I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
2. Kĩ năng: Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
*GDKNS:
- Kĩ năng trình bày.
- Kĩ năng ứng xử.
- Kĩ năng bình luận.
*GDBVMT:
- Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho mơi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
TUẦN 19: Thứ.....ngày.....tháng.....năm......... TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT): HAI BÀ TRƯNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,...). Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện. - Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *GDKNS: - Đặt mục tiêu. - Đảm nhận trách nhiệm. - Kiên định. - Giải quyết vấn đề. - Lắng nghe tích cực. - Tư duy sáng tạo. *Tích hợp QPAN: Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Tranh ảnh minh họa truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Học sinh hát: Quốc ca Việt Nam. - Thông báo kết quả kiểm tra định kì. - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. - Học sinh hát. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc (20 phút) *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Cách tiến hành: a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượ với giọng to, rõ ràng, mạnh mẽ. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ sau: thẳng tay chém giết, lên rừng, xuống biển, bao người thiệt mạng, ngút trời, đánh đuổi; tài giỏi, giỏi võ nghệ, giành lại non sông; rùng rùng, cuồn cuộn, dội lên, đập vào, theo suốt; sụp đổ, ôm đầu, sạch bóng, đầu tiên. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: + Giáo lao/, cung nỏ,/ rìu búa,/ khiên mộc/ cuồn cuộn/ tràn theo bóng voi xuất hiện của Hai Bà//. - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ giặc ngoại xâm, cuồn cuộn. d. Đọc đồng thanh * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - Học sinh lắng nghe. - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,...) - Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa). - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). - 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp. - Học sinh đọc đồng thanh toàn bài. 3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): a. Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài. - Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Nêu những tội ác của giặc đối với nhân dân ta? + Hai Bà Trưng có tài và chí lớn như thế nào? + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? + Kết quả của cuộc khởi nghĩa thế nào? + Vì sao muôn đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng? - Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: + Bài đọc nói về việc gì? + Chúng ta học được điều gì qua bài đọc? => Giáo viên chốt nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. - 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút). + Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương,... Lòng dân oán hận ngút trời. + Rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. + Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân ta. +...Vì Hai Bà Trưng đã lành đạo ND giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống giặc đầu tiên trong lịch sử nước nhà. - Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. - Học sinh lắng nghe. 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. - Bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao: Giọng đọc to, rõ, mạnh mẽ; nhấn giọng ở những từ ngữ tả tội ác của giặc; tả chí khí của Hai Bà Trưng, tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa -> Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động. - 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2+3. - Xác định các giọng đọc. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Phân vai trong nhóm. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp. - Lớp nhận xét. 5. HĐ kể chuyện (15 phút) * Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện. * Cách tiến hành: a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện - Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh minh họa nội dung 4 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện: - Gợi ý học sinh nhìn tranh để kể từng đoạn. - Gọi học sinh M4 kể đoạn 1. - Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách. + Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa. + Cách 2: Kể có đầu có cuối nhưng không kĩ như văn bản. + Cách 3: Kể khá sáng tạo. * Tổ chức cho học sinh kể: - Học sinh tập kể. - Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét. - Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể. c. Học sinh kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp: * Lưu ý: - M1, M2: Kể đúng nội dung. - M3, M4: Kể có ngữ điệu. *Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện nói về việc gì? + Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì? - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh kể chuyện cá nhân. - 1 học sinh (M3+4) kể mẫu theo tranh 1. - Cả lớp nghe. - Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể. - Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể). - Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. - Học sinh đánh giá. - Nhóm trưởng điều khiển. - Luyện kể cá nhân. - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét. - Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài. - Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. 6. HĐ ứng dụng (1phút) 7. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Tìm những truyện viết về tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta có trong sách giáo khoa. - Sưu tầm thêm những truyện viết về tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . TOÁN: TIẾT 90: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0). - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). * Điều chỉnh: Bài tập 3 không yêu cầu viết số chỉ yêu cầu trả lời. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết các số có bốn chữ số. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3 (a, b). II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Có hộp đồ dùng học toán, phiếu học tập. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút) - Trò chơi: Kết bạn: - Quản trò tổ chức + Lớp hát: Kết bạn là đoàn kết, kết bạn là sức mạnh, chúng ta cùng nhau kết bạn. + Lớp hỏi: kết mấy, kết mấy? + Quản trò kết 2 + 7 : 3 Hoặc kết 35 - 15 : 5 () - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút): * Mục tiêu: - Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0). - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số ... ............................................................................................................................................................. ................................................................................. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2): (Chương trình hiện hành) BÀI 38: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người. - Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. 3. Thái độ: Biết giữ vệ sinh môi trường xung quanh, 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. *GDKNS: - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin. - Kĩ năng tư duy phê phán. - Kĩ năng làm chủ bản thân. - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng hợp tác. *GDTKNL&HQ: - Giáo dục học sinh biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước. - Biết nước thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường.. - Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. *GDBVMT: - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật - Biết phân, rác, nước thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ơ nhiễm môi trường.. - Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Các hình trang 70, 71 (Sách giáo khoa). - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) + Rác bẩn vứt bừa bãi không được xử lí kịp thời có hại gì? + Nêu cách xử lí rác? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh hát “Quê hương tươi đẹp”. + Gây mùi ôi thối và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. + Chôn, đốt, ủ, tái chế. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) *Mục tiêu: - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người. - Những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh. *Cách tiến hành: Hoạt động 1: Quan sát tranh *Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống. Giáo dục kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin. *Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 72 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi gợi ý: + Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Giáo viên hỏi: + Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người? + Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. - Giáo viên nhận xét. *Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước. Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh *Mục tiêu: Giải thích được tại sai cần phải xử lí nước thải. GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ra quyết định. GDSDNLTK&HQ: Giáo dục học sinh biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước. *Cách tiến hành: - Giáo viên cho từng cá nhân trình bày: + Ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh? - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 73 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi gợi ý: + Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao? + Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không? - Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. *Kết luận: + Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi để vào hệ thống nước chung là cần thiết, vừa tái sử dụng được nguồn nước vừa hạn chế được lượng nước thải ra, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường đồng thời giúp tiết kiệm được nguồn năng lượng nước tự nhiên à vừa tiết kiệm được tiền của của chng ta, vừa thân thiện môi trường, tạo môi trường sống trong lành. + Đối với gia đình chúng ta, khi sử dụng nước, ta phải tính đến chuyện tiết kiệm nước và tìm cách xử lí nước thải sao cho hợp lí. Ví dụ nước rửa rau, ta có thể lắng lại, lượt bỏ cặn sau đó tái sử dụng để rửa chén bát nước đầu tiên, sau đó ta có thể đem đi tưới cây vừa không tốn nhiều nước vừa tốt cây, sạch chén, ít tốn nước rửa chén. Hoặc nước giặt quần áo ta có thể lấy nước thải lắng bỏ cặn đi sau đó ta lại dùng lau nhà, giặt giẻ lau vừa sạch nhà, vừa tiết kiệm nước - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trình bày. - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Các nhóm khác nghe và bổ sung. - Lắng nghe và thực hiện. 3. HĐ ứng dụng (3 phút) 4. HĐ sáng tạo (2 phút) - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người. - Nêu những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................... BUỔI CHIỀU: LUYỆN TIẾNG VIỆT: ........................................................................................... KĨ NĂNG SỐNG: SƠ CHẾ MỘT SỐ LOẠI CỦ ........................................................................................... SINH HOẠT TẬP THỂ : I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Biết được phương hướng tuần tới. - GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết được truyền thống nhà trường. - Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: 1. Lớp hát tập thể 2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần: - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban. - GV nhận xét chung: + Nề nếp: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. + Học tập: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể. ..............................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: