Giáo án lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Hải Sơn

Giáo án lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Hải Sơn

Mục tiêu

1. Tập đọc

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn: dân lành, ruộng nương

- Đọc to rõ ràng, trôi chảy toàn bài. Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.

- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I

- Hiểu nghĩa từ khó: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu

- Nội dung: ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

2. Kể chuyện

- Rèn kĩ năng nói

+ Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp diễn biến nội dung của câu chuyện.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Hải Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học Kỳ 2
Tuần 19
Ngày soạn : 31/12/2012
 Ngày giảng : Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013
( Dạy bù ngày thứ 2)
Tập đọc -Kể chuyện
Tiết 55+56 : Hai Bà Trưng
 (Văn Lang)
I. Mục tiêu
1. Tập đọc
- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn: dân lành, ruộng nương
- Đọc to rõ ràng, trôi chảy toàn bài. Giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I
- Hiểu nghĩa từ khó: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu
- Nội dung: ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
2. Kể chuyện
- Rèn kĩ năng nói
+ Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp diễn biến nội dung của câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe
+ Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
* Tập đọc: 
- Đặt mục tiêu
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Kiên định.
- Giải quyết vấn đề
* Kể chuyện:
- Lắng nghe tích cực
- Tư duy sáng tạo
III. Các PP dạy học tích cực
- Thảo luận nhóm.
- Đặt câu hỏi.
- Trình bày 1 phút
- Đóng vai.
- Làm việc nhóm.
IV. Đồ dùng
- Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện, bảng phụ
V. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ: 
- G nhận xét bài thi cuối học kì I
- H lắng nghe rút kinh nghiệm
II. Mở đầu
- G giới thiệu khái quát nội dung chương 
trình phân môn Tập đọc của học kì II
- H mở SGK theo dõi
III. Bài mới
1. GTB: (1’)
- G giới thiệu ghi đầu bài lên bảng
a. G đọc mẫu
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (34’)
*Luyện đọc nối tiếp câu
- H lắng nghe
- H theo dõi SGK
- Gọi H nối tiếp nhau đọc bài, mỗi H đọc 1 câu, G theo dõi sửa sai.
- H nối tiếp nhau đọc bài
*Luyện đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ
+ Bài được chia làm mấy đoạn
+ Được chia làm 4 đoạn
*Đoạn 1
- Gọi 1 H đọc Đ1
- 1 H đọc thành tiếng
+ Theo con câu này ngắt nghỉ ở chỗ nào?
+ H nêu
*Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn thú lạ,/ xuống biển mò ngọc trai,/ khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo,/cá sấu./
- Gọi H đọc câu trên bảng
Thuồng luồng//
- Gọi H đọc lại Đ1
+ 2-3 H đọc
+ Con hiểu thế nào là giặc ngoại xâm?
+ Giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm thống trị nước khác.
+ Thế nào là đô hộ?
+ Thống trị nước khác
+ Con biết gì về ngọc trai?
+ Loại ngọc quí lấy từ trong con trai dùng làm đồ trang sức.
+ Thế nào là thuồng luồng?
+ Là con vật trong truyền thuyết ( không có thật) giống nh con rắn to rất hung dữ, độc ác và hay hại người.
*Đoạn 2:
G: Khi đọc đoạn này các con cần chú ý ngắt nghỉ đúng dấu câu
- H lắng nghe
- Gọi H đọc Đ2
- 3-4 H nối tiếp nhau đọc
G: Huyện Mê Linh là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Con hiểu thế nào là nuôi chí?
+ Là giữ một chí hớng, ý chí trong thời gian dài và quyết tâm thực hiện.
*Đoạn 3:
- Gọi H đọc Đ3
- 1 H đọc thành tiếng
+ Theo con câu này con ngắt nghỉ ở chỗ nào?
+ H nêu
* Không!// Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp/ để dân chúng thêm phấn khích,/ còn giặc trong thấy kinh hồn.//
- Gọi H đọc câu trên bảng
- Gọi H đọc lại đoạn3, lớp theo dõi SGK
- 2-3 H đọc
-=>G: Luy Lâu: Là vùng đất thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
- H lắng nghe
+ Con hiểu thế nào là trẩy quân?
+ Đoàn quân lên đường
+ Thế nào là giáp phục?
+ Đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận để che đỡ, bảo vệ thân thể
+ Con hiểu thế nào là phấn khích?
+ Phấn khởi, hào hứng
*Đoạn 4:
G: ở đoạn này khi đọc các con chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ, dấu câu.
- Gọi H đọc Đ4
- 2-3 H nối tiếp nhau đọc
-> Gọi 4 H nối tiếp nhau đọc bài
- 4 H nối tiếp nhau, mỗi H đọc một đoạn
*Luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
- G hướng dẫn cách đọc
- H lắng nghe
- G chia lớp làm 6 nhóm, trong nhóm tự phân đoạn để luyện đọc
- H tự phân đoạn luyện đọc trong nhóm
*Thi đọc, mỗi nhóm đọc một đoạn. G theo dõi
- 4 nhóm nối tiếp nhau thi đọc, nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Tuyên dương
- Cả lớp đọc đồng thanh Đ3
- Lớp đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài: 
*Đọc thầm Đ1
+ Nêu những tội ác của ngặc ngoại xâm đối với dân tộc ta?
+ Chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng 
nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, bao người bị thiệt mạng vì hổ báo, các sấu, thuồng luồng.
+ Câu văn nào trong đoạn1 cho thấy nhân dân ta rất căm thù giặc?
+ Câu: “ Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược”.
+ Con hiểu thế nào là oán hận ngút trời?
=> Đoạn 1 ý nói gì?
+ Là lòng oán hận rất nhiều, chồng chất cao đến tận trời xanh
1. Tội ác giặc Mĩ.
->G kết luận, chuyển ý
*Gọi H đọc Đ2
- 1 H đọc thành tiếng
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
+ Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông.
=> Đoạn 2 ý nói gì?
- G chuyển ý
2. Tài trí hai bà Trưng
*Đọc thầm Đ3
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
+ Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù giặc đã gây bao tội ác, lại còn giết chết ông Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc.
+ Chuyện gì xảy ra trước lúc trẩy quân?
+ Có người xin nữ tướng cho mặc đồ tang.
+ Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì?
+ Nữ tướng nói: “Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trong thấy thì kinh hồn.
+ Theo em vì sao chủ tướng ra trận mặc 
áo giáp phục thật đẹp lại có thể làm cho dân chúng phấn khích còn quân giặc thì kinh hồn?
+ Vì áo giáp phục sẽ làm cho chủ tướng thêm 
oai phong, lẫm liệt, làm cho lòng dân cảm thấy vui vẻ, phấn chấn tin vào chủ tướng còn giặc thì sợ hãi.
+ Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?
=> Đoạn 3 ý nói gì?
+ Hai Bà Trưng mặc áo giáp phục thật đẹp bước lên bành voi Đoàn quân rùng rùng lên đường. 
Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn 
cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, 
tiếng trống đồn dội lên, đập vào sườn đồi theo suốt đường hành quân.
3. Lòng yêu nước của Hai bà Trưng
*Đọc thầm Đ4
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đạt kết quả như thế nào?
+ Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kình Hai Bà Trưng?
+ Vì Hai Bà Trưng là người lãnh đạo nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử 
nước nhà.
=> Đoạn 4 nói gì?
=> Câu chuyện Hai Bà Trưng nói lên điều gì?
4. Kết quả cuộc khởi nghĩa.
=> Ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
(G ghi bảng)
- 2 H đọc
4. Luyện đọc lại; Tiết 2
- Gọi 1 H đọc mẫu Đ3
- 1 H đọc
- Yêu cầu H tự chọn và luyện đọc một đoạn mà em thích trong bài.
- H tự đọc cá nhân
- Gọi H đọc và trả lời vì sao con thích
-3-4 H đọc
- Gọi H nhận xét
- H nhận xét.
- G nhận xét, ghi điểm
Kể chuyện
1. G nêu nhiệm vụ
- Gọi H đọc yêu cầu của giờ kể chuyện
- H đọc
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn câu chuyện “ Hai Bà Trưng”.
2. Hướng dẫn kể chuyện
* Hướng dẫn kể Đ1
- Yêu cầu H quan sát bức tranh 1
- H quan sát bức tranh 1
+ Bức tranh 1 vẽ những gì?
+ Vẽ một đoàn người, đàn ông cởi trần đóng khố, đàn bà quấn áo và đang phải khuân vác rất nặng nhọc; một số tên lính tay lăm lăm gươm, giáo, roi đang giám sát đoàn ngời làm việc, có tên vung roi đánh.
- Yêu cầu H dựa vào nội dung tranh 
minh họa và nội dung đoạn1 để kể lại Đ1.
- 1 H kể, lớp theo dõi nhận xét.
- Yêu cầu H tiếp tục quan sát các tranh còn lại và tập kể theo cặp.
- H kể theo cặp
- Gọi H kể từng đoạn trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
- 3 H kể, lớp theo dõi nhận xét.
- G nhận xét, tuyên dương.
- 1 H kể, lớp theo dõi nhận xét
- Gọi 1 H kể lại toàn bộ câu chuyện
- G nhận xét, ghi điểm
III.Củng cố - Dặn dò
+ Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay. Phụ nữ Việt Nam anh hùng trung hậu, đảm đang.
- G mở rộng phụ nữ thời nay
- Nhận xét giờ học
- VN kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài sau “ Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi 
gương chú bộ đội”.
* Rút kinh nghiệm
_______________________________
Toán
Tiết 91 : Các số có bốn chữ số
A.Mục tiêu
Giúp H
- Nhận biết các số có bốn chữ số ( các chữ số đều khác 0)
- Bớc dầu biết đọc, viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bớc đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có 4 chữ số( trường hợp đơn giản)
B. Đồ dùng
- G, H chuẩn bị các tấm bìa có 10, 100 hoặc 1 ô vuông
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ:
- G ghi số : 938
+ Đây là số có mấy chữ số?
+ Nêu các chữ số?
- Gọi H đọc
+ có 3 chữ số
+ Các chữ số:: 9,3,8
- Cho H đọc lại số
-2-3 H đọc
II. Bài mới
1. GTB: 
- G giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng
- H lắng nghe
2. Giới thiệu các số có 4 chữ số: 
*G và H thao tác
- G yêu cầu H lấy một tấm bìa, quan sát, nhận xét số lượng cột, ô vuông để biết mỗi tấm bìa bằng 100 ô vuông.
- H thao tác theo yêu cầu của G
- Cho H xếp thành 4 nhóm như SGK
+ Nhóm 1: 10 tấm bìa
+ Nhóm 2: 4 tấm bìa
+ Nhóm 3: 2 thanh HCN
+ Nhóm 4 3 ô vuông rời
- Yêu cầu H đếm và cho biết mỗi nhóm có mấy ô vuông
- H đếm và trả lời
+ Nhóm 1 có mấy ô vuông?
+ Có 1000 ô vuông
+ Nhóm 2 có mấy ô vuông?
+ Có 400 ô vuông
+ Nhóm 3 có mấy ô vuông?
+ có 20 ô vuông
+ Nhóm 4 có mấy ô vuông?
+ Có 3 ô vuông rời
+ Như vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông?
+ Có 1000, 400, 20, 3 ô vuông
G: Đây chính là số được biểu diễn ở các tấm bìa.
*Hướng dẫn điền bảng
- Cho H quan sát bảng, hàng ở bảng phụ (Cha có số)
- H quan sát
+ Trong bảng có mấy hàng?
+ Có 4 hàng
+ Kể tên các hàng
+ Hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị
- G hướng dẫn H thay, điền bảng bằng thẻ số.
- G cho H quan sát thẻ số: 1000, 100, 10, 1 giới thiệu qua về giá trị.
Hàng
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1000
100
10
1
100
10
1
100
1
100
1
4
2
3
- G hướng dẫn cách xếp( từ hàng đơn vị đến hàng nghìn)
- Gọi 1 H lên bảng xếp các thẻ số vào các hàng.
+ Số gồm: 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
+ Viết là: 1423
+ Đọc là: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
- Gọi H nhận xét
- H nhận xét
- G nêu cấu tạo số: viết số, đọc số
- H đọc lại số: 1423
+ Số:  ... eo dõi chỉnh sửa cho H
3.Hướng dẫn viết vở Tập viết : 
- G nêu yêu cầu và nhắc nhở H trước khi viết.
- H nêu lại và lắng nghe
- Yêu cầu H viết bài,G theo dõi uốn nắn H
- H viết bài
4.Chấm chữa ,nhận xét : 
- G thu 5 -7 bài
- Nhận xét bài viết của H.
III.Củng cố - Dặn dò
+ Hôm nay cô dạy các con ôn chữ hoa gì?
- H nêu
- Chơi trò chơi: Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 1 H lên thi viết nhanh, đẹp chữ Nh(30 giây)
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét giờ học
- VN viết bài ở nhà, chuẩn bị bài sau “ Ôn chữ hoa Ng”.
- 2 H thi viết nhanh và đẹp chữ Nh
* Rút kinh nghiệm.
.. 
________________________________
Tập làm văn
Tiết19 : Nghe-kể: Chàng trai làng Phù ủng
I. Mục tiêu
- Nghe và kể lại được câu chuyện “ Chàng trai làng Phù ủng” đúng nội dung kể tự nhiên.
- Viết lại câu trả lời về nội dung câu chuyện rõ ràng, dùng từ đúng, đặt câu đúng.
- H có ý thức học và làm bài.
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục
- Lắng nghe tích cực.
- Thể hiện sự tự tin.
- Quản lí thời gian.
III. Các PP dạy học tích cực
- Đóng vai.
- Trình bày một phút
- Làm việc nhóm.
IV. Đồ dùng
- Tranh minh họa truyện
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi
V. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ:
- G nhận xét bài làm văn thi cuối học kì I.
- H lắng nghe, rút kinh nghiệm
II. Bài mới
1. GTB:
- Trong giờ TLV này các con sẽ nghe và kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù ủng. Chàng trai làng Phù ủng chính là danh tướng Phạm Ngũ Lão, 1 tứơng giởi thời Trần. Ông (1255 -1320) Quê ở làng Phù ủng nay thuộc tỉnh Hải Dương.
- H lắng nghe
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
*Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng
- Gọi H đọc yêu cầu
- H đọc yêu cầu
+ Bài tập có mấy yêu cầu? đó là những yêu cầu nào?
+ Gồm 2 yêu cầu:Nghe và kể lại
*G kể chuyện lần 1
- H lắng nghe
+ Truyện có những nhân vật nào ?
+ Có: Chàng trai làng Phù ủng, Trần Hng Đạo và những người lính.
- G giới thiệu về Trần Hưng Đạo
- H lắng nghe
* G kể chuyện lần 2
- H lắng nghe
+ Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+ Chàng trai ngồi đan sợi
+ Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?
+ Vì chàng trai mải đan sợi không để ý thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đã đến, quân mở 
đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi nhờng đường cho 
Hưng Đạo Vương.
+ Vì sao Trần Hưng Đạo đa chàng về 
kinh đô?
+ Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai là 
người yêu nước, tài giỏi. Chàng mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm vào đùi chảy máu mà không hay biết. Khi được TH Đ hỏi đến phép dùng binh chàng trai trả lời rất trôi chảy
- G cho H kể theo nhóm bàn
- H kể theo nhóm bàn
- Gọi H kể trước lớp
- 3-4 H kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
- G nhận xét, ghi điểm
- Tuyên dương
*Bài tập 2: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c
- Gọi H đọc yêu cầu
- H đọc yêu cầu
- Yêu cầu H chọn một trong hai ý sau đó tự viết câu trả lời của mình vào vở
( lưu ý viết thành câu, rõ ràng, đủ ý). G theo dõi giúp đỡ H.
- H tự làm bài
- Gọi H đọc bài làm của mình lớp theo dõi nhận xét.
- 4-5 H đọc bài của mình, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- G nhận xét, ghi điểm
III.Củng cố - Dặn dò
+ Hôm nay các con nghe kể câu chuyện gì?
- H nêu
+ Theo con Chàng trai làng Phù ủng là người như thế nào?
- Là người yêu nước, tài giỏi..
- Nhận xét giờ học
- VN Kể lại câu chuyện
- Chuẩn bị bài sau “ Báo cáo hoạt động”
* Rút kinh nghiệm..
..
____________________________________
Thủ công
Tiết19: Ôn tập cắt dán chữ đơn giản (T1)
 I.Mục tiêu
- Đánh giá kiến thức kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh.
II.Đồ dùng dạy - học:
Giáo viên: Mẫu của các chữ cái 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện các thao tác kỹ thuật 
Học sinh: giấy màu thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ dán.
III.Các hoat động dayhoc chủ yếu
 Hoat động của GV
 Hoat động của HS
A Nội dung kiểm tra:
Giáo viên nêu đề bài: Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II. 
Giáo viên giải thích yêu cầu của đề bài về kiến thức, kỹ năng, sản phẩm.
Học sinh thực hành làm bài kiểm tra
Giáo viên quan sát theo dõi, nhắc nhở các em trật tự, nghiêm túc làm bài. Giáo viên có thể gợi ý cho những học sinh kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.
IV- Đánh giá sản phẩm:
Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo hai mức độ 
+ Hoàn thành (A)
Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước.
Dán chữ phẳng, đẹp. Những sản phẩm đẹp trình bày có trang trí và sáng tạo thì giáo viên đánh giá là hoàn thành tốt (A+) 
+ Chưa hoàn thành: (B)
Kẻ và cắt dán chưa xong 2 mẫu đã học
V- Nhận xét, dặn dò:
Giáo viên nhận xét việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ môn học, thái độ làm bài kiểm tra nghiêm túc, nhiệt tình, thực hành kẻ, cắt, dán chữ đúng qui trình kỹ thuật.
Dặn dò học sinh tiết sau mang giấy màu thủ công hoặc bìa màu, thước, chì, kéo, hồ dán để học bài: “Đan nong mốt”
2 hs đọc yêu cầu
Hs làm bài kiểm tra
- Học sinh trưng bày sản phẩm lên bàn
* Rút kinh nghiệm..
..
_____________________________________
Nhận xét tuần19
A.Mục tiêu:
- Nhận xét những ưu,khuyết điểm của H trong tuần vừa qua.
- Đề ra phương hướng cho tuần tới.
B.Cách tiến hành
I. Ôn định tổ chức
II. Tiến hành sinh hoạt
1.Lớp trưởng điều khiển
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
2. Gv nhận xét:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................3.Phương hớng tuần tới
- Phát huy những ưu điểm.
- Khắc phục những nhược điểm.
- Chấm dứt hiện tượng nói chuyện trong lớp, quên vở
- Nhắc H gọn gàng hơn
- Nhắc nhở H không được đốt pháo
 ===============***&***================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 19.doc