Giáo án lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Tam Cường

Giáo án lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Tam Cường

. Mục đích, yêu cầu

A. Tập đọc

- Đọc trôi chảy, đọc toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu

- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện

+ Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.(trả lời các câu hỏi trong SGK )

B. Kể chuyện:

- Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ, h/s kể lại từng đoạn.

- Kể tự nhiên phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn

- GDKNS: Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

 

doc 90 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Tam Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:07/01/2012
Ngày giảng:09/01/2012
Sĩ số: 
Tuần 19
Thứ hai ngày 09 tháng 1 năm 2012
Hoạt động tập thể :
Chào cờ đầu tuần
(Nội dung sổ trực tuần liên đội )
_____________________________
Tập đọc - kể chuyện
Hai Bà Trưng (2T)
I. Mục đích, yêu cầu
A. Tập đọc
- Đọc trôi chảy, đọc toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu 
- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện
+ Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.(trả lời các câu hỏi trong SGK )
B. Kể chuyện: 
- Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ, h/s kể lại từng đoạn.
- Kể tự nhiên phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn
- GDKNS: Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
- HSKT: Rèn luyện viết chữ A, O, Ô.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ chuyện SGK + Bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học
- GDKNS: Hiểu biết về lịch sử hào hùng của ông cha ta.
Tập đọc
1. Mở đầu: Giới thiệu 7 chủ điểm của học kỳ 2/ STV3/2 và chủ điểm mở đầu sách
2. Bài mới
a. Giới thiệu: 
b. H/dẫn h/s luyện đọc và tìm hiểu bài
* GV đọc diễn cảm toàn bài
* H/dẫn h/s luyện đọc và tìm hiểu bài
- Y/cầu 4 h/s đọc 4 câu trong đoạn
- GV phát hiện lỗi phát âm sai và sửa cho h/s.
- GVgiúp h/s hiểu từ: giặc ngoại xâm, đô hộ, ngọc trai, thuồng luồng 
- Y/cầu h/s đọc thầm lại đoạn văn -> Hỏi:
? Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta?
- Mời h/s thi đọc đoạn văn (GV nhắc lại h/s đọc đúng)
* H/s luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
- Đọc từng câu. (chú ý sửa sai)
- Đọc cả đoạn trước lớp
- GV giúp h/s giải nghĩa từ: Mê Linh, Nuôi chí
- Đọc theo cặp
- Đọc đồng thanh đoạn 2
* Tìm hiểu nội dung đoạn 2
? Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào?
- Thi đọc đoạn văn
- GV nêu câu hỏi - h/dẫn đọc đúng
* H/s luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
* Luyện đọc: đọc từng câu
- Đọc đoạn 3 trước lớp
- Đọc đoạn trong nhóm
- Đồng thanh đọc đoạn 3
* Tìm hiểu đoạn 3
? Vì sao hai Bà Trưng khởi nghĩa?
? Tìm những chi tiết nói lên khí thế của toàn dân?
- Thi đọc đoạn văn
- H/dần h/s đọc diễn cảm đoạn văn
*H/s luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4
+ Luyện đọc
- Đọc từng câu - đọc đoạn văn, đọc đồng thanh
* Tìm hiểu đoạn 4
? Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
? Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
- Thi đọc đoạn văn
- GV nhắc h/s luyện đọc đúng
3. Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 1 của bài
- Mời h/s thi đọc lại bài văn.
- H/s theo dõi SGK
- HSKT: Tập viết A, O, Ô
- H/s nghe
- H/s nối tiếp nhau đọc
- 2,3 h/s đọc cả đoạn trước lớp
- Từng cặp h/s luyện đọc đoạn 1
- Lớp đọc đồng thanh đ1
- Chúng thẳng tay đàn áp, lòng dân oán hận ngút trời.
 4 h/s thi đọc
- H/s nối tiếp nhau đọc
- 2, 3 h/s đọc
- Từng cặp h/s đọc đoạn 2
- Lớp đọc đồng thanh
- Lớp đọc thầm đoạn 2 + TL
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông.
- 3 h/s thi đọc
- H/s nối tiếp nhau đọc
- H/s luyện đọc theo cặp
- Lớp đọc đồng thanh đ3
- Lớp đọc thầm + Trả lời
- Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân 
- Cách ăn mặc bước lên .. .
- 2, 3 h/s đọc
- H/s nối tiếp nhau đọc - đọc đồng thanh.
- Lớp đọc thầm + Trả lời
- Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ .. sạch bóng 
- Vì Hai Bà Trưng là người đã lãnh đạo nước nhà khởi nghĩa giành độc lập
- Vài h/s thi đọc
- 4 h/s đọc lại đoạn văn
- 1 h/s đọc
B. Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
2. H/dẫn h/s kể lại từng đoạn chuyện theo tranh
- GV nhắc lại, h/s chú ý
- Để kể lại những ý chính của mỗi đoạn các em phải quan sát tranh-> kết hợp ghi nhớ ND chuyện
- Không cần kể hết như SGK
- Y/cầu h/s quan sát tranh SGK
- Y/cầu h/s kể chuyện theo tranh
- GV và cả lớp nhận xét, bổ xung lời kể của bạn
3. Củng cố - Dặn dò: 
? Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
- H/dẫn về nhà: Tập kể lại câu chuyện cho gia đình và bạn bè nghe.
- H/s theo dõi
- H/s nghe và ghi nhớ
- H/s quan sát lần lượt từng tranh
4 h/s tiếp nối nhau kể
- H/s trả lời: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
_____________________________________
Toán
Tiết 91: Các số có bốn chữ số
A- Mục tiêu:
- HS nhận biết các số có bốn chữ số. Bước đầu đều biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Biết nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.
- Rèn KN đọc viết số có bốn chữ số.( Làm BT 1 ; BT2 ; BT3 cột a,b )
- GD HS ham học toán.
B- Đồ dùng:
- GV + HS : các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 , 1 ô vuông.
- Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a) HĐ 1: Giới thiệu số có bốn chữ số:
- Tấm bìa có mấy cột?
- Mỗi cột có bao nhiêu ô vuông?
- Cả tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy 10 tấm bìa như thế và xếp vào 1 nhóm. Vậy nhóm này có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp 4 tấm bìa như thế và xếp vào 1 nhóm khác. Nhóm thứ hai này có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp nhóm thứ ba có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 10 ô vuông. Vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông?
- Lấy tiếp nhóm thứ tư 1 tấm bìa có 3 ô vuông. nhóm thứ tư có bao nhiêu ô vuông?
- Vậy tất cả 4 nhóm có bao nhiêu ô vuông?
+ Treo bảng phụ kẻ bảng như SGK:
- Đọc dòng đầu của bảng?
- HD HS viết các số vào bảng theo các hàng từ hàng đơn vị đến hàng nghìn.
+ GV nêu : - số gồm 1nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là: 1423, đọc là" Một nghìn bốn trăm hai mươi ba"
- Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.(Lấy 1 vài VD khác)
b) HĐ 2: Thực hành:
* Bài 1: 
+ Phần a: Làm và cho HS nêu như mẫu SGK
+ Phần b: Đọc đề?
- Hàng nghìn gồm mấy nghìn?
- Hàng trăm gồm mấy trăm?
- Hàng chục gồm mấychục?
- Hàng đơn vị gồm mấyđơn vị ?
- Ta viết đựơc số nào ? số đó có mấy chữ số? Giá trị của mỗi chữ số?
- Khi viết ta viết theo thứ tự nào?
* Bài 2: - Đọc đề?
- Khi đọc và viết ta viết số theo thứ tự nào?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: 
- Đọc đề?- Dãy số có đặc điểm gì?
- Muốn điền số tiếp theo em làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
3/ Củng cố:
+ Đọc số: 3246, 6758.
- Giá trị của mỗi chữ số ?
+ Dặn dò: Ôn lại bài.
- Lấy 1 tấm bìa, quan sát.
- có 10 cột
- 10 ô vuông
- 100 ô vuông
- Thực hành xếp,( đếm thêm 100 để có 100, 200, ..., 1000)
- 1000 ô vuông.
- 400 ô vuông
- 20 ô vuông
- 3 ô vuông
- 1000, 400, 20, 3 ô vuông.
- đọc : nghìn, trăm, chục, đơn vị.
hàng
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1000
400
20
3
1
4
2
3
- Viết 1423- Đọc : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
- Nêu lại: Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
- HS nêu
- đọc
- 3 nghìn
- 4 trăm
- 4 chục
- 2 đơn vị.
- Số 3442 có 4 chữ số. Chữ số 3 chỉ 3 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 4 chỉ 4 chục, chữ số 2 chỉ 2 đơn vị.
+ làm miệng
- Từ trái sang phải, từ hàng nghìn đến hàng đơn vị.
5947: Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
9174:Chín nghìn một trăm bảy mươi tư.
2835: Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm
+ Lớp làm vở - 1 HS lên bảng 
- Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. 
- Lấy số đứng trước cộng thêm 1 đơn vị.
2681; 2682; 2683; 2684; 2685; 2686.
9152; 9153; 9154; 9155; 9156; 9157.
- HS đọc và nêu giá trị của mỗi chữ số.
__________________________________________________
ngày soạn : 07/ 01/2012
ngày giảng :10/01/2012
Sĩ số: 
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
Chính tả
Nghe viết: Hai Bà Trưng
I. Mục đích, yêu cầu
- Rèn kỹ năng viết chính tả
- Nghe viết chính xác đoạn 4 của chuyện: "Hai Bà Trưng" viết hoa tên riêng
- Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/iêc. Tìm được các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/iêc.
- HSKT: Tập viết số: 5, 6, 7
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ 
- Bảng lớp chia cột sẵn để h/s làm bt
III. Hoạt động dạy - học
1. Mở đầu
- GV nêu gương 1 số h/s viết chữ đẹp, tư thế ngồi viết và cầm bút đúng ở học kỳ 1
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b. H/dần h/s nghe viết
* H/dẫn h/s chuẩn bị: GV đọc lần 1 đoạn 4 bài viết - gọi 2 h/s đọc lại đoạn 4
- GV giúp h/s nhận xét
? Các chữ "Hai" và "Bà" trong bài "Hai Bà Trưng" được viết như thế nào?
- GV giải thích: Viết như vậy để tỏ lòng tôn kính lâu dần trở thành tên riêng.
? Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng đó viết NTN?
- Y/cầu h/s tự viết tiếng khó, từ khó ra nháp
+ GV đọc bài cho h/s viết bài vào vở (chú ý sửa tư thế ngồi,cầm bút viết bài cho h/s)
- GV đọc bài h/s soát lỗi
- Thu bài chấm 5, 7 bài - nhận xét
3. H/dẫn làm bài tập chính tả
* Bài2a: H/s đọc và nêu y/cầu
- H/s làm bài cá nhân
- GV mở bảng phụ 2 h/s lên bảng
=> Lớp + GV nhận xét chốt lời giải đúng
* Bài3a: GV chia lớp 3 nhóm, chia bảng 6 cột -> chơi trò chơi tiếp sức
=> Lớp + GV nhận xét chốt lời giải đúng
- H/s theo dõi
- Lớp theo dõi
- HSKT: Tập viết số 5, 6, 7
- H/s nghe
2 h/s đọc lại đoạn viết
- Viết hoa cả hai chữ
- Tô Định, Hai Bà Trưng. 
-Viết hoa tất cả các chữ cái đầu
- H/s đọc thầm đoạn văn và viết 
- H/s viết bài vào vở chính tả
- H/s đổi chéo vở soát lỗi
- H/s đọc và nêu y/cầu
- H/s làm bài
- Lớp nhận xét bài
- H/s đọc và nêu y/cầu bài
- Các nhóm lần lượt làm bài tập - đọc lời giải
4. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét giờ
- H/dẫn VN: Làm bài tập vào vở
_____________________________________
Toán
 Tiết 92: Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số. Nhận biết thứ tự các số có bốn chữ số. Làm quen với các số tròn nghìn.
- Rèn KN đọc và viết số.( làm BT1 ; BT2 ; BT3 cột a,b )
- GD HS chăm học .
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra: Đọc và viết các số:
3457; 2198. Nêu giá trị của mỗi chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập:
* Bài 1; 2: 
- Đọc đề?
- Khi đọc, viết số ta đọc,viết theo thứ tự nào?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- Dãy số có đặc điểm gì?
- Muốn điền được số tiếp theo em làm ntn?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: dành cho HS khá giỏi
- Đọc đề?
- HD vẽ tia số:
- Điểm gốc của tia số là điểm nào?
- Đặc điểm của các số trên tia số? ... ừ ứng dụng
- GV nói về : Phan Bội Châu.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu ND các địa danh trong câu ca dao
3. HD HS tập viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu của giờ viết.
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động của trò
- Lãn Ông, ổi Quảng bá cá Hồ Tây / Hàng rào tơ lụa làm say lòng người.
- P ( Ph ), C ( Ch ), B, T, G ( Gh ), Đ, H, V, N
- HS QS
- Luyện viết Ph, T, V trên bảng con.
- Phan Bội Châu
- HS tập viết Phan Bội Châu vào bảng con
 Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
 Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
- HS tập viết bảng con : Phá, Bắc.
- HS viết bài vào vở.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
I. Mục đích, yêu cầu
	- Mở rộng vốn từ : sáng tạo
	- Ôn luyện về dấu phẩy ( đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm ), dấu chấm, dấu chấm hỏi.( HS khá giỏi làm BT2 )
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ viết BT1, 2,
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm BT 2, BT3 tiết LT&C tuần 20.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 35
- Nêu yêu cầu BT.
- GV phát giấy cho từng nhóm
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 35
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 36
- Nêu yêu cầu BT
- GV giải nghĩa từ : phát minh.
- Truyện này gây cười ở chỗ nào ? 
- 2 HS làm
- Nhận xét.
- Dựa vào bài TĐ, CT tuần 21, 22 tìm các từ ngữ ......
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét.
- Lời giải : 
- Chỉ trí thức: nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ 
- Chỉ hoạt động của trí thức : nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc,... )
+ Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu
- Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- 2 em lên bảng làm
- Nhận xét
- Đọc bài làm của mình.
- Lời giải : 
a. ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b. Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c. Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
+ Dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai. Sửa lại cho đúng.
- HS đọc truyện vui.
- HS làm bài vào vở.
- 2, 3 HS đọc truyện vui sau khi đã sửa lại dấu câu.
- HS trả lời
IV. Củng cố, dặn dò : GV nhắc lại ND 
	 _______________________________________
Toán
Tiết 109: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
 A- Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( Có nhớ một lần). Nhân nhẩm số tròn nghìn với số có một chữ số.
- Rèn KN tính và giải toán ( làm BT1 ; BT2 cột a ; BT3 ; BT4 cột 1,2 )
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng:S
- Bảng phụ- Phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD thực hiện phép nhân 
1034 x 2:
- Ghi bảng phép nhân 1034 x 2.
- Yêu cầu HS đặt tính ra nháp
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Thực hiện tính?
- Yêu cầu HS thực hiện tính?
- Nhận xét và kết luận KQ đúng.
1034 x 2 = 2068
+ Phép nhân 2125 x 3( HD tương tự).
b) HĐ 2: Thực hành
* Bài 1; 2:- Đọc đề?
- Nêu cách đặt tính và tính?
- Gọi 3 HS làm trên bảng
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:- Đọc đề?
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn tìm số gạch xây 4 bức tường ta làm ntn?
- Gọi 1 HS chữa bài
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4:- đọc đề?
- Nêu cách nhẩm?
 Nhận xét, cho điểm.
3/ Củng cố:
- Nêu cách thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Hs đặt tính
- lớp làm nháp
 1034 
 x 
 2
 2068
- tính
- Hs nêu
- lớp làm bảng con - 3 HS lên bảng 
- Nhận xét - bổ sung 
 - Đọc đề
- HS nêu
- Ta lấy số gạch xây 1 bức tường nhân 4.
- Lớp làm vở - 1 HS lên bảng 
Bài giải
Số gạch xây bốn bức tường là:
1015 x 4 = 40609 (viên gạch)
 Đáp số: 4060 viên gạch
- Tính nhẩm( Làm miệng)
- Lần lượt HS đọc kết quả 
- Nhận xét - bổ sung 
- HS nêu
__________________________________________
	Tự nhiên xã hội.
Rễ cây (Tiếp theo).
I-Mục tiêu: Sau bài học , học sinh biết:
- Nêu được chức năng của rễ cây.
- kể ra được ích lợi của 1 số rễ cây.
II- Đồ dùng dạy học:
-Thầy: hình trong sách trang 84,85.
 - Trò: SGK.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1-Tổ chức.
2-Kiểm tra:
Nêu được đặc điểm của rễ cây: rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
3-Bài mới:
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm.
*Mục tiêu:Nêu được chức năng của rễ cây.
*Cách tiến hành:
 Bước 1:làm việc theo nhóm.
Giao việc:QS hình trang trang 82 SGK và trả lời câu hỏi:
-Nói lại việc bạn đã làm?
- Giải thích vì sao không có rễ cây , cây không sống được? 
- Rễ có chức năng gì?
- Bước 2:Các nhóm báo cáo kết quả
-Nhận xét, bổ xung.
*Kết luận: Rễ cây đâm xuống đất dể hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cây không bị đổ.
 Hoạt động 2:Làm việc theo cặp.
 *Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của 1 số rễ cây.
*Cách tiến hành:
-Bước1:Làm việc theo cặp
- Chia cặp
 - Giao việc: chỉ ra những rễ cây dùng để làm gì?
-Bước 2: HĐ cả lớp.
Con người dùng 1 số loại rễ cây để làm gì?
* Kết luận: Rễ cây dùng làm thức ăn, làm thuốc, làm đường...
4.Hoạt động nối tiếp:
-Nêu được chức năng của rễ cây.
 -Kể ra được ích lợi của 1 số rễ cây.
Nhắc nhở h/s công việc về nhà
Hát.
- Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ xung.
- Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ xung
-Rễ cây đâm xuống đất dể hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cây không bị đổ.
- Rễ cây dùng làm thức ăn, làm thuốc, làm đường...
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS nêu.
Soạn: 04/02/2012
Giảng: 10/02/2012
Sĩ số: 
Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn
Nói, viết về người lao động trí óc.
I. Mục đích, yêu cầu
 - kể được 1 vài điều về một vài người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm việc của người 
 - Viết lại được những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ về 1 số tri thức, bảng viết gợi ý về 1 người lao động trí óc.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện : Nâng niu từng hạt giống.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 38
- Kể tên 1 số nghề LĐ trí óc mà em biết ? 
- GV và cả lớp nhận xét.
* Bài tập 2 / 38
- Nêu yêu cầu BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.
- GV chấm 1 số bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- 2 HS kể lại chuyện
- Nhận xét
+ Kể về 1 người LĐ trí óc mà em biết.
- Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường .
- Từng cặp HS tập kể.
- 4, 5 HS thi kể trước lớp.
+ Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu.
- HS viết bài vào vở.
- 5, 7 HS đọc bài viết trước lớp
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
_____________________________________
Toán
Tiết 110: Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Củng cố về phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số. Tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS ( làm BT1 ; BT2 cột 1,2,3 ; BT3 ; BT4 cột 1,2 )
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng:
- Bảng phụ- phiếu HT
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- thực hành:
* Bài 1:- Đọc đề?
- làm thế nào để chuyển thành phép nhân?
- Gọi HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét
* Bài 2: - Đọc đề?
- Muốn điền số vào cột 1 ta làm ntn?
- Số cần điền ở cột 2, 3, 4 là thành phần nào của phép tính?
- Nêu cách tìm SBC?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3:- Đọc đề?
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn tìm số dầu còn lại ta làm ntn?
- Làm thế nào tìm được số dầu ở hai thùng?
- Gọi 1 HS giải trên bảng
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: - Đọc đề?
- Thêm 1 số đơn vị ta thực hiện phép tính gì?
- Gấp1 số lần ta thực hiện phép tính gì?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét
 Hoạt động học
- hát
- Viết thành phép nhân
- Đếm số các số hạng bằng nhau của tổng rồi chuyển thành phép nhân
- Lớp làm nháp - 3 HS lên bảng 
4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 
 = 8028
- Điền số
- Lấy SBC chia cho số chia
- tìm SBC.
- Lấy thương nhân số chia
- Lớp làm nháp - lần lượt HS lên điền 
Số bị chia
423
423
9604
15355
Số chia
3
3
4
5
Thương
144
141
2401
1071
- HS nêu
- Lấy số dầu cả hai thùng trừ số dầu đã bán.
- Lấy số dầu 1 thùng nhân 2
- Lớp làm vở - 1 HS lên bảng 
Bài giải
Số dầu ở hai thùng là:
1025 x 2 = 2050(l)
Số dầu còn lại là:
2050 - 1350 = 700( l)
 Đáp số: 700 lít dầu.
- Đọc
- Phép cộng
- Phép nhân
- Lớp làm phiếu HT
Số đã cho
113
1015
1107
1009
Thêm 6 đơn vị
119
1021
1113
1015
Gấp 6 lần
678
6090
6642
6054
D. Củng cố:
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài
_____________________________________
Hoạt động tập thể: Tiết 22
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu:
 - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tháng 1
 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
 - GD HS có ý thức trong học tập, trong mọi hoạt động
II. Chuẩn bị : 
 - Nội dung 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Nhận xét chung :
a. Ưu điểm : 
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ. 
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
 - Trong Học lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài 
 - Có ý thức tốt trong học tập, thực hiện nghiêm túc nội qui, qui định 
 của nhà trường và lớp đề ra 
 - Nề nếp tương đối tốt 
 - Truy bài nghiêm túc, có chất lượng. 
 - Một số bạn ý thức học tập cao trong giờ . 
b. Nhược điểm :
 - Trong lớp, còn 1 vài cá nhân chưa chú ý nghe giảng. 
 - Xếp hàng ra vào lớp còn chậm. Tập thể dục giữa giờ chưa đều, đẹp. 
 - Hay nói chuyện riêng, ý thức tự quản chưa được tốt 
2. Phướng hướng hoạt động tuần tới :
 - Thi đua lập thành tích, hưởng ứng các phong trào của lớp. 
 - Khắc phục những mặt còn hạn chế, phá những ưu điểm đã đạt được . 
 - Tập trung cao độ vào học tập, phát huy tinh thần học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. 
3. Văn nghệ: 
 - GV tổ chức cho HS lên biểu diễn một số tiết mục văn nghệ 
Ngàytháng..năm 2012
Duyệt giáo án tuần 22

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 B T19-20.doc