I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Tìm số hạng chưa biết bằng cách: dựa vào sơ đồ tách- gộp số, quan hệ cộng trừ các bảng cộng trừ hoặc dựa vào quy tắc.
- Vận dụng vào giải toán cơ bản.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
PHIẾU BÁO GIẢNG TUẦN 2 (Từ ngày 12/9/2022 đến 16/9/2022) Thứ Buổi Tiết Môn Tên bài ĐD Hai 12/9 Sáng 1 CC Tham gia học tập nội quy nhà trường. 2 TV Em vui đến trường T1 3 TA GVBM 4 TV Em vui đến trường T2 Chiều 1 MT GVBM 2 TC GVBM 3 TA GVBM Ba 13/9 Sáng 1 TV Nghe – viết Em vui đến trường 2 LTTV Đọc mở rộng: Tìm đọc, viết Phiếu đọc sách,. 3 T Tìm số hạng 4 LTT Luyện tập về tìm số hạng; tìm số bị trừ, số trừ Chiều 1 TNXH Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình T1 2 TH GVBM 3 TA GVBM Tư 14/9 Sáng 1 TV Luyện tập về từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động – Câu kể – dấu chấm 2 LTTV Luyện đọc – Đọc Nhớ lại buổi đầu đi học 3 T Tìm số bị trừ, tìm số trừ 4 Đ Đ An toàn giao thông khi đi bộ T2. Năm 15/9 Sáng 1 TV Nhớ lại buổi đầu đi học 2 TV Đọc – kể Chiếc nhãn vở đặc biệt 3 T Ôn tập phép nhân 4 TNXH Kỉ niệm đáng nhớ của gia đình T2 Chiều 1 T Ôn tập phép chia 2 LTTV Luyện viết-Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập 3 TN Báo cáo kết quả thực hiện thời gian biểu của em. Sáu 16/9 Sáng 1 TA GVBM 2 TV Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập 3 T Tìm thừa số 4 TN Tham gia xây dựng nội quy lớp học Chiều 1 CN GVBM 2 ÂN GVBM 3 TC GVBM Tổ trưởng Giáo viên Phạm Thị Tính Giáo viên THỨ HAI Ngày soạn: 9/9/2022 Ngày dạy: 12/9/2022 SÁNG Tiết 1 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học. - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học. 2. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động công việc trong ngày của bản thân. Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra. Giữ gìn vệ sinh lớp học. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. 3. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3 – Các bài hát về lớp học; 2. Đối với học sinh - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẨN 2 – TIẾT 1: THAM GIA HỌC TẬP NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV phối hợp với GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS nghe phổ biến về nội quy nhà trường và thực hiện việc rèn luyện theo nội quy của nhà trường. - GV nhắc nhở HS ghi nhớ và tuân thủ nội quy mà nhà trường đã đề ra. - GV cho HS chia sẻ về những khó khăn em có thể gặp khi thực hiện nội quy của nhà trường và cách khắc phục khó khăn đó. - HS tham gia học tập nội quy nhà trường. - HS ngồi giữ trật tự, lắng nghe. - HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: Tiết 2, 4 Tiếng Việt BÀI 3: EM VUI ĐẾN TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Chia sẻ về những điều em quan sát được trên đường đến trường theo gợi ý, nêu được phỏng đón của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc “Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp” 2. Năng lực, phẩm chất: - NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học. Năng lực hợp tác và khả năng làm việc nhóm. - PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có ý thức tập thể và trách nhiệm cá nhân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh, video clip một vài con đường đến trường ở thành thị, nông thôn, ... có âm thanh tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng cười nói, tiếng xe cộ đi lại, ... (nếu có). - Bảng phụ ghi bài thơ. - HS mang theo sách có văn bản thông tin về trường học và Phiếu đọc sách đã ghi chép về những thông tin đã đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 3 phút - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Nói được với bạn những chuẩn bị của em cho năm học mới. + Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ về những điều em quan sát được trên con đường đến trường (cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, mùi hương, ...) bằng các giác quan. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Em vui đến trường. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc. - HS chia sẻ trong nhóm - HS trình bày trước lớp - HS chú ý lắng nghe. - HS quan sát. - HS đọc 2. Khám phá và luyện tập 51 phút - Mục tiêu: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp. + Tìm đọc một văn bản thông tin về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Đọc Đọc và trả lời câu hỏi: Luyện đọc thành tiếng: - GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp và cảm xúc của bạn nhỏ khi đi trên đường cũng như khi tới lớp; ngắt nhịp ¼, 2/3 hoặc 3/2. - GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: véo von, phơi phới, giục giã,... ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ một số dòng thơ: Tiếng trống/ vừa giục giã/ Trang sách hồng/ mở ra/ Giọng thầy/ sao ấm quá!/ Nét chữ em/ hiền hòa.// Em/ vui cùng bè bạn/ Học hành/ càng hăng say/ Ước mơ/ đầy năm tháng/ Em/ lớn lên từng ngày.// - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV giải thích nghĩa một số từ khó, VD: véo von (âm thanh cao và trong, lên xuống nhịp nhàng, nghe vui và êm tai); hiền hòa (hiền lành và ôn hòa) 1.1.2. Luyện đọc hiểu: - Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, VD: phơi phới (gợi tả vẻ vui tươi, đấy sức sống của cảm xúc đang dâng lên mạnh mẽ) - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 1- 3 trong SHS. + Câu 1: Tìm hình ảnh, âm thanh được nhắc đến trong hai khổ thơ đầu? + Câu 2: Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy thế nào? + Câu 3: Theo em, khổ thơ cuối bài nói lên điều gì? + Câu 4: Trong ba khổ thơ đầu, tiếng cuối những dòng thơ nào có vần giống nhau? – HS nêu nội dung bài đọc. - HS thảo luận nhóm nhỏ đề trả lời câu hỏi 4 trong SHS (GV có thể hướng dẫn HS làm mẫu khổ thơ đầu. Xác định các tiếng cuối mỗi dòng thơ và phần vần của mỗi tiếng → nhận xét các tiếng có vần giống nhau và vị trí) - HS nghe đọc - HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS giải nghĩa HS đọc thầm + Hình ảnh, âm thanh được nhắc đến là: chim sâu nhỏ, mặt trời chín đỏ, nắng hồng, tiếng hót véo von của chim. + Trên đường đến trường, bạn nhỏ cảm thấy lòng vui phơi phới. + Khổ thơ cuối nói lên những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp. + Hai khổ thơ đầu có câu 1-3; 2-4 có tiếng cuối mang vần giống nhau (nhỏ-đỏ; cành-xanh; mới-phới; phương-trường). Khổ thứ ba ở 4 câu có tiếng cuối mang vần giống nhau, vần không có âm cuối (giã-ra-quá-hoà) - ND:Vẻ đẹp của con đường tới trường và những niềm vui của bạn nhỏ mỗi ngày ở lớp. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.1.3. Luyện đọc lại và học thuộc lòng - HS xác định lại giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ. - HS nghe GV đọc toàn bài. - HS luyện đọc hai khổ thơ em thích trong nhóm, trước lớp và học thuộc lòng bằng cách tự nhẩm thuộc, xóa dần hoặc thay chữ bằng hình,... - Một số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp. - HS nghe bạn và GV nhận xét. 1.2. Đọc mở rộng – Đọc một bài đọc về trường học. 1.2.1. Viết Phiếu đọc sách - HS tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,...) một bài đọc về trường học theo hướng dẫn của GV. 1.2.2. Chia sẻ Phiếu đọc sách 20 phút - HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về Phiếu đọc sách của em: tên bài đọc, tên tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,... - Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán vào góc sáng tạo của lớp. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp. - HS nhắc lại nội dung bài. - HS nghe GV đọc - HS luyện đọc. - HS viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính sau khi đọc bài: tên bài đọc, tên tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,... - HS có thể trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung văn bản đọc. - HS chia sẻ với các bạn trong nhóm. - HS dán phiếu đọc sách lên góc sản phẩm. HS chăm chú lắng nghe C. Hoạt động củng cố và nối tiếp (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị - Nhận xét, tuyên dương. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: THỨ BA Ngày soạn: 9/9/2022 Ngày dạy: 13/9/2022 SÁNG Tiết 1: BÀI: TÌM SỐ HẠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tìm số hạng chưa biết bằng cách: dựa vào sơ đồ tách- gộp số, quan hệ cộng trừ các bảng cộng trừ hoặc dựa vào quy tắc. - Vận dụng vào giải toán cơ bản. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, hình vẽ phần Cùng học ( nếu cần). - HS: SGK, đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của gi ... ơn nên sẽ ở lại giúp đỡ mẹ. - HS báo cáo kết quả trước lớp + Tình huống 2: Em sẽ vẫn đi ngủ đúng giờ. Vì sức khỏe rất quan trọng nên ngủ đúng giờ mới đảm bảo sức khỏe để ngày mai đi học. - HS lắng nghe nhận xét. - HS xung phong chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe nhận xét. VI. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: THỨ SÁU Ngày soạn:9/9/2022 Ngày dạy: 16/9/2022 SÁNG Tiết 2 Tiếng Việt VIẾT SÁNG TẠO: VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em. - Biết đố bạn các đồ dùng học tập - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Biết lắng nghe, tìm từ phù hợp để viết đoạn văn. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Viết được đoạn văn đủ ý, sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hợp tác với bạn trong các hoạt động. 3. Phẩm chất. Chăm chỉ, trách nhiệm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Hình ảnh sơ đồ tư duy để thực hiện hoạt động nói/ viết về một đồ dùng học tập. - Một số câu đố về đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Tổ chức trò chơi “Ai nhanh trí” - Chia lớp theo 2 đội, mỗi đội cử 1 đại diện để đưa gợi ý cho đội còn lại tìm kết quả. (Lưu ý chủ đề là Đồ dùng học tập) - Nhận xét, kết nối giới thiệu bài “Viết sáng tạo: Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập” - Theo đội tham gia trò chơi. VD: + Người đại diện đội A nêu: Tên một vật có 3 chữ cái, bắt đầu bằng chữ “B” + Đội B tìm: Bút, 2. Khám phá và luyện tập Mục tiêu: + Viết được đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em. + Biết đố bạn các đồ dùng học tập + Phát triển năng lực ngôn ngữ. Cách tiến hành 2.1. Hoạt động 1: Nói về đồ dùng học tập em thích - Gọi HS đọc yêu cầu của BT1 - Tổ chức HS theo nhóm đôi tập nói. (lưu ý: Đây là dạng bài HS đã học ở lớp hai, GV cần hỗ trợ HS phát triển ý tưởng khi nói, chú ý nói về đặc điểm nổi bật và cảm xúc với đồ dùng học tập em thích). - Nhận xét, sửa sai 2.2. Hoạt động 2: Viết đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập của em - Gọi HS đọc yêu cầu BT2 - Hướng dẫn HS viết đoạn văn vào VBT - Nhận xét về nội dung và hình thức trình bày của HS. - HS đọc yêu cầu của BT1 - HS theo nhóm đôi thực hiện và trình bày trước lớp. + Cái cặp là người bạn thân thiết của mình trong suốt thời gian qua. Cặp sách có màu hồng rất tươi. Nổi bật trên nền hồng ấy là hình một chú thỏ trắng có cặp mắt to, tròn, đen lay láy và đôi tai dài vô cùng đáng yêu. Mình quý chiếc cặp lắm nên giữ gìn rất cẩn thận. Hằng ngày, khi học bài xong, mình cất các đồ dùng nhẹ nhàng vào cặp, thì thầm kể với cặp những điều mình học được - HS đọc yêu cầu BT2 - HS viết bài vào VBT và đọc trước lớp. 3. Vận dụng và hoạt động nối tiếp Mục tiêu: + Biết đố bạn các đồ dùng học tập + Biết giữ gìn các loại đồ dùng để sử dụng bền lâu Cách tiến hành - Tổ chức Chơi trò chơi “Đố bạn”. - Nhận xét, tuyên dương. - Nhắc nhở HS cần giữ gìn các loại đồ dùng để sử dụng bền lâu - Tổng kết bài học. Nhắc HS chuẩn bị bài cho tuần 3. - HS tham gia trò chơi, nêu câu đố, mời bạn trả lời. (HS có thể sử dụng câu đố sưu tầm được hoặc tự suy nghĩ câu đố dựa vào những đặc điểm nổi bật hay ích lợi của đồ dùng học tập để đố bạn). - Lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: Tiết 2 Toán TÌM THỪA SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tìm thừa số chưa biết bằng cách: dựa vào quan hệ nhân, chia; các bảng nhân chia hoặc dựa vào quy tắc. - Vận dụng vào giải toán đơn giản. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, 30 khối lập phương. - HS: SGK, đồ dùng học tập, 10 khối lập phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp. - GV tổ chức cho HS chơi “ Kết bạn” - GV chia lớp thành 2 đội, cho HS viết phép nhân và phép chia đã học. + Đội A viết phép nhân. + Đội B viết phép chia. - Theo lệnh của giáo viên các em đội A kết với các em đội B tương ứng. Nhóm nào kết xong trước nhất đứng lên trước lớp -> Thắng cuộc. - GV giữ lại 3 bảng VD: 2x 8 = 16 16 : 2 = 8 16 : 8 = 2 - GV nhận xét, tuyên dương. - HS tham gia chơi. - HS kết đội. - Lắng nghe. 2. Bài học và thực hành (35 phút) 2.1. Hoạt động 1 (10 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Tìm thừa số chưa biết bằng cách: dựa vào quan hệ nhân, chia; các bảng nhân chia hoặc dựa vào quy tắc. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp. 1. Giới thiệu cách tìm thừa số chưa biết. - GV vừa vấn đáp vừa viết: 2 x 7 = 14 Thừa số Thừa số Tích - GV che lần lượt từng thừa số, yêu cầu HS nói cách làm. ? ? - Xây dựng quy tắc: 2 x = 14 Thừa số Thừa số Tích 14 : 2 = 7 - Ta đang tìm thành phần nào trong phép nhân? - Ta đã làm thế nào ? - 14 và 7 lần lượt có tên gọi là gì trong phép nhân? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? - GV nhận xét, gọi HS nhắc lại nhiều lần. - HS trả lời - HS nêu cách làm. - Thừa số chưa biết. - Lấy 14 : 7 - Tích và thừa số. - Lấy tích chia thừa số kia. - Theo dõi. 2.2 Hoạt động 2: Thực hành (6 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng vào giải toán đơn giản. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp. - GV phân tích mẫu. - GV viết phép tính lên bảng lớp: ? x 5 = 40 - Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính theo tay chỉ của giáo viên. - Số phải tìm có tên gọi là gì? - Tìm bằng cách nào? - GV vừa hỏi vừa ghi bảng lớp: + Tích là bao nhiêu? + Thừa số kia là bao nhiêu? 40 : 5 = ? 40 : 5 = 8 - Yêu cầu HS làm câu a, b, c vào vở. - GV kiểm tra, nhận xét. - Theo dõi. - Thừa số, thừa số, tích - Thừa số. - Tích chia cho thừa số kia - Tích là 40 - Thừa số là 5 - Bằng 8. - HS làm vở. a, ..?.. x 2 = 20 20 : 2 = 10 b, 2 x ..?.. = 18 18 : 2 = 9 c, 5 x ..?.. = 20 20 : 5 = 4 - Lắng nghe. 2.3 Hoạt động 3: Luyện tập (11 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng vào giải toán đơn giản. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, lớp. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. - GV hướng dẫn cách làm. - Yêu cầu HS làm bài vào PBT, 1 HS làm bảng phụ. - Gọi HS nhận xét. - Gv nhận xét, tuyên dương. - HS đọc - Theo dõi. - HS làm Số bánh trong mỗi hộp 2 5 2 6 Số hộp đựng bánh 6 7 4 5 Số bánh có tất cả 12 35 8 30 - HS nhận xét. - Lắng nghe. * Hoạt động củng cố: (4 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp. - GV tổ chức cho HS chơi “Đố bạn” - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS tham gia chơi. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tiết 4 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học. - Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động công việc trong ngày của bản thân. Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra. Giữ gìn vệ sinh lớp học. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3 – Các bài hát về lớp học; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hàng ngày; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7. - Giấy A0; màu vẽ, bút vẽ,; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; Phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; Phiếu đánh giá. 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3 - Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... và tất cả các loại vật liệu tự chọn để chuẩn bị cho việc trang trí lớp học, - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV tổ chức cho HS hoạt đọng theo tổ,thảo luận về nội quy của nhà trường mà các em đã thực hiện trong 2 tuần qua. - GV gọi đại diện các tổ nêu ý kiến về việc thực hiện nội quy nhà trường của các thành viên trong tổ. - GV tiếp tục cho HS hoạt động theo tổ , nêu ý kiến trong nhóm về lớp học mong muốn của mình, từ đó yêu cầu HS tiếp thục thảo luận và đề ra các nội quy của lớp học mà các em mong muốn. - GV tổng hợp yến kiến của các tổ , tổ chức cho HS biểu quyết những nội quy đã được các tổ thống nhất . - GV tổ chức cho cả lớp lập bản cam kết thực hiện nội quy lớp hóc bằng cách in dấu vân tay lên nội quy của lớp như một cách thức thể hiện sự nhất trí với bản nội quy đã đề ra và cam kết thực hiện các nội quy đó. - GV nhật xét, tổng kết hoạt động . - HS lắng nghe GV trình bày - HS thực hiện - HS trang trí lớp học, trang trí phiếu nội quy lớp học - Các tổ lên bảng trình bình ý kiến. - HS và ban cán sự lớp nghe lời nhắn nhủ của GV. VI. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: . KÝ DUYỆT TUẦN 2 BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG Phạm Thị Tính
Tài liệu đính kèm: