MỤC TIÊU:
-Giúp HS biết cách tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
-Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
-Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán.
②. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ có ghi nội dung BT4 -SGK, Vở toán tập.
③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TUẦN 2 Thứ ngày Tiết Môn Tên bài dạy 2/22/8/2011 1 Toán Trừ các số có ba chữ số (Có nhớ một lần) 2 Tập đọc Ai có lỗi? 3 Kể chuyện Ai có lỗi? 4 Thể dục GVBM lên lớp 5 Đạo đức Kính yêu Bác Hồ (tiết 2) 3/23/8/2011 1 Toán Luyện tập 2 Âm nhạc GVBM lên lớp 3 Chính tả Nghe viết: Ai có lỗi? 4 Thể dục GVBM lên lớp 5 TN-XH Vệ sinh hô hấp 4/24/8/2011 1 Anh văn GVBM lên lớp 2 Tập đọc Cô giáo tí hon 3 Toán Ôn tập các bảng nhân 4 LTVC Từ ngữ về thiếu nhi – Ôn tập câu Ai là gì? 5 RCV Hướng dẫn trình bày vở (tt) 5/25/8/2011 1 Toán Ôn tập các bảng chia 2 Chính tả Nghe viết: Cô giáo tí hon 3 TN-XH Phòng bệnh đường hô hấp 4 Thủ công Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 2) 5 ATGT Bài 1: Giao thông đường bộ (tiết 2) 6/26/8/2011 1 Toán Luyện tập 2 T.L Văn Viết đơn 3 Tập viết Ôn viết chữ hoa Ă,  4 Mỹ thuật GVBM lên lớp 5 Anh văn GVBM lên lớp 6 SHTT Sơ kết tuần 2 Muốn biết phải hỏi, Muốn giỏi phải học! Thứ Hai ngày 22 tháng 8 năm 2011 TOÁN(§6): TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( Có nhớ một lần) ①. MỤC TIÊU: -Giúp HS biết cách tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). -Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ. -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán. ②. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ có ghi nội dung BT4 -SGK, Vở toán tập. ③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 1’ 5’ 5’ 5’ 5’ 6’ 5’ 3’ 1’ 1-Ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay, các em sẽ biết cách tính trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần và giải toán có lời văn về phép trừ. 1-Giới thiệu phép trừ 432 – 215: -GV nêu phép tính 432 – 215 =? Yêu cầu HS đặt tính dọc, rồi thực hiện phép tính. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS ghi nhớ. -Yêu cầu HS thực hiện lại từng bước của phép trừ trên. 2-Giới thiệu phép trừ 627 – 143: -Hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên, lưu ý ở hàng đơn vị: 7 trừ 3 bằng 4 (không nhớ) nhưng ở hàng chục: 2 chục không trừ được cho 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8 (có nhớ 1 ở hàng trăm). 3- Thực hành: BT1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. -Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. BT2: -Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. -Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con: Lưu ý BTcó nhớ 1 lần ở hàng trăm. BT3: -Gọi HS đọc đề bài: +Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu? +Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem? +Bài toán yêu cầu ta tìm gì? -Yêu cầu HS làm bài. BT4: -Yêu cầu HS đọc phần tóm tắt bài toán. +Đoạn dây dài bao nhiêu? +Đã cắt đi bao nhiêu? +Bài toán hỏi gì? -Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đọc đề toán. -Yêu cầu HS làm bài. 4-Củng cố: -Một HS nêu lại cách thực hiện phép tính 432 – 215. -Một HS nêu lại cách thực hiện phép tính 627 – 143. 5-Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về phép trừ các số có ba chữ số. -Một HS nêu kết quả nhẩm BT4 ( Tiết 5) -Một HS đặt tính rồi tính: 367 + 125; 487 + 130. -Một HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp. 432 2 không trừ được 5, lấy 215 217 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. 627 - 143 484 -1 HS nêu, cả lớp theo dõi SGK. -HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. -1 HS nêu, cả lớp theo dõi SGK. -HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - Có 335 con tem -Bạn Bình có 128 con tem. -Tìm số tem của bạn Hoa. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Số tem bạn Hoa sưu tầm được là 335 -128 = 207 ( con tem) Đáp số: 207 con tem. -HS đọc thầm. -Đoạn dây dài 243 cm. -Đã cắt đi 27 cm. -Còn lại bao nhiêu cm? -2 HS đọc trước lớp. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở Bài giải: Đoạn dây còn lại là: 243 – 27 = 216 ( cm) Đáp số: 216 cm. RUÙT KINH NGHIEÄM +Nội dung: +Phương pháp: +Hình thức tổ chức dạy học: TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN(§3): AI CÓ LỖI? ①. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: A- Tập đọc: 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: khuỷu tay, nguệch ra, nổi giận, phần thưởng, cổng, Cô-rét-ti, En-ri-cô - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. 2-Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu các từ ngữ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm - Hiểu nội dung bài: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. B-Kể chuyện: 1-Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. 2-Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. ②. CHUẨN BỊ: -Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện đọc thi - SGK, đọc trước bài Ai có lỗi? ③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 1’ 28’ 12’ 10’ 1-Ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: = Hai HS đọc bài Hai bàn tay em và trả lời câu hỏi: - Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: Truyện đọc mở đầu tuần 2 kể cho các em câu chyuện về hai bạn Cô-rét-ti và En-ri-cô. Hai bạn chỉ vì một chuyện nhỏ mà cáu giận nhau, nhưng lại sớm làm lành với nhau, giữ được tình bạn? Đọc truyện này các em sẽ hiểu điều đó. *Luyện đọc: a-GV đọc diễn cảm toàn bài: b-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. +Đọc từng câu. -GV viết lên bảng tên HS: Cô-rét-ti, En-ri-cô. -Cho HS đọc nối tiếp từng câu. +Đọc từng đoạn trước lớp. -Cho HS đọc nối tiếp. -Giải nghĩa từ ngữ: kiêu căng, hối hận, can đảm. -Cho HS đặt câu với từ: ngây. +Đọc từng đoạn trong nhóm. -Cho HS chia nhóm 2. -GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. +Đọc đồng thanh. -Cho HS đọc đồng thanh các đoạn 1, 2, 3. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn 4, 5. *Hướng dẫn tìm hiểu bài: -Cho HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời: +Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì? +Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? -Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời: +Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti? -Cho HS đọc thầm đoạn 4, trả lời: +Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? -Cho HS đọc thầm đoạn 5, trả lời: +Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào? +Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao? *Luyện đọc lại: -Gọi HS khá đọc đoạn 3, 4, 5. -Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai. -Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm. -GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. -Chú ý theo dõi -HS đọc từ khó. -Thực hiện -Thực hiện -Chú ý lắng nghe -Thực hiện -HS đọc theo cặp, mỗi em lần lượt đọc 1 đoạn. -Cả lớp đồng thanh. -2HS nối tiếp nhau đọc đoạn 4, 5 -En-ri-cô và Cô-rét-ti. -Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti. -Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. -Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay, nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu làm lành. En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn. -En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn giơ thước dọa đánh bạn. -Lời trách của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. -1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. -Thực hiện -2 đến 3 nhóm thi đọc, các nhóm còn lại theo dõi và chọn nhóm đọc hay nhất. 2’ 18’ 4’ 1’ 1-GV nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ thi kể lại lần lượt 5 đoạn câu chuyện Ai có lỗi? bằng lời của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh họa. 2-Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh: *Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của ai? Khi kể chuyện em phải đóng vai là người dẫn chuyện. Muốn vậy, các em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình. *Kể lại câu chuyện: -Yêu cầu 1HS kể mẫu. -Kể trong nhóm: +Yêu cầu HS kể cho bạn trong nhóm nghe. -Kể trước lớp: +Gọi 5 HS nối nhau kể lại câu chuyện. -Nhận xét và ghi điểm cho HS. -Tuyên dương HS kể tốt. 4-Củng cố: = Em học được điều gì qua câu chuyện này? 5-Dặn dò: Về nhà tiếp tục kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân nghe. -Chú ý lắng nghe. -Câu chuyện được kể bằng lời của En-ri-cô. -1HS giỏi, khá kể trước lớp. -HS chia nhóm 2, tập kể. -Thực hiện -Chú ý lắng nghe HS phát biểu. Ví dụ: Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau – Bạn bè phải biết yêu thương nhau, nghĩ tốt về nhau – Phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn. RUÙT KINH NGHIEÄM +Nội dung: +Phương pháp: +Hình thức tổ chức dạy học: ĐẠO ĐỨC(§2): KÍNH YÊU BÁC HỒ ( Tiết 2) ①. MỤC TIÊU: (Gv gợi ý và tạo điều kiện cho HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ) Như tiết 1 ②. CHUẨN BỊ: -Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi - V BT Đạo đức 3. ③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 1’ 10’ 10’ 6’ 3’ 1’ 1-Ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: -Đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. -Thiếu niên, nhi đồng cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: Trong tiết đạo đức hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu về Bác Hồ. Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác Hồ. Hoạt động 1: HS tự liên hệ. 1-Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh: +Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? +Thực hiện như thế nào? +Có điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? +Em dự địnhsẽ làm gì trong thời gian đến? 2-Cho HS tự liên hệ trước lớp. 3-GV khen những HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn. Hoạt động 2: HS trình bày tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ. 1-Cho HS phân nhóm, trình bày kết quả sưu tầm được. 2-Tổ chức cho HS nhận xét. 3-GV khen những nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu tốt và giới thiệu hay. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên. -Cho HS đóng vai phóng viên. *Kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Bác rất yêu quý và quan ... ban đêm, có biển báo hiệu GTĐB, không bị che khuất tầm nhìn, - Mặt đường không bằng phẳng, đêm không có đèn chiếu sáng, vỉa hè có nhiều vật cản che khuất tầm nhìn - Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt + Tđtlvbc: - Phải đi chậm, quan sát kỹ khi ra đường lớn, nhường đường cho xe đi trên đường lớn chạy qua mới vượt qua đường hoặc hòa vào đi cùng chiều. - Người đi bộ phải đi sát lề đường. Không chơi đùa, ngồi ở lòng đường. Không qua đường ỏ nơi đường cong hoặc bị vật cản che khuất. Chỉ nên qua đường ở nơi quy định (có vạch đi bộ qua đường hoặc biển chỉ dẫn người đi bộ qua đường) hoặc nơi có cầu vượt. Thứ Sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011 TOÁN(§10): LUYỆN TẬP ①. MỤC TIÊU: -Giúp HS củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn -Rèn kỹ năng xếp, ghép hình đơn giản. -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán. ②. CHUẨN BỊ: -Hình vẽ trong BT4. 4 hình tam giác cắt rời. -SGK, Vở toán tập. ③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 1’ 8’ 8’ 7’ 8’ 3’ 1’ 1-Ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5 và trả lời các câu hỏi. 3 x 4 = 4 x 8 = 5 x 6 = 12: 3 = 32: 8 = 30: 6 = 12: 4 = 32: 4 = 30: 5 = 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, chia và giải toán có lời văn. BT1: -Yêu cầu HS tính được giá trị của biểu thức và trình bày theo 2 bước. BT2: -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi: +Hình nào đã khoanh vào ¼ số con vịt? Vì sao? +Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vịt? Vì sao? BT3: -Gọi HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. BT4: -Tổ chức cho HS thi xếp hình. Trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là tổ thắng cuộc. 4-Củng cố: Cho HS giải BTnày vào giấy nháp: Mỗi giỏ có 9 quả cam. Hỏi 5 giỏ như thế có bao nhiêu quả cam? 5-Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về giải toán liên quan đến phép nhân, chia. -3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 5 x 3 + 132 = 15 + 132 = 147 32: 4 + 106 = 8 + 106 = 114 -Hình a đã khoanh vào ¼ số con vịt; vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con vịt. -Hình b đã khoanh vào 1/3 số con vịt vì có 3 hàng, khoanh vào 1 hàng. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Số HS của 4 bàn có là: 2 x 4 = 8 ( HS) Đáp số: 8 HS -Thực hiện theo yêu cầu của GV RUÙT KINH NGHIEÄM +Nội dung: +Phương pháp: +Hình thức tổ chức dạy học: TẬP LÀM VĂN(§2): VIẾT ĐƠN ①. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: -Dựa vào mẫu đơn của BTđọc Đơn xin vào Đội, mỗi HS viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. -HS viết Đơn xin vào Đội đúng quy định. -Giáo dục HS những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp về Đội TNTP Hồ Chí Minh. ②. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý. -SGK, Vở tập làm văn. ③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 1’ 5’ 5’ 15’ 3’ 3’ 3’ 1’ 1-Ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra vở 2 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách. 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, dựa theo mẫu Đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình. *Hướng dẫn HS làm bài tập: a-Nêu lại những nội dung chính của đơn GV: Chúng ta đã được học về đơn xin vào Đội trong giờ tập đọc tuần trước. Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội. GV nghe HS trả lời, viết lại lên bảng. -Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu. b-Tập nói theo nội dung đơn: -Gọi một số HS tập nói trước lớp về đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng. -GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. c-Thực hành viết đơn: -Yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở. -Gọi một số HS đọc đơn trước lớp. -Chấm điểm một số bài, nhận xét, thu các bài còn lại để chấm sau. 4-Củng cố: - Đơn dùng để làm gì? 5-Dặn dò: Nhắc những HS chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn thành bài viết. -2 HS lên bảng nói những điều em em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh. -HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung của đơn. +Mở đầu viết tên Đội +Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. +Tên của đơn: Đơn xin vào Đội. +Nơi nhận đơn. +Người viết đơn tự giới thiệu tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường. +Trình bày lý do, nguyện vọng của người viết đơn. +Lời hứa của người viết đơn. +Chữ ký, họ tên của người viết đơn. -Phần trình bày lý do và nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo mẫu. -Thực hiện -Chú ý lắng nghe. -HS viết bài vào vở. -3 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Đơn dùng để trình bày nguyện vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó RUÙT KINH NGHIEÄM +Nội dung: +Phương pháp: +Hình thức tổ chức dạy học: TẬP VIẾT(§2): ÔN CHỮ HOA Ă,  ①. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Củng cố cách viết các chữ hoa Ă,  thông qua BT ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: -Viết tên riêng Âu Lạc , câu ứng dụng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. ②. CHUẨN BỊ: -Mẫu chữ viết hoa Ă, Â. -Các chữ Âu Lạc và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô ly. -Vở Tập viết 3 - T1. ③. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 3’ 1’ 5’ 4’ 3’ 15’ 4’ 3’ 1’ 1-Ổn định tổ chức: 2-Kiểm tra bài cũ: -Gọi một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước? - Hai HS viết bảng, cả lớp viết bảng con các từ: Vừ A Dính, Anh em 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: Trong giờ tập viết này, các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa: Ă,  thông qua BTứng dụng viết tên riêng Âu Lạc và câu ứng dụng. *Hướng dẫn viết trên bảng con: a-Luyện viết chữ hoa: -Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào? -Treo các chữ hoa Ă, Â, L và gọi HS nhắc lại quy trình viết. -GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết. -Yêu cầu HS tập viết chữ Ă, và chữ L vào bảng con b-Luyện viết từ ứng dụng: -Gọi Một HS đọc từ ứng dụng. -GV giới thiệu: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa ( Nay thuộc huyện Đông Anh Hà Nội) -GV viết mẫu, lưu ý cách viết. -Yêu cầu HS viết bảng từ ứng dụng. c-Luyện viết câu ứng dụng: -Yêu cầu một HS đọc câu ứng dụng. -GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Phải biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứ cho mình được thừa hưởng. -Yêu cầu HS tập viết chữ: Ăn khoai, ăn quả. *Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: -GV nêu yêu cầu: +Viết chữ Ă: 1 dòng +Viết chữ Â, L: 1 dòng. +Viết chữ Âu Lạc: 2 dòng +Viết câu tục ngữ: 2 lần. -Yêu cầu HS viết vào vở. GV chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ. *Chấm chữa bài: -Chấm nhanh từ 5 đến 7 bài. -Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 4-Củng cố: -Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng. -Cho HS nhắc lại cách viết hoa chữ Ă, Â. 5-Dặn dò: Yêu cầu HS luyện viết thêm ở nhà. Học thuộc lòng từ và câu ứng dụng. -Có các chữ hoa Ă, Â, L. -Hai HS nhắc lại quy trình viết, cả lớp theo dõi. -Chú ý theo dõi -2 HS lên viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. -1 HS đọc: Âu Lạc -Chú ý lắng nghe. -Chú ý theo dõi -2 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con: Âu Lạc -1 HS đọc: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. -Chú ý lắng nghe. -HS viết bảng, cả lớp viết bảng con. -Chú ý lắng nghe. -HS thực hiện -Chú ý lắng nghe. RUÙT KINH NGHIEÄM +Nội dung: +Phương pháp: +Hình thức tổ chức dạy học: SINH HOẠT TẬP THỂ: SƠ KẾT TUẦN 2 I. MỤC TIÊU: Thông qua hoạt động báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần và triển khai công tác tuần mới, giúp HS thấy được: - Những ưu điểm, tích cực, tiến bộ cần duy trì, củng cố, phát huy, nhân rộng thêm cho cả lớp. - Những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế còn kéo dài hoặc mới phát sinh cần khắc phục và chấm dứt. Qua đó củng cố nền nếp, chất lượng rèn luyện hạnh kiểm, đạo đức, tác phong đúng đắn trong học tập, sinh hoạt, thực hiện nội quy nhà trường, quy định của lớp đề ra. II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 1’ 20’ 10’ ❶. Ổn định tổ chức: Cho lớp hát hoặc chơi trò chơi tập thể. ❷. Bài mới: ① Giới thiệu bài mới: Nêu nội dung, yêu cầu, cách thức SHTT ② Nội dung bài mới: Tổ chức HS báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần 2: a/ Học tập: Các tổ, nhóm, cá nhân dẫn đầu về những mặt sau: - Nghiêm túc học tập trong giờ ôn bài 15 phút đầu giờ học. - Thuộc bài cũ đầy đủ, làm đủ BT và bài làm trong giờ tự học. - Chuẩn bị bài mới, chép bài mới đầy đủ, đầy đủ đồ dùng học tập, giữ sách vở sạch sẽ, viết chữ sạch đẹp. - Trật tự, nghiêm túc, tập trung chú ý chăm chú nghe giảng, phát biểu xây dựng bài sôi nổi, tích cực tham gia trong hoạt động học tập của nhóm, có nhiều lần xung phong giải bài trên bảng lớp. - Có nhiều lần phát biểu đúng, làm bài đúng có nhiều điểm khá giỏi hoặc điểm tiến bộ. b/ Hạnh kiểm, đạo đức, tác phong: - Lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cô giáo, người lớn dạy bảo. - Đi học chuyên cần, không đi học trễ, thực hiện tốt ATGT. - Cư xử hòa nhã, thân ái, đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn vượt khó, tiến bộ trong học tập và mọi mặt. - Thực hiện đầy đủ và tốt 5 diều Bác Hồ dạy, nội quy nhà trường, quy định của lớp. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tốt. Lao động trực nhật lớp, lao động VSMT cuối tuần đầy đủ, tích cực, nhiệt tình. ❸. Triển khai công tác tuần 3: a/ Thực hiện tốt những nội dung đã nhận xét, đánh giá đã nêu. b/ Tập trung học ôn các bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân các ghi nhớ, quy tắc, các dạng toán đã học. c/ Tập trung học ôn các BT đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã học, đã ôn, bài chưa học cùng chủ điểm. d/ Kiểm tra lại các HS còn chưa thuộc bài cũ, bảng cộng, trừ, nhân nhiều lần để có biện pháp chấn chỉnh. ❶ Cán sự điều khiển lớp ❷ Nghe, nhớ và chép đề. ① Nghe, nhớ ② Báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động: + Nghe, nhớ lời GV nhận xét, đánh giá. + Phát biểu ý kiến để báo cáo, bổ sung xây dựng lớp. + Đóng góp ý kiến góp ý cho các bạn tiến bộ. + Bình chọn bạn, nhóm, tổ có sự gương mẫu, tích cực, tiến bộ dẫn đầu trong lớp cần tuyên dương. ❸. Nghe, nhớ và chép
Tài liệu đính kèm: