Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Nguyễn Thị Phương Dung

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Nguyễn Thị Phương Dung

Tập đọc – Kể chuyện

AI CÓ LỖI ?

 I. Yêu cầu cần đạt:

* TĐ: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

 - Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn ( trả lời được các câu hỏi SGK )

* KC: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

* KNS : Giao tiếp : ứng xử văn hoá, thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc.

 II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .

 III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Nguyễn Thị Phương Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tập đọc – Kể chuyện
AI CÓ LỖI ?
 I. Yêu cầu cần đạt: 
* TĐ:	- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
 	 - Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn ( trả lời được các câu hỏi SGK )
* KC: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* KNS : Giao tiếp : ứng xử văn hoá, thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc.
 II. Đồ dùng dạy học:
 	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tập đọc: 2 em đọc bài “Hai bàn tay em” Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu :
* Trong tình bạn có những lúc gặp chuyện không vui. Điều gì giúp chúng ta giữ được tình bạn? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về điều đó 
 b) Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài.( lưu ý HS cách đọc lời của từng nhân vật)
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu trước lớp 
- Viết từ khó lên bảng (Cô- rét- ti, En- ri -cô .,..Yêu cầu HS đọc).
- Gọi HS đọc tiếp nối nhau từng câu .
- GV lắng nghe uốn nắn cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm đọc theo cặp .
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Yêu cầu 3 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh các đoạn 1, 2, 3 
- Gọi 2HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3,4 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 *Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 
- Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì? Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau?
- Vì sao En ri cô hối hận muốn xin lỗi Cô rét ti?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? Em đoán Cô rét ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 5
- Bố đã trách mắng En ri cô như thế nào? Lời trách của bố có đúng không? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
 d) Luyện đọc lại : 
- Chọn để đọc mẫu đoạn 4&5.
* Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.
-Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên lắng nghe và sửa sai.
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
­) Kể chuyện : 
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại 5 đoạn trong truyện ai có lỗi bằng lời kể của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh họa.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm mẫu trong sách giáo khoa phân biệt nhân vật .
- Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe 
- Yêu cầu học sinh thi kể từng đoạn trước lớp.
- Theo dõi gợi ý học sinh kể còn lúng túng 
 đ) Củng cố dặn dò : 
* Qua câu chuyện em học được điều gì ?
- Nhắc lại yêu cầu của tiết kể chuyện .
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời yêu cầu của giáo viên .
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
- HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật 
- HS đọc từng đoạn trước lớp 
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt) 
- HS dựa vào chú giải trong SGK để giải nghĩa từ .
- HS đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp HS tập đọc 
* Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
* 3 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh 
 các đoạn .
- HS tiếp đọc đoạn 3 và 4 
* Lớp đọc thầm đoạn 1và 2:
- Hai Bạn nhỏ tên là En ri cô và Cô rét ti .
- Cô rét ti vô ý đụng khuỷu tay vào En ri cô làm En ri cô viết hỏng 
- Vì En ri cô bình tĩnh nghĩ lại và biết Cô rét ti không cố ý chạm vào tay mình 
- Lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời.
- Cô rét ti cười hiền hậu đề nghị ta lại thân nhau như trước đi 
- Tại mình vô ý nên mình cần phải làm lành với bạn 
- Đọc thầm đoạn 5.
- Bố mắng chính En ri co là người có lỗi đã không chú động xin lỗi còn tính đánh bạn Bố trách như vậy là rất đúng .
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai (En ri cô , Cô rét ti và người bố )
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học .
- Quan sát lần lượt dựa vào 5 tranh minh họa của 5 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện 
- Đọc thầm câu chuyện theo lời kể SGK .
- Từng học sinh kể cho nhau nghe .
- 5học sinh nối tiếp nhau kể theo 5 đoạn của câu chuyện 
 Lớp nhận xét lời kể của bạn
- Bạn bè phải biết nhường nhịn, yêu thương và luôn nghĩ tốt về nhau, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn .
- Về nhà tập kể lại nhiều lần, xem trước bài mới: "Cô giáo tí hon"
Toán:
 TRỪ SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
 I. Yêu cầu cần đạt:
Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm ). 
Vận dụng vào giải toán có lời văn ( có 1 phép trừ). 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 3
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập số 2 và bài tập số 3.
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 * Giới thiệu phép trừ: 432 - 215
 + Ghi bảng phép tính 432 - 215 = ? 
- Yêu cầu học sinh đặt tính.
- Hướng dẫn học sinh cách tính.
- Ghi nhận xét về cách tính như sách giáo khoa.
- Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã học ?
 2 Phép trừ 627 – 143 = ? 
- Yêu cầu học sinh thực hiện tương tự như đối phép tính trên .
- Vậy phép trừ này có gì khác so với phép trừ ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện ? 
 c) Luyện tập:
 -Bài 1: Cột 1,2,3 ( HS khá giỏi làm cả bài)
- Gọi HS nêu bài tập 1
- Yêu cầu vận dụng trực tiếp cách tính như phần lí thuyết tự đặt tính và tính kết quả 
- Yêu cầu lớp làm bảng con
- Gọi 1 số HS nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3: 
- GV gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài toán .
- Yêu cầu 1 HS lên bảng tính .
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Chấm một số vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách đặt tính về các phép tính trừ số có 3 chữ số có nhớ một lần?
* Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập 4
2HS lên bảng làm bài.
- 2HS khác nhận xét .
* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Một HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính .
- Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một lần .
- Rút ra nhận xét phép trừ này khác với phép trừ đã học là phép trừ có nhớ ở hàng chục .
- Dựa vào ví dụ 1 đặt tính và tính khi đến hàng trăm thì dừng lại nghe giáo viên hướng dẫn về cách tính tiếp .
- Ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có nhớ sang hàng trăm 
- Một HS đọc yêu cầu bài 1. 
- Vận dụng cách tính qua 2ví dụ để thực hiện làm bàì .
- 3HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- HS nhận xét bài bạn 
- HS nêu đề bài sách giáo khoa 
- 3 em lên bảng đặt tính và tính : 
- HS nhận xét bài bạn .
+ Đọc bài tập trong sách giáo khoa .
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải bài vào bải vào bảng vở.
- HS nhận xét bài bạn, chữa bài .
- HS nêu cách tính .
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại -Xem trước bài “ Luyện tập”
Tự nhiên xã hội:
VỆ SINH HÔ HẤP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp 
- Giáo dục các em biết ích lợi của việc tập thể dục buối sáng và biết giữ sạch mũi miệng.
* KNS :
-Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.
-Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK (trang 8 và 9)
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Nên thở như thế nào“
- Nhận xét đánh giá 
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng
b) Khai thác: *Hoạt động 1: 
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 SGK trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết ích lợi việc thở sâu vào buổi sáng? 
- Hàng ngày em nên làm gì để giữ sạch mũi họng ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi 
 Giáo viên theo dõi nhận xét và bổ sung 
- Nhắc học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.
*Hoạt động 2 : 
* Bước 1 : Làm việc theo cặp 
- Làm việc với sách giáo khoa.
- Yêu cầu từng cặp HSmở SGK quan sát các hình ở trang 9, lần lượt người hỏi người trả lời.
- Bạn hãy chỉ vào hình và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh hô hấp ?
- Hướng dẫn học sinh giúp các em đặt thêm câu hỏi.
-Hình này vẽ gì? Việc làm của các bạn trong hình có lợi hay có hại đối với đường hô hấp ? Tại sao ?
*Bước 2 : Làm việc cả lớp :
- Gọi một số cặp HS lên hỏi đáp trước lớp.
- Yêu cầu chỉ và phân tích một bức tranh.
- Theo dõi sử chữa bổ sung và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
* Yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ thực tế: 
- Kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
- Nêu những việc làm để giữ cho bầu không khí trong lành xung quanh nhà ở ?
* Kết luận: - Không nên ở trong phòng có người hút thuốc và chơi đùa những nơi có nhiều khói bụi. Khi quét dọn vệ sinh phải đeo khẩu trang  
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Dặn lớp về nhà học thuộc bài.
- Xem trước bài mới.
2 HS trả lời câu hỏi:
- Thở không khí trong lành có lợi gì ?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
- Lớp theo dõi vài HS nhắc lại tựa bài
- Tiến hành thực hiện chia nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả.
- Thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì có không khí trong lành, ít khỏi bụi...Cơ thể được vận động để mạch máu lưu thông... 
- Ta cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp .
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. ...  2 ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Như tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b) Khai thác:
* Hoạt động 3 -Yêu cầu HS nhắc lại qui trình gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gợi ý HS sau khi gấp được tàu thủy các em có thể dán vào vở rồi dùng bút màu trang trí vào xung quanh tàu cho đẹp 
- Bước 2: -Tổ chức cho HS thực hành gấp thành tàu thủy hai ống khói 
 - Giáo viên theo dõi và giúp đỡ những học sinh thực hiện còn lúng túng.
- Yêu cầu cả lớp trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, đánh giá.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà làm lại xem trước bài mới Gấp “con ếch “
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- 2em nhắc lại tựa bài .
- HS nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói .
- Lắng nghe giáo viên để nắm được cách gấp và trang trí cho tàu thủy thật đẹp 
- Lớp tiến hành thực hiện gấp theo yêu cầu của GV.
- Lớp trình bày sản phẩm của mình.
- Lớp quan sát và nhận xét đánh giá sản phẩm.
- 2 em nhắc lại cách gấp tàu thủy hai ống khói 
 - Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp con ếch.
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011
Toán :
LUYỆN TẬP
 I. Yêu cầu cần đạt:	
-Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
-Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có 1 phép nhân).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình tam giác, mỗi em bốn hình 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm bài tập số 1 cột 3 và 4 và bài tập số 2.
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng
- Bài 1: 
-Gọi HS nêu yêu cầu BT.
Yêu cầu hs nhắc lại quy tắc tính giá trị biểu thức
- Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con GV theo dõi giúp đỡ.
- Gọi 3 HS lên bảng tính mỗi em một biểu thức, lớp nhận xét bổ sung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : -Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh rồi trả lời miệng câu hỏi:
+ Đã khoanh vào 1/4 số con vịt ở hình nào?
+ Đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ở hình B? 
- Học sinh khác nhận xét.
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 -Gọi HS đọc bài toán trong SGK.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
* Nhận xét đánh giá tiết học 
– Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- HS1: làm bài tập 2 
- HS 2 và 3: Làm bài 1 cột 3 và 4 tính.
- Một em nêu đề bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.
- 3 em lên bảng thực hiện. 
- Cả lớp nhận xét bài bạn
- Một em nêu yêu cầu bài 
- Lớp quan sát tranh vẽ và trả lời theo yêu cầu BT.
- Đã khoanh vào ¼ số con vịt ở hình A
- Hình B có 3 hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào số con vịt.
- Học sinh nhận xét bài bạn.
- Một em đọc đề bài.
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập.
- Một học sinh lên bảng giải bài:
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Tập làm văn
VIẾT ĐƠN
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Bước đầu viết được đơn xin vào đội TNTPHCM dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK trang 9 )
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu đơn (Vở BT). 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra vở của HS về viết đơn xin thẻ đọc sách. 
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 1 
 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài :
 3) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài 1 : - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài .
- Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu.
- Phần nào trong đơn phải viết như mẫu và phần nào không theo mẫu? Vì sao?
- Giáo viên chốt lại: Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
+ Mở đấu phải viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn,.
+ Tên của đơn, tên người hoặc tổ chức nhận đơn, 
+ Họ tên ngày, tháng, năm sinh của người viết,... trình bày lí do, lời hứa , chữ kí.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở hoặc vào giấy rời đã chuẩn bị trước.
- Gọi 2 học sinh nhắc lại cách viết.
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét, đánh giá. 
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Nhắc HS về cách trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi muốn tham gia vào một đoàn thể nào đó..
- Học sinh nộp vở.
- Hai em lên bảng làm bài tập 1
.
- Hai em đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về cách viết đơn xin vào Đội.
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi.
- Sau đó đại diện nhóm nói về nội dung lá đơn.
- Phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng.
- Thực hành viết đơn vào vở hoặc vào tờ giấy rời .
- 3-5 HS đọc lại đơn của mình.
- Lớp theo nhận xét bài bạn, bổ sung.
- 2 em nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về TLV viết đơn . 
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau: “Kể về gia đình, điền vào tờ giấy in sẵn“
Tự nhiên xã hội:
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
- GDHS biết cách giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi miệng.
- Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp
* KNS : 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.
-Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình trang 10 và 11 sách giáo khoa .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Vệ sinh hô hấp “
- Nêu ích lợi việc thở không khí trong lành?
- Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh đường hô hấp?
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Khai thác:
 *Hoạt động 1: Động não.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? 
+ Hãy kể một số bệnh về đường hô hấp mà em biết ?
* Giáo viên giảng thêm: Tất cả các bộ phận của đường hô hấp đều có thể bị bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi 
* Hoạt động 2: làm việc với SGK.
- Bước 1: làm việc theo cặp 
- Yêu cầu 2 em cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10 và 11 SGK và thảo luận :
- Bức tranh 1 và 2 Nam đã nói gì với bạn Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì?
- Hình 3 Bác sĩ đang làm gì? Khuyên Nam điều gì?
- Hình 4: Tại sao thầy giáo lại khuyên học sinh mặc ấm ?
- Hình 5: Vì sao hai bác đi qua đường lại khuyên hai bạn nhỏ đang ăn kem ?
Bệnh viêm phế quản và viêm phổi có biểu hiện gì ? Nêu tác hại của hai bệnh này ?
- Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Gọi một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Yêu cầu lớp theo dõi bổ sung. 
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ?
* Giáo viên kết luận như SGV.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bác sĩ “
- Hướng dẫn học sinh cách chơi 
- Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân và bác sĩ và cách thực hiện trò chơi.
- Cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời 1 số cặp biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem trước bài mới
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ 
- Hít thở không khí trong lành giúp cho cơ quan hô hấp làm việc tốt hơn và cơ thể khỏe mạnh.
- Phải thường xuyên lau mũi bằng khăn sạch, không chơi những nơi có nhiều khói, bụi 
- Lớp tiến hành làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên 
- Các cơ quan hô hấp: mũi, khí quản... 
- Một số bệnh đường hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi 
- Từng cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh.
- Bức tranh 1 và 2: Nam mặc đồ mỏng trong khi trời rất lạnh Nam nói mình bị ho và rất đau khi nuốt nước bọt, bạn đã khuyên Nam đến bác sĩ để khám. Nam bị viêm họng do mặc đồ mỏng nên nhiễm lạnh.
 - Bức tranh 3 Bác sĩ đang khám bệnh cho Nam và bác sĩ nói: Cháu bị viêm họng do cảm lạnh, cháu nên uống thuốc và súc miệng nước muối hàng ngày.
- Thầy khuyên nên mặc ấm để tránh bị nhiễm lạnh.
- Nếu ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ bị viêm họng.
- Khó thở, sốt và người khó chịu 
- Từng cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Chúng ta luôn mặc ấm, không ăn các đồ lạnh quá nhiều, không chơi những nơi nhiều khói bụi. 
- Lớp tiến hành chơi trò chơi.
- Một bạn đóng vai bác sĩ một bạn đóng vai bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám kể một số biểu hiện về bệnh viêm đường hô hấp, Bác sĩ khám bệnh nêu tên bệnh.
- Lần lượt từng cặp lên chơi, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS nêu nội dung bài học (SGK).
- Về nhà thực hiện đúng những điều đã học.
- Chuẩn bị bài mới: "Bệnh lao phổi"
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
	- Đánh giá công tác tuần 2
	- Nêu phương hướng tuần 3.
	- Giáo dục HS mạnh dạn, tự tin. 
II. Các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu tổ trưởng và lớp báo cáo tình hình của lớp, của tổ.
*GV nhận xét chung:
- Học tập: Đa số các em có thái độ học tập nghiêm túc, có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Đa số các em ngoan ngoãn, có ý thức đoàn kết, giúp đỡ bạn
- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành tốt mọi quy định nề nếp của nhà trường, của lớp.
* Tồn tại:
- Một số em chưa có ý thức trong việc giữ vở, rèn chữ.
- Một số em còn quên mang vở.
4.Tuyên dương: Tổ 1,2. Học sinh: Ngọc Vy, Thảo Ly
5. Kế hoạch tuần 5
 - Tham gia giữ vệ sinh chung.
 - Đi đường đúng Luật giao thông
 - Cần chú ý hơn việc giữ vở, rèn chữ.
- Các tổ trưởng báo cáo
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp
- HS tham gia phát biểu ý kến

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T2 L3.doc