Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Cả ngày

Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Cả ngày

Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ. Toàn trường

Tiết 2: Toán. Các số có bốn chữ số

I, Mục tiêu:

- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều # 0)

Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

Bước đầu nhận ra giá trị của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).

- HS đọc, viết các số có bốn chữ số.

- HS tự tin, cẩn thận khi làm toán, yêu thích môn học.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Cả ngày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008	
Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ. Toàn trường
Tiết 2: Toán. Các số có bốn chữ số
I, Mục tiêu: 
- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều # 0)
Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
Bước đầu nhận ra giá trị của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
- HS đọc, viết các số có bốn chữ số. 
- HS tự tin, cẩn thận khi làm toán, yêu thích môn học.
II, Hoạt động dạy và học
Nội dung &TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A, Bài cũ. 
B, Bài mới.
1, Giới thiệu: 1'
2, Giới thiệu số có bốn chữ số. 
 10'
3, Bài tập.
Bài 1: 9’
Bài 2. 9'
Bài 3. 9'
C, Củng cố, dặn dò. 2'
* Không kiểm tra.
* Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học.
* Giới thiệu số: 1423
- Cho hs lấy 10 tấm bìa có 100 ô vuông.
Hỏi: + Có bao nhiêu tấm bìa?
 + Vậy có 10 tấm bìa 100 ô vuông thì có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Cho hs lấy lần lượt để có 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
- Cho hs quan sát các hàng từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
- HD hs nêu số theo hàng.
- HD viết số: 1423, đọc số.
Hỏi: Số 1423 gồm mấy chữ số? Phân tích số(kết hợp điền vào bảng như sgk).
* Gọi hs đọc ý a.
- Cho hs nêu ý hiểu về mẫu.
- Cho hs thảo luận theo cặp ý b, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận.
Viết: 3442
Đọc: Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai.
* Cho hs làm bài theo nhóm 5 em vào bảng phụ, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá.
KL: 5947: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
9174: Chín nghìn một trăm bảy mươi tư.
2835: Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm.
* Cho hs thi nêu nối tiếp các số tiếp theo. Mỗi hs nêu 1 số.
- Nhận xét, kết luận.
* Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về làm bài trong vở bài tập.
* Nghe.
* Quan sát.
- Thực hiện.
- Trả lời.
- Thực hiện.
- Quan sát, nêu số tương ứng.
- Nêu.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
- Trả lời.
- Nhìn bảng nêu lại.
* 1 hs đọc.
- Nêu.
- Thực hiện.
- Nghe.
* Thực hiện.
- Nghe.
* Thực hiện.
- Nghe.
* 1 hs nhắc lại.
- Nghe.
Tiết 3 + 4: Tập đọc - Kể chuyện. Hai Bà Trưng
I, Mục tiêu: 
A, Tập đọc:
 - HS đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ đúng. Giọng phù hợp với diễn biến câu chuyện.
 Đọc đúng các từ: huyện, dạy dỗ, lập mưu, trey quân, phấn khích, ....
 - Hiểu nghĩa các từ: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích, .....
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
 * Tăng cường vốn Tiếng Việt cho hs: Giải nghĩa từ.
B, Kể chuyện:
 - Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa, HS kể được từng đoạn câu chuyện.
 - HS kể chuyện tự nhiên, thay đổi giọng phù hợp, nội dung câu chuyện. Nghe bạn kể, nhận xét, kể tiếp lời.
 - GD học sinh tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
 * Tăng cường vốn Tiếng Việt cho hs: Kể theo nhóm. 
II, Hoạt động dạy và học
Nội dung &TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra . 
B. Bài mới.
1. Giới thiệu. 2'
2. Luyện đọc & tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc. 
 38'
b) Tìm hiểu bài. 
 12'
c) Luyện đọc 
 lại. 10'
3. Kể chuyện.
 16'
4. Củng cố
 dặn dò. 2'
* Không kiểm tra.
* Giới thiệu chủ điểm. Nêu tóm tắt nội dung bài học.
* Đọc mẫu: 
 Đọc câu.
 - Gọi hs đọc nối tiếp câu lần 1.
 - HD đọc từ khó: cá nhân rồi đọc đồng thanh.
- Gọi hs đọc nối tiếp câu làn 2.
- Hướng dẫn cách đọc và ngắt nghỉ câu. 
 '' Chúng thẳng tay chém giết dân lành,/ cướp hết ruộng nương màu mỡ.// Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ,/ xuống biển mò ngọc trai,/ khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo,/ cá sấu, thuồng luồng,...//
 Đọc đoạn.
Hỏi: Bài được chia làm mấy đoạn?
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn 1.
- Gọi hs đọc đoạn và đọc chú giải. 
- Cho hs giải nghĩa thêm một số từ: giặc ngoại xâm, giáp phục, trey quân và nhắc lại nội dung nghĩa của các từ nhiều lần để tăng cường Tiếng Việt.
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn lần 3.
- Cho hs đọc nối tiếp theo nhóm, tổ.
- Gọi hs thi đọc nối tiếp theo tổ.
- Nhận xét, đánh giá. 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. 
* Cho hs đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 
Câu 1: Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạngLòng dân oán hận ngút trời.
+ Gọi 1 hs đọc đoạn 2, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2.
 Câu 2: Hai bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông.
+ Cho hs đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi
Câu 3: Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo giết hại Thi Sách và gây tội ác với nhân dân.
Câu 4: Cho hs thảo luận nhóm 4, nêu.
(Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân ring ring lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng ttrống đồng dội lên ...)
- Giới thiệu tranh.
+ Cho hs đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi
Hỏi: Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? 
(Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bang quân thù.)
Câu 5: Vì Hai Bà là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đát nước, là hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nướcc nhà.
+ Qua bài cho em biết được điều gì?
( ý nghĩa của bài ).
- Ghi bảng, gọi hs đọc.
* Đọc diễn cảm đoạn 1.
+ HS đọc theo cặp.
- Gọi 3 hs thi đọc.
- Gọi hs nhận xét.
- Nghe và đánh giá.
* Cho hs đọc yêu cầu, gợi ý của phần kể chuyện.
- Gọi hs kể mẫu theo tranh1.
- Cho hs tập kể trong nhóm 4 em câu chuyện.
- Theo dõi giúp đỡ hs, tăng cường vốn Tiếng Việt cho hs nói đủ câu, diễn đạt đủ ý. 
- Gọi hs thi kể trước lớp.
- Gọi 1- 2 hs thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét đánh giá.
* Qua bài em thấy Hai Bà Trưng là người như thế nào?
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Báo cáo kết quả thắng thua “ Noi gương chú bộ đội.”
* Nghe.
* Nghe, nêu.
* Nghe & theo dõi sgk.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Đọc.
- Nghe, nêu cách đọc, thực hiện.
- Nghe, nêu.
- Đọc.
- HS đọc.
- Nghe, nhắc lại.
- Đọc.
- Đọc bài theo nhóm.
- Thi đọc, nhận xét, bình chọn. 
- Nghe.
- Đọc.
* Đọc, trả lời.
- Trả lời.
- 1 hs đọc, nghe câu hỏi, trả lời.
- Đọc, nghe câu hỏi, thảo luận, trả lời.
- Quan sát.
- Đọc, trả lời.
- Nghe, nêu.
- Nhắc lại.
* Nghe.
- Thực hiện.
- Thi đọc.
- Nghe và nhận xét.
- Nghe.
* 1 - 2 hs đọc.
- Thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Kể, nghe và nhận xét bổ sung. Bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Nghe.
* Phát biểu.
- Nghe.
Buổi chiều: Tiết 2 : Ôn Tiếng Việt: Luyện đọc
Hai Bà Trưng
I.Mục tiêu:
- Luyện đọc đúng các từ khó, đọc hay, lưu loát toàn, rõ ràng bài tập đọc.
- Củng cố khắc sâu nội dung bài học.
- Có ý thức rèn đọc thường xuyên, yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy và học.
Nội dung &TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra.
2.Luyện đọc.33'
 3. Củng cố 
 dặn dò. 2'
* Gọi hs nêu tên các bài tập đọc đã học.
- Cho hs đọc nói tiếp câu.
- Nghe, sửa sai.
Hỏi: Bài văn được chia làm mấy đoạn?
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn, trả lời câu hỏi trong bài.
- Cho hs nêu nội dung bài.
- Cho hs luyện đọc theo nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc. 
- Nhận xét, đánh giá.
* Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc.
* Nêu.
- Đọc.
- Nêu.
- 4 đọc, trả lời.
- Nêu nội dung.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Đọc, nghe và nhận xét.
- Nghe.
* Nghe.
 Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2008
Sáng thi Tiếng Việt
Kiểm tra cuối học kì I năm học 2008 – 2009
Môn: Tiếng Việt Phần đọc hiểu
Thời gian: 30 phút (Không kể thời gian giao đề)
A. Đọc thầm: Đường vào bản
 Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về bản. Bên con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
 Theo Vi Hồng
 B. Bài tập: Dựa theo nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 
Câu 1: Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
a, Vùng núi b, Vùng biển c, Vùng đồng bằng
Câu 2: Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì?
a, Tả con suối b, Tả con đường c, Tả ngọn núi
Câu 3: Vật gì nằm ngang đường vào bản?
a, Một ngọn núi b, Một rừng vầu c, Một con suối
Câu 4: Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a, Một hình ảnh b, Hai hình ảnh c, Ba hình ảnh 
 Phần kiểm tra viết
 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
1- Chính tả: (5 điểm) - Thời gian khoảng 20 phút
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài : Cửa Tùng (SGK TV lớp 3- tập I- trang 109).
Viết đầu bài và đoạn: Diệu kỳ thay  đến đoạn: đổi sang màu xanh lục.
 2 - Tập làm văn: (5 điểm) - Thời gian 40 phút
 Đề bài: Em hãy viết một bức thư có nội dung thăm hỏi, báo tin với một người mà em quý mến. (Như: Ông, Bà, Chú, Bác, Cô giáo cũ, Bạn cũ ) dựa theo gợi ý sau đây: 
Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày  tháng  năm
Lời xưng hô với người nhận thư.
Nội dung thư (Từ 5 đến 7 câu): Thăm hỏi (Về css khoẻ, cuộc sống hằng ngày của người nhận thư ), bào tin (Về tình hình học tập, sức khoẻ của em ). Lời chúc và hứa hẹn.
Cuối thư: Lời chào, kí tên.
Chiều chấm thi Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt
I. Đọc thầm và làm bài tập: 4 điểm.
 Mỗi câu đúng được 1 điểm, đúng cả 4 câu 4 điểm.
* Đáp án: Câu 1 : ô a Câu 2: ô b Câu 3: ô c Câu 4: ô b
II. Kiểm tra viết: 10 điểm.
1 - Chính tả: 5 điểm
 Bài viết không mắc lỗi chình tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
 Mỗi chính tả trong bài viết (Sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ: 0,5 điểm.
* Lưu ý: Nừu viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn  bị trừ: 1 điểm toàn bài.
2 – Tập làm văn: 5 điểm.
 Học sinh viết được bức thư ngắn gọn theo gợi ý ở đề bài (Đủ các phần của một bức thư); riêng phần nội dung thư viết được 5 câu trở lên.
 Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
(Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 
 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 ... ỗi.
- Nộp bài.
- Nghe.
* 2 hs đọc.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Nghe, nhắc lại.
* Nghe.
Tiết 4: Ôn toán: Luyện tập
I, Mục tiêu:
- Giúp hs biết cấu tạo thành phân của số có bốn chữ số. Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- HS biết đọc, viết các số có bốn chữ số thành tổng. 
- HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II, Hoạt động dạy và học
Nội dung &TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A,Bài cũ. 3'
B, Thực hành.
Bài 1.(VBT toán/7) 12'
Bài 2:(VBT toán/ 7) 10'
Bài 3: (VBT toán/ 7) 8' 
Bài 4:(VBT toán/ 7) 5’
C, Củng cố, dặn dò. 2'
* Nêu số có 4 chữ số, gọi hs đọc các số đó.
- Nhận xét, đánh giá.
* Gọi hs đọc bài tập.
- Cho hs làm vào vở, 1 số hs làm bảng lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
A, 9217 = 9000 + 200 + 10 + 7
 4538 = 4000 + 500 + 30 + 8
 7789 = 7000 + 700 + 80 + 9
B, 2005 = 2000 + 5
 9400 = 9000 + 400
 2010 = 2000 + 10
 1909 = 1000 + 900 + 9
* Gọi hs đọc yêu cầu, mẫu bài tập.
- Cho hs làm bảng con, 1 số hs làm bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận. 
A, 7000 + 600 + 50 + 4 = 7654
 2000 + 800 + 90 + 6 = 2896
B, 3000 + 60 + 8 = 3068
 7000 + 200 + 5 = 7205
 5000 + 7 = 5007
* Gọi hs đọc bài tập.
- Cho hs làm bài vào vở, chữa bài, bổ sung, nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
a, 5492 b, 1454 c, 4205 d, 7070
* Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu.
- Cho hs nêu ý hiểu về mẫu.
- Cho hs thảo luận cặp, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá.
b, Chữ số 5 trong số 5982 chỉ 5 nghìn.
c, Chữ số 5 trong số 4156 chỉ 5 chục.
d, Chữ số 5 trong số 1945 chỉ 5 đơn vị.
* Nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà xem lại bài.
* Nghe, đọc.
- Nghe.
* 2 hs đọc.
- Thực hiện.
- Nghe.
* Nghe, 1 hs đọc.
- Thực hiện.
- Nghe.
*1 hs đọc.
- Thực hiện.
- Nghe.
* 1hs đọc.
- Nêu.
- Thực hiện.
- Nghe.
* Nghe.
 Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2008
Buổi sáng Tiết 1: Toán: Số 10 000 – Luyện tập
I, Mục tiêu:
- Giúp hs nhận biết số 10 000 (mười ngìn hoặc một vạn).
 Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
- HS đọc, viết các số có bốn chữ số. Tìm số liền trước, liền sau của mỗi số. 
- HS tự tin, hứng thú, cẩn thận khi học toán.
II, Hoạt động dạy và học: 
Nội dung &TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A, bài cũ. 3'
B, Bài mới.
1, Giới thiệu.1'
2, Giới thiệu số 10 000. 
 10'
3, Thực hành. Bài 1. 3’
 Bài 2. 4'
 Bài 3: 4'
 Bài 5. 6'
 Bài 6. 7’
C, Củng cố, dặn dò. 2'
* Gọi hs lên bảng viết số thành tổng: 
5000 + 9 = 8000 + 100 +5
- Nhận xét, đánh giá.
* Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học.
* Cho hs lấy 8 tấm bìa có 1000 ô vuông.
- Cho hs đếm xem có mấy nghìn?
- Ghi 8000 – gọi hs đọc
- Cho hs lấy thêm 1 tấm bài ghi 1000 xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa.
Hỏi: Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn?
- Ghi 9000 – gọi hs đọc
- Cho hs lấy thêm 1 tấm bài ghi 1000 xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa.
Hỏi: Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn?
- Ghi 10 000 – gọi hs đọc
- Cho hs nhận xét số 10 000
- Giới thiệu cách đọc:
10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn
- Gọi hs đọc.
* Gọi hs đọc các số tròn nghìn từ 1000 đến 9000.
- Nhận xét, kết luận.
* Cho hs làm bài theo nhóm 5 em vào bảng phụ, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá.
KL: 9300 ; 9400 ; 9500 ; 9600 ; 9700 ; 9800; 9900.
* Cho hs thi nêu nối tiếp các số tiếp theo. Mỗi hs nêu 1 số.
- Nhận xét, kết luận.
9940 ; 9950 ; 9960 ; 9970 ; 9980 ; 9990
* Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- HD hs cách tìn số liền trước, liền sau của số: 2665 là số 2664 2665 2666
- Cho hs làm bài, chữa, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá.
2002 là số 2001 2002 2003
1999 là số 1998 1999 2000
* Gọi hs đọc yêu cầu bài, nêu cách làm bài.
- Cho hs thảo luận theo 2 nhóm, thi điền đúng, nhanh, chính xác. (thời gian 2 phút)
- Nhận xét, đánh giá.
Thứ tự các số cần điền là: 9990 ; 9991 ; 9992 ; 9993 ; 9994 ; 9995 ; 9996 ; 9997 ; 9998 ; 9999 ; 10 000
* Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về làm bài 4, 2 ý bài 5 và các bài trong vở bài tập.
* 2 hs lên bảng thực hiện, lớp theo dõi.
- Nghe.
* Nghe.
* Thực hiện.
- Đếm, trả lời.
- Quan sát, đọc.
- Thực hiện.
- Nêu.
- Đọc.
- Thực hiện.
- Trả lời.
- Quan sát, trả lời.
- Nêu.
- Nghe.
- Đọc.
* 3 hs đọc.
- Nghe.
* Thực hiện.
- Nghe.
* Thực hiện.
- Nghe.
* 1 hs đọc.
- Nghe, quan sát.
- Thực hiện.
- Nghe.
* 1 hs đọc.
- Thực hiện.
- Nghe.
* 1 hs nhắc lại.
- Nghe.
Tiết 2: Tập làm văn: Nghe kể:
 Chàng trai làng Phù ủng 
I, Mục tiêu:	
- HS nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng, nhứ được nội dung câu chuyện để kể lại, viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
- HS kể chuyện đúng nội dung, kể tự nhiên. Viết câu trả lời đúng nội dung, đúng ngữ pháp (viết thành câu), rõ ràng, đủ ý.
- HS tự hào về sự tài giỏi của Phạm Ngũ Lão.
II, Hoạt động dạy và học: 
Nội dung &TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra. 
B. Bài mới.
1. Giới thiệu. 2'
2. Hướng dẫn nghe – kể chuyện.
Bài 1: 20' 
Bài 2: 15’
C. Củng cố, dặn dò. 2'
* Không kiểm tra.
* GT sơ lược về chương trình TLV kì II. 
* Gọi hs đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý.
- Cho hs quan sát tranh MH, đọc thầm câu hỏi gợi ý (sgk).
- Kể chuyện (2 lần).
Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
“ Trần Hưng Dạo (Trần Quốc Tuấn) được phong tước Hưng Đạo Vương, ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên vào năm 1285 và 1288”.
Hỏi: Chàng trai ngồi bên về đường làm gì? (Ngồi đan sọt).
Hỏi: Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? 
( Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.)
Hỏi: Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh?
( Vì Hưng Đạo Vương mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài: mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu vẫn chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.)
+ Phạm Ngũ Lão: Vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, quê ở làng Phù ủng ( nay thuộc tỉnh Hải Dương) Ông sinh năm 1255 mất năm 1320.
+ Kể chuyện lần 3.
- Cho hs kể theo nhóm 3 em.
- Gọi hs thi kể.
- Nhận xét. 
* Gọi hs đọc yêu cầu.
- Cho hs làm bài.
- Gọi hs đọc bài viết.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, ghi điểm.
* Gọi hs nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Về viết lại bài, ôn lại các bài đã học. 
* Nghe.
* 2 hs đọc.
- Quan sát, đọc.
- Nghe.
- Nghe, trả lời.
- Nghe.
- Thực hiện.
- 3 hs kể.
- Nghe.
* 1 hs đọc.
- Viết bài.
- Đọc.
- Nghe.
* Nêu.
- Nghe.
Tiết 3: Tập viết: Ôn chữ hoa: n
I.Mục tiêu:	
- Củng cố cách viết các chữ viết hoa n (nh) thông qua bài tập ứng dụng. 
 Viết chữ nhỏ tên riêng: nhà rồng. Viết chữ nhỏ câu thơ: nhớ sông lô , nhớ phố Ràng / nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.(cỡ chữ nhỏ). Hiểu nghĩa từ, câu thơ.
- HS viết chữ đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS kiên trì rèn chữ viết đẹp.
 * Tăng cường Tiếng Việt cho hs vào phần giải nghĩa câu ứng dụng.
II. Hoạt động dạy và học.
Nội dung &TG
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ. 3'
B. Bài mới.
1. Giới thiệu 1'
2. HD viết.
a, Luyện viết chữ hoa.4'
b, Luyện viết từ
 ứng dụng. 4'
c, Luyện viết câu ứng dụng. 
 4'
3. Viết bài.18'
4.Chấm chữa. 5'
C, Củng cố, dặn dò. 1'
- Cho hs viết từ : ngô quyền
- Nhận xét, đánh giá.
* Nêu mục tiêu bài.
* Cho hs tìm các chữ viết hoa trong bài.
- Hướng dẫn quan sát chữ mẫu. 
Viết mẫu: nhắc lại cách viết từng chữ. 
- Cho hs viết bảng con. n
- Theo dõi, nhận xét.
* Gọi hs đọc từ ứng dụng.
- Giảng: nhà rồng là một bến cảng ỏ TP. Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
- Cho hs tập viết bảng con: nhà rồng - Theo dõi, nhận xét.
* Gọi hs đọc câu thơ.
- Sông Lô(chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc), Phố Ràng (thuộc tỉnh Yên Bái), Cao Lạng (tên gọi tắt 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn), Nhị Hà (tên gọi khác của sông Hồng). Đó là các địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công của quân và dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu thơ ca ngợi địa danh lịch sử, những chiến công của quân dân ta.
- Cho hs nhắc lại nhiều lần nghĩa của câu ứng dụng để tăng cường Tiếng Việt.
- Cho hs viết bảng con tiếng: 
Ràng, Nhị Hà
- Theo dõi, nhận xét.
* Cho hs viết chữ n h 1dòng, viết chữ r, l 1 dòng, viết tên riêng nhà rồng 2 dòng, viết câu thơ 2 lần.
- Theo dõi, uốn nắn cho hs.
* Chấm tại lớp 5 bài.
- Nhận xét, đánh giá.
* Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết bài.
- Viết bảng con.
- Nghe.
* Nghe.
* Tìm và nêu miệng.
- Quan sát, nghe.
- Viết.
- Nghe.
*1 hs đọc.
- Nghe.
- Viết.
- Nghe.
* 1 hs đọc.
- Nghe, nhắc lại nội dung câu ứng dụng.
- Nhắc lại.
- Viết.
- Nghe.
* Nghe, viết bài.
* Nộp bài, nghe.
- Nghe.
* Nghe.
Tiết: 5 Sinh hoạt lớp – Sơ kết học kì I
 I. Mục tiêu;
- HS thấy được những ưu, nhược điểm trong học kì I để phát huy mặt mạnh và khắc phục những hạn chế.
- HS nắm được công việc cần thực hiện trong học kì II.
II. Tiến hành.
1. Kiểm điểm việc học tập, thực hiện nền nếp của các thành viên trong tổ, lớp.
- Cho các tổ báo cáovà các tổ viên bổ sung ý kiến.
- Các tổ đề nghị tuyên dương & phê bình.
III. Giáo viên nhận xét.
* Ưu điểm: 1, Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo. 
 2, Học Tập: Các em đi học tương đối đều. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 3, Các hoạt động khác: Duy trì tốt nếp 15’ đầu giờ, nếp lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
* Nhược điểm: 1, Đạo đức: Vẫn còn một số em chưa ngoan.
 2, Học Tập: Một số em chưa cố gắng trong học tập, nên kết quả học tập chưa cao.
 3, Các hoạt động khác: Một số bạn tham gia nhưng chưa nhiệt tình.
* Đề nghị: Tuyên dương: Hậu, Bạc, Cúc, Trí, Sơn, Tấm, Huy, Hoa có ý thức trong học tập.
 Phê bình: 
III, Phương hướng tuần học kì II
1, Đạo đức: Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2, Học tập: Duy trì tốt các hoạt động học tập. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học thuộc các bảng cửu chương. Về nhà luyện đọc, viết nhiều.
3, Các hoạt động khác: Tham gia đầy đủ, nhiệt tình. 
IV. Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề: Uống nước nhớ nguồn.( Quản ca điều khiển )

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19.doc