Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn : Đạo đức

Tiết 18 Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I

I – MỤC TIÊU :

- Giúp học sinh:

Củng cố kiến thức giúp học sinh hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi.

Hình thành kĩ năng nhận xét , đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ.

Hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người.

II - CHUẨN BỊ

Bài tập ôn tập trắc nghiệm.

Bảng con.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 19 / 12/ 2009
 Ngày dạy: Thứ hai: 21 / 12/ 2009
TUẦN 18
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì I
2
Tập đọc-KC
Ôn tập tiết 1 + Kiểm tra đọc.
3
Tập đọc-KC
Ôn tập tiết 2 + Kiểm tra đọc.
4
Toán
Chu vi hình chữ nhật.
5
Hoạt động T.T
Môn : Đạo đức
Tiết 18 Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
TUẦN 18
I – MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh:
Củng cố kiến thức giúp học sinh hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi.
Hình thành kĩ năng nhận xét , đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ. 
Hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người.
II - CHUẨN BỊ
Bài tập ôn tập trắc nghiệm.
Bảng con.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định : Hát + Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên nêu yêu cầu của tiết ôn tập và thực hành kĩ năng. Ghi đề bài lên bảng, yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài và làm bài cá nhân vào bảng con theo hiệu lệnh của giáo viên .
Ý đúng:
Câu 1: Ý b .
Câu 2: Ýc.
Câu 3: Ýùc. 
Câu 4: Y Ùa. 
Câu 5: Ý c.
Câu 6: Ý c.
Câu 7: Ý c.
Câu 8: Ý a.
Câu 9: Ý b.
Câu 10: Ý c. 
Đề bài: Học sinh đọc đề và làm việc cá nhân vào bảng con theo hiệu lệnh của giáo viên .
Câu 1: Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào?
a) 18- 5- 1890 ; b) 19 - 5- 1890 c) 20 - 5- 1890 . 
Câu 2: Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ , thiếu nhi cần: 
Ghi nhớ 5 diều Bác Hồ dạy.
Thực hiện tốt 5 diều Bác Hồ dạy.
Cả 2 ý trên.
Câu 3: Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người :
Tin cậy .
Tôn trọng . 
Tin cậy, tôn trọng và noi theo. 
Câu 4: Tự làm lấy việc của mình là:
Cố gắng làm lấy công việc của bản thân mình mà không dựa dẫm vào người khác.
Nhờ người khác làm việc cho mình.
Nhận lời khi có người làm việc thay cho mình.
Câu 5: Tự làm lấy việc của mình giúp cho em:
Mau tiến bộ. 
Không làm phiền người khác.
Cả 2 ý trên.
Câu 6: Con cháu có bổn phận:
Quan tâm chăm sóc ông bà.
Quan tâm chăm sóc cha mẹ , anh chị em.
Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ , anh chị em trong gia đình.
Câu 7: Sự quan tâm chăm sóc của các em sẽ mang lại:
Cuộc sống gia đình thêm hoà thuận.
Cuộc sống gia đình thêm đầm ấm , hạnh phúc.
Cả 2 ý trên.
Câu 8: Tham gia việc lớp , việc trường : 
Vừa là quyền , vừa là bổn phận của mỗi học sinh .
 Mang lại niềm vui cho em.
Sung sướng khi được làm việc.
Câu 9: Ngày thương binh, liệt sĩ hằng năm được kỉ niệm vào ngày:
a) 25-7 b) 27-7 c) 26-7
Câu 10: Chúng ta phải kính trọng và biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ vì :
Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành được độc lập.
Giành tự do , hoà bình cho Tổ quốc.
Cả 2 ý trên.
4. Củng cố: Nhận xét, đánh giá.
5. Dặn dò: Về chuẩn bị bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------0--------------------------------
Môn: Tập đọc- Kể chuyện
Tiết 52 Bài: ÔN TẬP (TIẾT 1) + KIỂM TRA ĐỌC 
TUẦN 18
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Ôn tập Tiết 1
Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút), trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
Học sinh có ý thức ôn tập và kiểm tra tốt.
Nghe - viết đúng , trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Học sinh khá giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn đoạn thơ (tốc độ trên 60 tiếng / phút), viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 60 chữ / 15 phút).
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con 5 từ có vần ui; 5 từ có vần uôi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
 GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 
tập 1.
Cho học sinh ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng sau đó cho học sinh bốc thăm bài tập đọc để kiểm tra đọc thành tiếng. Mỗi tiết ôn tập chỉ kiểm tra từ 4 đến 6 học sinh .
Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng .
Cho 4 học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. ( Kim Anh, Quang Anh, Chương, Cường.)
Gọi mỗi HS được kiểm tra đọc 1 đoạn trong bài tránh 2 học sinh kiểm tra liền nhau đọc cùng 1 đoạn và trả lời cùng 1 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên đánh giá ghi điểm bám sát công văn 1518. SGDĐT .
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn Rừng cây trong nắng.
Em hiểu thế nào là uy nghi?
Em hiểu thế nào là tráng lệ?
Đoạn văn tả cảnh gì?
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó 
Giáo viên nhắc nhở tư thế trước khi viết. 
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết. 
Giáo viên đọc bài cho học sinh soát lỗi.
Chấm, chữa bài.
Giáo viên chấm bài 5 em. Nhận xét.
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc .
2 học sinh đọc lại bài - Lớp theo dõi.
Có dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
Vd: Đền Hùng trông thật uy nghi.
Đẹp lộng lẫy.
VD: Cung điện rất tráng lệ.
Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng; có nắng vàng óng; rừng cây uy nghi, tráng lệ, mùi hương lá tràm thơm ngát.
Học sinh viết từ khó, dễ sai vào bảng con: nắng vàng, uy nghi, tráng lệ, lá tràm.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh chữa lỗi bằng bút chì ra lề lỗi.
3. Củng cố: Nêu nội dung bài viết.
4. Dặn dò: Yêu cầu những học sinh chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
---------------------------------------0---------------------------------
Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 53 Bài: ÔN TẬP (Tiết 2) + KIỂM TRA ĐỌC
TUẦN 18
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 .
Tìm được hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2). 
Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
 - Học sinh có ý thức ôn tập và kiểm tra tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
- Bảng lớp chép sẵn 2 câu văn của bài tập 2; câu văn của bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh: đọc bài Thư gửi bà, trảlời câu hỏi và nêu nội dung bài. 
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ÔN TẬP (Tiết 2)
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
 GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 
tập 1.
Cho học sinh ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng sau đó cho học sinh bốc thăm bài tập đọc để kiểm tra đọc thành tiếng. Mỗi tiết ôn tập chỉ kiểm tra từ 4 đến 6 học sinh .
Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng .
Cho 4 học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. ( Đăng, Điệp, Hải , Hậu).
Gọi mỗi HS được kiểm tra đọc 1 đoạn trong bài tránh 2 học sinh kiểm tra liền nhau đọc cùng 1 đoạn và trả lời cùng 1 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên đánh giá ghi điểm bám sát công văn 1518. SGDĐT .
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Giáo viên gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh trong bài, chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, suy nghĩ và phát biểu ý kiến
- Giáo viên nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc 
Bài tập 2 :- Học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài. 
Học sinh làm bài.
Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau:
a) Những thân cây tràm, vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
b) Đước mọc san sát thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Bài tập 3: Từ biển trong câu sau có ý nghĩa gì?
- Từ trong biển lá xanh rờn ngát dậy một mùi hương lá bị hun nóng dưới mặt trời.
Giải: Từ biển trong câu (Từ trong biển là xanh rờn...) không còn có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong vườn chàm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
3. Củng cố: Nêu các từ dùng để chỉ sự so sánh? - Các từ dùng để chỉ sự so sánh là từ như, như thể là, giống như là ..
4. Dặn dò: Yêu cầu những học sinh chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------0-------------------------
Môn: Toán
Tiết 86 Bài: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
TUẦN 18
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng ). 
Giải toán có nội dung liên quan đến tính ... oan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11
Vào hồi: 8giờ 00 ngày 19 – 11 - 2007.
Tại: Phòng học lớp 3A1.
Chúng em rất mong được đón thầy .
 Ngày 17 tháng 11 năm 2007
 Thay mặt lớp
 Lớp trưởng
 Kí tên
Bài tập 1: Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc .
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu giấy mời.
Học sinh điền miệng nội dung vào giấy mời. 
Lớp nhận xét. 
Thực hành viết giấy mời vào vở.
 3. Củng cố: Giáo viên thu bài chấm, nhận xét.
4. Dặn dò: Ghi nhớ mẫu giấy mời, thực hành viết đúng mẫu khi cần thiết.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------0------------------------------
Môn: Toán
Tiết 87 Bài: CHU VI HÌNH VUÔNG
TUẦN 18
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
 Học sinh cẩn thận khi làm bài.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vẽ sẵn một hình vuông có cạnh 3cm.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh làm bài tập 3/ vở tiết 86.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông.
Giáo viên nêu bài toán: Cho hình vuông ABCD cạnh 3dm. hãy tính chu vi hình vuông đó?
Muốn tính chu vi hình vuông ABCD ta làm thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tính chu vi hình vuông là: 3x4=12(dm).
Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?
Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu học sinh tự tính chu vi hình vuông rồi điền kết quả vào ô trống theo mẫu.
Bài 2:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Tính độ dài đoạn dây thép chính là tính gì?
Bài 3:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Làm thế nào để tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch?
Nêu cách tìm chiều dài của 3 viên gạch?
Bài 4:
Yêu cầu học sinh đo độ dài cạnh hình vuông (3cm).
Nêu cách tính chu vi hình vuông?
Ta lấy 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4.
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu).
Học sinh tự tính chu vi hình vuông rồi điền kết quả vào ô trống theo mẫu.
Cạnh hình vuông 
12cm
31cm
15cm
Chu vi hình vuông
12x4=48cm
31x4=124cm
15x4=60cm
Bài 2: Học sinh đọc đề bài-nêu dữ kiện bài toán, nêu cách làm.
 Giải: 
 Độ dài đoạn dây là:
 10 x 4 = 40 (cm)
 Đáp số: 40cm.
Bài 3: Học sinh đọc đề bài-nêu dữ kiện bài toán, nêu cách làm.
 Giải:
Chiều dài hình chữ nhật là:
 20 x 3 = 60(cm)
Chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch là:
 ( 60 + 20 ) x 2 = 160 (cm)
 Đáp số: 160cm.
Bài 4: Học sinh đo độ dài cạnh hình vuông rồi tính chu vi hình vuông.
Học sinh nêu.
 Giải:
Chu vi hình vuông MNPQ là:
 3 x 4 = 12 (cm)
 Đáp số: 12cm.
3. Củng cố: Nêu cách tính chu vi hình vuông? - Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4.
4. Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở..
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Chính tả
Tiết 35 Bài: ÔN TẬP (tiết 4) + KIỂM TRA ĐỌC 
TUẦN 18
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 .
Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2).
Học sinh có ý thức ôn tập và kiểm tra tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
3 tờ phiếu viết đoạn văn trong bài tập 2 và tranh ảnh minh hoạ cây bình bát, cây bần để giải nghĩa từ khó trong bài.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài Đất quý đất yêu;
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn tập và kiểm tra.
GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 
tập 1. 
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
Cho học sinh ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng sau đó cho học sinh bốc thăm bài tập đọc để kiểm tra đọc thành tiếng. Mỗi tiết ôn tập chỉ kiểm tra từ 4 đến 6 học sinh .
Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng .
Cho 4 học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc.
 ( Nghĩa, Nhi, Tân, Tín). Gọi mỗi HS được kiểm tra đọc 1 đoạn trong bài tránh 2 học sinh kiểm tra liền nhau đọc cùng 1 đoạn và trả lời cùng 1 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên đánh giá ghi điểm bám sát công văn 1518. SGDĐT . 
Đọc tiếng : 6 điểm.
 * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm.
( Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm;
đọc sai từ 3 - 5 tiếng : 2 điểm;
 đọc sai từ 6 -10 tiếng : 1,5 điểm;
đọc sai 11- 15 tiếng : 1,0 điểm;
đọc sai 16 - 20 tiếng: 0,5 điểm; 
đọc sai trên 20 tiếng : 0 điểm).
* Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu ( Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu ) : 1 điểm.
( Không ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu ở 3 đến 4 dấu câu : 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên : 0 điểm
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu 60 tiếng / phút: 1 điểm 
 ( Đọc từ trên 1 đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm khá lâu : 0 điểm) .
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng , chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; không trả lời được hoặc trả lời sai ý : 0 điểm.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn và làm bài cá nhân.
Nhắc học sinh chú ý viết hoa lại các chữ đầu câu sau khi đã điền dấu chấm.
Giáo viên dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài.
Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 1: Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi .
Bài tập 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
1 học sinh đọc từ chú giải trong SGK.
Giải: Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nứt nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phiều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
3. Củng cố: Khi nào cần ghi dấu chấm, khi nào ghi dấu phẩy? Học sinh trả lời.
4. Dặn dò: Về đọc lại các bài học thuộc lòng để tiết sau kiểm tra.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------0---------------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 18
Môn : Thể dục
 Tiết 35 Bài : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ VÀ BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I - MỤC TIÊU :
- Ôn tập các nội dung: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi chuyển hướng phải, trái; đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Học sinh thực hiện được các động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học sinh học nghiêm túc, tự giác, tích cực.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, dụng cụ, bàn ghế, kẻ sẵn các vạch cho ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái. 
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung bài học, yêu cầu và phương pháp kiểm tra. 
- Cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân.
- Cho học sinh khởi động : Xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, gối, cánh tay.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Có chúng em”.
- Cho học sinh ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp ; đi chuyển hướng phải, trái.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn tập tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi chuyển hướng phải, trái; đi vượt chướng ngại vật thấp
- Phương pháp: Ôn tập theo tổ dưới sự điều khiển của giáo viên. Mỗi động tác thực hiện 2 lần; đi vượt chướng ngại vật thấp: 1 lần
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 đến 4 hàng dọc
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định , yêu cầu mổi học sinh được tập làm chỉ huy ít nhất 1 lần.
- Giáo viên đi đến từng tổ quan sát , nhắc nhở giúp đỡ học sinh .
* Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp ; đi chuyển hướng phải, trái.
- Cả lớp thực hiện theo đội hình hàng dọc , mổi em cách nhau 2 – 3m giáo viên điều khiển chung và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trật tự .
- Từng tổ trình diễn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải, trái .
* Chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột ”.
- Giáo viên điều khiển cho học sinh chơi Có thể cùng 1 lúc cho 2 – 3 đôi cùng chạy đuổi ,nhưng phải chú ý nhắc nhở các em đảm bảo an toàn .
4. Củng cố: - Cho học sinh đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Giáo viên hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: Ôn các nội dung ĐHĐN và RLTTCB đã học .
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1’
1’
2’
1’
 3’
10 - 12’
2- 3 lần
5-7’
5 – 7’
 1’
1’
 1’
*LT
*
*
*
*
*
*
*
*
* LT
 * * * * * * *
 * TT
 XP
 CB
 x 
 x x
	 x	 x x x x 
 x x
 x 
* LT
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 18

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18, thu 2,3.doc