Giáo án Lớp 3 Tuần 19 đến 27 - Trường tiểu học Dương Minh Châu

Giáo án Lớp 3 Tuần 19 đến 27 - Trường tiểu học Dương Minh Châu

Kế hoạch dạy học

Môn : Tập đọc – kể chuyện

 Bài : Hai Bà Trưng

I. Mục tiêu : Như sách giáo viên

II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ tập đọc và kể chuyện

III. Các hoạt động trên lớp :

 

doc 208 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 19 đến 27 - Trường tiểu học Dương Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy
 Tuần : 19
Ngày
Môn
Bài dạy
Thứ hai
Tập đọc
Hai Bà Trưng 
Kể chuyện
Hai Bà Trưng 
Toán
Các số có bốn chữ số 
Đạo đức
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế tiết 1 
Thứ ba
Tập đọc
Bộ đội về làng 
Chính tả
Hai Bà Trưng 
Toán
Luyện tập 
Thứ tư
Tập đọc
Báo cáo kết quả tháng thi đua”Noi gương chú bộ đội”
Toán
Các số có bốn chữ số (tiếp theo)
Luyện từ
Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?
TNXH
Vệ sinh môi trường tiếp theo 
Thứ năm
Chính tả
Trần Bình Trọng
Toán
Các số có bốn chữ số (tiếp theo)
Tập viết
Oân chữ hoa : N Nhà Rồng
Thủ công
Kiểm tra chương II : Cắt dán chữ cái đơn giản.
Thứ sáu
Làm văn
Nghe kể chuyện : Chàng trai làng Phù Ủng
Toán
Số 10 000 – luyện tập 
TNXH
Vệ sinh môi trường tiếp theo 
Buổi chiều :
Ngày
Môn
Bài dạy
Thứ hai
Tự học
Luyện đọc bài : Hai Bà Trưng 
Thứ ba 
Luyện tập TV
Làm bài tập chính tả
 Thứ năm 
Luyện tập TV
Luyện đọc : hai bài tập đọc còn lại. 
Luyện tập Toán
Luyện tập tiết 1 vở bài tập Toán
Tự học
Luyện tập tiết 2 vở bài tập Toán 
Thứ sáu
SHCN
Nhận xét hoạt động học tập trong tuần 
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
Môn : Tập đọc – kể chuyện
 Bài : Hai Bà Trưng 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ tập đọc và kể chuyện 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
A. Mở đầu : 
Giáo viên giới thiệu tên 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt tập hai và cho học sinh quan sát tranh chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”
 B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc dúng các từ khó.
Giáo viên giới thiệu bài 
Luyện đọc 
Giáo viên đọc mẫu toàn bài ( giọng to rõ, mạnh mẽ, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc và khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa )
Giáo viên cho học sinh xem tranh minh hoạ.
Giáo viên cho học sinh đọc từng câu.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1 và kết hợp luyện đọc các từ khó như : ruộng nương, thuở xưa, ngút trời, võ nghệ 
Luyện đọc và tìm hiểu nội dung từng đoạn : Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới : giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. 
Giáo viên cho các nhóm học sinh đọc tiếp nối nhau. Giáo viên nhắc học sinh đọc nhấn giọng các từ ngữ gợi tả thể hiện tội ác của giặc.
Đối với các đoạn còn lại, giáo viên cho học sinh đọc từng cặp, đọc đồng thanh đoạn sau đó đọc thầm và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung của đoạn.
Giáo viên cho một số học sinh thi đọc lại đoạn văn và nhắc học sinh đọc diễn cảm theo nội dung từng đoạn.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 1 sau đó hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 1 
Giáo viên cho một số học sinh đọc.
Giáo viên cho 1 học sinh đọc cả bài.
Tiết kể chuyện :
Hoạt động 1 : Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa theo tranh minh họa học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Mục tiêu : Học sinh kể lại được chuyện một cách tự nhiên.
Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Sau đó cho học sinh quan sát 4 tranh tương ứng với 4 đoạn truyện.
Giáo viên cho 4 học sinh khá giỏi kể lại đoạn 4 sau đó nhận xét cách kể của học sinh.
Giáo viên cho cả lớp chọn bạn kể hay nhất.
Củng cố dặn dò :
1.Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại ý nghĩa của chuyện. Giáo viên hỏi : Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ?.
2. Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
Học sinh quan sát tranh 
Mỗi học sinh đọc 1 câu lần lượt cho đến hết đoạn 1.
Học sinh đọc từng đoạn theo hình thức nhóm 2 luân phiên nhau.
Học sinh thực hiện đọc.
Thực hiện tương tự như đoạn 1.
Học sinh thi đọc đoạn văn.
Học sinh đọc 
Học sinh đọc yêu cầu 
4 Học sinh kể 
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
 Môn : Tập đọc 
 Bài : Bộ đội về làng 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ bài thơ.
Bảng phụ chép sẵn bài thơ cho học sinh học thuộc lòng 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên 
Học sinh 
Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên gọi 3 học sinh nối tiếp nhau mỗi em kể lại 1 đoạn chuyện “ Hai Bà Trưng ” và trả lờùi câu hỏi về nội dung các đoạn.
B. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng các từ khó.
Giáo viên giới thiệu bài.
 Giáo viên đọc mẫu ( giọng nhẹ nhàng, vui, ấm áp, tràn đầy tình cảm. Lưu ý đọc gần như liền hơi ở các dòng thơ 1+2, 3+4, 5+6, 8+9, 10+11. )
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (dùng phấn nối nhẹ các dòng thơ)
a) Giáo viên gọi mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ
 Giáo viên kết hợp luyện đọc từ khó và sửa chữa lỗi phát âm cho học sinh : rộn ràng, hớn hở, bịn rịn.
Giáo viên cho học sinh xem tranh minh hoạ.
 b) Luyện đọc từng khổ thơ : 
Giáo viên giúp học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các câu (Như sách giáo viên trang 12 )
Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ : bịn rịn, đơn sơ.
Giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh cả bài thơ ( giọng nhẹ nhàng)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học 
Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi về nội dung bài ( Như sách giáo viên trang 12 và 13 ) Giáo viên hỏi thêm : Bài thơ giúp em hiểu điều gì ?
Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ
Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài thơ. 
1. Giáo viên đọc lại bài thơ.
2. Giáo viên cho 2 học sinh thi đọc lại bài thơ
3.. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài ( cách làm như các tiết trước )
4. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ hoặc cả bài thơ (theo hình thức hái hoa)
5. Giáo viên cho 1 học sinh đọc cả bài thơ.
Củng cố dặn dò : 
Giáo viên nhận xét tiết học. Giáo viên cho 2 học sinh nói về nội dung bài thơ 
Giáo viên nhắc học sinh về nhà đọc thuộc lòng bài thơ.
3 học sinh kể lại chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
Mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ lần lượt cho đến hết bài.
Học sinh đọc từng khổ thơ theo hình thức nhóm 2 luân phiên nhau.
Các nhóm đọc luân phiên từng khổ thơ đến hết bài.
Cả lớp đọc đồng thanh.
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh trả lời tự do 
2 Học sinh đọc 
Học sinh thi đọc.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
 Môn : Tập đọc 
Bài : Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ tập đọc. 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên cho 3 học sinh đọc thuộc bài thơ “ Bộ đội về làng ” và trả lời câu hỏi về nội dung các khổ thơ đã học.
B. Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và luyện đọc 
 Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc đúng các từ khó 
Giáo viên giới thiệu bài.
2. Luyện đọc 
Giáo viên đọc mẫu toàn bài : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong báo cáo 
Giáo viên kết hợp luyện đọc từ khó : kết quả, đầy đủ, đoạt giải, khen thưởng.
1. Giáo viên cho học sinh luyện đọc đoạn : 
Giáo viên nhắc học sinh kết hợp ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ.
2. Giáo viên cho học sinh thi đọc theo đoạn có thể chia đoạn cho học sinh đọc như gợi ý của sách giáo viên.
3. Giáo viên cho 2 học sinh đọc cả bài 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Học sinh hiểu được nội dung bài học 
1. Giáo viên gọi học sinh đọc thầm các đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối đoạn (Như sách giáo viên trang 19 ).
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại :
Mục tiêu : học sinh thể hiện đọc đúng bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc bằng các hình thức : Trò chơi gắn đúng vào nội dung báo cáo. Giáo viên chuẩn bị 4 băng giấy ghi nội dung từng mục của báo cáo.
Giáo viên cho đại diện 4 tổ lên thực hiện trò chơi. Sau đó các em nhìn bảng để đọc kết quả 
Giáo viên bình chọn bạn thắng cuộc 
Giáo viên cho một số học sinh đọc lại toàn bài 
Củng cố dặn dò : 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại những gì tổ mình đã làm được trong tháng vừa qua để chuẩn bị học tốt tiết tập làm văn cuối tuần 20
Giáo viên nhận xét tiết học.
3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Mỗi học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần lượt cho đến hết bài.
Học sinh đọc từng đoạn theo cặp luân phiên nhau 
Các nhóm thi đọc từng đoạn. 
2 học sinh đọc lại cả bài.
Học sinh đọc thầm các đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi. 
Học sinh thực hiện trò chơi 
3 học sinh đọc lại toàn bài 
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
 Môn : Chính tả
 Bài : Hai Bà Trưng 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên 
Học sinh 
A. Kie ... g 225 và 226.
Hoạt động 2 : thực hành 
Bài tập 1 : 
Giáo viên cho học sinh đọc số theo yêu cầu của bài tập. Giáo viên lưu ý học sinh cách đọc các số có chữ số 0 ở các hàng.
Giáo viên chốt kiến thức bài học.
Bài tập 2 : 
Giáo viên cho học sinh nhận xét quy luật của dãy số sau đó cho học sinh làm bài vào vở bài tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài bằng hình thức thi tiếp sức gắn số trên thẻ từ vào bảng.
Bài tập 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét dãy số và nêu ra quy luật viết dãy số đó.
Giáo viên cho học sinh viết dãy số vào vở bài tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 4 : Xếp hình.
Giáo viên cho học sinh sử dụng bộ dụng cụ học toán để xếp hình theo yêu cầu.
Học sinh đọc 
Học sinh đọc 
Học sinh nhận xét và làm bài vào vở bài tập.
Học sinh thi tiếp sức gắn số lên bảng.
Học sinh nhận xét. 
Học sinh làm bài.
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh thực hiện bài tập 
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
 Môn : Toán Tiết : 134
 Bài : Luyện tập 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Bài tập 1 : 
Giáo viên cho học sinh làm bài tập vào vở.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài bằng cách đọc từng số, nêu các đọc từng số.
Bài tập 2 : 
Giáo viên cho học sinh đọc mẫu và hướng dẫn học sinh cách viết số vào cột.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 3 : 
Giáo viên cho học sinh quan sát tia số và mẫu đã nối để nêu được quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
Giáo viên cho học sinh thi đua lên bảng gắn số 
giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 4 : Tính nhẩm.
Giáo viên cho học sinh tính nhẩm hai phép tính đầu.
Giáo viên cho học sinh tự nêu cách làm.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài. Khi sửa bài, giáo viên có thể cho học sinh nhận xét với 2 câu :
 8000 – 4000 x 2 và (8000 – 4000) x 2
Giáo viên chốt kiến thức về thứ tự thực hiện các phép tính rất quan trọng.
Học sinh làm bài.
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh đọc.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh quan sát tia số và nêu.
Học sinh làm bài vào vở bài tập 
Học sinh lên gắn số vào bảng.
Học sinh tính 
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh nhận xét.
Phòng giáo dục và đào tạo Quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu 
Kế hoạch dạy học
 Môn : Toán Tiết : 135
 Bài : Số 100 000 – Luyện tập 
I. Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động trên lớp :
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu cho học sinh số 100 000.
Giáo viên thực hiện hướng dẫn học sinh như sách giáo viên trang 228 và 229.
Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài tập 1 : 
Giáo viên cho học sinh nhận xét, nêu quy luật của dãy số.
Giáo viên cho học sinh làm bài tập vào vở.
Giáo viên cho học sinh đọc to các số vừa ghi để cả lớp sửa bài.
Bài tập 2 : 
Giáo viên cho học sinh quan sát tia số và tìm ra quy luật của tia số.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài.
Bài tập 3 : 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm số liền trước và liền sau.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa bài.
Giáo viên chốt kiến thức bài học.
Bài tập 4 : 
Giáo viên cho 1 học sinh đọc đề.
Giáo viên cho học sinh tự phân tích đề toán.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vở bài tập 
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài và chốt kiến thức bài học.
Học sinh nhận xét.
Học sinh làm bài vào vở bài tập và sửa bài.
Học sinh quan sát.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh nhắc lại kiến thức cũ.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
Học sinh đổi vở sửa bài.
Học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài vào vở bài tập 
Học sinh đổi vở sửa bài.
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Thủ công 
Bài 16 : Gấp lọ hoa gắn tường tiết 2.
I.Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học: Như sách giáo viên 
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên 
Học sinh 
 Hoạt động thưcï hành gấp lọ hoa gắn tường.
Mục tiêu : Học sinh biết cách gấp lọ hoa gắn tường.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình gấp lọ hoa gắn tường.
Giáo viên hệ thống lại các bước gấp lọ hoa gắn tường 
Bước 1 : gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều
Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làmlọ hoa gắn tường. Giáo viên gợi ý cho học sinh cắt các bông hoa có lá cành để cắm trang trí vào lọ hoa.
Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của mình, đánh giá và nhận xét sản phẩm.
 Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nhận xét dặn dò : 
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh.
Dặn dò học sinh giờ sau mang theo giấy thủ công và các dụng cụ cá nhân để học tiếp bài “Làm lọ hoa gắn tường ”.
Học sinh nhắc lại quy trình đan.
Học sinh thực hành.
Học sinh trưng bày sản phẩm.
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Tự nhiên xã hội 
Bài 53 : Chim 
I.Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : Như sách giáo viên 
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên 
Học sinh 
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu : Học sinh nêu được tên các bộ phận cơ thể của con chim được quan sát.
Làm việc theo nhóm :
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 102, 103 và tranh ảnh các em đã sưu tầm được. Nhóm trưởng điều động các bạn thảo luận theo gợi ý : 
Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của những con chim có trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ?
Bên ngoài cơ thể của chim thường có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể chim có xương sống không ?
Mỏ chim có đặc điểm gì chung ? Chúng dùng mỏ để làm gì ?
Hoạt động cả lớp :
Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, nêu ý kiến bổ sung
Giáo viên kết luận : Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
Hoạt động 2 : Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được.
Mục tiêu : Học sinh giải thich được vì sao không nên săn bắt, phá tổ chim.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí : Nhóm biết bơi, nhóm biết bay, nhóm có giọng hát hay 
Các nhón thảo luận vì sao ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim ? 
Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
Học sinh thực hiện trò chơi “bắt chước tiếng chim hót”
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Các nhóm thảo luận 
Học sinh chia nhóm phân loại tranh ảnh sưu tầm 
Học sinh trưng bày và thuyết minh.
Học sinh thực hiện trò chơi.
Phòng giáo dục và đào tạo quận 10
Trường tiểu học Dương Minh Châu
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn Tự nhiên xã hội 
Bài 54 : Thú 
I.Mục tiêu : Như sách giáo viên 
II. Đồ dùng dạy học : Như sách giáo viên 
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên 
Học sinh 
Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu : Học sinh nêu được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú được quan sát.
Làm việc theo nhóm :
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 104, 105 và tranh ảnh các em đã sưu tầm được. Nhóm trưởng điều động các bạn thảo luận theo gợi ý : 
Kể tên các con thú mà bạn biết ?
Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng mô tả con vật trong hình 
Hoạt động cả lớp :
Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày và mô tả 1 con thú. Cả lớp nhận xét, nêu ý kiến bổ sung
Giáo viên kết luận : Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu : học sinh nêu ích lợi của các loài thú nhà
Giáo viên đặt yêu cầu cho học sinh thảo luận : 
Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
Em thường chăm sóc chúng như thế nào ? Em cho chúng ăn gì ?
Giáo viên kết luận : Như sách giáo viên trang 124.
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân.
Mục tiêu : Học sinh biết vẽ và tô màu một con thú mà mình thích.
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một con thú mình thích. Sau khi vẽ học sinh tô màu 
Học sinh dán bài của mình lên bảng và giới thiệu về bức tranh của mình đã thực hiện.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Các nhóm thảo luận 
Học sinh nêu
Học sinh vẽ và tô màu
Học sinh dán bài và thuyết trình về bài vẽ của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19-27.doc