Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - GV: Quách Văn Quyền

Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - GV: Quách Văn Quyền

TIẾT 2: TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP TIẾT 1

I. MỤC TIÊU :

- Ôn Tập: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.

 Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp ghi bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - GV: Quách Văn Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 16 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: chào cờ
Tiết 2: Tiếng việt
Ôn tập tiết 1
I. Mục tiêu :
- Ôn Tập: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về ND đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
 Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ
B.Dạy bài mới:Giới thiệu bài : 
HĐ1:Kiểm tra tập đọc.
-Yêu cầu Hs lên bảng bắt thăm bài đọc.
-Gọi Hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Yêu cầu em khác nhận xét.
-GV cho điểm.
HĐ2:Viết chính tả
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Hỏi : Đoạn văn tả cảnh gì?
- Đoạn văn có mấy câu? 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc thong thả đoạn thơ cho HS viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Thu, chấm bài 
- Nhận xét 1 số bài đã chấm.
C. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà ôn bài.
-Lần lượt từng Hs lên bắt thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét
- Theo dõi GV đọc sau đó 2 HS đọc lại.
- Hs trả lời.
- 4 câu.
- Những chữ đầu câu.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nghe GV đọc và viết bài.
Tiết 3: Tiếng việt
ôn tập tiết 2
i.Mục đích yêu cầu:
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
II. Đồ dùng dạy- học.
	GV: Mẫu tên riêng.
	HS: Vở viết, bút, phấn, bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: : 
B. Dạy bài mới GTB.
HĐ1:Kiểm tra tập đọc.
-Yêu cầu Hs lên bảng bắt thăm bài đọc.
-Gọi Hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Yêu cầu em khác nhận xét.
-GV cho điểm.
HĐ2: Hướng dẫn hs làm BT 2
- Gv nêu yêu cầu
- Gv hứng dẫn
- Gv nhận xét chữa bài
HĐ3: Hướng dẫn giải nghĩa từ.
- Gv hướng dẫn
- Gv kết luận: Từ biển có nghĩa là lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn.
C. Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục luyện đọc.
-Lần lượt từng Hs lên bắt thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét
- Hs nhắc lại
-Hs làm bài
- 2 em làm bảng, lớp nhận xét 
Sự vật A
Từ so sánh
Sự vật B
Những thân cây tràm
Như
Những cây nến khổng lồ
Đước
Như
Cây dù
- Hs đọc yêu cầu
- Hs trao đổi theo cặp, 2 em nêu, lớp bổ sung
Tiết 4: Toán
Chu vi hình chữ nhật
I. Mục tiêu : 
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và
vân dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng), giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Thước thẳng, SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra kiến thức về HCN, HV:
- Kiểm tra về nhận diện các hình đã học. Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
B. Bài mới.
* GTB.
- Nêu mục tiêu giờ học.
* HĐ 1: Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật.
a) Ôn tập về chu vi các hình.
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu HS tính chu vi của hình này.
- Vậy muốn tính chu vi của 1 hình ta làm như thế nào?
b) Tính chu vi hình chữ nhật.
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm.
- Yêu cầu HS tính chu vi tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
- Yêu cầu HS tính tổng 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng (ví dụ: cạnh AB và cạnh BC ).
- Hỏi : 14cm gấp mấy lần 7cm?
- Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài?
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2. ta viết là (4+3)x 2= 14.
- Y/c HS cả lớp đọc qui tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Lưu ý HS là số đo chiều dài và chiều rộng phải được tính theo cùng 1 đơn vị đo.
* HĐ 2. Luyện tập.
Bài1VBT.
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2 VBT:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn: chu vi mảnh đất chính là chu vi hình chữ nhật có chiều dài 140m, chiều rộng 60m.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài4 VBT: 
- Hướng dẫn HS tính chu vi của 2 hình chữ nhật, sau đó so sánh 2 chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng.
C. Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính chu vi hình chữ nhật
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nêu miệng đặn điểm nhận diện HCN, HV.
- Nghe giới thiệu.
- HS thực hiện yêu cầu của GV. Chu vi hình tứ giác MNPQ là:
6cm+7cm+8cm+9cm=30cm.
- Ta tính tổng độ dài cấc cạnh của hình đó.
- Quan sát vẽ hình.
- Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
4cm + 3cm + 4cm + 3cm = 14cm
- Tổng của 1 cạnh chiều dài với 1 cạnh chiều rộng là: 4cm+3cm=7cm.
- 14cm gấp 2 lần 7cm.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng độ dài của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài.
- HS tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) Chu vi hình chữ nhật là :
(17+11)x2= 56 (cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là :
(15+10)x2= 50 (cm)
- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
- Chiều dài 140m, chiều rộng 60m.
- Chu vi mảnh đất.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT
 Bài giải
 Chu vi thửa ruộng đó là :
 (140+60) x 2 = 400(m)
 Đáp số : 400m.
- HS làm bài và nêu kết quả.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 5: Đạo đức
Ôn tập và thực hành kĩ năng học kì 1
I.Mục tiêu: Giúp HS.
- Củng cố kiến thức, kĩ năng, thói quen chia sẻ vui buồn cùng bạn và tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- HS biết thể hiện điều đó qua các việc làm cụ thể.
- Biết chia sẻ và yêu quí bạn bè và tích cực làm việc lớp , việc trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập cá nhân, nhóm.
- Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Giới thiệu bài: Nêu MT cần đạt trong tiết học.
B. Ôn tập:
 * HĐ1: Thảo luận phân tích tình huống:
1. GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biét nội dung tranh.
2. GV giới thiệu tình huống:
Đã 2 ngày nay các bạn HS lớp 3B không thấy bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin:
Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?...
 	Nếu em là bạn cùng lớp với An, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? vì sao?
3. HS thảo luận nhóm nhỏ về các cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử.
4. GV kết luận: Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng ( như giúp bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn phải nghỉ học; giúp bạn làm 1 số việc nhà;...) để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
* HĐ2: Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường.
1. GV nêu yêu cầu: Các em hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia.
 2. HS xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn tham gia, ghi ra giấy nhỏ và bỏ vào một chiếc hộp chung của lớp.
 3. GV đề nghị mỗi tổ cử một đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe.
a. GV sắp xếp thành các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện theo các nhóm công việc đó.
b. Các nhóm HS cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước .
GV kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi
- Tham gia việc trường việc lớp vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi HS
C. Củng cố - dặn dò 
- Dặn HS về hoc bài và thực hiện tốt như bài học.
Thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: Toán
Chu vi hình vuông 
I. Mục tiêu: 
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4). Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giảI bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
II.Đồ dùng dạy học:
-Thước thẳng 
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra kiến thức chu vi hcn
-Kiểm tra học thuộc lòng và qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và các bài tập về nhà của tiết 86
-Nhận xét, chữa bài và cho điêmHS.
B.Dạy-học bài mới
*Giới thiệu bài
HĐ1: HD xây dựng công thức tính chu vi hình vuông
-GV vẽ lên bảng hình vông ABCD có cạnh là 3cm và yêu cầu HS tính chu vi hình vuông ANCD
-Yêu cầu HS tính theo cách khác.(Hãy chuyểnphépcộng3+3+3+3 thành phép nhân tương ứng)
-3 là gì của hình vuông ABCD
- Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như thế nào với nhau?
- Vì thế ta có cách tính chu vi của hình vuông là lấy độ dài của 1 cạnh nhân với 4.
HĐ2:. Luyện tập- thực hành
Bài1 VBT
- Cho HS tự làm bài
- Chữa bài 
Bài2 VBT
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điẻm HS.
Bài3 VBT
- Gv hướng dẫn
- Gv nhận xét
Bài 4 b) VBT
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta phải biết được điều gì?
- Hình chữ nhật được tạo bởi 4 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu?
- Chiều dài hình chữ nhật mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài 
C. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
-2HS làm bài trên bảng 
- Nghe giới thiệu bài.
- Chu vi hình vuông ABCD là :
3+3+3+3 = 12 (dm)
- Chu vi hình vuông ABCD là :
3 x4 = 12 (dm )
- 3 là độ dài cạnh của hình vuông ABCD.
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- HS đọc qui tắc trong SGK.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- Hs làm bảng
Cạnh hình vuông
Chu vi hình vuông
16 cm
16x4=64 cm
8 m
8x4=32 m
24 dm
24x4=96 dm
30 mm
30x4=120 mm
- Người ta uốn 1 sợi dây đồng vừa đủ thành 1 hình vuông cạnh 15cm. Tính độ dài đoạn dây đó.
- Ta tính chu vi của hình vuông có cạnh là 15cm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
 Đoạn dây đó dài là :
 15 x 4 = 60 (cm)
 Đáp số : 60cm
- Hs đ ... ạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi
- Tham gia việc trường việc lớp vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của mỗi HS
C. Củng cố - dặn dò 
- Dặn HS về hoc bài và thực hiện tốt như bài học.
----------------------------------------
Buổi chiều
tiết 1: luyện Toán
Chu vi hình vuông 
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Điền đúng nội dung vào giấy mời, theo mẫu (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra học thuộc lòng và qui tắc tính chu vi hình vuông
-Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
B. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu MT cần đạt trong tiết học.
* HĐ2: ôn tập công thức tính chu vi hình vuông.
- Nêu quy tắc tính chu vi hình vuông?
* HĐ3:Luyện tập.
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- HD HS tính theo mẫu.
- Cho HS tự làm bài
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HD HS hiểu: độ dài đoạn dây thép chính là chu vi hình vuông uốn được.
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính chu vi của hcn ta làm thế nào?
- Y/c HS tự làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, củng cố cách tính chu vi hình vuông.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gv hướng dẫn
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại quy tắc
- Nghe giới thiệu bài.
- 3HS nêu .
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
Cạnh hv
12 cm
31 cm
15 cm
CV HV
48 cm
124 cm
60 cm
- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
- Ta tính chu vi của hình vuông có cạnh là 15cm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS VBT.
 Bài giải
 Đoạn dây đó dài là :
 10 x 4 = 40 (cm)
 Đáp số : 40cm
- 1 HS đọc đề bài.
- Hs nêu, làm bài
Bài giải
Chiều dài hcn là:
20x3=60 (cm)
Chu vi hcn là:
(60+20)x2=160 (cm)
Đáp số: 160 cm
- Hs nêu
- Hs đo và nêu: Cạnh 3 cm
- Hs tính chu vi
----------------------------------------------
Tiết 2: luyện Tiếng việt
Ôn tập cuối học kì 1
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài: Anh Đom Đóm.
-Ôn dung dấu chấm, dấu phẩy.
-Ôn viết đoạn văn kể về việc học tập của em trong học kì I.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:Viết chính tả
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Hỏi : Đoạn thơ tả cảnh gì?
- Đoạn thơ có mấy khổ? Được trình bày như thế nào?
- Trong đoạn thơ những chữ nào được viết hoa?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc thong thả đoạn thơ cho HS viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Thu, chấm bài (7 bài).
- Nhận xét 1 số bài đã chấm.
HĐ2:Luyện dấu chấm, dấu phẩy
Em điền dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau?
HĐ3. Viết đoạn văn:
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I.
-Đề bài yêu cầu làm gì?
-GV HD nhận xét.
*. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- Theo dõi GV đọc sau đó 2 HS đọc lại.
- Đoạn thơ tả cảnh anh đom đóm đi gác.
- Đoạn thơ có 3 khổ.
- Những chữ đầu dòng.
- Các từ: suốt, chuyên cần, ru hỡi! ru hời!
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài.
-1HS đọc yêu cầu bài.
-1 HS lên bảng làm, các em khác làm vào giấy nháp và nhận xét.
Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
-1 HS đọc đề bài.
-1 số HS nêu.
-HS tự làm vào vở.
-1 số em đọc bài làm, các em khác nhận xét
--------------------------------
Tiết 3: luyện Luyện từ và câu
Tuần 17
I. Mục đích yêu cầu:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1). 
- Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả một đối tượng(BT2). 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu (BT3 a, b).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết BTB. Bảng lớp viết BT1,C.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV và HS nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới. GTB.
 HĐ 1.Ôn về từ chỉ đặc điểm của người, vật.
Bài tập1: Tìm và viết những từ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây:
 - GV và HS nhận xét.
a. Chú bé Mến trong chuyện: Đôi bạn.
b. Anh Đom đóm.
c. Chàng Mồ Côi trong chuyện: Mồ Côi xử kiện.
d. Chủ quán trong truyện: Mồ Côi xử kiện.
 HĐ 2. Ôn mẫu câu: Ai thế nào?
Bài tập2: Đặt câu theo mẫu: Ai thế nào? 
-GV chấm bài đúng.
HĐ3: Ôn dấu phẩy.
Bài tập3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
 - GV và HS nhận xét, chốt ý đúng.
 - GV củng cố cách dùng dấu phẩy ngăn cách các ý trong câu.
+ GV chấm bài, nhận xét. 
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về xem lại các bài tập đã làm.
- 2 HS làm miệng BT1,3 (mỗi em một bài) của T16.
+ Đọc thầm, nêu yêu cầu của bài tập
- Trao đổi theo cặp và làm bài vào vở.
- 4 HS lên làm, 1 số HS đọc bài của mình.
- Dũng cảm, tốt bụng, không ngần ngại cứu người, biết sống vì người khác.
- Chuyên cần, chăm chỉ, tốt bụng.
- Thông minh, tài trí, công minh, biết bảo vệ lẽ phải, biết giúp đỡ người bị oan uổng.
- Tham lam, dối trá, xấu xa, vu oan cho người.
+ Nêu yêu cầu bài tập.
-1 HS đọc mẫu SGK. 1 HS đặt câu.
-Lớp làm bài tập. Tiếp nối 4,5 HS lên làm bài
a. Bác nông dân rất chăm chỉ.
b. Bông hoa trong vườn thật tươi tắn.
c. Buổi sớm mùa đông lạnh buốt.
+ Đọc thầm, nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên làm:
a. ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng dìu dịu.
c. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
-------------------------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
- Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm trakiến thức chu vi hcn, hv:
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập 2 SGK..
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS 
B. Bài mới.
* HĐ1: Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
* HĐ2: Luyện tập.
Bài1
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài, yêu cầu 1 số HS nêu cách tính của 1 số phép tính cụ thể trong bài.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3
- Yêu cầu hs tự làm bài
- Gv củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật
Bài 4VBT:
- Gọi số HS đọc đề bài.
- Muốn biết sau khi bán một phần ba số vải thì còn lại bao nhiêu mét ta phải biết được gì?
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài củng cố cách tìm một phần mấy của một số.
Bài 5
- Y/c HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm bài. 
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về phép nhân, chia trong bảng và nhân, chia số có 2,3 chữ số với số có 1 chữ số ; Ôn tập về giải toán có lời văn để chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS làm bài trên bảng.
- Nghe giới thiệu.
- Hs làm bài miệng
- lớp nhận xét
- HS nêu lại cách tính.
- Cả lớp làm bài.
- Hs làm, 1 em làm bảng
Bài giải
 Chu vi vườn cây ăn quả hình chữ nhật là
(100+60)x2=320 (m)
 Đáp số: 320 m
- 2 HS nhắc lại cách tính chu vi.
- 1 HS đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
- Ta phải biết được đã bán bao nhiêu mét, sau đó lấy số vải lúc đầu trừ đi số vải đã bán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số vải đã bán là:
81 : 3 = 27 (m)
Số vải còn lại là:
81 - 27 = 54 (m)
 Đáp số : 54 mét.
- 3 HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức.
- HS lên bảng chữa bài và nêu rõ cách làm.
- Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 3:luyện Tiếng việt
Ôn tập 
I. Mục đích - yêu cầu:
- ÔT: Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 Bước đầu viết được một lá thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2).
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu ghi tên các bài HTL từ tuần 1 - 17.
- VBT, SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động đạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
- Nêu MT cần đạt trong tiết học.
2. Ôn HTL: (thực hiện như tiết 5). 
3. Rèn kĩ năng viết thư:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Em sẽ viết thư cho ai?
- Em muốn thăm hỏi ngưòi thân của mình về điều gì?
- GV nhấn mạnh: 
+ Đối tượng viết thư: một người thân như: ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ,...
+ Nội dung viết thư: thăm hỏi sức khỏe, tình hình ăn ở, học tập, làm việc,...
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài, GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi 1 số HS đọc lá thư của mình. GV chỉnh sửa từng từ, câu cho thêm chau chuốt. Cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- HS bắt thăm và đọc thuộc lòng bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trong VBT.
- Em viết thư cho Bà, ông, bố, mẹ, dì, cậu, bạn học cùng lớp ở quê,
- Em viết thư hỏi bà xem bà còn bị đau lưng không?/ Em hỏi thăm ông xem ông có khoẻ không? 
- 3 HS đọc bài Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết thư.
- HS tự làm bài.
- 5 HS đọc lá thư của mình. 
- Lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
--------------------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 18.doc