Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường tiểu học Giai Xuân

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường tiểu học Giai Xuân

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

AI CÓ LỖI ?

I. MỤC TIÊU:

TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

* GDKNS : KN giao tiếp : Ứng xử văn hoá; thể hiện sự cảm thông; kiểm soát cảm xúc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

GV: Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .

HS: SGK, đồ dụng học tập cá nhân.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường tiểu học Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: Thứ hai ngày 22 tháng 08 năm 2011
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: 
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
TĐ: Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* GDKNS : KN giao tiếp : Ứng xử văn hoá; thể hiện sự cảm thông; kiểm soát cảm xúc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
HS: SGK, đồ dụng học tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Bài cũ: 2-3’ Hai bàn tay em.
 3. Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu:1-2’
* Trong tình bạn có những lúc gặp chuyện không vui .Điều gì giúp chúng ta giữ được tình bạn? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về điều đó 
Hoạt động2: Luyện dọc:13-14’ 
- Giáo viên đọc toàn bài .
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Đọc từng câu trước lớp 
- Viết từ khó lên bảng ( Cô-rét-ti, En-ri-cô.,..Yêu cầu HS đọc ).
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài .Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó .
- Đọc từng đoạn theo nhóm. 
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng .
Hoạt động3:
Hướng dẫn tìm hiểu bài :14-15’ 
 *Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 
- Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì ? Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau ?
-Vì sao En ri cô hối hận muốn xin lỗi Cô rét - ti ?
*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? Em đoán Cô rét ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ?
*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 5
- Bố đã trách mắng En ri cô như thế nào ? Lời trách của bố có đúng không ? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
Hoạt động4: Luyện đọc lại :9 -10’ 
-Chọn để đọc mẫu đoạn 4 và 5 .
*Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em .
-Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
-Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất .
Hoạt động5: -Kể chuyện: 23-24’ 
a) Giáo viên nêu nhiệm vụ 
-Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại 5 đoạn trong truyện ai có lỗi bằng lời kể của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh họa.
 b) Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh 
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm mẫu trong sách giáo khoa phân biệt nhân vật .
-Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe 
-Yêu cầu học sinh thi kể từng đoạn trước 
- Nhận xét, tuyên dương
 3. Củng cố dặn dò: 2-3’
-2 HS lên bảng đọc bài và trả lời yêu cầu của giáo viên .
- Lắng nghe
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
-HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật 
( chú ý phát âm đúng các từ ngữ mà học sinh địa phương thường đọc và viết sai )
-HS đọc từng đoạn trước lớp 
-HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) 
-HS dựa vào chú giải trong SGK để gi.nghĩa từ.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
*Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
* 3 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh các đoạn.
-Lớp đồng thanh toàn bài.
*Lớp đọc thầm đoạn 1và 2 :
-Hai Bạn nhỏ tên là En ri cô và Cô rét ti, Cô rét ti vô ý đụng khuỷu tay vào En ri cô làm En ri cô viết hỏng 
-Vì En ri cô bình tĩnh nghĩ lại và biết Cô rét ti không cố ý chạm vào tay mình 
- Lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời .
-Cô rét ti cười hiền hậu đề nghị ta lại thân nhau như trước đi 
-Tại mình vô ý nên mình cần phải làm lành với bạn 
- Đọc thầm đoạn 5 .
-Bố mắng chính En ri co là người có lỗi đã không chú động xin lỗi còn tính đánh bạn Bố trách như vậy là rất đúng .
-Lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
-Các nhóm tự phân vai ( En ri cô , Cô rét ti và người bố )
-Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Quan sát lần lượt dựa vào 5 tranh minh họa của 5 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
Phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh.Cô-rét- ti mặc áo nâu...
- Từng học sinh kể cho nhau nghe .
- 5 HS nối tiếp nhau kể theo 5 đoạn của câu chuyện 
TOÁN:
TRỪ SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ MỘT LẦN )
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoậc hàng trâm).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ)
-Yêu thích học môn toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 3
 - HS: SGK, vở bài tập toán, đồ dụng học tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ:10’
 a) 432 - 215
 -Yêu cầu học sinh đặt tính .
- Hướng dẫn học sinh cách tính .
-Ghi nhận xét về cách tính như sách giáo khoa
-Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã học ?
b) 627 – 143 = ? 
-Yêu cầu học sinh thực hiện tương tự như đối phép tính trên .
-Vậy ở ví dụ này có gì khác so với phép tính ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện ? 
Hoạt động 3: Luyện tập: 20’
Bài 1: (cột 1,2,3)
- Gọi HS nêu bài tập 1
-Yêu cầu vận dụng trực tiếp cách tính như phần lí thuyết tự đặt tính và tính kết quả 
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Nhận xét sữa sai.
Bài 2 HD: (cột 1,2,3)
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3: GV gọi HSđọc bài toán.
-Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài toán .
-Nhận xét bài làm của học sinh .
*Mở rộng: Dành cho hs khá giỏi
Bài 4: -Gọi HS đọc bài trong SGK 
-YC nhìn vào tóm tắt để đặt đề toán và giải. 
 -GV chấm vở 1số em, nhận xét đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò: 2-3’
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-HS 1 : Lên bảng làm bài tập số 2 
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài HS nhắc lại đề bài
-Một HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính .
-Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một lần .
- Rút ra nhận xét phép trừ này khác với phép trừ đã học là phép trừ có nhớ ở hàng chục .
-Dựa vào ví dụ 1 đặt tính và tính khi đến hàng trăm thì dừng lại nghe giáo viên hướng dẫn về cách tính tiếp .
- Ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có nhớ sang hàng trăm 
Bài 1:(cột 1,2,3)
- Một HS đọc yêu cầu bài 1. 
-Chẳng hạn : 541 422
 -127 -114
 414 308
Bài 2:(cột 1,2,3)
-HS nêu đề bài sách giáo khoa 
-HS em lên bảng đặt tính và tính : 
 627 555
 -443 - 160
 184 315
Bài 3: + Đọc bài tập trong SGK .
-1 HS lên bảng giải, cả lớp giải bài vào bải vào bảng con .
 Bài giải:
 Số con tem bạn Hoa sưu tầm là :
 335 – 128 = 207 ( con tem )
 Đ/S: 207 con tem 
Bài 4 - HS khá giỏi làm. 
- Đọc
-Một em nhìn vào tóm tắt nêu đề bài rồi giải 
Bài giải: Đoạn dây còn lại dài là :
 243 - 27= 216 ( cm)
 Đ/S: 216 cm 
Xem trước bài “ Luyện tập”
Chiều thứ hai:
ĐẠO ĐỨC:
KÍNH YÊU BÁC HỒ ( TIẾP )
I. MỤC TIÊU: 
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
 -Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
 -Thực hiên 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 -Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiên 5 điều Bác Hồ dạy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - GV: các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ
 - HS: SGK, đồ dùng học tập cá nhân. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2. Bài mới: 
Hoạt động1: Khởi động :2-3’
-Yêu cầu cả lớp hát tập thể hoặc nghe băng bài hát Tiếng chim trong vườn Bác, nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích 
Hoạt động2:Liên hệ: 5-7’
-Yêu cầu lớp chia thành các cặp suy nghĩ và trả lời các ý :
+ Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng ? Thực hiện như thế nào ? Còn điều nào chưa làm tốt ?
+Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
- Yêu cầu học sinh liên hệ theo cặp .
- Mời vài em tự liên hệ trước lớp 
- Khen những học sinh đã thực hiện tốt 5 điều Bác dạy .
Hoạt động 3 :9-10’
Tình bày giới thiệu về những bài hát , tranh ảnh , bài ca dao , nói về Bác Hồ .
* Thảo luận theo nhóm :
1. Yêu cầu các nhóm trình bày , giới thiệu những sưu tầm nói về Bác với thiếu niên nhi đồng ? 
2 .Yêu cầu lớp nhận xét về kết quả sưu tầm của các nhóm .
3. Đánh giá và khen những nhóm có sưu tầm tốt 
Hoạt động 4 : Trò chơi “ Phóng viên ” : 11-13’
-Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác ?
- Quê bác ở đâu ? Bác sinh vào ngày tháng năn nào ? hãy đọc 5 điều bác dạy ? Hãy kể những việc làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu bác Hồ ?
-Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác ? Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khi nào ? Ở đâu ?
* Rút ra kết luận chung và ghi lên bảng như sgk 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Hát tập thể bài “ Ai yêu nhi đồng “ nhạc và lời Phong Nhã 
-Cả lớp chia thành các cặp với bạn ngồi bên cạnh theo yêu cầu GV .
- Lần lượt từng bạn trả lời với nhau về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy của bản thân và nêu những điều mà thực hiện chưa tốt , nêu cách cố gắng ¨để thực hiện tốt .
-2HS tự liên hệ trước lớp .
-Lớp bình chọn những bạn có việc làm tốt.
* Thảo luận theo nhóm :
-Các nhóm lần lượt lên trình bày hoặc giới thiệu về những sưu tầm của mình có nội dung nói về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng .Chăûng hạn như : Tranh ảnh , bài hát , các câu ca dao
-Lớp theo dõi nhận xét trình bày các nhóm .
-Lần lượt từng học sinh thay nhau đóng vai phóng viên hỏi bạn các câu hỏi về cuộc đời của Bác Hồ : 
-Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890 
Quê bác ở Làng Sen , xã Kim Liên Nam Đàn Nghệ An .Bác còn có tên khác như : Nguyễn Tất Thành , Nguyễn Ái Quốc , Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung .
-Bác đọc “ Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 – 9 – 1945 tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội .
- Bác Hồ là người rất yêu thương và quý mến các cháu thiếu nhi .
- Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy .
CHÍNH TẢ: (NGHE VIẾT) 
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
 -Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thưc bài văn xuôi.
 -Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/ uyu (bài tập 2).
 -Làm đúng bài tập 3 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
 -Có ý thức luyện viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - GV: Nội dung hai hoặc ba lần bài tập 3 chép sẵn vào bảng phụ.
 -HS: SGK, vổ chính tả , đồ dùng học tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 2-3’
- Nhận xét đánh giá .
2. Bài mới:
*Hoạt động1: Giới thiệu bài:1-2’
- Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn 3 của bài “ Ai có lỗi “ 
*Hoạt động2: Hướng dẫn nghe viết: 18 - 20’
a) Chuẩn ... èn kĩ năng viết.
	-Nghiêm túc khi viết đơn	.
II. ĐỒ DÙNG DAY - HỌC:
- Mẫu đơn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3 - 4’
- Gọi 2 HS lên làm bài tập 1 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.1-2’
Ở tiết TLV hôm nay các em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình. 
Hướng dẫn làm bài tập: 27 - 30’
*Bài 1 :
- Gọi 2 HSđọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm .
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài .
- Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc , nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu .
- Phần nào trong đơn phải viết như mẫu và phần nào không theo mẫu ? Vì sao ?
- GV chốt lại : Lá đơn phải trình bày theo mẫu :
+ Mở đấu phải viết tên Đội .
+Địa điểm , ngày , tháng , năm viết đơn ,.
+Tên của đơn , tên người hoặc tổ chức nhận đơn , +Họ tên ngày, tháng, năm sinh của người viết,... trình bày lí do , lời hứa , chữ kí 
-Yêu cầu học sinh làm vào vở .
-Gọi 2 học sinh nhắc lại cách viết .
-Giáo viên lắng nghe và nhận xét, đánh giá. 
3. Củng cố - Dặn dò: 2-3’
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Hai em lên bảng làm bài tập 1
- Lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này .
- Hai em đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về cách viết đơn xin vào Đội .
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi .
- Sau đó đại diện nhóm nói về nội dung lá đơn .
- Phần lí do viết đơn , bày tỏ nguyện vọng , lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu . Vì mỗi người có một lí do , nguyện vọng và lời hứa riêng .
- Thực hành viết đơn vào vở .
- 3-5 HS đọc lại đơn của mình .
- Lớp theo nhận xét bài bạn, bổ sung.
- 2 em nhắc lại nội dung bài học 
LUYỆN TV:
ÔN LUYỆN
 Gv hướng dẫn hs làm bài chính tả trang 8 và tập làm văn trang 10
 *Chính tả: Hs làm vào VBT
 Gọi hs đứng tại chỗ đọc bài làm
 Gv nhận xét bài làm của hs.
 *Tập làm văn: 
 Hs viết điền sẵn “Đơn xin vào đội”
 Gọi một số em đọc bài làm của mình
 Gv nhận xét
 Củng cố dặn dò.
 Thứ sáu ngày 26 tháng 08 năm 2011
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép nhân).
 - Yêu thích học mơn tốn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV:- Hình tam giác, mỗi em bốn hình 
 - HS: -SGK vở bài tập ,đồ dùng học tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Bài cũ: 4-5’
-Gọi HSlên bảng làm bài tập số 1 cột 3 và 4 và bài tập số 2 .
-Chấm vở 1 số em.
-Nhận xét đánh giá.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài .- Ghi bảng
HD làm bài tập: 27 - 30’
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2:-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
-Yêu cầu cả lớp quan sát tranh rồi trả lời miệng câu hỏi:
+Đã khoanh vào 1/4 số con vịt ở hình nào?
+Đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ở hình B? 
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3:
- Gọi HSđọc bài toán trong SGK.
- HD cách giải.
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, chữa bài.
Bài 4: ( Mở rộng) Dành cho HS khá giỏi)
- Yêu cầu quan sát và tìm cách ghép hình 
- Tổ chức cho cảlớp thi ghép hình
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
3. Củng cố - Dặn dò: 2-3’
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3 học sinh lên bảng làm bài .
- HS1 : làm bài tập 2 
- HS 2 và 3 : Làm bài 1 cột 3 và 4 tính .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại đề bài
- Một em nêu đề bài .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng thực hiện. 
 a. 5 x 3 + 132 = 15 + 132
 = 147
 b. 32 : 4 + 106 = 8 + 106 
 = 114
- Một em nêu yêu cầu bài 
- Lớp quan sát tranh vẽ và trả lời theo yêu cầu BT.
- Đã khoanh vào ¼ số con vịt ở hình A
- Hình B có 3 hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào số con vịt.
 - Một em đọc đề bài .
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
- Một học sinh lên bảng giải bài :
* Giải :- Số học sinh ở 4 bàn là :
 2 x 4 = 8 ( học sinh )
 Đ/S: 8 học sinh 
- HS khá giỏi làm
- Xếp 4 hình tam giác thành hình cái mũ 
- Lớp nhận xét bài bạn .
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
LUYỆN TOÁN:
ÔN LUYỆN
 Gv hướng dẫn hs làm bài trong VBT trang 12
 Bài 1: Gọi hs đứng dậy nêu kết quả trong VBT
 Bài 2: Hs làm vào vở - Gọi 1 em nêu kết quả.
 Bài 3: Hướng dẫn hs giải
 Gọi 1 em lên bảng làm
 Bài5: Hướng dẫn hs làm.
 Củng cố dặn dò
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA Ă, Â
I. MỤC TIÊU:
Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng ) , , L ,(1 dòng) , viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng ) và câu ứng dụng : Ăn quả. mà trồng (1 lần ) bằng chữ cở nhỏ. 
- Cĩ ý thức luyện viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 GV: - Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, L mẫu chữ viết hoa về tên riêng Âu Lạc trêndòng kẻ li 
 HS: Vở tập viết, đồ dùng học tập cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3-4’
- KT bài viết ở nhà của HS
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 1-2’
Hướng dẫn viết trên bảng con :14-15’ 
a)Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu tìm các chữ hoa Ă , Â có trong tên riêng Âu Lạc ?
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ 
b)Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng Âu Lạc 
- Giới thiệu về Âu Lạc là tên nước ta thời cổ có vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa ( Đông Anh Hà Nội )
c)Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu 1 HSđọc câu ứng dụng .
- Ăn quả trồng cây/Ăn khoai mình trồng .
Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
- Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa .
Hướng dẫn viết vào vở: 10’
- Nêu yêu cầu :
Chữ Ă 1 dòng, Â, L,1 dòng, viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng ) và câu ứng dụng: 
Ăn quả. mà trồng (1 lần ) bằng chữ cở nhỏ. 
*Mở rộng: HS khá giỏi viết cả bài
 - Nhắc nhớ HSvề tư thế ngồi viết
Chấm chữa bài 
- Chấm từ 5- 7 bài học sinh 
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm .
3. Củng cố - Dặn dò: 2-3’
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Hai em lên bảng: Vừ A Dính .
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
- Tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng  và L
- Lớp theo dõi và cùng thực hiện viết vào bảng con .
- 1 HS đọc từ ứng dụng .
- Lắng nghe để hiểu thêm về Âu Lạc 
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con 
- HS đọc câu ứng dụng .
Ăn quả trồng cây/Ăn khoai mình trồng 
- HS tập viết trên bảng con: Ăn khoai, Ăn quả.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên 
- Nộp vở để GV chấm điểm .
- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng 
GDNGLL:
DẠY ATGT:
KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN 
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp HS biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao thông .
 - Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp .
- GDHS có ý thức khi đi xe đạp.
II. CHUẨN BỊ: 
Xe đạp, đèn tín hiệu giao thông ( Bằng giấy màu ) 
Tạo một mô hình đường phố.
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: Ngoài sân trường 
IV. CÁCH THỨC TỔ CHỨC: 
1. Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi đi xe đạp trên sa bàn. 
GV mô tả một đoạn đường phố ,hs giảI thích những vạch kẻ đường , mũi tên trên mô hình .
GV đặt các loại xe máy lên mô hình .
1 HS chỉ trên sa bàn trình bày cách đi xe đạp từ điểm này đến điểm kia .
GV đưa ra các tình huống khác nhau để hs trả lời và chỉ trên mô hình .
GV chốt nội dung hoạt động 1 
Dặn hs qua trò chơI vận dụng vào thực tế .
2. Hoạt động 2: Thực hành đi xe đạp trên sân trường.
GV nêu yêu cầu, hs lắng nghe .
 HS nhắc lại cách đi xe đạp, hs lần lượt thực hành. Hs và Gv theo dõi nx, đánh giá.
 Gv chốt lại những điều cần ghi nhớ khi đi xe đạp.
3. Củng cố dặn dò: 
 - HS nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi đi xe đạp .
 - GV nhận xét tiết học và dặn hs vận dụng bài học vào thực tế.
Chiều thứ sáu:
CHÍNH TẢ: (NGHE VIẾT) 
CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU: 
 -Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV chọn.
 - Có ý thức viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 GV: Nội dung bài tập 2b chép sẵn vào bảng phụ.
 HS: -SGK , vở chính tả , đồ dùng học tập cá nhân
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3-4’
- Yêu cầu viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai ở tiết trước .
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài:1-2’
 Hướng dẫn nghe viết: 14-15’
 Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn văn ( 1 lần)
- Yêu cầu 1 HS đọc lại .
- Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
+ Chữ đầu đoạn viết ntn ?
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn? Cần viết ntn?
- Yêu cầu lấùy bảng con và viết các tiếng khó 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 Học sinh viết bài vào vở: 14-15’
- Đọc cho học sinh viết vào vở 
- Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
- Thu vở chấm và nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập: 4- 5’ 
Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài tập 
- HD cách làm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
3. Củng cố - Dặn dò: 2-3’
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ : Nguệch ngoạc , khuỷu tay , vắng mặt, nói vắn tắt, cố gắng, gắn bó.
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 1 HS đọc lại bài .
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Đoạn văn có 5 câu , 
- Viết hoa chữ cái đầu
- Ta phải viết hoa chữ cái đầu , đầu đoạn văn viết lùi vào một chữ .
- Tên riêng Bé - bạn đóng vai cô giáo - phải viết hoa.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cả lớp nghe và viết bài thơ vào vở 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì 
- Nộp bài để giáo viên chấm điểm .
- Cả lớp thực hiện vào vở 
- Tiếng ghép được với tiếng gắn là: 
Gắn bó , hàn gắn , 
- Gắng : cố gắng , gắng sức 
- Nặn : Nặn tượng , nhào nặn
- Nặng : nặng nề , nặng nhọc 
- Khăn : khó khăn , khăn tay .
- Khăng : khăng khít , khăng khăng , 
-Về nhà luyện viết cho đúng những từ đã viết sai.
LUYỆN TV:
ÔN LUYỆN
 GV hướng dẫn hs làm bài chính tả trang 8 và tập làm văn trang 10
 *Chính tả: HS làm vào VBT
 Gọi hs đứng tại chỗ đọc bài làm
 GV nhận xét bài làm của hs.
 *Tập làm văn: 
 HS viết điền sẵn “Đơn xin vào đội”
 Gọi một số em đọc bài làm của mình
 GV nhận xét
 Củng cố dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2 LOP3 HONG 20112012.doc