Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng

Môn: ĐẠO ĐỨC

Tuần:2 Tiết: 2

KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 2)

I./ MỤC TIÊU :

- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

II./ CHUẨN BỊ :

VBT 3, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh (sgk )

III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:Tiểu học Lý Tự Trọng Lớp: Ba
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tuần:2 Tiết: 2
Ngày: 22 /08 / 2011
KÍNH YÊU BÁC HỒ (tiết 2)
I./ MỤC TIÊU :
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II./ CHUẨN BỊ :
VBT 3, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh (sgk )
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Bác đã có công lao to lớn gì đối với đất nước ta,dân tộc ta ?
-Chúng ta phải làm gì để đền đáp công lao to lớn ấy ?
-GV nhận xét.
3./ Bài mới :
* Giới thiệu bài : Ở tiết học trước,chúng ta đã biết vì sao phải kính yêu Bác Hồ.Tiết học hôm nay,các em sẽ thực hành bài” Kính yêu Bác Hồ”
* Hoạt động 1 : HS tự liên hệ
-YC HS suy nghĩ & trao đổi với bạn ngồi bên cạnh : Em đã thực hiện được những điều nào trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Thực hiện ntn? Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
-Y/C vài hs tự liên hệ trước lớp.
- Khen những hs đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
* Hoạt động 2 : HS trình bày, giới thiệu những tư liệu
- Tiết trước cô đã dặn các em sưu tầm bài hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh Y/C HS trình bày kết quả sưu tầm được (dưới nhiều hình thức như : hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh )
- GV khen Hs
* Hoạt động 3 : Trò chơi Phóng viên
-Phổ biến luật chơi : Cô sẽ mời vài bạn thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.Các bạn được phỏng vấn trả lời các câu hỏi của phóng viên.Bạn nào trả lời hay sẽ được tặng một tràn pháo tay. 
- Câu hỏi có thể là :
+ Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
+ Quê Bác ở đâu?
+ Bác sinh vào ngày, tháng nào?
+ Thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
+ Bạn hãy đọc năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? (HS yếu)
+ Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Bạn hãy kể 1 tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
+ Bạn hãy đọc 1 câu ca dao nói về Bác Hồ.
+ Bạn hãy hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ nói về Bác Hồ hoặc về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
* Kết luận chung : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ Quốc. Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
Kính yêu và biết ơn Bác Hồ, thiếu nhi chúng ta phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
4./ CỦNG CỐ : 
-Y/C HS đọc các bài thơ,bài hát về Bác Hồ.
5./ DẶN DÒ : 
- Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
-Nhận xét tiết học.
* Bài” Kính yêu Bác Hồ”
-Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và đem lại nền độc lập cho đất nước.
-..kính yêu,nhớ ơn Bác,làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
-HS lắng nghe
- HS thảo luận theo từng cặp.
-2-3 cặp trình bày :1HS hỏi-1HS trả lời theo câu hỏi GV đã nêu.
-HS lắng nghe
- Cả lớp thảo luận.
- Nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
-HS lắng nghe
- Một số HS lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác với thiếu nhi
-HS lắng nghe
- Đọc câu thơ : Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
BAN GIÁM HIỆU KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 Trương Thanh Thư
Trường:Tiểu học Lý Tự Trọng Lớp: Ba
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: TOÁN 
Tuần:2 Tiết:6
Ngày: 22 /08 / 2011
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(có nhớ một lần)
I./ MỤC TIÊU :
 a/Kiến thức: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm).
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
b/Kyõ naêng: Reøn Hs tính toaùn, chính xaùc, thaønh thaïo.
c) Thaùi ñoä: Yeâu thích moân toaùn, töï giaùc laøm baøi.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	* GV: Baûng phu, phaán maøu.
	* HS: Baûng con.theû töø.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng làm bài tập sau :
*Đặt tính rồi tính :
a./ 486-361
b./ 697-235.
-GV nhận xét .
3./ Bài mới :
 Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ học cách tính trừ các số có ba chữ số(có nhớ một lần sang hàng chục sang hàng trăm).Qua bài :Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ).
* Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ 432-215
-Gv nêu phép tính 432-215=?
-Y/C 1HS lên bảng đặt tính dọc 
-HDHS thực hiện phép tính : 2 không trừ được 5 ta mượn 1 chục để được 12 trừ 5 bằng 7 ,sau đó thêm 1 chục vào 1 chục ở số trừ rồi trừ tiếp tục như SGK .
-Y/C HS nêu cách tính.
 Giới thiệu phép cộng 627-143
-GVHDHS tương tự như trên.
-Lưu ý HS ở phép tính này có nhớ sang hàng trăm. 
* Hoạt động 2 : HDHS làm bài tập : 
* Bài tập 1 : (HS yếu cột 1,2)
- 1HS đọc y/c BT1.
-Y/C HS tự làm bài .
- Y/C HS nhắc lại cách đặt tính và tính .
-GV nhận xét .
* Bài tập 2 : (HS yếu cột 1,2)
- 1HS đọc y/c BT2.
- Y/C HS vừa tính vừa nêu cách tính .
-GV nhận xét .
* Bài tập 3 : 
- 1HS đọc y/c BT3.
+Bình và Hoa sưu tầm được tất cả bao nhiêu con tem ?
+Bình sưu tầm được bao nhiêu con tem ?
+Muốn biết bạn Hoa sưu tầm được bao nhiêu con tem ta làm ntn ? 
- Y/C HS tự làm bài .
-GV nhận xét .
4./ CỦNG CỐ : 
-Cho 3 nhóm HS thi làm bài tập :729-544
-GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5./ DẶN DÒ : 
- Về nhà xem lại bài .
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét.
a./ 125
b./ 462
-HS lắng nghe
-1HS đọc lại phép tính.
-1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào nháp.
 432 
 - 215 
 217 
2 không trừ được 5 ,lấy 12 trừ 5 bằng 7,viết 7 nhớ 1.
1 thêm 1 bằng 2,lấy 3 trừ 2 bằng 1,viết 1
4 trừ 2 bằng 2, viết 2
 627 
 - 143 
 484 
7 trừ 3 bằng 4,viết 4.
2 không trừ được 4 ,lấy 12 trừ 4 bằng 8,viết 8 nhớ 1.
 1 thêm 1 bằng 2,lấy 6 trừ 2 bằng 4,viết 4.
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào bảng con.
* 541 422 564 
 - 127 - 114 - 215 
 414 308 549 
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở.
* 627 746 516 
 - 443 - 251 - 342 
 184 495 174 
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
+..335 con tem
+..128 con tem
+..ta thực hiện phép tính trừ lấy 335-128
-1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số con tem bạn Hoa sưu tầm được là :
335-128=207(con tem)
Đáp so :207 con tem 
-3 nhóm HS thi đua 
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
BAN GIÁM HIỆU KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 Trương Thanh Thư
Trường:Tiểu học Lý Tự Trọng Lớp: Ba
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: CHÍNH TẢ 
Tuần:2 Tiết: 3
Ngày: 23 /08 / 2011
AI CÓ LỖI ?
I./ MỤC TIÊU :
 - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 - Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu (BT2).
 - Làm đúng BT (3) a/b,hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: bảng phụ, bảng lớp viết sẵn nội dung đoạn văn HS cần chép.
HS: SGK, vở
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 3HS lên bảng viết từ dễ lẫn : ngọt ngào, ngoao ngoao, ngao ngán, cái đàn, đàng hoàng,.. 
-GV nhận xét.
3./ Bài mới :
 Giới thiệu bài :Trong giờ chính tả hôm nay,cô sẽ HD các em nghe-viết chính xác đoạn 3 của bài “Ai có lỗi ?”.Làm bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng có vần uêch, uyu và phân biệt s/x,ăn/ăng. 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết :
- GV đọc mẫu đoạn văn viết.
-Gọi 1HS đọc lại.
+ Đoạn văn nói tâm trạng En-ri-cô ntn ?
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
+ Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên.
* Nói thêm : Đây là tên riêng của người nước ngoài, có cách viết đặc biệt.
-Y/CHS tìm từ khó và viết vào bảng con :Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ, vác củi, can đảm.
 -Y/CHS viết bài vào vở.GV theo dõi uốn nắn tư thế cho HS.
-GV đọc lần 2
- GV đọc lần 3
- Chấm, chữa bài.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 : 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT2.
-GV chia lớp thành 3 đội.Cho HS chơi trò chơi tìm từ tiếp sức.Trong 5 phút đội nào tìm được nhiều từ đúng là đội thắng cuộc.
-GV nhận xét :gạch dưới các từ đúng,sau đó đếm số từ của mỗi đội.
-Y/CHS đọc các từ gạch dưới.
* Bài tập 3 : 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu BT3
-YC 3HS lên bảng làm bài.Cả lớp làm SGK.
-GV nhận xét.
4./ CỦNG CỐ : 
-Cho 2HS đọc lại các từ đã điền đủ ở BT3.
5./ DẶN DÒ : 
- Về nhà em nào viết sai lỗi viết lại mỗi chữ một hàng,từ 5 chữ trở lên viết lại cả bài.
-Nhận xét tiết học.
* bài thơ “Chơi chuyền”
-3HS lên bảng–cả lớp viết bảng con.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- Cả lớp đọc SGK
+ En-ri-cô ân hận khi bình tĩnh lại, Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không
đủ can đảm.
+ Cô-rét-ti
+ Viết hoa chữa cái đầu tiên, đặt dấu gạch nối giữa các chữ.
- Viết bảng con
- HS viết bài.
- Soát bài
- Đổi vở bắt lỗi
- Chữa bài.
-1HS đọc –cả lớp đọc thầm SGK.
-HS chơi trò chơi tìm từ tiếp sức. 
* Lời giải : 
+ nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuyếch khoác, trống huếch trống hoác.
+ khuỷu tay, khuỷu chân, ngã khuỵu, khúc khuỷu.
- HS đọc các từ gạch dưới.
-1HS đọc –cả lớp đọc thầm SGK
-3HS lên bảng làm bài.Cả lớp làm vở.
* Lời giải : 
b./ kiêu căng, căn dặn, nhọc nhằn, lằng nhằng, vắng mặt, vắn tắt
-1HS đọc –cả lớp đọc thầm SGK
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
BAN GIÁM HIỆU KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 Trương Thanh Thư
Trường:Tiểu học Lý Tự Trọng Lớp: Ba
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: TẬP ĐỌC 
Tuần:2 Tiết:4
Ngày: 24 /08 / 2011
CÔ GIÁO TÍ HON
I./ MỤC TIÊU :
- Đọc đúng,rành mạch,biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ . 
- Hiểu nội dung bài : Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ,bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK Tiếng Việt 3
Tranh minh hoạ bài tập đọc .
Bp viết sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng đọc bài và hỏi :
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
+ Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
-GV nhận xét
3./ Bài mới :
 Giới thiệu bài : Y/CHS quan sát tranh và hỏi :Các em nhỏ trong tranh đang chơi trò chơi gì ?
* Hoạt động 1 : Luyện đọc :
@ GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ  ... đặt câu)
+ Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không ? 
-GV nhận xét.
4./ CỦNG CỐ : 
-Viết đơn để làm gì ?
5./ DẶN DÒ : 
- Về nhà các em ghi nhớ 1 mẫu đơn, nhắc những HS viết đơn chưa đạt về nhà sửa lại.
-Nhận xét tiết học.
-2HS đọc-cả lớp theo dõi,nhận xét.
-HS lắng nghe
-HS nối tiếp nhau trả lời.
* Lá đơn phải trình bày theo mẫu :
. Mở đầu đơn phải viết tên Đội ( Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh )
. Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
. Tên của đơn : Đơn xin vào Đội
. Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
- Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn; người viết là học sinh của lớp nào .
. Trình bày lý do viết đơn.
. Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
. Chữ kí và họ, tên của người viết đơn.
- Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng.
- HS thực hành nói trước lớp.
-HS lắng nghe
-HS làm bài
-3HS đọc lá đơn mình viết.
-..trình bày nguyện vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó.
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
BAN GIÁM HIỆU KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 Trương Thanh Thư
Trường:Tiểu học Lý Tự Trọng Lớp: Ba
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: TOÁN 
Tuần:2 Tiết: 10
Ngày: 26 /08 / 2011
LUYỆN TẬP
I./ MỤC TIÊU :
a/Kiến thức:- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia .
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân ).
b/Kyõ naêng: Reøn Hs tính toaùn, chính xaùc, thaønh thaïo.
c) Thaùi ñoä: Yeâu thích moân toaùn, töï giaùc laøm baøi.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	* GV: Baûng phu, phaán maøu.
	* HS: Baûng con.theû töø.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng đọc bảngnhân, chia từ 2 đến 5.
-GV nhận xét .
3./ Bài mới :
 Giới thiệu bài : Tiết toán hôm nay,các em sẽ củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn...Qua bài :Luyện tập.
* Hoạt động 1 : HDHS làm bài tập : 
* Bài tập 1 : 
- 1HS đọc y/c BT1.
-Y/CHS nhắc lại một số quy tắc tính giá trị biểu thức.
- Y/C HS tự làm bài .
-GV nhận xét . 
* Bài tập 2 : 
- 1HS đọc y/c BT2.
+Số con vịt được khoanh ở hàng dọc hay hàng ngang ?
+Hình a./ đếm theo hàng dọc có mấy hàng ?
+4 hàng mà khoanh vào 1 hàng ,vậy ta có thể nói ntn ?
+Hình b./ số con vịt được khoanh ở hàng dọc hay hàng ngang ?
+Hình b./ có mấy hàng ngang ?
+Vậy có 3 hàng ngang mà khoanh vào 1 hàng ,vậy ta có thể nói ntn ?
-GV nhận xét .
* Hoạt động 2 : Giải toán
* Bài tập 3 : 
- 1HS đọc y/c BT3.
- Y/C HS tự làm bài .
-GV nhận xét .
4./ CỦNG CỐ : 
-Cho 3 nhóm HS thi làm bài tập : 900:3
-GV nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5./ DẶN DÒ : 
- Về nhà đọc lại bảng nhân , chia và làm bài vào VBT .
-Nhận xét tiết học.
-2HS lên bảng-Cả lớp theo dõi-nhận xét.
-HS lắng nghe
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-HS nhắc lại một số quy tắc tính giá trị biểu thức.
-1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào bảng con
a./ 5x3+132=15+132 b./ 32:4+106=8+106
 = 147 = 114
c./ 20x3:2= 60:2 
 = 30 
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
+..theo hàng dọc.
+..4 hàng .
+..đã khoanh vào ¼ số con vịt .
+..theo hàng ngang.
+..3 hàng .
+..đã khoanh vào 1/3 số con vịt .
-1HS đọc-Cả lớp đọc thầm SGK.
-1HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào SGK .
Bài giải
Số học sinh ở 4 bàn là :
2 x 4 = 8 ( học sinh )
Đáp so : 8 học sinh
-3 nhóm HS thi đua 
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
BAN GIÁM HIỆU KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 Trương Thanh Thư
Trường:Tiểu học Lý Tự Trọng Lớp: Ba
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN 
Tuần:2 Tiết: 3
 Ngày: 22 /08 / 2011	
AI CÓ LỖI ?
I./ MỤC TIÊU :
 A. TẬP ĐỌC
 - Đọc đúng,rành mạch,biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn,dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giao tiếp:ứng xử văn hóa , thể hiện sự cảm thông,kiểm soát cảm xúc.
B. KỂ CHUYỆN
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ .
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Tiếng Việt 3.
Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK Tiếng Việt 3
Bp viết sẳn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1./ Ổn định : Hát
2./ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS lên bảng đọc bài và hỏi :
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
+ Bài thơ này nói lên điều gì ?
-GV nhận xét
3./ Bài mới :
 Giới thiệu bài :Bài tập đọc hôm nay giới thiệu cho các em đôi bạn thân đó là Cô-rét-ti và En-ri-cô .Có lần, En-ri-cô hiểu lầm Cô-rét-ti và giận nhưng hai bạn sớm làm lành với nhau .Điều gì khiến hai bạn sớm làm lành với nhau và giữ được tình bạn ? Đọc truyện này các em sẽ hiểu điều đó.Qua bài :Ai có lỗi ?
 * Hoạt động 1: Luyện đọc
@ GV đọc mẫu toàn bài.
-Đoạn 1 :Giọng đọc chậm,nhẹ nhàng. 
-Đoạn 2 : Giọng đọc hơi nhanh khi En-ri-cô giận bạn.
-Đoạn 3,4,5 :Trở lại giọng chậm,hơi trầm khi En-ri-cô bắt đầu hối hận.
-Lời của Cô-rét-ti thân thiện,dịu dàng ; lời của En-ri-cô trả lời bạn xúc động ; lời của bố En-ri-cô nghiêm khắc.
@ HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
-Y/CHS đọc từng câu trong bài.
- GV sửa phát âm sai .HDHS đọc từ khó.
- Y/CHS đọc nối tiếp theo đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS đọc chú giải trong SGK.
+Từ trái nghĩa với kiêu căng là từ nào ?
+Kiêu căng là gì ?
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm,Y/C sửa phát âm sai cho bạn. 
-Y/CHS các nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT các đoạn 1,2,3
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3 và 4.
* Hoạt động 2:
 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- Y/C đọc thầm đoạn 1&2, trả lời :
+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ? (Dành cho HS yếu)
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
- Y/C đọc thầm đoạn 3, trả lời :
+ Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
- Y/C 1 HS đọc lại đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo, trả lời :
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
+ Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn? Hãy nói một hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti. (Dành cho HS khá, giỏi)
- YC đọc thầm đoạn 5, trả lời :
+ Bố đã trách mắng En-ri-cô ntn ?
+ Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao ?
+ Y/CHS đọc thầm cả bài và thảo luận nhóm đôi câu hỏi : Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ? (Dành cho HS khá,giỏi)
d./ Luyện đọc lại :
- Gọi HS khá đọc lại bài.
-Y/C HS đọc theo nhóm,mỗi nhóm 3HS, các em tự phân vai.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai.
-GV nhận xét ,tuyên dương.
Bài : Hai bàn tay em.
-2HS lên bảng –Cả lớp theo dõi SGK.
+ So sánh với những nụ hoa hồng,những ngón tay xinh như những cánh hoa.
+ hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu .
-HS lắng nghe
PP: Trình baøy yù kieán cá nhân.
-HS lắng nghe
-HS đọc nối tiếp từng câu-Cả lớp đọc thầm theo
- HS đọc từ khó .
-HS đọc nối tiếp từng đoạn-Cả lớp đọc thầm .
-HS đọc chú giải trong SGK.
+..từ khiêm tốn.
+ HS đọc GSK.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT các đoạn 1,2,3
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3 và 4
PP: Trải nghiệm.
KN:thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc.
- HS đọc thầm
+ En-ri-cô và Cô-rét-ti
+ Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào en-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti
- HS đọc thầm
+ Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
-1 HS đọc- cả lớp đọc thầm SGK.
+ Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị "Ta lại thân nhau như trước đi!" khiến En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn.
+ Tự phát biểu suy nghĩ của mình
. Tự mình vô ý. Mình phải làm lành với En-ri-cô
. En-ri-cô là bạn của mình. Không thể để mất tình bạn.
-HS đọc thầm
+ Bố mắng : En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn.
+ Lời trách mắng của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi bạn.
+ Thảo luận nhóm : 
. En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động, ôm chầm lấy bạn.
. Cô-rét-ti đáng khen vì âcụ biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
-2 HS khá đọc lại bài.
- HS đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc bài.
KỂ CHUYỆN
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3./ Bài mới :
a./ Giới thiệu bài :Y/C HS dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn và toàn câu chuyện : Ai có lỗi ? vừa được tìm hiểu.
-GV treo tranh theo thứ tự.
* Hoạt động 1:HDHS kể chuyện :
-Gọi 1HS đọc y/c của phần kể chuyện.
-Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của ai ?
-Phần kể chuyện y/c chúng ta kể lại bằng lời của ai ?
-GV :Vậy nghĩa là khi kể các em phải đóng vai trò là người dẫn truyện.Muốn vậy,các em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình.
-Y/CHS đọc phần kể mẫu.
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện :
-Chia HS thành các nhóm.Y/C HS kể truyện trong nhóm. 
-Y/CHS nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện.
-GV nhận xét tuyên dương những HS kể tốt,có sáng tạo.
4./ CỦNG CỐ : 
- Em học được điều gì qua câu chuyện này ?
5./ DẶN DÒ : 
- Qua các giờ KC, các em đã thấy : KC khác đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em k0 nhìn sách mà kể theo trí nhớ. Để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ
- Về nhà các em đọc lại bài nhiều lần và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe
- 1HS đọc –Cả lớp theo dõi SGK.
-bằng lời của En-ri-cô
-bằng lời của em 
-HS lắng nghe
- 1HS đọc –Cả lớp theo dõi SGK.
PP: Đóng vai
-Mỗi HS kể một đoạn trong nhóm,các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sữa cho nhau.,
-HS kể –Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Bè bạn phải biết nhường nhịn nhau.
. Bạn bè phải yêu thương nhau, nghĩ tốt về nhau.
. Phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG
 BAN GIÁM HIỆU KHỐI TRƯỞNG GV SOẠN
 Trương Thanh Thư

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an thang 9.doc