Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường Tiểu học An Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường Tiểu học An Sơn

Tiếng Việt

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1).

I- Mục tiêu.

Ôn tập các bài Tập đọc- HTL đã học .

 HS đọc thành tiếng, học sinh đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ 60 tiếng/ phút); biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ. Kết hợp đọc hiểu trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài học. Thuộc được 2 đoạn thơ đã học.

 HS K- G: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 60 tiếng/ phút)

 Nghe viết đúng, trình bày sạch sẽ đúng quy định bài bài chính tả nghe viết: Rừng trong nắng; (tốc độ khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

HS K- G: Viết đúng và tương đối đẹp (tốc độ trên 60 chữ/ 15 phút)

II- Đồ dùng dạy học.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường Tiểu học An Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
Sáng :
 Chào cờ
I.Mục tiêu :
- HS nắm được những ưu điểm đã đạt được trong tuần trước và phương hướng, hoạt động tuần tiếp theo.
Rèn thói quen thực hiện tốt nền nếp và nội quy trường lớp.
Giáo dục h/s ý thức đạo đức . 
II. Nội dung :
	Nhà trường và Đội triển khai
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì i (Tiết 1).
I- Mục tiêu.
Ôn tập các bài Tập đọc- HTL đã học .
 HS đọc thành tiếng, học sinh đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ 60 tiếng/ phút); biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ. Kết hợp đọc hiểu trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài học. Thuộc được 2 đoạn thơ đã học.
 HS K- G: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
 Nghe viết đúng, trình bày sạch sẽ đúng quy định bài bài chính tả nghe viết: Rừng trong nắng; (tốc độ khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
HS K- G: Viết đúng và tương đối đẹp (tốc độ trên 60 chữ/ 15 phút)
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nội dung:
* Ôn luyện Tập đọc- HTL:
- GV gọi từng HS lên bốc thăm.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 2:
+ Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc đoạn 1 đoạn chính tả.
 2 HS đọc lại
- Rừng cây trong nắng được miêu tả ntn?
- Giải nghĩa: Uy nghi, tráng lệ.
- Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Tìm và ghi ra nháp từ, tiếng khó viết.
Rừng khô; tráng lệ; xanh rờn
+ GV đọc cho HS viết bài.
+ GV thu chấm và chữa bài.
- GV thu chấm 10 quyển.
- GV chữa bài cho HS.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Về chuẩn bị kỹ bài.
- HS nghe.
- Khoảng 5 HS
- Từng HS bốc thăm.
- HS chuẩn bị 1 phút.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS nghe, đọc thầm theo. 
- 2 HS đọc.
- 2 HS trả lời.
- HS tìm và ghi ra nháp.
- HS nghe và viết vào vở.
- HS thu vở.
––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì i (Tiết2).
I- Mục tiêu: 
 Ôn tập các bài Tập đọc- HTL đã học .
 HS đọc thành tiếng, học sinh đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ 60 tiếng/ phút); biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ. Kết hợp đọc hiểu trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài học. Thuộc được 2 đoạn thơ đã học.
 HS K- G: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
 Ôn luyện về so sánh (tìm được những hình ảnh về so sánh trong câu văn).
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi BT2.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nội dung:
* Ôn luyện Tập đọc- HTL:
- GV gọi từng HS lên bốc thăm.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 2: GV treo bảng phụ.
- GV giải nghĩa: Nếu, dù.
- GV cho đặt câu: Dù.
- GV cho HS làm bài vở bài tập.
- GV chữa bài cho HS.
*Bài tập 3: GV treo bảng phụ.
- Từ “biển” trong câu có ý nghĩa gì ?
- GV chốt lại.
- “biển” ở đây không phải chỉ vùng nước mặn trên bề mặt trái đất mà nó có nghĩa là tập hợp có rất nhiều sự vật.
- GV cho HS làm vở bài tập.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Về chuẩn bị kỹ bài.
- HS nghe.
- Khoảng 5 HS
- Từng HS bốc thăm.
- HS chuẩn bị 1 phút.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- 1 HS đặt.
- HS làm bài vở bài tập.
- 1 HS chữa bảng.
- 2 HS đọc lại bài đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS nghe.
Toán
Chu vi hình chữ nhật
I- Mục tiêu:
 HS nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
 Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật và làm quen với giải toán có liên quan đến tính chu vi HCN.
 Giáo dục lòng say mê học toán cho HS.
II- Đồ dùng dạy học:
- Vẽ 1 hình chữ nhật 3 dm, 4 dm lên bảng..
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu đặc điểm hình chữ nhật?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nội dung:
*Xây dựng quy tắc:
- GV nêu bài toán: Tính chu vi hình tứ giác ABCD có AB = 2cm, BC = 3cm, CD = 5cm, DA = 4cm.
- HD tìm chu vi ở nháp.
- Làm thế nào để tính được chu vi hình tứ giác ?
- GV cho HS quan sát hình vẽ sẵn trên bảng (chưa có số đo của mỗi cạnh).
 A 4dm B
 3dm
 D C
- Cạnh DC =? dm; AD =?dm; vì sao biết? 
- GV cho HS tính chu vi.
- Số đo chiều dài, chiều rộng được nhắc lại bao nhiêu lần ?
- GV hướng dẫn cách viết gọn hơn.
 4 x 2 + 3 x 2 hay (4 + 3) x 2
- Rút ra quy tắc.
- (dài + rộng) x 2.
- Chú ý cùng đơn vị đo.
* Thực hành:
Bài tập 1 (87):
- GV cho HS làm nháp.
- Củng cố cách tìm chu vi hình chữ nhật có độ dài các cạnh cho trước.
Bài tập 2 (87):
- GV cho HS làm vở.
- GV cùng HS chữa và củng cố cách giải toán có liên quan đến cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài tập 3 (87):
- Yêu cầu tính chu vi của từng hình rồi so sánh.
- Củng cố được khái niệm tính chu vi hình chữ nhật và so sánh số.
2 HS nêu
Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên tìm.
2 + 3 + 4 + 5 = 14 (cm)
- Cộng các số đo các cạnh lại.
- 1 HS lên bảng dùng thước đo chiều dài mỗi cạnh.
AB = 4 dm
BC = 3 dm
- Hình chữ nhật có 2 chiều dài = nhau, 2 chiều rộng = nhau.
- 1 HS lên bảng, dưới nháp.
4 dm + 3 dm + 4 dm + 3 dm = 14 dm
- 2 lần.
- 1 HS lên tính.
(4 + 3) x 2 = 14 (dm)
- HS nêu thành lời (quy tắc).
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS chữa câu a.
- 1 HS chữa câu b.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm vở, 1 HS lên chữa.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS thực hiện nháp, 1 HS lên chữa.
3.Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- GV tóm tắt nội dung bài; nhớ cách tính chu vi hình chữ nhật.
Chiều : Đ/c Nhuần soạn giảng
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Sáng : Đ/c Nhuần soạn giảng
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chiều : GV chuyên soạn giảng
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
Sáng Âm nhạc
Tập biểu diễn.
GV chuyên soạn giảng
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì i (Tiết4).
I. Mục tiêu.
 Ôn tập các bài Tập đọc- HTL đã học .
 HS đọc thành tiếng, học sinh đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ 60 tiếng/ phút); biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ. Kết hợp đọc hiểu trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài học. Thuộc được 2 đoạn thơ đã học.
 HS K- G: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
 Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn
II- Đồ dùng dạy học.
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Nội dung:
* Ôn luyện Tập đọc- HTL:
- GV gọi từng HS lên bốc thăm.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 2:
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- GV cho làm theo cặp.
- Gọi HS lên bảng.
- GV cùng HS chữa bài để củng cố dấu câu cho HS.
- GV cần nêu và phân tích để HS hiểu rõ cách điền dấu câu cho đúng.
- Khi đọc gặp dấu chấm, dấu phẩy ta phải làm gì ?
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Về chuẩn bị kỹ bài.
- HS nghe.
- Khoảng 5 HS
- Từng HS bốc thăm.
- HS chuẩn bị 1 phút.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
 - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc chú giải.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- HS làm bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm.
- Ngắt nghỉ hơi, hạ giọng cuối câu.
- HS chú ý nghe, 2 HS đọc lại đoạn văn cho đúng.
Toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu:
 Củng cố lại cách tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông. 
 Rèn kỹ năng tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông qua việc giải các bài toán có
nội dung hình học.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, say mê tìm tòi, phát hiện.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung:
Bài tập 1 (a):
- GV cho HS nhận xét đề bài.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật cần biết những gì?
- GV cho HS làm nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
Phần b: HS K- G hoàn thành
Bài tập 2:
- GV cho HS tính chu vi hình vuông (khung bức tranh).
- Yêu cầu đổi ra mét.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 3:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Chu vi hình vuông bằng cạnh nhân với mấy ?.
 - GV cho làm vở.
- GV chấm bài và nhận xét.
Bài tập 4:
- GV cho HS quan sát hình vẽ.
- Nửa chu vi là chiều nào cộng với chiều nào của hình ?
- Chiều dài + chiều rộng = ?
- Chiều rộng = ?
- Chiều dài = ?
- HD làm vở.
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?
- Nhắc HS về học thuộc bảng chia 9 và xem lại bài.
- 2 HS nêu, nhận xét.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- Biết số đo chiều dài, rộng cùng đơn vị đo.
- 2 HS chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm bài nháp, 1 HS lên chữa.
50 x 4 = 200 (cm).
200 cm = 2 m.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- Biết chu vi.
- Cạnh hình vuông.
- Chu vi hình vuông = cạnh x 4.
24 cm = cạnh x 4 cạnh = 24 : 4 = 6 (cm).
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- Dài + rộng.
- 60 mét.
- 20 mét.
- 60 - 20 = 40 (m).
- 1 HS chữa.
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì i (Tiết5).
I. Mục tiêu.
	Ôn tập các bài Tập đọc- HTL đã học .
 HS đọc thành tiếng, học sinh đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ 60 tiếng/ phút); biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ. Kết hợp đọc hiểu trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài học. Thuộc được 2 đoạn thơ đã học.
 HS K- G: Đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
 Rèn kỹ năng viết đơn cho HS. Bước đầu viết được đơn xin cấp lại thẻ đọc sách.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
 II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung:
* Ôn luyện Tập đọc- HTL:
- GV gọi từng HS lên bốc thăm.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 2 (150): 
GV cho HS mở vở bài tập.
- Nhìn mẫu đơn trớc và yêu cầu lá đơn này có gì khác nhau ?
- GV gọi HS làm miệng.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS viết vở bài tập.
- GV quan sát nhắc nhở HS.
- GV cùng HS chữa bài, chấm bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhắc HS chú ý khi viết, đọc gặp dấu chấm, dấu phẩy
- GV nhắc ghi nhớ mẫu đơn.
- 1 HS đọc bài và điền vào giấy mời.
- HS lắng nghe.
- Khoảng 5 HS
- Từng HS bốc thăm.
- HS chuẩn bị 1 phút.
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu, H ... u:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ
- Kẻ, cắt, dán được chữ vui vẻ đúng quy trình kĩ thuật.
- HS thích cắt, dán chữ.
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu chữ vui vẻ 
- Giấy TC , bút màu , kéo thước kẻ, bút chì
- Tranh quy trình kẻ, cắt
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới .
 a.Giới thiệu bài .
 b. Giảng ND .
* HĐ 1: HD quan sát, nhận xét và nêu lại quy trình:
- GV giới thiệu mẫu chữ vui vẻ
- HD quan sát, nhận xét
- GV treo trình quy trình kẻ, cắt, dán
- HD thực hiện theo các bước:
+ B 1: Kẻ chữ V,E, U, I
+ B 2: Cắt chữ V,E, U, I
+ B 3: Dán chữ vui vẻ
* HĐ 2: HS thực hành cắt, dán chữ vui vẻ
- Tổ chức cho HS tập kẻ, cắt chữ vui vẻ
GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Cho HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn
3 . Củng cố – dặn dò .
? Nêu quy trình kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ ?
- Dặn về chuẩn bị cho bài sau
- Quan sát.
- Quan sát, nhận xét.
- Nghe.
- Quan sát
- Quan sát GV làm mẫu.
- HS thực hành
* HĐ 3: Thực hành cắt, dan chữ H, U:
- Yêu cầu HS nhắc và thực hiện lại các bước cắt, dán chữ H, Uchữ H, U
- GV nhận xét, hệ thống lại các bước:
+ B 1: Kẻ chữ H, U
+ B 2: Cắt chữ H, U
+ B 3: Dán chữ H, U
- Tổ chức cho HS thực hành kẻ, cắt chữ H, U
GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Cho HS trưng bày, nhận xét và đánh giá sản phẩm của bạn
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS
3 . Củng cố – dặn dò .
? Nêu quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U ?
- Dặn về chuẩn bị cho bài Cắt, dán chữ V 
- HS nêu
- Nghe, quan sát
- HS thực hành
- Từng nhóm thực hiện 
Chiều Toán( +)
Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
 Củng cố các kiến thức đã học trong HK1 cho HS
 HS có kỹ năng thực hành tính và giải toán.
 Giáo dục HS có tính chính xác, nhanh nhẹn, tự tin.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung:
 Bài tập 1:
a/ Tính nhẩm:
 8 x 7 = ..... 6 x 9 = ...... 56 : 8 = .....
 5 x 9 =..... 27 : 3 = ...... 42 : 6 = .....
GV ghi phép tính lên bảng.
Củng cố cho HS bảng nhân, chia.
b/ Đặt tính rồi tính:
 67 x 3 208 x 2 
 864 : 4 679 : 5
Củng cố cho HS về nhân (chia) số có ba chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
72 : (6 : 3) = 208 + 42 : 3 =
56- 24 + 42 = 24 x 3 : 9 = 
Củng cố cho HS về cách tính giá trị của biểu thức
Bài 3: Tìm x
x : 4 = 104 197 - x = 3
X x 8 = 168
Bài 4: Một người bán cam xếp 600 quả cam vào các túi, mỗi túi 5 quả sau đó người ấy lại xếp đều các túi cam vào 6 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu túi cam ?
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài. 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
HS nêu miệng kết quả.
Nhận xét, chữa bài.
4 HS lên bảng.
Lớp làmbảng con
Chữa bài, nhận xét.
 Chia 3 nhóm.
 Làm bài nháp.
 Chữa bài, nhận xét
 Chia 3 nhóm.
 Làm bài nháp.
 Chữa bài, nhận xét.
 HS đọc y/c.
 Tóm tắt và giải vào vở.
 Chữa bài, nhận xét.
Tiếng Việt
Luyện đọc: Âm thanh thành phố
I- Mục tiêu:
 Đọc đúng toàn bài, đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
 Rèn kỹ năng đọc đúng các từ ngữ: Náo nhiệt, lách cách, vi- ô- lông, Pi- a- nô, 
- Nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài: Vi- ô- lông, ban công, Pi- a- nô, Bét- tô- ven
 Giáo dục HS thấy được cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt với vô vàn âm thanh ồn ào, căng thẳng nhưng vẫn có âm thanh êm ả làm cho con người thấy rễ chịu.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Mồ Côi xử kiện và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc lần 1.
- HD đọc nối câu.
- HD đọc đoạn.
- Đoạn 1: Giọng rộn ràng.
- Đoạn 2,3: Giọng chậm rãi trầm lắng.
- Ngắt hơi: Mỗi dịp về Hà Nội, Hải .....hàng giờ/ để Pi- a- nô.
- Giảng từ: Vi- ô- lông, Pi- a- nô, Bét- tô -ven.
- Đọc đoạn trong nhóm
- GV cho HS thi đọc.
+ Tìm hiểu bài:
- Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
- Giảng từ Ban công và đặt câu.
- Tìm những chi tiết cho thấy Hải rất yêu âm nhạc?
- Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố?
- GV chốt lại: Phần nội dung bài.
+ Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 1, 2.
- GV cho HS thi đọc.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV cho HS đọc cả bài.
3. Củng cố dặn dò.
- GV tóm tắt nội dung bài.
 - Bài văn nói lên điều gì về cuộc sống của thành phố?
 - 2 HS đọc, 1 HS trả lời.
- HS nghe và quan sát tranh SGK.
- HS nghe GV đọc.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2 HS đọc lại.
- HS thi đọc 3 đoạn
- HS đọc thầm đoạn 1,2.
- HS trả lời.
 Ngồi lặng hàng giờ
- 1 HS đọc to đoạn 3, HS khác đọc thầm
- 2 HS trả lời.
- HS nghe và đọc thầm theo.
- 3 HS thi đọc đoạn 1,2.
- 1 HS đọc.
Thực hành
Hoàn thành kiến thức trong ngày
I - Mục tiêu:
- Cả lớp hoàn thành bài tập toán tiết : Luyện tập chung; vở TV (phần bài ở nhà cho HS luyện thêm).
- HS K- G: Làm thêm BTT do GV hướng dẫn.
- HS có ý thức hoàn thành các bài tập trong ngày.
II- Đồ dùng dạy học:
 Vở BTT, Tập viết
III- Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1:
Cả lớp hoàn thành vở bài tập toán
 Lưu ý :Nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số; tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy của một số.
Hoạt động 2: HS luyện viết bài ôn tập
Lưu ý chữ nghiêng để nghiêng vở 15 độ, không nghiêng người.
Hoạt động 3: BT dành cho HS K- G:
 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
135 - 35 - 23 135 - 25 + 23 36 : 6 : 3 36 : 6 x 3
 Bài 2: Một người có 50 kg gạo, đã bán 15 kg gạo. Số gạo còn lại chia đều vào 7 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki- lô- gam gạo?
Củng cố- Dặn dò:
Lưu ý HS quy tắc tính giá trị của biểu thức.
HS làm BTT tiết LTC.
.
 HS viết bài.
Chú ý rèn VSCĐ
 HS tự làm bài vào vở
 GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 Chữa bài, nhận xét.
Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2010
Sáng Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì I (tiết 7)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục ôn tập các bài học thuộc lòng. Ôn luyện về dấu chấm, dầu phẩy.
	- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu và cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	- Phiếu ghi tên bài tập đọc học thuộc lòng.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Giới thiệu bài.
2 - Ôn tập.
	- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc => xem lại bài trong 1 đến 2 phút => đọc và trả lời 1 số câu hỏi về nội dung bài.
3- Bài 2:
	- Nêu yêu cầu của bài?
	- Yêu cầu cả lớp đọc thầm câu chuyện vui "Người nhát nhất".
	- Lưu ý: Khi viết cần viết hoa những chữ đầu câu sau khi điền dấu chấm vào chỗ còn thiếu.
	- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
	- Yêu cầu một số học sinh đọc bài sau khi đã điền đủ dấu câu.
?+ Có đúng là người bà trong truyện rất nhát không?
 + Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Củng cố lại nội dung ôn tập.
 - HS chuẩn bị bài sau.
Toán
 ôn tập
I- Mục tiêu:
	- Củng cố về cách tính chu vi hình vuông khi biết độ dài các cạnh.
	- Rèn kỹ năng thực hành tính chu vi của hình vuông theo số đo cho trước.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Tính chu vi hình vuông biết cạnh lần lượt là 9 cm; 19 cm; 124 mm; 73 km.
 Bài 2: Một thửa ruộng hình vuông có cạnh là 25 m. Tính chu vi thửa ruộng đó?
 Bài 3: Một cái sân hình vuông có chu vi là 60 m. Tính chiều dài của cạnh cái sân?
 Bài 4: Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 60 cm. Cạnh dài của miếng bìa là 19 cm. Tính cạnh ngắn của miếng bìa?
 Bài 5: Tính nhanh giá trị biểu thức sau:
a) 53 + 8 x 53 + 53
b) 24 x 2 + 2 + 2 x 12 x 6
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài.
- Đọc bài toán.
- Làm bài.
* Nửa chu vi là: 60 : 2 = 30 (cm).
* Số đo chiều rộng là 30 - 19 = 11 (cm).
- Nghe giáo viên hướng dẫn phần a.
- Học sinh làm phần b.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Củng cố lại nội dung ôn tập.
 - HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì I (tiết 8)
I- Mục tiêu.
	 - Viết đúng thể thức, đẹp đoạn thơ trong bài Anh Đom Đóm (từ đầu đến ngon giấc), đảm bảo tốc độ 60 chữ/ 15 phút, sai không quá 5 lỗi.
 - Viết được một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về việc học tập của mình trong học kì I vừa qua.
 - HS có ý thức ôn tập chuẩn bị cho KTĐK.
II. Chuẩn bị : Mỗi HS 1 tờ giấy kiểm tra.
III- Các hoạt động dạy và học.
1, Giới thiệu bài.
2, Ôn tập :
 Đề bài :
1- Nghe - viết : Anh Đom Đóm (từ đầu đến ngon giấc)
2- Tập làm văn :
 Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I
- GV thu bài, chấm 1 số bài, nhận xét. Nhắc nhở HS ôn tập chuẩn bị cho KTĐK.
- Tự làm bài 
Sinh hoạt
Sơ kết học kì I
I - Mục tiêu: 
 HS thấy được kết quả học tập và rèn luyện trong KH1 của mình, của bạn.
 Hướng dẫn cho học sinh tự bình bầu danh hiệu HSG; HSTT và đề ra phương hướng cho HK2.
 Giáo dục học sinh tinh thần, thái độ học tập tốt.
II- Nội dung
 - Lớp trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm về học tập của lớp trong tuần, trong HK1.
- Các tổ trưởng bổ sung hoạt động tổ
- Cá nhân nêu ý kiến.
 GV nêu nhận xét chung về các mặt :
1. Nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong HK1
+ Đạo đức: Ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn.
 Có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công, đồ dùng học tập
+ Học tập: Tích cực học tập , rèn luyện trong các giờ học.
 Duy trì mọi nền nếp lớp, tham gia các hoạt động ngoài giờ nghiêm túc.
 Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: 
 Hường, Hương, Ngọc Anh, Đảng
 Đi học đúng giờ,có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ 
+ Lao động- TD VS :Tích cực, tự giác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Hoạt động ngoại khoá thường xuyên, TD, ca múa hát đều dặn
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng
- Còn có bạn kết quả học tập chưa cao: Dũng, Bình.
- Còn nhiều bạn chữ viết bẩn, không cẩn thận: An, Diễn ...
Bình bầu Danh hiệu HSG- HSTT đề nghị khen thưởng, tuyên dương
2. Phương hướng học kì 2: 
- Duy trì mọi nền nếp lớp đã có trong HK1.
- Tham gia tích cực các hội thi do nhà trường tổ chức.
- Thi đua giành điểm cao trong HK2, trong các hội thi , hội thao.
- Phấn đấu 100% HS lên lớp 4 vào cuối năm.
- Thực hiện tốt ATGT.
Chiều: Đ/c Nhuần soạn giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 18(7).doc