Tiêt 1 - 2:
Tập đọc - Kể chuyện: HAI BÀ TRƯNG
A/ Mục tiêu :
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Rèn đọc đúng các từ : lập mưu, thuở xưa, trẩy quân, giáp phục, phấn khích ,
2/ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
-Hiểu từ : Giặc ngoại xâm ,đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
-Nội dung : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
3/ Kể chuyện .
B . Chuẩn bị :
- Tranh ảnh minh họa truyện trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc.
TUẦN 19 THỨ HAI Ngày soạn: 25/12/2010 Ngày dạy : 27/12/2010 Tiêt 1 - 2: Tập đọc - Kể chuyện: HAI BÀ TRƯNG A/ Mục tiêu : 1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Rèn đọc đúng các từ : lập mưu, thuở xưa, trẩy quân, giáp phục, phấn khích , 2/ Rèn kĩ năng đọc hiểu : -Hiểu từ : Giặc ngoại xâm ,đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. -Nội dung : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. 3/ Kể chuyện . B . Chuẩn bị : - Tranh ảnh minh họa truyện trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc. C. Lên lớp : 1/ Mở đầu : Giới thiệu 7 chủ điểm của SGK. - Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc. 2/ Dạy bài mới: Tiết 1 : a) Giới thiệu: HS quan sát và miêu tả những hình ảnh trong tranh minh họa. b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1: - Yêu cầu HS đọc tiếp nối 4 câu trong đoạn, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm. - Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp. - Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 1. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ? + Ở đoạn 1 ta nên đọc như thế nào ? - Mời 2 em đọc lại đoạn văn . * Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 2: - Mời HS tiếp nối đọc 4 câu của đoạn 2. - 2HS đọc cả đoạn trước lớp. - Từng cặp luyện đọc đoạn. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 2. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? - HS đề xuất cách đọc. - 2HS thi đọc đoạn văn. * Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 3 : - HS tiếp nối đọc 8 câu của đoạn 3. - 2HS đọc cả đoạn trước lớp. - Từng cặp luyện đọc đoạn 3. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. - Lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi : + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ? + Tìm những chi tiết nói lên khí thế của quân khởi nghĩa ? - 2HS thi đọc lại đoạn văn. * Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 4: - HS tiếp nối đọc 4 câu của đoạn 4 . - 2 HS đọc cả đoạn trước lớp. - Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ “thành trì” - Từng cặp luyện đọc đoạn 4 . - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS đọc thầm lại đoạn văn và TLCH: + Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào ? + Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ? - 2HS thi đọc lại đoạn văn. Tiết 2 : c) Luyện đọc lại : - Đọc diễn cảm đoạn 3. - Mời 3 em thi đọc lại đoạn văn. - Mời 1HS đọc cả bài văn. - Nhận xét, tuyên dương em đọc hay nhất . d) Kể chuyện : * .Giáo viên nêu nhiệm vu. * Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: - HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK. - Gọi 1HS khá kể mẫu một đoạn câu chuyện. - 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện trước lớp. - Yêu cầu 1HS kể lại cả câu chuyện. - Nhận xét tuyên dương em kể hay nhất . 3) Củng cố dặn dò : - Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ? - Dặn về nhà học bài xem trước bài “ Bộ đội về làng” Tiết 3 : Toán : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ. A/ Mục tiêu : - Học sinh nắm được các số có 4 chữ số ( các chữ số đều khác 0 ). - Bước đầu biết đọc viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Bước đầu nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có 4 chữ số . B/ Chuẩn bị : HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10, 1 ô vuông. C/ Lên lớp : 1) Giới thiệu bài: 2) Khai thác : a. Giới thiệu số có 4 chữ số. - Giáo viên ghi lên bảng số : 1423 - Yêu cầu HS lấy ra 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông rồi xếp thành 1 nhóm như SGK (GV đính lên bảng). - Yêu cầu HS lấy tiếp 4 tấm bìa như thế, xếp thành nhóm thứ 2 (GV đính lên bảng). - Yêu cầu HS lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 3. - Yêu cầu HS lấy tiếp 3 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 4. - Gọi HS nêu số ô vuông của từng nhóm. - GV ghi bảng như SGK. 1000 400 20 3 - GV nêu : Số gồm 1 nghìn , 4 trăm , 2 chục và 3 đơn vị viết là: 1423 ; đọc là : "Một nghìn bốn trăm hai mươi ba”. - Yêu cầu nhiều em chỉ vào số và đọc số đó. - Nêu: 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị. - Chỉ bất kì một trong các chữ số của số 1423 để HS nêu tên hàng. 3) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu HS quan sát mẫu - câu a) + Hàng nghìn có mấy nghìn ? + Hàng trăm có mấy trăm ? + Hàng chục có mấy chục ? + Hàng đơn vi có mấy đơn vị ? - Mời 1 em lên bảng viết số. Gọi 1 số em đọc số đó. - Yêu cầu HS tự làm câu b) sau đó gọi HS nêu miệng kết quả. - Nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời một em lên bảng giải bài. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở KT bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 3) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS viết số có 4 chữ số rồi đọc số đó. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học và xem lại các BT đã làm . Tiết 4- Đạo đức: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (Dạy vào tuần 20) ****************************************************************** THỨ BA Ngày soạn: 26/12/2010 Ngày giảng: 28/12/2010 Tiết 1-Toán : LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong dãy số. - Làm quen bước đầu với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000 ) B. Lên lớp : 1.Bài cũ : - Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con các số: + Ba nghìn một trăm bảy mươi sáu. + Tám nghìn hai trăm bốn mươi lăm - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS luyện tập - thực hành: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT. - Yêu cầu học sinh làm vào vở. - Mời 1 em lên chữa bài trên bảng lớp. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu HS tự làm vào vở. - Gọi 1HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 3 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài . - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. c) Củng cố - Dặn dò: - Nhấn mạnh nội dung. - Nhận xét tiết học. Tiêt 2-Tự nhiên xã hội : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) A/ Mục tiêu : - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và SK con người. - Thực hiện những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh. B/ Chuẩn bị: Các hình trang 70 và 71 SGK. C/ Lên lớp: 1. Bài cũ : - Nêu một số hình thức Vệ sinh môi trường . - Vì sao phải Vệ sinh môi trường ? 2. Bài mới : a. Giới thiệu : b. Nội dung : * Hoạt động 1: Quan sát tranh Bước 1 : Quan sát cá nhân : - Yêu cầu HS quan sát các hình trang 70 và 71 SGK. Bước 2 : Mời một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình. Bước 3 : Thảo luận nhóm - Yêu cầu thảo luận theo gợi ý : + Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi ? + Chúng ta cần làm gì để tránh những hiện tượng trên? - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp . - Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung . Kết luận : Phân và nước tiểu là chất cặn bã, chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh, cho nên chúng ta không nên phóng uế bừa bãi. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm . Bước 1 : - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình 3 và 4 trang 71 sách giáo khoa và trao đổi theo gợi ý: + Hãy chỉ và cho biết tên các loại nhà tiêu trong các hình ? + Ở địa phương em thường sử dụng loại nhà tiêu nào ? + Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch ? + Cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? Bước2: - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp VS để phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. * Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà xem trước bài mới . Tiết 3- Âm nhạc : HỌC HÁT BÀI : EM YÊU TRƯỜNG EM ( LỜI 1+2 ) I. Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và lởi ca (lời 1). - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. II. Chuẩn bị: - Hát chuẩn xác bài hát. - Bảng phụ viết sẵn lời bài hát. III. Lên lớp : Hoạt động 1: Dạy hát lời 1. - Giới thiệu về bài hát. - Giáo viên hát mẫu cho học sinh nghe. - HS đọc lời ca. - Dạy hs hát từng câu/ đoạn. - Học sinh tập theo nhóm/tổ. Hoạt động 2: Hát két hợp gõ đệm. - Dạy học sinh gõ đệm theo phách: Em yêu trường em, với bao bạn thân và cô giáo hiền. X x x x x x - Dạy gõ đệm theo tiết tấu lời ca: Em yêu trường em, với bao bạn thân và cô giáo hiền X x x x x x x x x x x x - Cả lớp tập hát kết hợp gõ đệm theo hai cách trên. Hoạt động 3: Dạy Lời 2 (Tương tự) . Tiết 4-Chính tả: (Nghe - viết) HAI BÀ TRƯNG A/ Mục tiêu : - Rèn kỉ năng viết chính tả : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 trong bài “Hai Bà Trưng”. - Làm đúng các BT 2b, 3b. B/ Chuẩn bị : - Bảng phụ viết 2 lần nội dung của BT 2b. Bảng lớp chia 3 cột để HS thi làm BT3b. C/ Lên lớp : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn chuẩn bị : * Đọc một lần đoạn 4 của bài. - Gọi 2 em đọc lại, cả lớp đọc thầm theo . + Các chữ Hai và chữ Bà trong bài Hai Bà Trưng được viết như thế nào ? + Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng đó được viết như thế nào? - Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. - Giáo viên nhận xét đánh giá . * Đọc cho học sinh viết vào vở . * Chấm, chữa bài. 3/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2b : - Nêu yêu cầu của bài tập 2 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập. - Mở bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2. - Gọi 2 em lên bảng thi làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Mời 5 – 7 học sinh đọc lại kết quả. Bài 3b : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập . - Mở bảng đã kẻ sẵn các cột. - Mời 3 nhóm, mỗi nhóm 4 em lên bảng thi tiếp sức : Thi viết nhanh lên bảng - mỗi em viết 2 từ có vần iêt / iêc. - GV cùng với lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới. ****************************** THỨ TƯ Ngày soạn : 27/12/2010 Ngày dạy : 29/12/2010 Tiết 1- Thể dục: TRÒ CHƠI : “THỎ NHẢY” ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. A/ Mục tiêu : - Ôn các động tác rèn luyện thư thế cơ bản .Yêu cầu thực hiện ... i thiệu bài: b) Khai thác : * Hướng dẫn HS viết số có 4 chữ số thành tổng các nghìn , trăm , chục , đơn vị - Giáo viên viết lên bảng số : 5247 - Gọi 2HS đọc số. + Số 5247 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ? - Cho HS viết số 5247 thành tổng các nghìn, trăm , chục, đơn vị. - GV chữa bài trên bảng lớp. - Tương tự, hướng dẫn HS viết tiếp các số: 9683 ; 3095 ; ... c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập và mẫu. - Yêu cầu tự làm bài vào vở. - Mời 2HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài và mẫu. - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Mời hai em lên bảng chữa bài. - Cho HS đổi chéo vở để KT bài nhau. - Nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập . - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở . - Mời 2 em lên thi đua viết số rồi đọc lại . - GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu BT. - yêu cầu HS viết các số trên bảng con. - GV nhận xét chữa bài. 3) Củng cố - dặn dò: - Viết thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn các số sau: 7684 ; 6504 ; 3017. - Dặn về nhà học và làm bài tập. Tiết 3-Tự nhiên xã hội : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Tiếp theo) A/ Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : - Nêu vai trò của nước sạch đối với sức khỏe con người. - Thực hiện những hành vi đúng để giữ nguồn nước sạch để nâng cao sức khỏe bản thân và cộng đồng. Giải thích vì sao phải xử lí nước sạch. B/ Chuẩn bị : Các hình trang 72 và 73 trong sách. C/ Lên lớp : 1. Giới thiệu bài: 2. Khai thác: * Hoạt động 1: Quan sát tranh . Bước 1 : Quan sát theo nhóm : - Yêu cầu HS quan sát hình 1 và 2 trang 72 và 73 SGK . - Hãy nói và nhận xét nhữnggì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, việc nào đúng, việc nào sai ? Hiện tượng đó có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không ? Bước 2 : Mời một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình . Bước 3 : Thảo luận nhóm - Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi theo gợi ý: + Trong nước thải có gì gây hại cho sức khỏe con người ? + Theo bạn những nước thải gia đình, bệnh viện , nhà máy cần cho chảy ra đâu ? - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp . - Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung . - GV kết luận. * Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh . Bước 1 : Hoạt động cả lớp + Ở gia đình em nước thải được chảy vào đâu ? + Theo em cách xử lý như vậy đã hợp lý chưa ? Nên xử lý như thế nào thì hợp VS, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ? Bước 2 : Thảo luận theo nhóm - Yêu cầu các nhóm quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK và TLCH: + Hãy chỉ và cho biết những hệ thống cống hợp vệ sinh trong các hình ? + Theo bạn nước thải có cần được xử lí không ? Bước 3: - Mời đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp . - GV kết luận. d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học, tuyên dương. - Xem trước bài mới . Tiết 4-Chính tả: ( Nghe – viết) TRẦN BÌNH TRỌNG A/ Mục tiêu: - Rèn kỉ năng viết chính tả: nghe viết lại chính xác bài “Trần Bình Trọng”. - Viết và làm đúng bài tập biết viết hoa các chữ là danh từ riêng chữ đầu dòng, đầu câu, nhớ cách viết đúng những dấu câu : dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép và những tiếng có vần dễ lẫn iêt / iêc. B/ Chuẩn bị : - 3 tờ phiếu khổ to để viết nội dung bài tập 2b. C/ Lên lớp : 1.Bài cũ: - Yêu cầu 2HS lên bảng viết, cả lớp lpos viết vào bảng con các từ: thời tiết, thương tiếc, bàn tiệc, xiết tay. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe- viết : * Hướng dẫn chuẩn bị : - Đọc 1 lần bài chính tả Trần Bình Trọng. - Yêu cầu hai em đọc lại, cả lớp đọc thầm . - Gọi 2HS đọc chú giải các từ Trần Bình Trọng, tước vương , khẳng khái . + Khi giặc dụ dỗ đầu hàng Trần Bình Trọng đã nói gì ? + Em hiểu câu nói này của TBT như thế nào ? + Những từ nào trong bài chính tả hay viết sai và từ nào cần viết hoa ? + Câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai chấm ? - Yêu cầu lấy bảng con viết các tiếng khó. - Giáo viên nhận xét đánh giá . * Đọc cho học sinh viết đoạn văn vào vở. * Chấm, chữa bài. c/ Hướng dẫn làm bài tập 2b: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, đọc chú giải cuối đoạn văn đó.. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT. - Mời 3HS lên bảng thi điền đúng. Sau đó từng em đọc kết quả. - Cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng, bình chọn em thắng cuộc. - Mời 3 em đọc lại kết quả đúng. GV sửa lỗi phát âm. - mời 1 em đọc lại toàn bộ đoạn văn. 3) Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà đọc lại BT2, ghi nhớ chính tả. THỨ SÁU Ngày soạn: 29/12/2010 Ngày dạy : 31/12/2010 Tiết 1-Tập làm văn: ( Nghe – kể ) CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG A/ Mục tiêu: - Học sinh nghe – nhớ những tình tiết chính để kể lại nội dung chuyện “ Chàng trai làng Phù Ủng”. Lời kể rõ, vui, tác phong mạnh dạn tự nhiên. - Rèn kĩ năng viết : Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b) hoặc c) đúng nội dung, đúng ngữ pháp, rõ ràng, đủ ý. B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa truyện kể trong sách giáo khoa. - Bảng lớp chép sẵn 3 gợi ý kể chuyện. C/ Lên lớp : 1/ Mở đầu: Giới thiệu sơ lược chương trình TLV của HK II. 2/ Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : b) Hướng dẫn nghe , kể chuyện : Bài 1 : - Gọi 2 học sinh đọc bài tập. - Giới thiệu về ông Phạm Ngũ Lão. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng. - GV kể chuyện lần 1: + Trong truyện có những nhân vật nào ? - Giới thiệu về Trần Hưng Đạo. - Giáo viên kể lại lần 2 . +Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? + Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? + Vì saoTrần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô? - Giáo viên kể lại câu chuyện lần 3. - Yêu cầu HS tập kể : HS tập kể theo nhóm 3. + Mời đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp. + Mời 2 nhóm kể chuyện phân vai. - Nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất. Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2. - Yêu cầu lớp độc lập suy nghĩ và viết vào vở. - Mời một số em tiếp nối nhau thi đọc bài viết của mình trước lớp . - Theo dõi nhận xét, chấm điểm. 3) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện. Tiết 2-Toán: SỐ 10.000 – LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu : - Học sinh nhận biết về số 10.000 (mười nghìn hay một vạn ) - Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có 4 chữ số. B/Chuẩn bị : 10 tấm bìa viết số 1000 C/Lên lớp : 1.Bài cũ : - Mời 4HS lên bảng, viết các số sau thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị: 6006 ; 4700 ; 9010 ; 7508. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác : * Giới thiệu số 10 000. - HS lấy 8 tấm bìa ghi 1000 và xếp như SGK. + Mỗi tấm bìa có số bao nhiêu ? + 8 tấm bìa có tất cả bao nhiêu ? - Cho HS lấy thêm 1 tấm xếp thêm vào nhóm 8 tấm. + Tám nghìn, thêm một nghìn là mấy nghìn ? - Cho HS thêm một tấm vào nhóm 9 tấm. + 9 nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn ? - Ghi số 10 000 lên bảng, giới thiệu: Số 10 000 đọc là : "Mười nghìn" hay "Một vạn". - Gọi vài em chỉ vào số 10 000 và đọc lại. + Số 10 000 là số có mấy chữ số ? Gồm những số nào ? c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.Yêu cầu tự đếm thêm và viết vào vở .Gọi HS đọc số. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2 - Yêu cầu học sinh làm vào vở - Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT. - Gọi 2HS viết các số trên bảng lớp. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài 3. Yêu cầu nhắc lại các số tròn chục . - Gọi hai học sinh lên bảng viết. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 4: - Gọi học sinh nêu bài tập 4. - Yêu cầu học sinh làm vào vở. - Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 5: - Gọi một học sinh đọc bài 5. - Yêu cầu cho ví dụ về các số liền trước và liền sau. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Gọi hai học sinh lên bảng viết . - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS đọc lại số : 10 000. - Tìm số ở giữa hai số : 7500 và 7700. - Dặn về nhà học và làm bài tập . Tiết 3 -Tập viết : ÔN CHỮ HOA : N (Tiếp theo) A/Mục tiêu: Củng cố về cách viết chữ hoa N (Nh) thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng (Nhà Rồng) bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng / Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà bằng cỡ chữ nhỏ. B/ Chuẩn bị Mẫu chữ viết hoa N (Nh), tên riêng Nhà Rồng và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li. C/ Lên lớp : 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết trên bảng con: a) Luyện viết chữ hoa : - Em hãy tìm các chữ hoa có trong bài? - Viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - Yêu cầu HS tập viết vào bảng con các chữ Nh, R. b) Học sinh viết từ ứng dụng: - Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu: Nhà Rồng là một bến cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911 tại nơi này, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. - Yêu cầu HS tập viết tự ứng dụng trên bảng con. c) Luyện viết câu ứng dụng : - Yêu cầu 1HS đọc câu ứng dụng. - Nội dung câu thơ nói gì? - Yêu cầu HS luyện viết trên bảng con. 3) Hướng dẫn viết vào vở: - Nêu yêu cầu: viết chữ Nh một dòng cỡ nhỏ, chữ R, L: 1 dòng. - Viết tên riêng Nhà Rồng 2 dòng cỡ nhỏ . - Viết câu thơ 2 lần - Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 4) Chấm, chữa bài: 5) Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá - Về nhà luyện viết thêm. Tiết 4 -Mỹ thuật : VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG. (Dạy gộp vào tiết tiếp theo, tuần 20) Tiết 5 : Hoạt động tập thể : SINH HOẠT SAO . A/ Mục tiêu: - HS ôn luyện các bài hát, bài múa của Sao nhi đồng. - Chơi trò chơi "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang". B/ Hoạt động day- học: * Tổ chức cho HS hát - múa: - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu học tập. - Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập luyện các bài hát của Sao nhi đồng đã được học. - Theo dõi, uốn nắn cho các em. * Tổ chức cho HS chơi TC " Con thỏ ăn cỏ, ..." - Nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi. - Cho HS chơi thử 1 - 2 lần. - Tổ chức cho HS chơi chính thức, tính điểm thi đua. *Nhận xét tình hình hoạt động tuần qua: - Lớp trưởng nhận xét dựa trên số theo dõi của tổ trưởng. - GV đánh giá chung. - GV nêu kế hoạch tuần tới. * Dặn dò: - Về nhà ôn luyện thêm các bài hát, múa trong chương trình. - Nhận xét tiết học . ***@@@***
Tài liệu đính kèm: