Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

 §1-Toán:

 Baøi: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)

A. Mục tiêu. Giúp học sinh:

+Biết cách tính trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần ở hg chục hoặc hàng trăm).

+Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ

+ Kĩ năng sống: HS yêu thích môn học, thích học toán, tự giác, tự quyết định và giải quyết vấn đề

B. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuaàn: 2 (thöïc hieän ngaøy 26 30 /8/2013
Thöù ba ngaøy 27 thaùng 8 naêm 2013
 §1-Toán:
 Baøi: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
A. Mục tiêu. Giúp học sinh: 
+Biết cách tính trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần ở hg chục hoặc hàng trăm).
+Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ
+ Kĩ năng sống: HS yêu thích môn học, thích học toán, tự giác, tự quyết định và giải quyết vấn đề
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Học sinh lên bảng làm bài 1,2,3 trang 7.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: (25 phút)
+ 3 học sinh.
Chúng ta đã học phép trừ các số có ba chữ số .Hôm nay các em cũng học phép trừ các số có ba chữ số nhưng số bị trừ ở hàng đơn vị hay hàng chục lại nhỏ hơn số trừ .Vậy phép trừ đó được làm như thế nào .Bài học hôm nay thầy sẽ giúp các em thực hiện.
a.Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính có3 chữ số::
* Phép trừ số 432 – 215:
+ Giáo viên viết lên bảng phép tính 432 – 215.
+ Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc.
+ Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trên.
+ Gọi học sinh nhắc lại phép tính.
* Phép trừ số 627 – 143:
+ Tiến hành tương tự với phép trừ .
+ Tiến hành các bước tương tự như với phép trừ 432 – 215..
b. Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
* Bài 1: ( Giảm cột 4,5 )
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+ Lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính 
+ Chữa bài và cho điểm học sinh 
* Bài 2: 
+ Hướng dẫn học sinh làm bài tương tự như với bài 1, Lưu y: học sinh phép trừ có nhớ ở hàng trăm. 
* Bài 3:
.+ Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu?
+ Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
* Bài 4:
Giáo viên hướng dẫn phân tích và tóm tắt ..
+ Đoạn dây dài bao nhiêu cm?
+ Đã cắt đi bao nhiêu cm.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Cho học sinh dựa vào tóm tắt đọc thành đề toán.
+ Gv nhận xét , chữa bài .
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò : (5 phút)
+ Gọi 1 học sinh nêu lại cách trừ các số có 3 chữ số.
+ Về nhà làm bài 1,2,3 trang 8.
+ 1 học sinh lên bảng đặt tính.
 217
2 Hs nhắc lại chách thực hiện phép tính .
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
+ 5 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
+ HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Hs lên bảng làm , lớp làm vào bảng con .
- 1 học sinh đọc đề bài
+ 335 con tem.
+ 128 con tem.
+ Tìm số tem của bạn Hoa?
+ 4 học sinh lên bảng lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Một Hs đọc tóm tắt đề toán .
+ 243 cm
+ 27 cm
+ Còn lại bao nhiêu cm?
+ Có 1 sợi dây dài 243cm, người ta đã cắt đi 27cm. Hỏi phần còn lại bao nhiêu cm?
- Hs làm vào vở, 1 Hs lên bảng
§3- TẬP ĐỌC:
Baøi: AI CÓ LỖI
I-MỤC TIÊU : 
 	1-Đọc thành tiếng 
+Đọc đúng các từ, tiếng khó (khuỷu, nguệch, Cô-rét-ti, En-ri-cô) hoặc dễ 
 lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
+Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
+Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù 
 hợp với diễn biến của câu chuyện.
 	2-Đọc hiểu
+Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây,
+Hiểu nghĩa của câu chuyện: khuyên các em, đối với bạn bè phải biết tin 
 yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.
3-Kể chuyện
a). Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
 bằng lời của mình
b). Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
	4-KNS
-Giao tiếp ứng xử văn hóa -Thể hiện sự cảm thông -Kiểm soát cảm xúc
 II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong TV3/1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
- kiểm tra bài Đơn xin vào đội. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI(35 phút)
2.1. Giới thiệu bài 
GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu : Đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân En-ri-co và Côrét-ti ,hai bạn ngồi cạnh nhau Nội dung câu chuyện như thế nào ? Chúng ta học bài ,Ai có lỗi 
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
+ Đoạn 1: giọng đọc chậm, nhẹ nhàng.
+ Đoạn 2: giọng đọc hơi nhanh 
+ Đoạn 3,4,5: trở lại giọng chậm, 
+ Lời của Cô-rét-ti thân thiện, dịu dàng.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
.- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng.
- Giải nghĩa từ hối hận, can đảm; ngây. 
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần thứ 2.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Gv nhận xét ,ghi điểm .
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2.
- Câu chuyện kể về ai?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
- GV- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
- En-ri-cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti không? .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4,5.
- GV: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Bố đã trách En-ri-cô như thế nào?
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
- Còn Cô-rét-ti có gì đáng khen?
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
:Gọi HS khá đọc đoạn 3,4,5.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS 
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. 
- 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi 
- Quan sát tranh minh hoạ và nêu tranh .
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc một câu.
- HS cả lớp đọc thầm, 5 HS đọc thành tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu ,đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật:
- 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.( lần 2 )
- 2 nhóm đọc bài, các nhóm khác nghe và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti.
- Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vào khuỷu tay En-ri-cô, làm cây bút của EN-ri-cô nguệch ra ..
- HS thảo luận theo cặp, .
- En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Đúng lời hẹn 
- Bố trách En-ri-cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ 
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng vì bạn là người có lỗi đáng 
- Cô-rét-ti là người bạn tốt, 
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Luyện đọc trong nhóm theo cách phân vai . 
- 2 nhóm thi đọc, các nhóm còn lại theo dõi và chọn nhóm đọc hay nhất.
Baøi: AI CÓ LỖI
1. ĐỊNH HƯỚNG YÊU CẦU(5 phút)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của ai?
- Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời của ai?.
- Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu.
2. Hoạt động 4: (20 phút)
 THỰC HÀNH KỂ CHUYỆN
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 5 HS yêu cầu HS tập kể trong nhóm.
- Gọi 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức tiếp nối, mỗi HS trong nhóm kể một đoạn truyện tương ứng với 1 tranh minh hoạ.
- Tuyên dương các HS kể tốt.
* Chú ý: Khi có HS kể chưa đạt yêu cầu, GV cần cho HS khác kể lại.
3. Hoạt động5:(5phút)CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài.
- 1 Hs thực hiện yêu cầu .
- Câu chuyện vốn được kể bằng lời của En-ri-cô
- Kể lại câu chuyện bằng lời của em.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS tập kể lại nội dung bức tranh 1.
- Mỗi HS kể một đoạn trong nhóm, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Lần lượt từng nhóm kể. Sau mỗi lần có nhóm kể, các HS trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện của các bạn trong nhóm đó.
- HS tự do phát biểu ý kiến:
+ Phải biết nhường nhịn bạn bè, biết tha thứ cho bạn bè ,lỗi cần dũng cảm nhận lỗi, Không nên nghĩ xấu về bạn bè.
 §4- KỂ CHUYỆN:
BUỔI CHIỀU:
§1-Chính tả:
Nghe-vieát : AI CÓ LỖI
I. MỤC TIÊU: 
+Nghe và viết lại chính xác đoạn Cơn giận lắng xuống  can đảm trong 
 bài Ai có lỗi.	
+Viết đúng tên riêng người nước ngoài.
+Làm đúng các btập chính tả: tìm từ có tiếng chứa vần uêch, uyu và phân
 biệt s/x; ăn/ăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
+Bảng phụ viết sẵn nội dụng bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút)
- Gọi 3 HS lên bảng, 
 +hiền lành, chìm nổi, cái liềm., cái đàn, hạng nhất, đàng hoàng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI: (25 phút)
2.1. Giới thiệu bài : Chúng ta đã học tập đọc bài Ai có lỗi .Hôm nay chúng ta viết chính tả (1đoạn của bài )
2.2. H/động 1: Hướng dẫn viết chính tả :
- GV đọc đoạn văn 1 lượt sau đó yêu cầu 
- Hỏi: Đoạn văn nói tâm trạng En-ri-cô thế nào?
- Đoạn văn có máy câu?
- Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- Tên riêng của người nước ngoài khi viết có gì đặc biệt?
- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con. - Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. 
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên.
- GV đọc cho HS viết 
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi. 
- Thu và chấm 10 bài.nhận xét bài viết của HS.
2.3. H/động 2: Hướng dẫn làm bài tập ch/ tả. 
Bài 2 
- - Chia lớp thành 3 đội. 
- GV cùng HS cả lớp kiểm tra từ tìm được của mỗi đội, HS đồng thanh nhận xét đúng/sai.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ gạch chân.
Bài 3
GV có thể lựa chọn phần b
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ(5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm lại bài tập chính tả. HS nào viết xấu phải viết lại bài cho đúng. 
- 3 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp.
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
+ 2 HS đọc lại. cả lớp theo dõi và đọc thầm .
. En-ri-cô ân hận, rất muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
- Đoạn văn có 5 câu.
- Các chữ đầu câu phải viết hoa là: Cơm, Tôi, Chắc, Bỗng, và tên riêng Cô-rét-ti.
- Có dấu gạch nối giữa các chữ.
- 4 HS viết bài trên bảng lớp.
- Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ, xin lỗi, vác củi. 
- Đọc các từ trên bảng. 
-HS nghe GV đọc và viết lại đoạn văn.
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu..
- Các đội lên bảng tìm từ theo hình thức tiếp nối. Mỗi học sinh tìm 1 từ .
+( nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, khuếch khoác, trống huếch trống hoác,
+ khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, )
- Đọc các từ trên bản ... , DẶN DÒ(5 phút)
- Hỏi: Đơn dùng để làm gì?
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS lên bảng nói theo yêu cầu. HS cả lớp theo dõi.
+ HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn:
+ Mở đầu viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn ..
+ Một số HS thực hành nói trước lớp.
+ Viết đơn.
+ Một số HS đọc đơn của mình trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Đơn dùng để trình bày ng/vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó.
§2-Toán 
 Baøi: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu. Giúp học sinh:
+Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số 
 phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn.
+Rèn kĩ năng xếp hình đơn giản
B. Đồ dùng dạy học.
+Hình vẽ trong bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/11
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2.Bài mới: (25 phút)
Hoạt động 1: Thực hnh
* Bài 1:
+ Giáo viên ghi lên bảng : 4 x 2 + 7
Cách 1: 4 x 2 + 7 = 8 + 7 = 15 
Cách 2: 4 x 2 + 7 = 4 x 9 = 36
+ Trong 2 cách tính trên cách nào đúng, cách nào sai.
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài.
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và hỏi: Hình nào đã khoanh vào 1 phần 4 số con vịt ? vì sao?
+ Hình b đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt? Vì sao?
* Bài 3:
+ Gv hướng dẫn phân tích .
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ Tổ chức cho học sinh thi xếp hình trong thời gian 2 phút, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là tổ thắng cuộc.
3,Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức 
+ Về nhà làm bài 1,2,5/12 .
+ 3 học sinh.
Học sinh nhận xét về 2 cách tính giá trị của biểu thức trên
+ Cách 1 đúng, cách 2 sai
+ 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
+ Hình a đã khoanh vào 1 phần tư số con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành 
+ Hình b đã khoanh vào 1 phần 3 số con vịt, vì có tất cả 12 con, chia thành 3 phần 
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài
+ Xếp thành hình kiểu chiếc mũ.
§3- Tiếng việt: (Tăng cường)
TIẾT 1
LUYỆN VIẾT 
I. MỤC TIÊU: 
+Nghe và viết lại chính xác đoạn “Bé kẹp lại tóc  đến cười chào cô” trong bài Cô giáo tí hon.	
+Làm đúng các btập chính tả: tìm từ có tiếng chứa vần uêch, êch và phân
 biệt s/x và giải câu đố .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
+Bảng phụ viết sẵn nội dụng bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ(5 phút)
- Gọi 3 HS lên bảng, 
 +hiền lành, chìm nổi, cái liềm., cái đàn, hạng nhất, đàng hoàng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI(25 phút)
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. H/động 1: Hướng dẫn viết chính tả :
- GV đọc đoạn văn 1 lượt sau đó yêu cầu 
- Hỏi: Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
- Đoạn văn có máy câu?
- Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng con. - Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. 
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên.
- GV đọc cho HS viết 
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi. 
- Thu và chấm 10 bài.nhận xét bài viết của HS.
2.3. H/động 2: Hướng dẫn làm bài tập ch/ tả. 
Bài 2: Điền vào chỗ trống 
a) êch hoặc uêch 
b) uy hoặc uyu
- Yêu cầu HS đọc lại các từ gạch chân.
Bài 3
Điền vào chỗ trống s/x sau đó giải câu đố 
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ(5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm lại bài tập chính tả. HS nào viết xấu phải viết lại bài cho đúng. 
- 3 HS viết trên bảng lớp. Cả lớp viết vào giấy nháp.
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
+ 2 HS đọc lại. cả lớp theo dõi và đọc thầm .
- Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi dạy học .
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu phải viết hoa là: Bé ,Nó,Mấy .
- 4 HS viết bài trên bảng lớp.
- ống quần , khoan thai , khúc khích .
- Đọc các từ trên bảng. 
-HS nghe GV đọc và viết lại đoạn văn.
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- rỗng tuếch, mũi huếch , nghệch ngoạc 
- khuyu áo , ngã khuỵu, khúc khuỷu)
- Đọc các từ trên bảng.
Áo xanh màu cỏ 
Đầu nhỏ bụng dài 
Múa võ trổ tài 
Giương đôi kiếm sắt 
Hs chú ý lắng nghe 
§4-Tự nhiên và xã hội: VỆ SINH HÔ HẤP
I. Mục tiêu: 
 Học sinh biết:
- Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Giữ sạch mũi họng.
- Học sinh yêu thích môn học.
- Các kĩ năng sống : Kĩ năng tư duy phê phán , làm chủ bản thân , khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng giao tiếp
II. Đồ dùng dạy học
Tranh trang 8, 9 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1. Giới thiệu bài (1phút)
- Nêu mục tiêu và yêu cầu tiết học
HĐ2. Thảo luận nhóm (17phút)
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
+ Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sach mũi họng?
HĐ3 Thảo luận theo cặp (12phút)
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 9.
- GV yêu cầu cả lớp liên hệ trong cuộc sống.
- Kết luận.
HĐ4. Vận dụng tiếp nối: (4phút)
-Dặn xem lại bài ở nhà 
-Nhận xét tiết học
- Theo dõi
- HS quan sát hình 1, 2, 3/8 thảo luận và trả lời.
+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi vì buổi sáng sớm không khí thường trong lành, ít khói bụi
+ Hằng ngày cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Các cặp làm việc: chỉ và nói lên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.
- HS tự liên hệ.
Thöù saùu ngaøy 20 thaùng 8 naêm 2013
§2-Tiếng việt : (Tăng cường)
TIẾT 2 ( luyện viết )
I. MỤC TIÊU : 
+Viết được đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu đơn 
 đã học.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 	+Viết vào vở BÀI TẬP CCKT&KN (tập 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ(5 phút)
- Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí minh.
- Kiểm tra vở của 3 đến 4 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI(25 phút)
 Giới thiệu bài : gv nêu mục tiêu bài học .
 .Hoạt động 1: Hướng dẫn viết đơn
+ Nêu lại những nội dung chính của đơn.
+ Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu?
+ Tập nói theo nội dung đơn 
+ GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
+ HD HS đơn viết phải đúng mẫu cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội.
+ Yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở bài tập.
+ Gọi 1 số HS đọc đơn trước lớp, khi HS đọc GV chú ý chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Chấm điểm 1 số bài trước lớp 
 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ(5 phút)
- Hỏi: Đơn dùng để làm gì?
- Nhận xét tiết học .
- 2 HS lên bảng nói theo yêu cầu. HS cả lớp theo dõi.
+ HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn:
+ Mở đầu viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn ..
+ Một số HS thực hành nói trước lớp.
+ Viết đơn.
+ Một số HS đọc đơn của mình trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Đơn dùng để trình bày ng/vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó.
§2-TOÁN: (tăng cường) 
Baøi: TIẾT 1
I/MỤC TIÊU:
-Củng cố kỹ năng thực hành tính trong các bảng chia đã học.
- Thực hành chia nhẩm các phép chia có SBC là số tròn trăm.
-Vận dụng làm tính , giải bài toán có lời văn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 	-Bảng con,VBT
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/KTBC:(4’)
 - KTvở bài tập của HS 
2/Bài mới
*HĐ1:Giới thiệu bài(1’)
 Nêu mục tiêu của tiết học
*HĐ2:Luyện tập(25’)
BT1: Tính nhẩm :
 2x1 =3x1=...4x2 = 5x3=. 
 2x2=.3x6=4x6=.5x5=.
 2x7=.3x9=4x8=.5x8=.
 -NX,chữa bài,y/c HS chép bài vào vở.
BT3: Tính .
 a) 4 x 3 + 140 = 
 b) 45 : 5 + 211 = 
 c) 40 : 4 x 2 = 
 d) 3 x 6 : 2 = 
 -NX ,đưa ra đáp án đúng.
 BT4:Đàn gà nhà Mai mỗi ngày đẻ được 4quả trứng . Hỏi trong một tuần lễ chúng để được bao nhiêu quả trứng?
-NX,chữa bài.
3/Củng cố ,dặn dò(3’)
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà ôn lại bài.
-Lắng nghe
 - HS làm bảng con.
 -3 HS làm bảng lớp. 
 Nhận xét bài làm của bạn.
-HS nhẩm và nối tiếp nhau thông báo kết quả.Lớp nx,bồ sung.
Hs biết tính nhân chia làm trước rồi mới làm tính cộng 
 Cả lớp làm vào vở
 NX bài bạn.
 -HS đọc đề toán ,phân tích ,tóm tắt bài toán.
 1HS lên bảng làm,cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
 Mỗi ngày : 4quả trứng 
7 ngày : ? quả trứng 
Giải :
Trong một tuần lễ đàn gà đẻ được số quả trứng là 
 4 x 7 = 28 (qủa trứng)
 Đáp số: 28 qủa trứng
-Theo dõi.
§3-Tự nhiên và xã hội: 
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Kể được một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
- Các kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Làm chủ bản thân, giao tiếp
II. Đồ dùng: Các hình trong SGK/10, 11
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 HĐ 1: Động não (5 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp đã học.
- Kể tên một bệnh đường hô hấp mà em biết.
 HĐ 2: Làm việc vớiSGK.(15phút)
 a) Làm việc theo cặp:
- Gv hướng dẫn HS hỏi và trả lời nhau.
b) Làm việc cả lớp:
+ Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp?
- GV yêu cầu HS liên hệ.
- GV kết luận: đưa ra nguyên nhân chính và cách đề phòng.
 HĐ 3: Chơi trò chơi bác sĩ (10 phút)
+ GV hướng dẫn cách chơi.
+ Tổ chức HS chơi.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
-Dăn xem lại bài ở nhà
-Luyện đọc thêm ở nhà 
-Nhận xét tiết học 
-HS lắng nghe thực hiện
- 1 số HS nhắc lại
- 2 HS kể
- HS quan sát và trao đổi với nhau các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 / 10, 11
- Một số cặp trình bày.
- Nhận xét.
- Thảo luận:
+ Đề phòng bệnh viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân, ăn đủ chất và không uống đò quá lạnh.
- HS tự liên hệ đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa?
- Đóng vai:
+ Một HS đóng vai bệnh nhân.
+ Một HS đóng vai bác sĩ.
- HS tham gia trò chơi.
- Bổ sung – Góp ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc