Giáo án Lớp 3 - Tuần 18: GV: Hoàng Thị Lành

Giáo án Lớp 3 - Tuần 18: GV: Hoàng Thị Lành

/ Mục tiêu:

-Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.

Hướng dẫn HS luyện đọc bài Quê hương.

-Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60chữ/15phút)

II/ Đồ dùng dạy học:

Hs: sgk

Gv: sgk, phiếu viết tên từng bài tập đọc.

 

doc 160 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18: GV: Hoàng Thị Lành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18:
 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010.
Tập đọc:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
-Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
Hướng dẫn HS luyện đọc bài Quê hương.
-Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60chữ/15phút)
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: sgk
Gv: sgk, phiếu viết tên từng bài tập đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài: (2’)
 Nêu nội dung tiết học.
2.Kiểm tra tập đọc (khoảng 1/4 số HS) (5’)
3.Hướng dẫn HS luyện đọc bài Quê hương.(8’)
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Hai em đọc cả bài.
4.Bài tập 2: (23’)
a)Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Đọc một lần đoạn văn Rừng cây trong nắng.
- Giải nghĩa một số từ khó: uy nghi (có dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính), Tráng lệ (đẹp lộng lẫy).
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả:
+ Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Cho HS đọc thầm tự phát hiện chữ dễ mắc lỗi và viết ra nháp.
b)Đọc cho HS viết.
c)Chấm, chữa bài.
- Chấm vài bài và nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Bốc thăm, đọc theo yêu cầu trong thăm và trả lời một câu hỏi do giáo viên nêu ra ở nội dung vừa đọc
.- Nối tiếp đọc.
- Từng em nối tiếp đọc đoạn.
- Hai em khá đọc toàn bài.
- Nêu yêu cầu.
- Hai em đọc lại.
- Lắng nghe.
+ Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng: có nắng vàng óng; rừng cây uy nghi, tráng lệ; mùi hương lá tràm thơm ngát; tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thảm. 
- uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm....
- Tự chữ lỗi bằng bút chì.
Kể chuyện:
ÔN TẬP (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
-Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
-Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2)
-Hướng dẫn HS luyện đọc bài Chõ bánh khúc của dì tôi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
- Bảng lớp chép sẵn hai câu văn của bài tập 2
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài: (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Kiểm tra tập đọc. (6’)
 Như tiết 1
3.Hướng dẫn HS luyện đọc bài Chõ bánh khúc của dì tôi. (8’)
- Đọc nối tiếp câu.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc cả bài.
4.Bài tập 2: (12’)
- Giải nghĩa từ: nến (vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp...); dù (vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa cho khách trên bãi biển).
- Gạch dưới các từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn được viết trên bảng lớp, chốt lại lời giải đúng:
Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời
như
những cây nến khổng lồ.
Đước mọc san sát, thẳng đuột
như
hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
5.Bài tập 3: (7’)
- Chốt lại lời giải đúng: Từ biển trong câu (Từ trong biển lá xanh rờn...) không còn có nghĩa là vùng nước biển mặn...
6.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Khen những HS học tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Từng em nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Từng em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Lắng nghe.
- Làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến.
- Cả lớp làm vào vở.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
 Toán:
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu:
KT: Nắm được quy tắc tính chi vi hình chữ nhật.
KN: Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều, chiều rông).
 Giải bài toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
TĐ: Hứng thú trong học toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: sgk
Gv: sgk, vẽ sẵn một HCN có kích thước 3dm, 4dm.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ: (4’)
 Vẽ hình vuông có kích thước 10dm.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn bài mới: (9’)
a)Xây dựng quy tắc tính chu vi HCN.
- Nêu bài toán đã biết: Cho hình tứ giác MNPQ với kích thước như hình bên. Tính chi vi hình tứ giác đó?
 M 2dm
 N
 3dm 
 5dm
 P
 4dm
 Q 
- Từ đó liên hệ sang bài toán: Cho HCN ABCD có chiều dài 4dm, chiều rộng 3dm. Tính chu vi HCN đó?
- Vẽ HCN lên bảng rồi hướng dẫn tính chi vi hình chữ nhật ABCD là:
 3 + 4 + 3 + 4 = 14 (dm)
hoặc: ( 3 + 4) x 2 = 14 (dm)
- Từ đó rút ra quy tắc: Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
 VD: Hình vẽ trên đơn vị đo là dm.
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(3 + 4) x 2 = 14 (dm)
 Đáp số: 14dm
b)Thực hành:
Bài tập 1: (8’)
 Yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi để tính kết quả.
Bài tập 2: (5’)
 Là bài toán có lời văn (có nội dung hình học). Cho HS tự giải và trình bày vào vở.
Bài tập 3: (10’)
 Yêu cầu HS tính chu vi mỗi hình chữ nhật ABCD và MNPQ rồi rồi so sánh số đo chu vi của hai hình đó.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Gọi vài em đọc lại công thức tính chu vi hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.
- Vẽ lên bảng con.
- Chu vi hình tứ giác MNPQ là:
2 + 3 + 4 + 5 = 14 (dm)
Xem và lắng nghe.
- Một em nêu yêu cầu của bài toán.
- Cả lớp làm vào vở. 
 a) Bài giải:
Chu vi HCN là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
 Đáp số: 30 cm.
a) Bài giải:
 Chu vi HCN là:
(2 + 13) x 2 = 30 (cm)
 Đáp số: 30cm
- Một em nêu yêu cầu của bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Chu vi mảnh đất đó là:
(35 + 20) x 2 = 110 (m)
 Đáp số: 110 m.
- Nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời kết quả.
 Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
 Thể dục:
 Toán:
CHU VI HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu:
KT: Biết cách tìm chu vi hình vuông (lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4)
KN: Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông.
 -Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải toán có nội dung lien quan đến chu vi hình vuông.
TĐ: Chăm chỉ học tập
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: sgk
Gv: sgk, vẽ sẵn một hình vuông có cạnh 3dm lên bảng.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ: (4’)
 Gọi HS nêu quy tắc tính chu vi HCN.
B/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài. (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn cách tính chu vi hình vuông. (6’)
a)Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông.
- Nêu bài toán: Cho hình vuông ABCD cạnh 3dm (chỉ lên bảng). Hãy tính chu vi hình vuông.
+ Muốn tính chu vi hình vuông ABCD ta làm thế nào ?
- Từ đó cho HS tính chu vi hình vuông ABCD là:
 3 x 4 = 12 (dm)
*Kết luận: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
3)Thực hành:
Bài tập 1: (10’)
- Yêu cầu HS tính chu vi HV.
Bài tập 2:(5’)
- HS hiểu được độ dài đoạn dây thép chính là chu vi HV uốn được có cạnh 10cm.
Bài tập 3: (8’)
-Hướng dẫn và cho HS làm nhóm.
Bài tập 4: (3’)
- Yêu cầu HS đo cạnh rồi tính chu vi HV đó vào vở.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Gọi vài em nhắc lại cách tính chu vi HV.
- Học thuộc quy tắc trên
- 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Vài em đọc, cả lớp đọc.
- Nêu yêu cầu.
- Từng em lên bảng lớp làm, cả lớp làm vào bảng con.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở, 1 em làm bảng lớp.
Bài giải:
Độ dài đoạn dây là:
10 x 4 = 40 (cm)
 Đáp số: 40 cm
- Một em đọc vài toán.
- Cả lớp làm theo nhóm sau đó treo bảng phụ lên bảng và chữa bài.
Bài giải:
Chiều dài HCN là:
20 x 3 = 60 (cm)
Chu vi HCN là:
(60 + 20) x 2 = 160 (cm)
 Đáp số: 160 cm.
- Một em nêu yêu cầu.
Bài giải:
Chu vi hình vuông MNPQ là:
3 x 4 = 12 (cm)
 Đáp số: 12cm
 Chính tả
ÔN TẬP (tiết 3)
I/ Mục tiêu:
-Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Hướng dẫn HS luyện đọc bài Luôn nghĩ đến miền Nam
-Điền đúng nội dung vào giấy mời, theo mẫu (BT2)
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: sgk
Gv: sgk, phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phô tô mẫu giấy mời đủ phát cho HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài: (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
- Hướng dẫn như tiết 1.
2.Kiểm tra tập đọc: (6’)
- Như tiết 1.
3.Hướng dẫn HS luyện đọc bài Luôn nghĩ đến miền Nam. (8’)
4.Bài tập 2: (20’)
- Nhắc HS chú ý :
+ Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời cô (thầy) hiệu trưởng.
+ Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày giờ, địa điểm.
- Mời hai em điền miệng.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhắc HS ghi nhớ mẫu giấy mời.
- Một em nêu yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Hai em làm miệng.
- Cả lớp viết vào mẫu in sẵn.
- Vài em đọc giấy mời đã hoàn thiện.
 Đạo đức:
THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu:
KT: Giúp HS nắm vững những kiến thức đã học một cách toàn diện.
KN: HS nêu được những điều đã học và biết cách vận dụng vào thực tế hằng ngày.
TĐ: Thích làm những việc tốt mà các em đã học.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: Xem lại các bài đã học
Gv: phiếu ghi các nội dung cho các nhóm thảo luận.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ: (4’)
 Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ chúng ta cần làm gì ?
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS thực hành: (27’)
- Chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một phiếu, yêu cầu các nhóm thảo luận và viết ra phiếu những điều vừa thảo luận được.
Nhóm 1:
+ Vì sao ta phải kính yêu Bác Hồ ?
+ Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ chúng ta cần làm gì ?
+ Như thế nào gọi là giữ lời hứa ?
+ Vì sao ta cần phải giữu lời hứa ?
Nhóm 2:
+ Như thế nào gọi là tự làm lấy việc của mình ?
+ Vì sao phải tự làm lấy việc của mình ?
+ Vì sao chúng ta cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ ?
+ Để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ chúng ta cần làm gì ?
Nhóm 3:
+ Như thế nào gọi là chia sẻ vui buồn cùng bạn ?
+ Vì sao ta cần chia sẻ vui buồn cùng bạn ?
+ Như thế nào gọi là tích cực tham gia việc trường, việc lớp ?
+ Vì sao phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp ?
Nhóm 4:
+ Như thế nào gọi là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
+ Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
+ Vì sao cần phải biết ơn các thương binh liệt sĩ ?
+ Để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ chúng ta cần phải làm gì ?
- Chốt lại ý đúng nhất.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Thực hiện những điều vừa học vào hàng ngày.
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời.
 ... ết các loại quả hoặc hạt được dùng vào việc:
+ Ăn tươi.
+ Làm mức.
+ Làm rau dùng trong bữa ăn.
+ Ép dầu.
Kết luận: Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu, ...
- Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
- Kết thúc bài học, cho HS làm bài tập. Viết tên các loại quả có hình dạng và kích thước vào bảng.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Sưu tầm thêm các loài quat và tìm hiểu tác dụng của quả đó.
- Nhận xét tiết học.
- Hai em.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả và thảo luận theo gợi ý bên.
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình theo gợi ý.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Nhóm khác bổ sung.
(mỗi nhóm trình bày 1 quả).
- Lắnh nghe.
- Các nhóm làm việc theo câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lắng nghe.
Hình dạng
Kích thước
H.cầu
H.trứng
H.thuôn dài
Bé
To
cam
lêkima
chuối
mơ
D.hấu
 Thứ năm ngày 24 tháng 2 năm 2011. 
Thể dục:
 Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
KT: Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số LA MÃ từ I đến XII để xem được đồng hồ và các số XX, XXI khi đọc sách.
KN: Biết đọc, viết và nhận biết các số La Mã đã học
*Hs khá giỏi làm thêm câu c của bài 4 và bài tập 5
KT: Hứng thú khi học dạng toán này.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: sgk
Gv: sgk, mặt đồng hồ có chữ số LA MÃ, các que diêm để hưỡng dẫn.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ: (4’)
 Viết lên bảng vài chữ số LA MÃ và gọi HS đọc.
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (5’)
- Cho HS nhìn vào đồng hồ rồi đọc.
Bài tập 2: (8’)
- Gọi HS đọc xuôi, ngược các số LA MÃ.
Bài tập 3. (10’)
- Cho lớp xem bài tập đã chép ở bảng phụ..
Bài tập 4: (9’)
- Hướng dẫn và cho lớp tự xếp trên mặt bàn, sau đó chữa bài.
- Theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Bài tập 5:
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Về nhà tập xếp các que thành các chữ số LA MÃ.
- Nhận xét tiết học.
- Vai em đọc.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Vài em đọc.
- Em khác bổ sung.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Nhiều em đọc theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
- Đọc yêu cầu của bài toán.
- Cả lớp chọn câu đúng viết vào vở.
- Hai em lên bảng ghi Đ hoặc S vào ô vuông.
- Đọc yêu cầu của bài toán.
- Lấy các que diêm hoặc que tính ra và xếp trên mặt bàn theo yêu cầu của bài tập.
*Hs khá giỏi
 Tập viết:
ÔN CHỮ HOA : R
I/ Mục tiêu:
KT: Củng cố kĩ năng viết chữ hoa R
KN: Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1dòng), Ph, H (1dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1dòng) và câu ứng dụng : Rủ nhau đi cấy . Có ngày phong lưu (1lần) bằng chữ cở nhỏ.
*Hs khá giỏi viết hết trên trang viết ở lớp.
TĐ: Thích viết chữ hoa R
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: vở Tv
Gv:Mẫu chữ viết hoa R, viết sẵn lên bảng tên riêng và câu ứng dụng.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ: (4’)
 Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS viết trên bảng con. (8’)
a)Luyện viết chữ viết hoa.
- Cho HS tìm các chữ viết hoa trong bài.
- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
b)Luyện viết từ ứng dụng.
- Gọi vài em đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Phan Ran là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
- Viết mẫu lên bảng.
c)Luyện viết câu ứng dụng.
- Gọi vài em đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: Khuyến khích người ta chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng, đầy đủ.
- Viết mẫu Rủ.
3.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. (20’)
- Viết theo mẫu viết in sẵn ở vở tập viết.
- Theo dõi, sữa sai và uốn nắn cách viết cho HS.
4.Chấm, chữa bài. (4’)
- Chấm vài bài và nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Biểu dương những HS viết đúng và đẹp.
- Khuyến khích HS học thuộc lòng câu ca dao.
- Lớp bày vở lên bàn.
- P (Ph), R.
- Viết vào bảng con.
- Phan Rang.
- Lắng nghe.
- Viết vào bảng con.
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
- Lắng nghe ý nghĩa câu ca dao.
- Viết bảng con.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Nộp vở.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011.
 Toán:
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I/ Mục tiêu:
KT: Nhận biết về thời gian (chủ yếu là về thời điểm)
KN: Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
TĐ: Hứng thú khi học dạng toán này.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: sgk, mặt đồng hồ.
Gv: sgk, đồng hồ (loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài), mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa có kim, số.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ: (4’)
 Cho HS xem vài chữ số LA MÃ và gọi HS đọc.
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn cách xem đồng hồ.(10’)
- Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ (đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút)
- Yêu cầu HS nhìn tranh vẽ đồng hồ thứ nhất và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Kim ngắc chỉ vị trí số 6 một ít như vậy là hơn 6 giờ.
- Kim dài ở vạch nhỏ thứ 3 sau số 2.
- Tương tự hướng dẫn HS quan sát tranh đồng hồ 3 để HS nêu được thời điểm theo 2 cách.
- Có thể cho HS xem thêm đồng hồ và đọc giời theo 2 cách.
3.Thực hành:
Bài tập 1: (8’)
- Có thể hướng dẫn HS làm phần đầu (xác định vị trí, kim ngắn, kim dài, từ đó nêu được đồng hồ A chỉ 2 giờ 9 phút, sau đó cho HS làm lần lượt các phần còn lại rồi chữa bài).
Bài tập 2 (5’)
- Cho lớp thực hành trước lớp và chữa bài.
Bài tập 3: (9’)
- Hướng dẫn HS làm một phần, chẳng hạn chọn thời gian “3 giờ 27 phút” (đã cho ở cột giữa) quan sát các đồng hồ, thấy đồng hồ B chỉ 3 giờ 27 phút.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Về nhà tập xem đồng hồ ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
- Vài em đọc.
- Lắng nghe và xem mẫu.
- 6 giờ 10 phút.
- Có thể tính từ vạch số 12 đến vị trí của kim dài được 13 phút. Đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
- 6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 4 phút.
- 8 giờ 38 phút hay 9 giờ kém 22 phút.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Theo dõi giáo viên làm mẫu.
- Làm các câu còn lại.
- Một em nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hành trên mặt đồng hồ sau đó nhận xét bài của nhau.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Theo dõi làm mẫu.
- Làm các câu còn lại theo nhóm
 Chính tả (nghe - viết):
TIẾNG ĐÀN
I/ Mục tiêu:
KT: Rèn kĩ năng nghe-viết chính tả.
KN: Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT(2)a.
TĐ: Hứng thú với tiết chính tả nghe-viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: sgk
Gv: sgk, bảng phụ viết nội dung bài tập 2a.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ: (4’)
 Đọc cho HS viết các tiếng bắt đầu bằng s/x.
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe - viết:
a)Hướng dẫn HS chuẩn bị. (8’)
- Đọc một lần đoạn văn.
- Gọi một em nói lại nội dung đoạn văn.
- Cho HS viết những từ dễ viết sai vào vở nháp.
b)Đọc cho HS viết. (13’)
c)Chấm, chữa bài. (5’)
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2 - chọn cho HS làm câu a.(5’)
- Dán 3 tờ phiếu, lập tổ trọng tài.
- Chốt lại kết quả đúng.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Những em còn mắc lỗi về nhà viết lai.
- Nhận xét tiết học.
- Hai em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Hai em đọc lại.
- Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
- mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh...
- Nghe và viết bài vào vở.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức. Hết thời gian đại diện nhóm đọc kết quả.
- Nhiều em đọc lại kết quả đúng:
Bắt đầu bằng âm s
Sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵng sàng, ...
Bắt đầu bằng âm x
Xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, ...
 Tập làm văn:
NGHE - KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I/ Mục tiêu:
KT: Rèn kĩ năng nghe và kể lại câu chuyện
KN: Nghe-kể lại được câu chuyện người bán quạt may mắn.
TĐ: Kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hs: sgk
Gv: sgk, tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ: (4’)
 Xem vài bài viết các em tuần trước chưa đạt về nhà viết lại.
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’)
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện (30’)
a)Hướng dẫn chuẩn bị
b)Kể chuyện
- Kể lần một (thong thả, thay đổi giọng phù hợp với diễn biến câu chuyện...), vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ lem luốc, cảnh ngộ và hỏi:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Kể tiếp lần hai, ba.
c)HS thực hành kế chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- Cùng lớp nhận xét cách kể của mỗi em (chú trọng khuyến khích, động viên)
- Cuối cùng, hỏi:
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
- Cùng lớp bình chọn những em kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
- Về nhà tiết tục luyện kể câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý.
- Quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- Lắng nghe và trả lời.
+ Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn bán quạt ê nên chiều nay cả nhà không có cơm ăn.
+ Ông viết chữ, đề thơ vào tất cả các chiếc quạt vì tin rằng cách ấy sẽ giúp được bà lão, ...
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý gía
- Lắng nghe.
- Chia nhóm tập kể lại câu chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể.
+ Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là thư pháp...
- Bình chọn cùng giáo viên
 SINH HOẠT LỚP
 I/Mục tiêu:
 Đánh giá tuần 24 :
 Đánh giá tình hình của tổ về các mặt:
+ Học tập , chuyên cần, Lao động. Vệ sinh , Nề nếp 
 - Tổ trưởng đánh giá chung về tình hình của lớp.
 - Giáo viên tổng kết lại các tình hình của lớp và:
+ Tuyên dương các việc làm tốt của cá nhân, tổ, lớp.
+ Nhắc nhở những việc làm chưa hoàn thành của cá nhân, tổ, lớp.
 II/ Kế hoạch tuần 25:
 + Đi học chuyên cần .
 + Chăm học bài ở nhà, luyện đọc và viết nhiều hơn.
 + Lao động, vệ sinh sạch sẽ.
 + Tham gia các hoạt động đầy đủ.
 *******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 15 CKTKNBVMT.doc