Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Tây Yên 1

Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Tây Yên 1

I/. Yêu cầu cần đạt

- Đọc dúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) ; trả lời được một câu hỏi nội dung đoạn, bài ; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở HKI

- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài

II . Đồ dùng dạy – học:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn bài tập.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường Tiểu học Tây Yên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
TUẦN 18
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TIẾT 1,2: TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
BÀI :ÔN TẬP HỌC KỲ I (Tiết 1)
I/. Yêu cầu cần đạt
- Đọc dúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) ; trả lời được một câu hỏi nội dung đoạn, bài ; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở HKI
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài
II . Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
III . Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới: 
2.1/ Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
2.2/ Kiểm tra tập đọc: (KT khoảng 1/3 lớp)
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
2.3/ Viết chính tả:
- GV đọc đoạn văn một lượt.
- GV giải nghĩa các từ khó.
+ Uy nghi : dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
+ Tráng lệ : vẻ đẹp lộng lẫy.
- Hỏi: Đoạn văn tả cảnh gì?
- Rừng cây trong nắng có gì đẹp?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc thong thả đoạn văn cho HS chép bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Thu, chấm bài.
 - Nhận xét một số bài đã chấm. 
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét. 
- Theo dõi GV đọc sau đó 2 HS đọc lại. 
- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Có nắng vàng óng ánh, rừng cây uy nghi, tráng lệ; mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu.
- Các từ: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nghe GV đọc và chép bài.
- Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài.
ÔN TẬP(Tiết 2)
I/. Yêu cầu cần đạt
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong bài văn (BT2)
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới: 
2.1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2.2/ Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành tương tự như tiết 1. (KT 1/3 lớp).
2.3/ Ôn luyện về so sánh:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2.
- Hỏi: Nến dùng để làm gì?
- Giải thích: Nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy.
- Cây (cái) dù giống như cái ô: cái ô dùng để làm gì?
- Giải thích: Dù là vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa cho khách trên bãi biển.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS chữa bài. GV gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ so sánh:
+ Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
+ Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
2.4/ Mở rộng vốn từ:
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc câu văn.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từ biển.
- Chốt lại và giải thích: Từ biển trong biển lá xanh rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
- Gọi HS nhắc lại lời GV vừa nói.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đặt câu có hình ảnh so sánh.
- Nhận xét câu HS đặt.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ nghĩa của từ biển trong biển lá xanh rờn và chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc.
- Nến dùng để thắp sáng.
- Dùng để che nắng, che mưa.
- HS tự làm vào nháp.
- 2 HS chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
Những thân cấy tràm vươn thẳng lên trời.
như
những cấy nến khổng lồ
Đước mọc san sát thẳng đuột.
như
hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc câu văn trong SGK.
- 5 HS nói theo ý hiểu của mình.
- 3 HS nhắc lại.
- HS tự viết vào vở.
- 5 HS đặt câu.
TIẾT 3: TOÁN
BÀI : CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I/. Yêu cầu cần đạt
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II.Đồ dùng dạy học:
- Thước thẳng, phấn màu.
III.Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Ổn định:
1. Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra về nhận, diện các hình đã học. Đặc Điểm của hình vuông,hình chữ nhật.
-Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
2.1/ Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2/ Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật:
a)Ôn tập về chu vi các hình:
-GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu HS tính chu vi của hình này.
-Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
b).Tính chu vi hình chữ nhật:
-Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm.
-Yêu cầu hs tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
-Yêu cầu hs tính tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng ( ví dụ: cạnh AB và cạnh BC).
-Hỏi:14 cm gấp mấy lần 7cm?
-Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài?
-Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2. Ta viết là (4+3) x 2 = 14.
-HS cả lớp đọc quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
-Lưu ý: HS là số đo chiều dài và chiều rộng phải được tính theo cùng một đơn vị đo.
2.3 Luyện tập – thực hành 
Bài 1:
-Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
-Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Bài toán cho biết những gì?
-Bài toán hỏi gì?
-HD: Chu ví mảnh đất là chu vi HCN có chiều dài 35m, chiều rộng 20m.
-YC HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-HDHS tính chu vi của hai hình chữ nhật, sau đó SS hai chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng.
3. Củng cố- dặn dò:
- Y/c HS nhắc lại quy tắc tính chu vi HCN 
-YC HS về luyện tập thêm về tính chu vi HCN.
-Nhận xét tiết học
-3HS làm bài trên bảng.
-Nghe giới thiệu.
-
HS thực hiện yêu cầu của GV.chu vi hình tứ giác MNPQ là:
6cm + 7cm + 8cm + 9cm = 30cm.
-Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
-Quan sát hình vẽ.
-Chu vi của hình chữ nhật ABCD là: 
4cm + 3cm + 4cm + 3cm = 14cm
-Tổng của 1 cạnh chiều dài với 1 cạnh chiều rộng là: 
 4cm + 3cm = 7cm.
-14cm gấp 2 lần 7cm.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấy 2 lần tổng độ dài của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài.
- HS tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức.
-HS đọc qui tắc SGK.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a. Chu vi hình chữ nhật là:
(10+ 5) x2 = 30 (cm)
b. Chu vi hình chữ nhật là:
(27+13) x 2 = 80 (cm).
-Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35cm, chiều rộng 20cm. Tính chu vi mảnh đất đó .
-Mảnh đất hình chữ nhật. Chiều dài 35 m, chiều rộng 20m.
- Chu vi của mảnh đất.
Bài giải:
Chu vi của mảnh đất đó là:
(35+ 20) x2 =110 (m)
 Đáp số :110m.
-Chu vi HCN ABCD là:
(63 + 31) x 2 = 188 (m)
-Chu vi HCN MNPQ là:
(54 + 40) x 2 = 188 (m)
-Vậy chu vi hình CN ABCD bằng chu vi HCN MNPQ.
- 2 – 3 nêu
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2009
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 1: CHÍNH TẢ
BÀI : ÔN TẬP (Tiết 3)
I/. Yêu cầu cần đạt
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Điền đúng nội dung vào Giấy mời, theo mẫu (BT2)
II. Đồ dùng dạy – hoc:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học.
- Bài tập 2 phô tô 2 phiếu to và số lượng phiếu nhỏ bằng số lượng HS.
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định:
1. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
2. Bài mới: 
2.1/ Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2.2/ Kiểm tra tập đọc:
- Tiến hành tương tự như tiết 1. Kiểm tra số HS còn lại.
2.3/ Luyện tập viết giấy mời theo mẫu:
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc mẫu giấy mời.
- Phát phiếu cho HS, nhắc HS ghi nhớ nội dung của giấy mời như: lời lẽ ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày tháng.
- Gọi HS đọc lại giấy mời của mình, HS khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ mẫu giấy mời để viết khi cần thiết.
-HS lăng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng.
- Tự làm bài vào phiếu, 2 HS lên viết phiếu trên bảng.
- 3 HS đọc bài.
Mẫu: GIẤY MỜI
Kính gư ...  và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: Chuột, ruồi, muỗi,, gây ô nhiễm môi trường.
-GV kết kuận: Trong các loại rác, có các loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
Hoạt động 2:Làm việc theo cặp:
* Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
* Tiến hành:
-Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai, giải thích.
-GV gợi ý:
+Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em.
-Lắng nghe nhắc lại.
-HS chia thành 4 nhóm cùng quan sát và thảo luận, trả lời câu hỏi:
-HS các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.
+Cảm thấy hôi thối, khó chịu,.
+Chuột, ruồi, muỗi,
-Các nhóm khác nghe và bổ sung (nếu có).
-HS lắng nghe ghi nhận.
-Các nhóm quan sát, sau đó đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Các nhóm có thể liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, xóm làng,
-GV kẻ bảng để điền những câu trả lời của HS và căn cứ vào phần trả lời của HS, GV giới thiệu những cách xử lý rác hợp vệ sinh.
Tên ấp (xã)
Chôn
Đốt
Ủ
Tái chế
-GV chốt dựa vào bảng HS đã điền.
Hoạt động 3: Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẵn hoặc những hoạt cảnh ngắn để đóng vai.
-Ví dụ: Sáng tác bài hát dựa theo nhạc của bài hát “Chúng chau yêu cô lắm”.
Nội dung: 
Cô dạy chúng cháu giữ vệ sinh
Cô dạy chúng cháu vui học hành
Tình tính tang, là tang tính tình
Dạy chúng cháu yêu lao động.
-GV tập cho HS hát tại lớp.
-GV nhận xét tuyên dương các em hát hay.
-Nếu còn thời gian GV cho HS tập một số hoạt cảnh về vệ sinh môi trường.
3. Củng cố - dặn dò:
-Gọi HS nêu lại bài học.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
-Liên hệ thực tế.
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà học bài và tuyên truyền cho mọi người cần phải biết xử lý rác thải hợp vệ sinh và đúng qui định.
-Thi nhau sáng tác và hát cho cả lớp cúng nghe.
-Nhận xét bạn hát thế nào, có đạt không?
-HS thực hiện YC của GV.
-Làm công tác tuyên truyền theo lời GV dặn.
Thứ sáu ngày24 tháng 12 năm 2010
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN
KIỀM TRA ĐỌC (TIẾT 7)
TIẾT 2: CHÍNH TẢ
KIỂM TRA VIẾT (TIẾT 8)
TIẾT 3 : TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 SINH HOẠT LỚP
 I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1:
Tổ 2:
Tổ 3:
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp tương đối tốt, nhưng vẫn còn một em chưa nghe lời, hay nói chuyên riêng như: Khải Em, Lượng,Hào,
Về học tập: Rất nhiều bạn chưa thuộc các bảng nhân, chia đã học.
Chưa có ý thức học bài thường xuyên, ít thuộc bài trước khi đến lớp. 
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
Tiết 4:TOÁN 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I.Mục tiêu:
Kiểm tra lại kiến thức đã học về nhân chia số có hai, ba chữ số với số có một chữ số; Tính giá trị biểu thức; Tính chu vi; Xem đồng hồ; Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Chuẩn bị:
GV: Đề KT
HS: Giấy, bút,
III. Lên lớp:
1.Ổn định:
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: Bài kiểm tra học kì một:
-GV ghi đề bài lên bảng, nhắc nhở HS trật tự trong khi làm bài.
-HS chép vào và làm bài nghiêm túc.
4.Củng cố:
-GV thu bài.
-Nhận xét giờ kiểm tra.
Bài : ÔN TẬP ( Tiết 8)
I. Yêu cầu:
Học sinh kiểm tra đọc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17.
Kiềm tra nội dung kiến thức qua các bài tập đọc đã học.
Học sinh làm bài nghiêm túc.
II Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra.
III. Các hoạt độngdạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra giấy bút.
3.Bài kiểm tra:
-GV ghi đề lên bảng 
-GV HD HS nắm vững: yêu cầu của bài, cách làm bài. 
-GV nhắc HS không được chủ quan vì đọc không kĩ văn bản thì rất dễ giải sai.
-GV nhắc HS: Lúc đầu làm đánh dấu chéo vào ô trống bằng bút chì. Làm xong bài kiểm tra kết quả lại bằng cách đọc kĩ bài văn, thơ rà soát lời giải, cuối cùng đánh dấu chính thức bằng bút mực.
4/ Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ kiểm tra.
 Thu bài ..
-HS đọc thật kĩ bài văn, thơ.
-HS khoanh tròn ý đúng ( hoặc đánh dấu chéo vào ô trống ) trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi. 
-HS tiến hành trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài luyện tập tiết 8(SGK).
+Lời giải đúng 
	Câu 1: a
	Câu 2: b
	Câu 3: c
	Câu 4: b
	Câu 5: b
Bài : ÔN TẬP ( tiết 7)
 I.Mục tiêu:
Kiểm tra học thuọc lòng (yêu cầu như tiết 5).
Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II.Đồ dùng dạy - học:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
4 tờ phiếu viết sẵn bài tập 2 và bút dạ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài.
b.Kiểm tra học thuộc lòng:
-Tiến hành tương tự như tiết 5
c. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy:
-Gọi HS đọc thêm chuyện vui Người nhát nhất.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Hỏi: Bà có phải là người nhát nhất không? Vì sao?
-Chuyện đáng cười ở điểm nào?
Người nhát nhất.
Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về, cậu nói với mẹ:
-Mẹ ạ, bây giờ con mới biết bà nhát lắm.
Mẹ ngạc nhiên:
-Sao con lại nói thế?
Cậu bé trả lời:
-Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt tay con.
4.Củng cố, dặn dò:
-Dặn HS về nhà kể câu chuyện vui Người nhát nhất.
-Làm trước tiết luyện tập 8 để chuẩn bị bài làm kiểm tra.
-HS đọc thầm để hiểu nội dung chuyện.
-4 HS đọc bài trên lớp.
-Bà không phải là người nhát nhất mà bà lo cho cậu bé khi đi ngang qua đường đông xe cộ.
-Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại cứ nghĩ là bà rất nhát.
ĐỀ THAM KHẢO
Bài 1: Tính nhẩm:(2đ).
 5 x 4 =  54 : 6 =  9 x 3 =  63 : 7 = 
 6 x 8 =  42 : 7 =  6 x 5 =  35 : 5 = 
 7 x 9 =  72 : 8 =  9 x 8 =  64 : 8 = 
Bài 2: Đặt tính rồi tính:(2đ).
 67 x 3 123 x 5 657 : 7 589 : 9
Bài 3: Tính già trị của biểu thức:(2đ)
 34 x 5 + 56 74 + 45 x 9
Bài 4: Bài toán:(3đ).
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 72m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Bài 5: Ghi giờ chỉ trên những đồng hồ sau:(1đ).
 Â ·
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------
______________________________________________
ĐỀ BÀI.
MÔN: ĐẠO ĐỨC. Thời gian: 35 phút
Câu 1: Hãy viết vào ô £ chữ Đ trước những hành vi biết giữ lời hứa, chữ S trước những hành vi không biết giữ lời hứa.
£ Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, Vân vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui.
£ Giờ sinh hoạt lớp tuần trước, Cường bị phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ học. Cường tỏ ra rất hối hận, hứa với cô giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được vài hôm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa nghịch trong giờ học.
£ Huy hứa với em bé sau khi học xong sẽ cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi Huy học xong thì trên ti vicó phim hoạt hình. Thế là Huy ngồi xem phim, bỏ mặc em bé chơi một mình.
£ Nam hứa sẽ làm một chiếc diều cho bé Lan, con chú hàng xóm.Em đã dành cả buổi sang chủ nhật để hoàn thành chiếc diều. Đến chiều, Nam mang diều sang cho bé Lan. Bé mừng rỡ cảm ơn anh Nam.
Câu 2: Hãy viết vào ô £ chữ Đ trước các việc làm đúng, chữ S trước các việc làm sai đối với bạn bé.
£ Hỏi thăm, an ủikhi bạn có chuyện buồn.
£ Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
£ Chúc mừng khi bạn được điểm 10.
£ Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
£ Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ đễ giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp.
£ Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn.
£ Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
£ Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
Hết.
	Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
Bài : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
I.Yêu cầu:
Kiểm tra lại các kiến thức từ tuần 1 đến tuần 17.
Kiềm tra nội dung kiến thức qua các bài đã học.
Học sinh làm bài nghiêm túc.
II Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra.
HS: Giấy bút.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra giấy bút.
3.Bài kiểm tra:
-GV ghi đề lên bảng 
-GV HD HS nắm vững: yêu cầu của bài, cách làm bài. 
-GV nhắc HS không được chủ quan vì đọc không kĩ văn bản thì rất dễ giải sai.
-GV nhắc HS: Lúc đầu làm đánh dấu chéo vào ô trống bằng bút chì. Làm xong bài kiểm tra kết quả lại bằng cách đọc kĩ bài văn, thơ rà soát lời giải, cuối cùng đánh dấu chính thức bằng bút mực.
4/ Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ kiểm tra.
 Thu bài ..
-HS đọc thật kĩ đề bài.
-HS khoanh tròn ý đúng ( hoặc đánh dấu chéo vào ô trống ) trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi. 
-HS tiến hành trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18.doc