Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường tiểu học Giai Xuân

Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường tiểu học Giai Xuân

TOÁN:

CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vậnđược để tính được chu vi nình chữ nhật.

- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

- HS làm bài 1, 2, 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Vẽ sẵn một hình chữ nhật có kích th¬ước 3dm, 4dm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Trường tiểu học Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
- Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
3. Củng cố, dặn dò: 3’ 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
SINH HOẠT LỚP: 	
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 17
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh rèn luyện tốt nền nếp ra vào lớp, nền nếp học tập ở trường và ở nhà.
- Phát huy được những ưu điểm trong tuần, khắc phục được những tồn tại còn mắc phải để tuần sau làm tốt hơn.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác và có kỉ luật cho học sinh.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Đánh giá, nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần qua.
- Tổ trưởng các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ trong tuần..
- Lớp trưởng nhận xét chung 
- GV tổng hợp ý kiến đưa ra biện pháp khắc phục tồn tại.
Tuyên dương: Mùi, Hảo
2. Đề ra nhiệm vụ tuần sau: Tiến hành tập tiết mục dân ca để dự thi, khắc phục tồn tai tuần qua.
- Phân công trực tuần cho tổ 
- Dặn dò những em cần khắc phục thiếu sót trong tuần qua về các mặt: ăn mặc, học tập, vệ sinh, nền nếp, 
TUẦN 18: Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
TOÁN:
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vậnđược để tính được chu vi nình chữ nhật.
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
- HS làm bài 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Vẽ sẵn một hình chữ nhật có kích thước 3dm, 4dm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 5’
- 1 HS nêu miệng những hiểu biết về hình vuông. Nêu một số đồ dùng có dạng hình vuông. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Xây dung quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. 12’
- GV nêu bài toán: Cho hình tứ giác MNPQ với kích thước như hình vẽ. Tính chu vi hình tứ giác đó.
- HS đọc bài toán, vận dụng cách tính chu vi hình tứ giác đã học để tính
- GV đưa hình chữ nhật đã vẽ sẵn lên bảng rồi hướng dẫn HS tính chu vi hình chữ nhật ABCD có số đo chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm như 
Cách tính chu vi hình tứ giác MNPQ như trên là:
 4 + 3 + 4 + 3 = 14( cm)
Hoặc:( 4 + 3) x 2 = 14( cm)
- Từ đây GV nêu quy tắc:
- GV nhấn mạnh ý “ cùng đơn vị đo”: Không 
được lấy chiều dài là đơn vị m cộng với chiều rộng là đơn vị cm ...mà phải đổi cho cùng đơn vị đo mới được tính. 
- Vài HS nhắc lại.
Thực hành: 20’
Bài1:
- HS vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi để tính kết quả.
- HS giải vào vở, chữa, nêu cách làm.
* Củng cố quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. 
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc bài.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
GV: Chi vi mảnh đất chính là chu vi hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m.
YC HS làm bài.
1 em lên bảng làm.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tính chu vi hình chữ nhật ABCD và MNPQ rồi so sánh số đo chu vi của 2 hình đó, sau cùng mới chọn ý đúng để khoanh.
- GV chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV gọi 3 HS nêu lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà ôn lại bài. Nhóm HS yếu làm lại BT1 vào vở ở nhà.
Toán
Hình chữ nhật
chu vi hình tứ giác MNPQ là: 
 2 + 3 + 5 + 4 = 14(cm)
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
Bài 1:
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 5)x 2 = 30(cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:
(27+ 13) x 2 = 80(cm)
Bài 2:
Chu vi mảnh đất đó là:
(35 +20) x 2 = 110(m)
Đáp số: 110 m.
Bài 3:Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(63 + 31) x 2 = 188(m)
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
(54 + 40) x 2 = 188(m)
Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ.
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
2. Nghe viết đúng trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc đọ viết đúng 60 chữ/ phút), không mắc quá 5 lỗi trên bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Phiếu viết tên từng bài tập đọc đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’
- 2HS đọc thuộc bài Anh đom đóm..
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 35’ Giới thiệu bài
Kiểm tra đọc( 12- 15 phút) ( Khoảng số HS trong lớp).
- Từng HS nối tiếp nhau lên bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó về chỗ xem lại 1- 2 phút.
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định ghi trong phiếu.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm.
Bài tập 2.
a. HD HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn văn Rừng cây trong nắng.
- GV giải nghĩa một số từ khó: uy nghi( có dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
Tráng lệ( đẹp lộng lẫy).
- GV giúp HS nắm nội dung và cách trình bày bài chính tả:
? Đoạn văn tả cảnh gì?
? Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- Yêu cầu HS phát hiện tiếng khó và luyện viết. 
b. GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
c. Chấm, chữa bài 
- GV chấm 6, 8 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
Đọc thêm bài “ Chõ bánh khúc của dì tôi”.
- GV đọc mẫu.
- GV nghe, sửa sai.
- GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số TN được chú giải cuối bài.
- GV HD HS tìm hiểu bài.
? Tác giả tả cây rau khúc ntn?
? Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc.
? Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương?
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học. 
+ Đền Hùng trông thật uy nghi.
+ Cung điện rất tráng lệ.
- Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm...
KỂ CHUYỆN:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA( TIẾT 2).
I. MỤC TIÊU: 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu năm lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2.Ôn luyện về so sánh( tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn). 
3. Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vố từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc đã học.
 - Bảng lớp chép sẵn 2 câu văn của BT2; câu văn của BT3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới: 35’ Giới thiệu bài.
Kiểm tra đọc( 12- 15’) ( Khoảng số HS trong lớp).
- Từng HS nối tiếp nhau lên bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó về chỗ xem lại 1- 2 phút.
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định ghi trong phiếu.
- HS trả lời câu hỏi
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm.
Bài tập 2.
- GV giải nghĩa một số từ khó:
? Nến dùng để làm gì?
- Cây nến giống như cái ô: Cái ô dùng để làm gì?
- GV gạch dưới những TN chỉ sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn, chốt lại lời giải đúng.
- GV củng cố cách tìm sự vật so sánh trong câu có hình ảnh so sánh.
Bài tập 3.
 - GV yêu cầu HS đọc bài tập, suy nghĩ lời giải và phát biểu ý kiến.
 - GV chốt lại lời giải đúng: 
Đọc thêm bài “ Luôn nghĩ đến Miền Nam”
- GV đọc mẫu.
- GV nghe, sửa sai.
- GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số TN được chú giải cuối bài
- GV HD HS tìm hiểu bài.
? Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?
? Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác ntn?
? Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện ntn?
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt, nhắc những HS đọc chưa đạt VN luyện đọc để giờ sau KT lại. 
- Nến dùng để thắp sáng.
+ nến( vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi gọi là sáp hay đèn cày).
- Chiếc ô dùng để che nắng, mưa.
 + dù ( vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa cho khách trên bãi tắm). Từ biển trong câu không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông mà chỉ lượng lá trong rừng bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến người ta tưởng như đang đứng trước một biển lá. 
Chiều thứ hai:
CHÍNH TẢ:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA( TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU: 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
2. Điền đúng nội dung vào giấy mời, theo mẫu BT 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: 2’
- GV giới thiệu MĐ, YC tiết học.
2. Bài mới: 38’
Kiểm tra đọc( 12- 15’) ( Khoảng số HS trong lớp).
- Từng HS nối tiếp nhau lên bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó về chỗ xem lại 1- 2 phút.
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định ghi trong phiếu.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm.
Bài tập 2.
- GV yêu cầu HS đọc bài tập.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời cô( thầy) hiệu trưởng.
+ Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức . Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày, giờ, địa điểm.
- GV mời 1, 2 HS điền miệng nội dung vào giấy mời.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- 4, 5 HS đọc giấy mời của mình đã hoàn thành. 
Đọc thêm bài “ Vàm Cỏ Đông”
- GV đọc mẫu.
- GV nghe, sửa sai.
- GV giúp HS hiểu nghĩa 1 số TN được chú giải cuối bài.
- GV HD HS tìm hiểu bài.
? Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện qua những câu nào ở khổ thơ 1?
? Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp?
? Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?
3. Củng cố - dặn dò: 3’
- GV nhận xét chung tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ mẫu giấy mời, thực hành viết đúng mẫu khi cần thiết. 
- Dặn HS chưa KT về nhà luyện đọc để giờ sau KT.
Bài 2: 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY MỜI
Kính gửi:...........................................
Lớp: ....... trân trọng kính mời:..........
Tới dự:...............................................
Vào hồi:.................... giờ, ngày ........
Tại:....................................................
Chúng em rất mong được đón ..........
 Ngày ... tháng ... năm..
 Lớp trưởng
 ..................................
LUYỆN T.V:
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa: N
- Viết đúng tên riêng: Ngô Quyền (cỡ chữ nhỏ)
- Câu ứng dụng: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nư ... ến tuần 17.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: 1’
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Kiểm tra HTL: 20’
-HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Cho điểm HS.
Chú ý: Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra học thuộc lòng.
Ôn luyện về viết đơn: 12’
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học ?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc đơn của mình và HS khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ghi nhớ mẫu đơn và chuẩn bị giấy để tiết sau viết thư.
- HS nhắc lại : Hai bàn tay em, ø, Quạt cho bà ngủ, Mùa thu của em, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru, , Vẽ quê hương, Cảnh đẹp non sông, Nhớ Việt Bắc, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.
- Lần lượt HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK.
- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất.
- HS viết vào mẫu đơn trong vở BT.
- 5 đến 7 HS đọc lá đơn của mình.
ĐƠN XIN CẤP LẠI THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi : Thư viện Trường Tiểu học Giai Xuân
Em tên là : Nguyễn Thị Mùi. Nữ.
Sinh ngày: 2 - 9 - 2003.
Nơi ở: 
Học sinh lớp : 3B Trường Tiểu học Giai Xuân
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm 2011 vì em đã trót làm mất.
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn !
	 Người làm đơn
 Nguyễn Thị Mùi
LUYỆN T.V:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK1
Bài kiểm tra 
( Đọc thành tiếng – Chính tả)
	 Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính nhân , chia trong bảng ,nhân, chia số có 2,3 chữ với số có một chữ số.
- Biết tính chu vi hcn, hình vuông, giải toán về tìm 1 phần mấy của 1 số. Làm BT 1, 2(cột 1, 2, 3), 3, 4.
II. HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 5’
- Gọi hs lên bảng làm bài 1, 2, 4/ 101 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Bài mới:
Luyện tập - Thực hành: 32’ 
Bài 1:
 - Gọi 1 HS nêu y/c của bài
 - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 2: ( cột 1, 2, 3)
- Gọi 1 HS nêu y/c của bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài ,y/c một số HS nêu cách tính của một số phép tính cụ thể trong bài 
 - Nhận xét và cho điểm hs
Bài 3:
 - Gọi 1 hs đọc đề bài
 - Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
- Yêu cầu HS làm bài
 - Chữa bài và cho điểm hs
Bài 4:
 - Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì ?
 - Bài toán hỏi gì ?
 - Muốn biết sau khi đã bán 1/3 số vải thì còn lại bao nhiêu mét vải ta phải biết được gì?
- Yêu cầu HS làm tiếp bài
- Chữa bài và cho điểm hs 
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Về ôn tập thêm về phép nhân, phép chia
- Ôn tập về giải toán có lời văn để chuẩn bị K.tra học kì
- Về nhà làm bài 1, 2/102VBT
- 1 HS nêu y/c của bài
- Hs làm vào vở
- 1 HS nêu y/c của bài
- HS cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2
- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (100 + 60) x 2 = 320 (m)
 Đáp số: 320m
1 HS đọc đề bài
- Có 81 mét vải, đã bán 1/3 số vải
- Bài toán hỏi số mét vải còn lại sau khi đã bán
- Ta phải biết đã bán được bao nhiêu mét vải, sau đó lấy số vải ban đầu trừ đi số mét vải đã bán
- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài
 Giải:
Số mét vải đã bán là:
 81:3 = 27 (m)
Số mét vải còn lại là:
 81- 27 = 54 (m)
 Đáp số: 54m
LUYỆN TOÁN:
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Làm quen với cách đọc , viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Củng cố kỹ năng thực hành tính cộng, trừ, nhân , chia các số đo độ dài.
- Củng cố kỹ năng so sánh các số đo độ dài.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu về số đo độ dài có hai đơn vị đo:
1a. - Cho HS lên đo độ dài cái bảng lớp, bàn giáo viên ( chiều dài, chiều rộng).
 - GV hướng dẫn cách viết : 2m 7 dm ; 1 m 2 cm.
1b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 GV ghi: 3 m 2 dm = 32 dm 
 - HS đọc phần cách làm ở SGK. Cả lớp làm các bài còn lại.
Bài 2: Cộng , trừ , nhân , chia các số đo độ dài.
- 1 HS khá nêu cách làm: 8 dam + 5 dam = 13 dam.
- HS làm bài vào vở bài tập. 1 em làm ở bảng phụ.
- GV chữa bài.
Bài 3: So sánh các số đo độ dài.
	- HS đọc yêu cầu bài tập. GV viết: 6 m 3dm ..7 m
 	- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và nêu kết quả so sánh. HS khá giải thích:
Vì: 6m 3cm = 603 cm mà 7 m = 700 cm. 
So sánh 603 < 700 nên 6m 3cm < 7 m.
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 em làm ở bảng phụ.
- GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Thực hành đo độ dài.
TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra học thuộc lòng (Yêu cầu như tiết 5).
- Bước đầu biết viết một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em yêu quý (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: 1’
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Kiểm tra HTL: 20’
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
Rèn kĩ năng viết thư: 15’
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Em sẽ viết thư cho ai ?
-Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì?
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi một số HS đọc lá thư của mình. GV chỉnh sửa từng từ, câu cho thêm chau chuốt. Cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Em viết thư cho bà, ông, bố, mẹ, dì, cậu,â,...
- Em viết thư hỏi bà xem bà còn bị đau lưng không ?/ Em hỏi thăm ông xem ông có khoẻ không ? Vì bố em bảo dạo này ông hay bị ốm. Ông em còn đi tập thể dục buổi sáng với các cụ trong làng nữa không ?/ Em hỏi dì em xem dạo này dì bán hàng có tốt không ? Em Bi còn hay khóc nhè không ?...
- 1 HS đọc bài Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết thư.
- HS tự làm bài.
- 7 HS đọc lá thư của mình.
CHÍNH TẢ:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK1
Bài kiểm tra số 1
( Đọc thành tiếng – Chính tả)
 Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HẾT HỌC KÌ I.
I. MỤC TIÊU:
- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học, bảng chia 6,7. 
- Biết nhân số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số( có nhớ một lần), chia số có 2, 3 chữ số cho số có một chữ số( chia hết và chia có dư). 
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu phép tính.
- Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
- Giải các bài toán có hai phép tính.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. ổn định:
2. Đề kiểm tra:
Bài 1: Tính nhẩm( 2 điểm)
	6 x 5 = ...	18 : 3 = ... 	72 : 9 = ...	56 : 7 = ... 
	3 x 9 = ...	64 : 8 = ...	 9 x 5 = ...	28 : 7 = ...
	8 x 4 = ...	42 : 7 = ...	 4 x 4 = ...	7 x 9 = ...
Bài 2: Đặt tính rồi tính( 2 điểm)
 54 x 3	306 x 2 	856 : 4 	734 : 5
Bài 3: Tính giá trị biểu thức( 1 điểm)
 a) 14 x 3 : 7	b) 42 + 18 : 6
Bài 4: ( 3 điểm) Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán được số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường?
Bài 5: ( 2 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 10cm là:
	A. 25cm	B. 35cm	C. 40cm	D.50cm 
b) Chu vi hình vuông có cạnh 5cm là: 
	A. 25cm	B. 30cm	C. 20cm	D. 16cm
3. Hướng dẫn đánh giá 
Bài 1: (2 đ)Mỗi phép đúng được điểm.
Bài2: (2 đ)Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được điểm.
Bài 3:(1 đ)Tính đúng giá trị của mỗi biểu thứcvà trình bày đúng được điểm.
Bài 4: (3đ)
- Viết câu trả lời và phép tính đúng được 1điểm.
- Viết câu trả lời và phép tính còn lại được 1 điểm.
- Viết đáp số đúng được điểm.
Bài 5: (2đ)
4. Thu bài- Nhận xét chung tiết KT.
LUYỆN TOÁN:
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Làm quen với cách đọc , viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Củng cố kỹ năng thực hành tính cộng, trừ, nhân , chia các số đo độ dài.
- Củng cố kỹ năng so sánh các số đo độ dài.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 17cm , chiều rộng là 12cm.
1HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
HS vận dụng để tính.
 Bài 2:	 Điền số vào ô trống:
Chiều dài
12 dm
25 cm
32m
27 km
Chiều rộng
6dm
15cm
8 m
13 km
Chu vi hình chữ nhật
36 dm
80 cm
80 m
80km
Hướng dẫn: HS vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật để tính vào nháp sau đó điền kết quả vào ô trống.
Bài 3: Một mảnh vườn hình vuông có cạnh là 23 m. Tính chu vi mảnh vườn đó?
- 1HS nêu quy tắc tính chu vi hình vuông.
- HS làm bài vào vở- 1 HS lên bảng làm.
- GV chấm và chữa bài.
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT
( Chính tả)
I. MỤC TIÊU:
 - Kiểm tra viết theo yêu cầu cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn tiếng việt lớp3.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. ổn định: 
2. Bài cũ:
- GV trả bài KT tiết trước và nhận xét chung, rút kinh nghiệm cho bài làm ở tiết học này.
3. Bài mới:
a. Viết chính tả:(5 điểm)
- GV đọc cho HS viết bài Anh đom đóm( từ đầu đến ngon giấc)
- HS viết bài vào vở kiểm tra.
b. Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một vùng nông thôn hoặc thành thị mà em biết. 
3. GV thu bài - Nhận xét chung tiết kiểm tra.
SINH HOẠT LỚP: 	
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 18
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh rèn luyện tốt nền nếp ra vào lớp, nền nếp học tập ở trường và ở nhà.
- Phát huy được những ưu điểm trong tuần, khắc phục được những tồn tại còn mắc phải để tuần sau làm tốt hơn.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác và có kỉ luật cho học sinh.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Đánh giá, nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần qua.
- Tổ trưởng các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ trong tuần..
- Lớp trưởng nhận xét chung 
- GV tổng hợp ý kiến đưa ra biện pháp khắc phục tồn tại.
Tuyên dương: Mùi, Hảo
2. Đề ra nhiệm vụ tuần sau: Tiến hành tập tiết mục dân ca để dự thi, khắc phục tồn tai tuần qua.
- Phân công trực tuần cho tổ 
- Dặn dò những em cần khắc phục thiếu sót trong tuần qua về các mặt: ăn mặc, học tập, vệ sinh, nền nếp, 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18 LOP3 HONG 20112012.doc