Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nói được với bạn về sự thay đổi của thiên nhiên vào dịp tết. Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lô gic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu nội dung bài đọc: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước: Biết ơn cội nguồn, biết cùng các bạn góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh cây hoa đào và một số loài hoa tiêu biểu của mùa xuân; Bảng phụ ghi đoạn từ: Các loài hoa hiểu ra đến hết.

- HS: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

 

docx 38 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hồng Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 19 LỚP 3C
 NĂM HỌC: 2022- 2023 
****************************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
09/01
Chiều
1
TV (tiết 1)
Đọc: Nàng tiên của mùa xuân
2
TV (tiết 2)
Nàng tiên của mùa xuân
3
Toán
Chục nghìn (tiết 1)
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
SHĐT-HĐTN
Tìm hiểu trang phục đón năm mới của một số dân tộc
Ba
10/01
Chiều
1
TV (tiết 3)
Viết: Ôn chữ hoa V, H
2
LT tiếng Việt
3
Tiếng Anh
GV chuyên
4
Tiếng Anh
GV chuyên
5
Toán
Chục nghìn (tiết 2)
Tư
11/01
Chiều
1
TV (tiết 4)
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Lễ hội
2
TV (tiết 5)
Đọc: Đua ghe ngo
3
Toán
Các số có bốn chữ số (tiết 1)
4
HĐTN
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
5
Thể dục
GV chuyên
Năm
12/01
Chiều
1
Đạo đức
Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân 
(tiết 1)
2
TV (tiết 6)
Nói và nghe: Nói về một nhân vật em thích dựa vào gợi ý
3
Toán
Các số có bốn chữ số (tiết 2)
4
LT toán
5
TNXH
Bài 17. Thế giới động vật quanh em (tiết 1)
Sáu
13/01
Chiều
1
Âm nhạc
GV chuyên
2
TV (tiết 7)
Viết sáng tạo: Viết đoạn văn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến
3
Toán
So sánh các số có bốn chữ số (tiết 1)
4
TNXH
Bài 17. Thế giới động vật quanh em (tiết 2)
5
SHL (HĐTN)
Thảo luận về lợi ích của điện, nước trong cuộc sống
 Giáo viên chủ nhiệm
TUẦN 19: Thứ hai , ngày 09 tháng 01 năm 2023
TIẾNG VIỆT
BÀI 1: NÀNG TIÊN CỦA MÙA XUÂN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nói được với bạn về sự thay đổi của thiên nhiên vào dịp tết. Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lô gic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu nội dung bài đọc: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. 
 	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước: Biết ơn cội nguồn, biết cùng các bạn góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Tranh ảnh cây hoa đào và một số loài hoa tiêu biểu của mùa xuân; Bảng phụ ghi đoạn từ: Các loài hoa hiểu ra đến hết.
- HS: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu suy nghĩ của em về tên chủ điểm Bốn mùa mở hội.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp,thảo luận nhóm đôi.
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu suy nghĩ của em về tên chủ điểm: Bốn mùa mở hội.
- HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn những thay đổi của thiên nhiên nơi em ở vào dịp tết theo gợi ý (bầu trời, cây cối, thời tiết, hoa lá,)
- GV giới thiệu bài mới.
- HS trả lời.
- HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về những thay đổi của thiên nhiên.
- Lắng nghe.
B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)
B.1 Hoạt động Đọc (30 phút)
1.Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng(12 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, nhóm.
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện nhẹ nhàng trìu mến, giọng các bông hoa vẻ chanh chua ( đoạn 1), giọng cô chủ vui sướng, ngạc nhiên, thích thú,
b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- Theo dõi, hướng dẫn đọc từ ngữ khó: thưa thớt, khẳng khiu, khoác, nuôi nấng,
c. Luyện đọc đoạn
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Luyện đọc câu dài:
+ Các loài hoa/ bất chợt nhận ra/ cái cây khẳng khiu mọi khi/ giờ đã khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời.//
- Luyện đọc từng đoạn:
+ Gọi HS đọc các đoạn của bài kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng đoạn theo nhóm 4 trong 4 phút.
+ Gọi đại diện 3 nhóm thi đọc bài trước lớp.
+ GV nhận xét chung.
d. Luyện đọc cả bài:
- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.
- HS nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS trả lời: 4 đoạn.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc và giải nghĩa từ.
- Nhóm 4 HS thực hiện.
- 3 HS thi đọc đoạn 2.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.
- Đọc thầm đoạn 1:
+ Ban đầu, vì sao các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào? 
- Đọc thầm đoạn 2:
+ Mùa xuân đến cây hoa đào thay đổi như thế nào?
- Đọc thầm đoạn 3:
+ Theo cây hoa đào nhờ đâu mà nó có được những bông hoa đẹp?
- Đọc thầm đoạn 4:
+ Vì đâu các loài hoa cảm thấy xấu hổ khi nghe hoa đào trả lời?
+ Cây hoa đào có gì đáng khen?
- Gọi HS nêu nội dung bài
- GV nhận xét.
- HS đọc thầm và trả lời:
+ Vì loài hoa nào cũng tự cho mình là đẹp nhất, chúng chê hoa đào nhưng hoa đào im lặng.
+ Khoác chiếc áo đẹp tuyệt vời là hàng nghìn bông hoa thắm hồng.
+ Đó là nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chủ.
+ Vì thái độ của mình trước kia chúng đã không chú ý đến hoa đào
+ Hoa đào đẹp nhưng rất khiêm tốn.
- HS nêu: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
- Lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Em hãy nêu nội dung câu chuyện?
- GDHS biết khiêm tốn.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
+ Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT 
BÀI 1: NÀNG TIÊN CỦA MÙA XUÂN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lô gic ngữ nghĩa, đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, hiểu nội dung bài đọc: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
- Chia sẻ được những điều ghi nhớ sau khi đọc một chuyện về lễ hội và biết chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện.
2. Năng lực chung:
 	- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. 
 	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước: Biết ơn cội nguồn, biết cùng các bạn góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: SGK, một số câu chuyện về lễ hội.
- HS: Sgk, đồ dùng học tập, các câu chuyện về lễ hội.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- GV gọi 4 HS lên đọc 4 đoạn của câu chuyện và trả lời các câu hỏi trong bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Theo dõi.
B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)
B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được giọng đọc lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, hiểu nội dung bài đọc.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.
- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung bài đọc. 
- GV đọc mẫu đoạn từ Các loài hoa đến hết.
- HS luyện đọc lại đoạn từ Các loài hoa đến hết theo nhóm 3 
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS nghe.
- HS đọc theo nhóm 3.
- 3 nhóm thi đọc
- HS nhận xét.
- Theo dõi.
B.2 Hoạt động Đọc mở rộng – Đọc một chuyện về lễ hội (15 phút)
a. Mục tiêu: Chia sẻ được những điều ghi nhớ sau khi đọc một chuyện về lễ hội và biết chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc 1 truyện đã tìm được ở nhà hoặc ở thư viện.
- GV yêu cầu HS viết vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị khi đọc truyện: tên truyện, tên tác giả, tên lễ hội, cảnh vật con người trong lễ hội,
- Yêu cầu HS trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung em đọc.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 chia sẻ với bạn trong nhóm về suy nghĩ và cảm xúc của em.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- HS đọc thầm truyện
- HS viết vào phiếu
- HS trang trí phiếu.
- HS hoạt động nhóm 4
- 4 HS chia sẻ
- Theo dõi.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài Nàng tiên của mùa xuân. 
- GV hỏi: Nội dung của bài Nàng tiên của mùa xuân là gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị: Dặn HS về chuẩn bị bài Nàng tiên của mùa xuân tiết 3.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- Theo dõi.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ;0 nên 3143 > 3096
- GV chốt kiến thức khi so sánh các số trong phạm vi 10 000:
+ Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn (ngược lại).
+ Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau
- HS quan sát
- HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi: 
- Núi Bạch Mã cao hơn
- So sánh hai số 986 và 1 444
- HS Thảo luận nhóm đôi rồi trình bày trước lớp
- Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.
- HS lắng nghe - nhắc lại
2.2 Hoạt động 2 (17 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: Thực hiện so sánh các số có bốn chữ số; Xếp thứ tự các số không quá 4 chữ số
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, , hoạt động nhóm, trò chơi học tập
Bài 1: > , < , =
- GV theo dõi, hỗ trợ HS còn lúng túng.
- GV nhận xét chung.
- GV củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2:
- Với những HS còn hạn chế, GV có thể hướng dẫn các em viết theo cột dọc để so sánh thuận lợi. 
GV viết lên bảng lớp
a) 4 275, 4 527, 4 725, 4 752
- GV có thể viết theo cột dọc để giải thích
b) Vị trí của các số trên tia số :4 275, 4 527, 4 725, 4 752
- GV lưu ý HS: Trên tia số, số bên trái bé hơn số bên phải.
(Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm vào phiếu học tập (cá nhân).
- Đại diện 2HS lên bảng gắn phiếu lớn. Giải thích cách làm
a) 792 6 132
 4 859 < 4 870
c) 8 153 < 8 159
1 061 = 1000 + 60 + 1
- Thảo luận nhóm 4
- Đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.
- HS đọc để sửa bài
* Hoạt động nối tiếp: (3-5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi học tập
- GV cho HS chơi trò chơi “xếp từ bé đến lớn ”, 
+ Có 4 bạn, mỗi bạn nhận một mão có một trong các số sau 7652; 7755; 7605; 7852.
+ Quan sát số và xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài mới.
- Về nhà xem lại bài trên lớp. 
- HS lắng nghe và thực hiện
.
- HS nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TƯ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
BÀI 16: HOA VÀ QUẢ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực nhận thức khoa học: Sau bài học, HS:
- Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói được tên một số bộ phận của
quả.
- So sánh được (hình dạng, kích thước, màu sắc) quả của các loài thực vật
 khác nhau.
- Trình bày được chức năng của quả.
2. Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
	- Quan sát hình ảnh và thực hành, nhận xét.
3. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện yêu cầu nhiệm vụ học tập; 	
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng lời nói, mô hình để trình bày ý kiến.
4. Hình thành các phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trách nhiệm và có ý thức trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
* GV: Bài hát: Quả của tác giả Xanh Xanh; Các tranh trong SGK của bài 16;
* HS: SGK, VBT; Sưu tần tranh ảnh về một số loại quả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loại quả.
Cách tiến hành:
- GV cho HS lớp hát và vận động theo bài hát “Quả” (Tác giả: Xanh Xanh) và kể lại tên các loại quả có trong bài hát.
- GV và HS cùng chia sẻ, trao đổi và nhận xét, dẫn dắt vào hoạt động.
B. KHÁM PHÁ
ÄHoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của các loại quả
Mục tiêu: HS nêu được tên và nhận diện được kích thước, hình dạng, màu sắc của một số loại quả.
Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS quan sát các hình từ 4 đến 9 trong SGK trang 70 (hoặc GV có thể chiếu bằng máy chiếu cho HS quan sát).
- GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tư duy để thực hiện các yêu cầu:
+ Nêu tên và đặc điểm của một số quả trong các hình sau.
+ So sánh hình dạng, kích thước, màu sắc của các loại quả đó.
- GV có thể gợi ý sơ đồ tư duy để HS hoàn thành.
- HS và GV cùng nhau nhận xét và kết luận.
* Kết luận: Các loại quả có hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau.
ÄHoạt động 2: Trò chơi: “Đố vui về các loại quả”
Mục tiêu: Nhận biết một loại quả thông qua mô tả một số đặc điểm đặc trưng của loại quả đó (ví dụ: hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi thơm.)
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị: tranh vẽ, ảnh chụp hoặc tờ giấy trắng, bút.
- GV tổ chức cho HS chơi theo từng cặp (hoặc theo đội).
- GV hướng dẫn HS một tay cầm tranh vẽ hoặc ảnh chụp một loại quả (hoặc viết tên một loại quả trên tờ giấy trắng), chú ý giấu kín không để HS khác nhìn thấy. Sau đó, HS mô tả một số đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc, hương thơm, của loại quả đó. HS còn lại dự đoán tên loại quả mà bạn mình đang mô tả.
- GV có thể hướng dẫn HS tráo đổi vị trí luân phiên giữa các người chơi trong trò chơi.
- HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Xung quanh em có rất nhiều loại quả khác nhau, mỗi loại quả có đặc điểm riêng về hình dạng, kích thước, màu sắc,
ÄHoạt động 3: Nêu các bộ phận, chức năng của quả
Mục tiêu: HS nêu được các bộ phận, chức năng của quả.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát hình 11, 12 trong SGK trang 71 và thực hiện yêu cầu: Chỉ trên hình và nói về các bộ phận của quả.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Quả và hạt có chức năng gì đối với cây?
- GV mời đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
- HS và GV cùng nhận xét.
* Kết luận: Quả được hình thành từ hoa. Quả có chức năng che chở và bảo vệ cho hạt. Hạt nảy mầm và phát triển thành cây mới trong điều kiện thích hợp. Quả thường có vỏ quả, thịt quả và hạt.
ÄHoạtđộng4: Trò chơi “Hoa gì, quả nào?”
Mục tiêu: HS nêu được các bộ phận, chức năng của quả.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hoa gì, quả nào?” dựa vào hình 14, 15, 16, 17 trong SGK trang 71 để nêu tên loại hoa, quả có trong hình.
- HS và GV cùng nhận xét và rút ra kết luận.
* Kết luận: Các loại quả có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau.
- GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Vỏ quả - Thịt quả - Hạt”.
ÄHoạt động tiếp nối sau bài học: 
GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn bè, người thân về các loại hoa, quả em yêu thích.
- Cả lớp hát và vận động theo giai điệu của bài hát.
- HS kể tên các loại quả có trong bài hát, có thể mô tả màu sắc, hình dạng, nêu thêm hương vị những quả mình đã dùng qua.
- HS quan sát hình 4 - 9, nói đặc điểm của các hoa trong các hình và hoàn thành bảng sau:
Tên quả
Hình dạng
Đặc điểm 
Kích thước
Mùi vị
Quả khế
Quả bưởi
Quả chuối
Quả thanh
 long
Quả đào
Quả nho
- HS thảo luận cặp đôi: So sánh màu sắc, kích thước, hình dạng của các hoa mà em quan sát được.
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS chuân bị theo yêu cầu.
- HS theo nhóm đôi thực hiện trò chơi.
- HS quan sát, theo dõi.
- HS mô tả một số đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc, hương thơm, của loại quả.
- Thay đổi HS chơi.
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình 11,12, SGK/71 
 - HS thảo luận nhóm 6
- Đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận, giới thiệu hình ảnh (hình 14, 15, 16, 17 trong SGK trang 71) hoặc quả thật đã sưu tầm được và chia sẻ về loài hoa yêu thích.
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét
- Trả lời: Quả có 3 phần: “Vỏ quả - Thịt quả - Hạt”.
- HS lắng nghe GV nhận xét, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, về nhà sưu tầm tranh ảnh một số loại hoa, quả em biết.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 5. NĂM MỚI VÀ VIỆC TIÊU DÙNG THÔNG MINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đinh.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực đặc thù: 
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được những thứ thực sự cần mua để tránh lãng phí trong một số tình huống cụ thể.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tìm hiểu được thu nhập của các thành viên trong gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3
2. Đối với học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Bút màu, thước kẻ kéo, keo dán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, viết hoặc vẽ về cuộc sống của gia đình trong một ngày không có điện, nước.
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình hoàn thiện sản phẩm cá nhân.
- GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS), từng HS chia sẻ sản phẩm của mình với các bạn trong nhóm và yêu cầu HS nêu được lí do tại sao phải tiết kiệm
- GV dặn dò HS về nhà chia sẻ lại sản phẩm của mình với người thân trong gia đình và cùng người thân thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, nước.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
- HS lắng nghe GV 
- HS làm việc cá nhân, viết hoặc vẽ về cuộc sống của gia đình trong một ngày không có điện, nước.
- HS hoạt động nhóm 4-6 HS từng HS chia sẻ sản phẩm của mình với các bạn trong nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và mời một số nhóm bổ sung.
- HS lắng nghe nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_hong_loan.docx