m vải, bán 1/3 số mét vải.
+ Số mét vải còn lại sau khi bán
- 1 HS lên tóm tắt – lớp tóm tắt vào vở.
 81 m
 đã bán? m còn? m
+ Tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.
- Lấy số đó chia cho số phần.
+ Ta phải biết đã bán được bao nhiêu m vải.
 81:3 = 27 (m)
 81-27 = 54 (m)
- 1 HS lên bảng giải. Cả lớp làm bài vào vở. 
- HS đọc đề bài.
- Nhân chia làm trước, phép cộng, trừ làm sau.
- HS thực hiện yêu cầu. 
a. 25x2+30 = 50+30
 = 80
b. 75+15x2 = 75+30
 = 105
c. 70+30:2 = 70+15
 = 85
----------------------0o0----------------------- 
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HTL 
I- Mục tiêu:
 - Kiểm tra HTL.
 - Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi sẵn tên các bài HTL. 
- 4 tờ phiếu viết sẵn bài tập 2 và bút dạ.
III- Các hoạt động dạy, học.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ. 
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu giờ học. 
2. Kiểm tra HTL:
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy:
- Gọi HS đọc thêm chuyện vui: “Người nhát nhất”.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Bà có phải là người nhát nhất không? Vì sao?
+ Truyện đang cười ở điểm nào?
“Người nhát nhất”
Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố lúc về, cậu nói với mẹ: 
- Mẹ ạ, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.
Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con lại nói thế?
Cậu bé trả lời:
- Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt tay con.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.
- Xem lại các bài tập để chuẩn bị kiểm tra.
- Nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm để hiểu nội dung chuyện.
- 4 HS đọc bài trên lớp.
+ Bà không phải là người nhát nhất, mà bà lo cho cậu bé khi đi ngang qua đường đông xe cộ.
+ Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại cứ nghĩ là bà rất nhát.
----------------------0o0----------------------- 
Thứ năm ngày tháng năm 20
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP - KIỂM TRA VIẾT( CHÍNH TẢ –TLV)(T9)
----------------------0o0-----------------------
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (Cuối HK I)
----------------------0o0----------------------- 
THỂ DỤC
Tiết 36: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I- MỤC TIÊU.
- Sơ kết học kì I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập từ đó cố gắng học tập tốt hơn.
- Chơi trò chơi: “Đua ngựa” tham gia chơi chủ động.
II- SÂN TẬP, DỤNG CỤ:
- Sân bãi rộng sạch, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Kẻ sẵn vạch chơi trò chơi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp tổ chức
1- Phần mở đầu.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cả lớp chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân.
- Trò chơi: “Kết bạn”.
- Thực hiện bài TDPTC mỗi lần 4x8 nhịp.
2- Phần cơ bản.
- Cho HS chưa hoàn thành những nội dung kiểm tra được ôn luyện và kiểm tra lại. 
- Sơ kết học kỳ I.
- Hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong kì: (Tên gọi, khẩu lệnh, cách thực hiện).
- Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- Bài TDPTC 8 động tác.
- Thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản: Đi vượt chướng ngại vật thấp. Đi chuyển hướng phải, trái.
- Trò chơi vận động là: Tìm người chỉ huy. Thi đua xếp hàng. Mèo đuổi chuột. Chim về tổ. Đua ngựa.
- Trong quá trình GV nhắc lại những kiến thức trên, GV mời 1 số em lên thực hiện các động tác đúng đẹp, khi HS tập, GV nhận xét và nêu những sai lầm thường mắc và cách sửa để HS nắm chắc được kĩ thuật động tác.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS, khen ngợi và biểu dương những em và tổ, nhóm làm tốt, nhắc nhở cá nhân, tập thể còn tồn tại cần khắc phục để có hướng phấn đấu KH II.
- Chơi trò chơi đua ngựa: (HS yêu thích)
Nêu lại cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho HS chơi.
3- Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ thả lỏng sau đó vỗ tay và hát.
- GV + HS cùng hệ thống lại bài và nhận xét, khen ngợi những HS thực hiện động tác chính xác.
- BTVN: Ôn luyện TDPTC và các động tác RLTDCB.
5’
2 lần
6’
6-8’
10-12’
4-5’
2-3’
- 4 hàng dọc
- chạy vòng tròn
- 4 hàng ngang
 ¯
 x x x x
 x x x x
- 4 hàng ngang
 ¯
 x x x x
 x x x x
 x x x x
 x x x x
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. 
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ: GV : Công tác tuần.
 - HS: Bản báo cáo công tác trực vệ sinh nề nếp của tổ của các tổ.
III. . - HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA G VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung: Nề nếp học tập và vệ sinh 
Công tác tuần tới: 
Thực hiện chương trình học 8– LĐVS, các tổ trực nhật.
Đăng kí thi đua: vỏ sạch chữ đẹp.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ
- ATGT: bài 2
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ t 
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.rưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào 
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm mùa thu ngày khai trường tuần, tháng
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt	
Xếp loại thi đua Tuần 
Tổ
Điểm cộng
Điểm trừ
Còn lại
Xếp hạng
Cá nhân tuyên dương
Cá nhân phê bình
1
2
3
4
5
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TUẦN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 1718.doc