Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Tuần 17

Tập đọc

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 964Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tập đọc 
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ Mục tiêu: 
Tập đọc:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nãy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử,...
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
Nắm được nghĩa của các từ mới: công đường, bồi thường 
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói: 
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện 
Kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật 
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe: 
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’)
Bài cũ: (4’) Về quê ngoại. 
GV gọi 3 HS đọc bài và hỏi:
+ Nội dung bài nói gì?
GV nhận xét, cho điểm.
GV nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (2’)
GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
GV: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Mồ Côi xử kiện”. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông minh, tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh, tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà trước sự gian trá củaq tên chủ quán ăn.
Ghi bảng.
Hoạt động 1: luyện đọc (15’)
Mục tiêu: giúp HS đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng đọc phù hợp với lời nhân vật:
+ Giọng kể của người dẫn chuyện: khách quan
+ Giọng chủ quán: vu vạ, thiếu thật thà
+ Giọng bác nông dân: phân trần, thật thà khi kể lại sự việc, ngạc nhiên, giãy nảy lên khi nghe lời phán của Mồ Côi đòi bác phải trả tiền cho chủ quán.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn HS: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
GV nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
GV gọi từng dãy đọc hết bài.
GV nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 3 đoạn.
GV gọi HS đọc đoạn 1.
GV gọi tiếp HS đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: công đường, bồi thường 
GV cho HS đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe.
GV gọi từng tổ đọc.
Cho 1 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’)
Mục tiêu: giúp HS nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận 
GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào? 
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? 
GV: vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục. 
GV cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi:
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.
+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào? 
+ Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử?
GV cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi:
+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? 
+ Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà?
GV chốt lại: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc làrất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm.
GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy thử đặt tên khác cho truyện.
GV chốt: gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã. Bố Thành luôn nhớ gia đình Mến và có những suy nghĩ rất tốt đẹp về người nông dân. 
Hoạt động 3: luyện đọc lại (17’)
Mục tiêu: giúp HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
 GV chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý HS đọc đoạn văn.
GV hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi). GV uốn nắn cách đọc cho HS. 
GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. (20’) 
Mục tiêu: giúp HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý
Phương pháp: Quan sát, kể chuyện
 GV nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện.
Gọi HS đọc lại yêu cầu bài.
GV cho 5 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung từng đoạn.
GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho HS kể chuyện theo nhóm. GV cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu:
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm HS lên sắm vai.
Củng cố: (2’)
GV: qua giờ kể chuyện, các em đã thấy: kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
Hát.
3 HS đọc.
HS trả lời.
HS quan sát và trả lời.
HS lắng nghe.
HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
HS đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân.
HS đọc thầm.
Câu chuyện có những nhân vật chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
Chủ quán kiện bác nông dân về việc bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phán xử.
Bác giãy nãy lên: tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền. 
Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần vì xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
Mồ Côi đã nói: bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.
HS thảo luận nhóm và trả lời.
Vị quan toà thông minh /Phiên xử thú vị / Bẽ mặt kẻ tham lam 
HS các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện. 
5 HS lần lượt kể.
HS kể chuyện theo nhóm.
Cá nhân.
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
GV nhận xét tiết học.
GV động viên, khen ngợi HS kể hay.
Khuyết khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Rút kinh nghiệm:
..
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
..
.
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: giúp HS biết cách tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này. 
Kĩ năng: HS tính nhanh, chính xác. 
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
GV: đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS: vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’)
Bài cũ: Luyện tập (4’)
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động:
Giới thiệu bài: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo) (1’)
Hoạt động 1: GV nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc (8’) 
Mục tiêu: giúp HS ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng có dấu ngoặc ()
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát 
GV viết lên bảng biểu thức: 30 + 5: 5 và yêu cầu HS đọc.
GV yêu cầu HS suy nghĩ tính: 30 + 5: 5 
GV cho HS nêu lại cách làm.
+ Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào?
GV chốt: Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta viết thêm kí hiệu dấu ngoặc () vào như sau: (30 + 5): 5
Quy tắc: Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.
Cho HS nêu quy tắc.
GV hướng dẫn HS đọc: Biểu thức (30 + 5): 5 đọc là: “Mở ngoặc, 30 cộng 5, đóng ngoặc, chia cho 5”
GV chốt: Muốn tính giá trị của biểu thức (30 + 5): 5 ta lấy 30 cộng 5 bằng 35 rồi lấy 35 chia 5 được 7
GV viết lên bảng biểu thức: 3 x (20 – 10) và yêu cầu HS đọc.
GV yêu cầu HS suy nghĩ tính: 3 x (20 – 10) 
GV cho HS nêu lại cách làm.
Hoạt động 2: thực hành (8’) 
Mục tiêu: giúp HS biết cách tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc ( ) 
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức:
GV gọi HS đọc yêu cầu.
GV cho HS tự làm bài. 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện. 
GV cho lớp nhận xét.
Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức: 
GV gọi HS đọc yêu cầu.
GV cho HS tự làm bài. 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện.
GV cho lớp nhận xét.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS lên sửa bài bằng 2 cách.
GV nhận xét.
Hát.
HS đọc.
HS suy nghĩ, tính và nêu kết quả: Muốn tính giá trị của biểu thức 30 + 5: 5 ta lấy 5 chia 5 trước rồi lấy 30 cộng với 1 được 31
30 + 5: 5 = 30 + 1
 = 31 
- HS nêu.
Ta có thể kí hiệu như sau:
30 + 5
: 5
30 + 5
: 5
30 + 5: 5
Cá nhân.
HS đọc.
(30 + 5): 5 = 35: 5
= 7
HS đọc.
HS suy nghĩ, tính và nêu kết quả: Muốn tính g ...  mình. 
Hoạt động 3: thảo luận nhóm (13’)
Mục tiêu: giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. 
Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành:
Yêu cầu 2 HS tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi: “Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới”
Nghe HS báo cáo, ghi lại kết quả trên bảng.
Yêu cầu HS nhắc lại.
Kết luận: Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở những nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh. Các em có thể viết thư ket bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện tình đoàn kết của các em đối với các em thiếu nhi quốc tế
Hát.
HS tự liên hệ.
HS các nhóm tiến hành thảo luận (mỗi nhóm thảo luận 1 tranh)
Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài.
Không khí buổi giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười
Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn, giao lưu, giúp đỡ các bạn bè ở nhiều nước trên thế giới
Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
HS chuẩn bị trò chơi sắm vai.
Sau phần trình bày của một nhóm, các HS khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.
Cả lớp cùng Hát.
Các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Đóng tiền ủng hộ các bạn nhỏ Cuba, các bạn ở nước bị thiên tai, chiến tranh. 
Tham gia các cuộc thi vẽ tranh, viết thư, sáng tác truyện,  cùng các bạn thiếu nhi quốc tế
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: bài: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2)
Rút kinh nghiệm:
..
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
..
Ôn Tập làm văn 
GV tiếp tục giúp cho HS kể được những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng
GV gọi HS đọc yêu cầu 
+ Bài tập yêu cầu em điều gì?
GV hướng dẫn: các em có thể kể được những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị) nhờ một chuyến đi chơi (về thăm quê, đi tham quan), xem một chương trình ti vi, nghe một ai đó kể chuyện 
Bài tập yêu cầu các em nói đủ ý (Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng.
Gọi 1 HS khá giỏi tập nói trước lớp
Cho HS làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau kể được những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị) 
Cho các tổ thi đua kể được những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị) trước lớp
GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. 
Cá nhân
Bài tập yêu cầu em kể được những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý trong SGK.
Cá nhân
Lớp nhận xét và bổ sung 
Cá nhân
Tập làm văn
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: Viết về thành thị, nông thôn.
Kĩ năng: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, HS viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị): thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng.
Thái độ: HS tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị:
GV: bảng lớp viết trình tự mẫu của một lá thư (trang 83, SGK): Dòng đầu thư; Lời xưng hô với người nhận thư ; Nội dung thư ; Cuối thư: Lời chào, chữ kí họ và tên. 
HS: Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’)
Bài cũ: (4’) Nghe kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn.
GV gọi 1 HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên và 1 HS lên nói về thành thị, nông thôn. 
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: Viết về thành thị, nông thôn 
Hướng dẫn viết thư: Viết về thành thị, nông thôn (33’)
Mục tiêu: HS viết được thư.
Phương pháp: thực hành 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
+ Bài tập yêu cầu em điều gì?
GV hướng dẫn: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, các em hãy viết một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị: thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng. Mục đích chính là để kể cho bạn nghe được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức của một bức thư và cần thăm hỏi tình hình của bạn, tuy nhiên nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày của một bức thư
Yêu cầu cả lớp viết thư.
Gọi 1 HS khá giỏi đọc bức thư của mình trước lớp.
GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất.
Hát.
HS kể và trình bày.
(1’)
Cá nhân.
Bài tập yêu cầu em viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
HS nhắc lại.
HS thực hành viết thư.
Cá nhân. 
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập học kì 1. 
Toán
HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: giúp HS nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc) 
Kĩ năng: HS biết vẽ hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông) 
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
GV: đồ dùng dạy học: các mô hình có dạng hình vuông và một số mô hình không phải là hình vuông, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
HS: vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’)
Bài cũ: Luyện tập chung (4’)
GV sửa bài tập sai nhiều của HS.
Nhận xét vở HS.
Các hoạt động:
Giới thiệu bài: Hình vuông (1’)
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông (8’) 
Mục tiêu: giúp HS bước đầu có khái niệm về hình vuông 
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát 
GV vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật, 1 hình tròn, 1 hình tam giác 
GV yêu cầu HS dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình vuông.
GV yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các cạnh của hình vuông.
Kết luận: Hình vuông có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau.
Cho HS nhắc lại
Hoạt động 2: thực hành (8’) 
Mục tiêu: HS biết cách nhận dạng hình vuông 
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Tô màu hình vuông trong các hình sau
GV gọi HS đọc yêu cầu.
GV cho HS dùng thước ê ke kiểm tra góc vuông của các hình, qua đó nhận biết được hình nào là hình vuông và tô màu vào hình đó. 
GV cho HS tự làm bài. 
GV cho lớp nhận xét.
Bài 2: Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình vuông vào chỗ chấm: 
GV gọi HS đọc yêu cầu.
GV gọi HS làm bài.
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình chữ nhật:
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
GV gọi HS làm bài.
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài.
GV Nhận xét
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu:
GV gọi HS đọc yêu cầu.
GV gọi HS làm bài.
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài.
GV nhận xét.
Hát.
HS tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ GV đưa ra.
HS dùng thước ê ke kiểm tra: hình vuông có 4 góc đều là góc vuông.
HS dùng thước đo độ dài các cạnh.
Cá nhân.
HS đọc.
HS dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình.
HS làm bài.
Lớp nhận xét.
HS đọc.
HS làm bài. 
HS thi đua sửa bài.
HS đọc.
HS làm bài. 
HS thi đua sửa bài.
Lớp nhận xét.
HS đọc. 
HS làm bài.
HS sửa bài.
Lớp nhận xét. 
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
Chuẩn bị: Chu vi hình chữ nhật.
GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
..
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Tự nhiên xã hội 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: giúp HS củng cố các kiến thức đã học về cơ thể và cách phòng một số bệnh có liên quan đến cơ quan bên trong, những hiểu biết về gia đình, nhà trường và xã hội.
Kĩ năng: HS kể tên được các bộ phận của cơ quan trong cơ thể.
Nêu chức năng của một trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên.
Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình.
Thái độ: HS có ý thức giữ gìn sức khỏe và tham gia vào các hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
GV: tranh vẽ do HS sưu tầm, hình các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh, thẻ ghi tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó.
HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’) 
Bài cũ: An toàn khi đi xe đạp (4’)
Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông?
GV nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động:
Giới thiệu bài: (1’) Ôn tập và kiểm tra học kì 1 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi Ai nhanh? Ai đúng? (33’) 
Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. 
Phương pháp: quan sát, giảng giải 
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm tranh vẽ các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
GV yêu cầu mỗi nhóm:
+ Gắn các bộ phận còn thiếu vào sơ đồ câm
+ Gọi tên cơ quan đó và kể tên các bộ phận
+ Nêu chức năng của các bộ phận
+ Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh 
Nhóm: 
Tên cơ quan: 
Sơ đồ
Tên các bộ phận 
Chức năng các bộ phận
Các bệnh thường gặp 
Cách phòng
GV tổ chức cho HS quan sát tranh và gắn thẻ vào tranh
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
GV chốt lại những nhóm gắn đúng và sửa lỗi cho những nhóm gắn sai.
GV kết luận: mỗi cơ quan bộ phận có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta phải biết giữ gìn các cơ quan, phòng tránh các bệnh tật để khoẻ mạnh.
Hát.
HS kể.
HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
HS quan sát tranh và gắn thẻ.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: bài 35: Ôn tập và kiểm tra học kì 1 (tiếp theo). 
Rút kinh nghiệm:
..
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
..
..
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc