Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Trần Thị Sum

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Trần Thị Sum

I- MỤCĐÍCH YÊU CẦU:

Tập đọc:

-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng khó. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

-Rèn kĩ năng đọc hiểu: hiểu được nghĩa của các từ mới. Đọc thầm với tốc độ nhanh và nắm được nội dung của câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của 2 Bà Trưng và của nhân dân ta.

Kể chuyện:

Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng, giọng kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

II-CHUẨN BỊ:

GV:Tranh minh hoạ truyện. Bảng viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

HS:SGK

DK:Nhóm yếu đọc câu ,hoạt động nhóm 2

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Trần Thị Sum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 19
Ngày
Môn
TIẾT
ĐDDH
Tên bài dạy
TĐ
KC
T
ĐĐ
55-56
19
91
19
Hai Bà Trưng 
Hai Bà Trưng
Các số có 4 chữ số
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
TĐ
T
CT
TNXH
TC
57
92
37
37
19
Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội
Luyện tập 
Nghe viết: Hai Bà Trưng
Vệ sinh môi trường
Oân tập chương II: Cắt dán chữ cái đơn giản.
TD
T
TV
MT
37
93
19
19
Trò chơi: Thỏ nhảy 
Các số có 4 chữ số (tiếp theo)
Oân chữ hoa N (tiếp theo)
Vẽ trang trí hình vuông
T
CT
LTVC
H
94
38
19
19
Các số có 4 chữ số
Nghe viết: Trần Bình Trọng
Nhân hoá. Oân cách đặt và TLCH: Khi nào?
Em yêu trường em (lời 1)
TD
TLV
T
TNXH
SHL
38
19
95
38
19
Oân ĐHĐN. Trò chơi: Thỏ nhảy
Nghe kể: Chàng trai làng Phù Uûng
Số 10.000. Luyện tập.
Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Sinh hoạt lớp
Thứ ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC (55-56): HAI BÀ TRƯNG
I- MỤCĐÍCH YÊU CẦU:
Tập đọc:
-Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng khó. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
-Rèn kĩ năng đọc hiểu: hiểu được nghĩa của các từ mới. Đọc thầm với tốc độ nhanh và nắm được nội dung của câu chuyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của 2 Bà Trưng và của nhân dân ta..
Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng, giọng kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II-CHUẨN BỊ:
GV:Tranh minh hoạ truyện. Bảng viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS:SGK
DK:Nhóm yếu đọc câu ,hoạt động nhóm 2 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tập đọc:
A .Mở đầu:
Giới thiệu tên 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 3 tập 2 
B .Bài mới: 
HĐ1/ Giới thiệu bài:nêu tựa bài 
hĐ2/ Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: đọc diễn cảm toàn bài.Cho xem tranh
b. Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc câu, luyện phát âm từ khó
- Hướng dẫn đọc đoạn, giải nghĩa từ, ngắt câu
i/Giải nghĩa từ:
+Ngọc trai: viên ngọc lấy trong con trai
+Thuồng luồng: vật dữ ở nước, hình giống con rắn to, hay hại người (theo truyền thuyết)
+Mê Linh: vùng đất hiện nay thuộc huyện Mê Linh
+Nuôi chí: mang, giữ, nung nấu 1 ý chí, chí hướng
ii/Hướng dẫn đọc, ngắt câu:
+Đoạn 1: giọng chậm rãi, căm hờn; nhấn giọng những từ ngữ nói lên tội ác của giặc, sự căm hờn của nhân dân: thẳng tay chém giết, cướp hết, lên rừng, xuống biển, bao người thiệt mạng, ngút trời, đánh đuổi
+Đoạn 2: đọc đoạn văn với giọng kể thong thả, đầy cảm phục, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài trí của hai chị em: Bấy giờ,/ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.// Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.//
+Đoạn 3: đọc nhanh , hào hùng, mạnh mẽ, nhấn giọng những từ ngữ ta ûkhí phách của Hai Bà(ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp, phấn khích, kinh hồn), khí thế hào hùng của đoàn quân: rùng rùng, cuồn cuộn, dội lên, đập vào, theo suốt
+Đoạn 4: Đọc với giọng kể thong thả, đầy cảm phục, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa và sự tôn kính của nhân dân ta đối với Hai Bà Trưng: Sụp đổ, ôm đầu, sạch bóng, đầu tiên.
- Luyện đọc theo nhóm(2 HS)
HĐ3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:nêu câu hỏi
- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân
-Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
-Vì sao 2 BaØ Trưng khởi nghĩa?
-Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa
-Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
-Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính 2 Bà Trưng?
hĐ4/Luyện đọc lại:
-Đọc diễn cảm 1 đoạn của bài
-Bình chọn
-Lắng nghe.
Lặp lại tựa bài
-Nghe đọc .Cá nhân phân tích tranh
-Đọc tiếp nối câu(nhóm yếu đọc)
-Đọc tiếp nối đoạn, đọc chú giải, nghe giải nghĩa từ, luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
-Đọc trong nhóm và trước lớp
-1 HS đọc cả bài
 Cá nhân trả lời câu hỏi:
-Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng, lòng dân oán hận ngút trời.
-Hai Bà Trưng giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
-Yêu nước thương dân, căm thù giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
-2 BàTrung mặc giáp phục thật đẹp bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiêng mộc cuồn cuộn trán theo bóng voi ẩn hiện của 2 Bà, tiếng trống đồng dội lên.
-Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ.Tô Định trốn về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
-Vì Hai Bà Trưng là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
-1-2 HS đọc lại đoạn văn
-1 HS đọc lại cả bài
Kể chuyện (17)
1/Nêu nhiệm vụ 
Yêu cầu HS quan sát 4 tranh minh hoạ và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2/Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện 
-Hướng dẫn HS quan sát 4 tranh minh hoạ 
- Hướng dẫn HS: để kể được những ý chính của mỗi đoạn, Hs phải quan sát tranh kết hợp với nhớ cốt truyện , không cần kể đoạn văn hệt theo văn bản.
-Yêu cầu HS tập kể 
-Yêu cầu Hs kể từng đoạn theo tranh
-Yêu cầu 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét, bình chọn
-Quan sát, tập kể 
-Quan sát tranh
-theo dõi
- Hs tập kể trong nhóm2
- Hs tập kể trước lớp
-1 HS kể toàn truyện
-Nhận xét, bình chọn
IV-CỦNG CỐ DĂN DÒ:
 Nhận xét tiết học. Về tập kể. Chuẩn bị bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội.
TOÁN (91): CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I- MỤC TIÊU:
Giúp HS: 
-Nhận biết được các số có 4 chữ số (các chữ số đều khác 0)
-Nắm được cấu tạo thập phân của các số có 4 chữ số là gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
-Biết đọc, viết các số có 4 chữ số.
-Bước đầu nhận ra thứ tự các số có 4 chữ số trong 1 nhóm các số có 4 chữ số.
II-CHUẨN BỊ:
 GV :chuẩn bị bộ ĐDHT, kẻ sẵn bảng 1 lên bảng lớp.
HS:Bộ đồ dùng,bảng con
DK:hđ cá nhân,thi đua tiếp sức
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1/ Giới thiệu bài: 
HĐ2/ Giới thiệu các số có 4 chữ số:
a/Đọc và viết số theo hình biểu diễn
-GV lấy các tấm bìa cài lên bảng nỉ như SGK, yêu cầu HS lấy bộ ĐDHT ra dùng các tấm bìa xếp theo, yêu cầu HS cho biết mỗi tấm bìa có mấy cột, mỗi cột có mấy ô vuông sau đó cho biết mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?
-GV chỉ bảng và hỏi:
+Có mấy trăm?
+10 trăm còn gọi là gì?
+Gv ghi số 1000 vào dưới 10 hình biểu diễn nghìn, đồng thời gắn thẻ số 1000 vào cột nghìn ở bảng 1.
-Gv chỉ tiếp lên bảng và hỏi:
+Có mấy trăm?
+GV ghi số 400 vào dưới 4 hình biểu diễn trăm, đồng thời gắn 4 thẻ số, mỗi thẻ ghi 100 vào cột trăm ở bảng 1.
-GV chỉ tiếp bảng và hỏi:
+Có mấy chục?
+Gv ghi số 20 vào dưới 2 hình biểu diễn chục đồng thời gắn 2 thẻ số, mỗi thẻ ghi 10 vào cột chục ở bảng 1.
-GV chỉ tiếp bảng và hỏi:
+Có mấy đơn vị?
+GV ghi số 3 vào dưới 3 hình biểu diễn đơn vị đồng thời gắn 3 thẻ số, mỗi thẻ ghi 1 vào cột đơn vị ở bảng 1.
-GV hỏi: Em nào có thể viết được số gồm 1 nghìn 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị
-Gv theo dõi cách viết đúng- sai của Hs sau đó giới thiệu cách viết của số này:
+ Hàng đơn vị có 3 đơn vị nên ta viết chữ số 3 ở hàng đơn vị; hàng chục có 2 chục nên ta viết chữ số 2 ở hàng chục; hàng trăm có 4 trăm nên taviết chữ số 4 ở hàng trăm; hàng nghìn có 1 nghìn nên ta viết chữ số 1 ở hàng nghìn (vừa nêu vừa viết vào cột tương ứng ở bảng 1).
+Vậy số 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là 1423
-Gv hỏi:
+ Bạn nào có thể đọc được số này?
+Số một nghìn bốn trăm hai mươi ba gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
HĐ3/Luyện tập thực hành:
 -Bài 1: 
a/Yêu cầu Hs mở sách và quan sát mẫu
b/Yêu cầu HS lên bảng gắn vào bảng 1 các thẻ ghi số, sau đó hoàn thành bài tập này
Gv nhận xét và hỏi: ba nghìnbốn trăm bốn mươi hai gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
-Bài 2: Gv treo bảng phụ đã kẻ sẵn nội dung bài tập 2 và hỏi: bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
Yêu cầu HS làm bài.
-Bài 3: GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn lên chơi thi tiếp sức làm bài, lớp theo dõi, nhận xét, khen. Sau đó yêu cầu HS đồng thanh lại dãy số 2 lần.
-Theo dõi GV giới thiệu bài
-Lấy bộ ĐDHT, lấy các tấm bìa xếp theo GV và nêu: mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, tấm bìa có tất cả 100 ô vuông.
-Theo dõi và trả lời cá nhân(cá nhân yếu)
+Có 10 trăm
+10 trăm còn gọi là 1 nghìn.
+Đọc: 1 nghìn.
-Theo dõi và trả lời:
+Có 4 trăm.
+Đọc: 4 trăm.
- Theo dõi và trả lời:
+Có 2 chục.
+Đọc: 2 chục
- Theo dõi và trả lời:
+Có 3 đơn vị.
+Đọc: 3 .
-1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
-Quan sát và nghe
-Viết vào bảng con 1423
+1 HS đọc trước lớp, lớp đồng thanh
+Gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị.
-Quan sát SGK
-1 HS lên bảng thực hành, lớp theo dõi, nhận xét: ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai, 3442.
-Gồm: 3 nghìn, 4 trăm, 4 chục và 4 đơn vị.
-Viết số và đọc số theo mẫu
1 HS l ... øi và hỏi: Em có nhận xét gì về các chữ số của các số tròn nghìn này?
-Các số tròn nghìn là các số như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc các số vừa viết.
-Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài sau đó hỏi HS: Em có nhận xét gì về các chữ số của các số tròn trăm này?
-Yêu cầu HS đọc các số tròn trăm vừa tìm được.
-Bài 3: Gọi Hs đọc yêu cầu và làm bài
Nhận xét, chữa bài và hỏi Các số tròn chục là các số như thế nào?
-Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu, yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. Chữa bài.
-Bài 5: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm sao?
-Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm sao?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm. Yêu cầu HS đọc.
-Bài 6: Gv yêu cầu Hs quan sát hình SGK và vẽ tia số vào vở
-Tia số này bắt đầu từ đâu đến đâu?
-Các số biểu diễn trong tia số là những số nào?
-Yêu cầu HS viết các số còn thiếu vào chỗ trống
-Yêu cầu HS đọc lại
-Các tổ trưởng thực hiện yêu cầu
-Thực hiện thao tác theo yêu cầu của Gv
-Có tám nghìn.(cá nhân yếu)
-Thực hiện thao tác.
Cá nhân nêu
-Chín nghìn.
-Thực hiện thao tác.
-Là mười nghìn.
-Đọc số 10 000.
-Số 10 000 gồm 5 chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng tiếp sau.
-Đọc: Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10000
-2 HS lên bảng viết số, lớp làm bài vào vở: 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000, 10 000.
-Nhận xét bài của bạn, đổi vở kiểm tra chéo
Cá nhân nêu
-Các số này đếu có 3 chữ số 0 ở tận cùng, riêng số 10 000 có 4 chữ số 0 ở tận cùng.
-Các số tròn nghìn là các số có tận cùng là 3 chữ số 0.
-Đọc lại các số vừa viết
-V iết các số tròn trăm từ 9300 đến 9900.
- Làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng làm: 9300, 9400, 9500, 9600, 9700, 9800, 9900.
-Các số này đều có tận cùng là 2 chữ số 0
(1 cá nhân nêu)
-Đọc số
-Đọc yêu cầu, làm bài, sửa bài, đọc lại các số
-Các số tròn chục là các số có tận cùng là chữ số 0.
Cả lớp thực hiện nháp
-Viết các số từ 9995 đến 10000 là 9995, 9996, 9997, 9998, 9999, 10000.
Cá nhân nêu
-Viết số liền trước và liền sau của các số.
-Lấy số đó trừ đi 1.
-Lấy số đó cộng thêm 1
-Làm bài vở và làm bảng lớp.
-Đọc lại các cụm số vừa tìm
-Thực hành vẽ tia số từ 9990 đến 10000.
-Tia số này bắt đầu từ số 9990 đến 10000.
-Là các số tròn chục.
-Hoàn thành tia số.
-Đọc lại.
IV-CỦNG CỐ DĂN DÒ:
Nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại bài. Làm vở bài tập. Chuẩn bị: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng.
TNXH (38): VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo).
I- MỤC TIÊU:
-Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ.
-Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.
-Giải thích được tai sao cần xử lí nước thải.
-Giáo dục vệ sinh môi trường.
II-CHUẨN BỊ:
Gv:Các hình SGK trang 72, 73.
HS:sgk
DK:nhóm 4 hđ
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu được vì sao chúng ta phải đi đại tiểu tiện đúng nơi qui định và không để vật nuôi phóng uế bừa bãi?
B. Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
2/Hoạt động 1: Quan sát tranh
-Tổ chức cho HS quan sát tranh theo cặp và trả lời câu hỏi:
+Theo bạn hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
+Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn đang sống không?
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK theo nhóm 4 HS
+Trong nước thải có gì gây hại đối với sức khoẻ con người?
+Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,  cần cho chảy vào đâu?
*Kết luận: Trong nước thải chứa nhiều chứa nhiều chất bẩn, chất độc hại và các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí chảy vào ao hồ, sông ngòi sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và làm chất các vi sinh vật sống trong nước.
3/ Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh.
-Yêu cầu từng cá nhân cho biết ở gia đình hoặc địa phương nước thải được chảy vào đâu? Cách xử lí như vậy hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
-Yêu cầu Hs quan sát hình 3, 4 trang 74 SGK và trả lời câu hỏi theo nhóm:
+Theo bạn hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tạisao?
+Theo bạn nước thải có cần được xử lí không?
*Kết luận: Nước thải có thể làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là rất cấn thiết.
-Thực hiện yêu cầu.
*Thông qua trò chơi, Hs có thể kể được tên của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
-Thực hành quan sát và thảo luận theo cặp
-1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổû sung
-Thảo luận theo nhóm 4
-1 số nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1 số cá nhân nêu lại
*Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
-HS tự do phát biểu, nhận xét.
-Quan sát và thảo luận theo nhóm 4 HS
+Hình 4 vì có nắp đậy
+Rất cần.
Cả lớp nêu lại
IV-CỦNG CỐ DĂN DÒ:
Yêu cầu HS về nhà xem lại các bộ phận và chức năng của từng cơ quan và chuẩn bị ôn tập về các hoạt động của tỉnh (thành phố em đang sống)
SINH HOẠT LỚP(19)
*Đánh giá tuần qua
-Tổ trưởng báo cáo tổ mình
-Các tổ viên có ý kiến đóng góp
-Đưa ra phương hướng khắc phục
-GV sinh hoạt chủ điểm tháng 1
* Phương hướng tới
-Đạo đức:dứt điểm: tóc dài,đánh nhau ,nói tục chưởi thề,chơi trò chơi ăn tiền
-Học tập:học bài làm bài khi đến lớp,dụng cụ đầy đủ,nghỉ học chép bài đầy đủ
-Vệ sinh:cá nhân ,trường lớp sạch sẽ
-Thể dục đạt yêu cầu
-Đảm bảo ATGT
-Các tổ hứa thực hiện
MĨ THUẬT (19): VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I- MỤC TIÊU:
HS hiểu cách sắp xếp hoạ tiết, sử dụng màu sắc khác trong hình vuông.
HS biết cách trang trí hình vuông. Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II- CHUẨN BỊ:
-GV: 1 số đồ vật dạng hình vuông có trang trí, hình gợi ý cách trang trí, 1 số bài trang trí của Hs các lớp trước.
-HS: vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Giới thiệu bài:
2/Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
-Yêu cầu HS quan sát 1-2 bài trang trí hình vuông để thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp hoạ tiết và màu.
+Cách sắp xếp hoạ tiết: Hoạ tiết lớn thường ở giữa, hoạ tiết nhỏ ở 4 góc và xung quanh. Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau và cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
+Cách vẽ màu: Màu cần rõ ở trọng tâm, màu cần có đậm, có nhạt.
-Chỉ ra ở hình mẫu để HS thấy cách sắp xếp và vẽ màu làm cho bài trang trí hình vuông phong phú, sinh động và hấp dẫn.
3/Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông
-Vẽ hình vuông
-Kẻ các đường trục
-Vẽ hình mảng
-Vẽ hoạ tiết cho phù hợp với các mảng
4/ Hoạt động 3: Thực hành
-Gợi ý HS kẻ các đường trục, vẽ các hình mảng theo ý thích, vẽ hoạ tiết tuỳ ý.
-Gợi ý HS vẽ màu: Vẽ màu hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ và nên sau, màu có đậm , có nhạt cho rõ trọng tâm.
-Quan sát, giúp những Hs chưa vẽ được 
5/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
Cùng HS nhận xét 1 số bài vẽ đẹp, xếp loại và tìm ra bài vẽ mà mình thích
- Nghe giới thiệu
-Quan sát bài mẫu
-Theo dõi
-Quan sát và chú ý
- Quan sát và chú ý
-Theo dõi 
-Lưu ý cách vẽ
-Thực hành vẽ
-Cùng Gv nhận xét và chọn bài vẽ đẹp.
IV-CỦNG CỐ DĂN DÒ:
Nhận xét về tinh thần thái độ học tập . Nhắc HS về nhà hoàn thành bài nếu ở lớp chưa xong. Dặn HS Sưutầm tranh về đề tài Ngày Tết và lễ hội.
Thứ ngày tháng năm 200
HÁT (19) : EM YÊU TRƯỜNG EM
I- MỤC TIÊU:
-HS biết bài hát Em yêu trường em do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Nhạc sĩ Hoàng Vân là 1 trong những nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta.
-Hát đúng gai điệu, thể hiện đúng các tiếng có luyến 2 âm hoặc 3 âm.
-Giáo dục các em yêu mến trường lớp, thầy cô giáo và bạn bè.
II- GV CHUẨN BỊ:
-Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. 1 vài nhạc cụ gõ. Chép lời ca vào bảng.
-Gv biết nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc sĩ nổi tiếng. Oâng đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-Nghệ thuật. Nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác nhiều loại âm nhạc khác nhau. Oâng có nhiều bài hát được quần chúng yêu thích.
 III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Dạy hát bài Em yêu trường em
-Giới thiệu bài, tên bài, tên tác giả.
-Cho Hs nghe băng nhạc
-Cả lớp đọc lời ca
-GV dạy hát từng câu
-Chú ý những tiếng hát luyến 2 âm: Cô giáo hiền, cắp sách đến trường, muôn vàn yêu thương, trong nắng thu vàng, của chúng em.
-Những tiếng hát luyến 3 âm: Nào sách nào vở, nào phấn nào bảng, yêu sao yêu thế.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
-Đệm theo phách 4-4: Em yêu trường em với bao bạn thân 
 x x xx x x x xx
Các nhóm luân phiên luyện tập hát và gõ đệm như trên
-Tập hát nối tiếp: Chia HS trong lớp thành 2 đội A và B
A hát: Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền
B hát: Như yêu quê hương, cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương
A hát: Nào bàn nào ghế
B hát: Nào sách nào vở
A hát: Nào mực nào bút
B hát: Nào phấn nào bảng
A hát: Cả tiếng chim vui trên cành cây cao
B hát: Cả lá cờ sao trong nắng thu vàng
Cả A và B: Yêu sao yêu thế trường của chúng em
Tập hát như trên 1-2 lần rồi đổi bên
-Tập gõ theo tiết tấu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 19 CHUAN KTKN.doc