Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Nguyễn Hòa Hiệp

Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Nguyễn Hòa Hiệp

Đạo đức

Tiết 20 Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2)

I. YÊU CẦU:

-Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,

-Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị vớ thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1.GV:+ Bộ tranh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới.

 + Đạo cụ để sắm vai, Phiếu bài tập cho học sinh.

2.HS: Vở bài tập Đạo đức lớp 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Nguyễn Hòa Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 * Tuần CM thứ : 20 Lớp: 3C
Thứ, ngày
Tiết
Tiết
Ch.tr
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
Ngày 11 /01
1
20
ĐĐ
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2)
2
96
T 
Điểm ở giữa – Trung điểm của một đoạn thẳng
3
58 
TĐ
Ở lại với chiến khu
4
59
KC
Ở lại với chiến khu
5
20
CC
Thứ ba
Ngày 12/01
1
39
TD
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi theo nhịp 1-4 hàng dọc – Trò chơi “Thỏ nhảy”
2
39
CT 
(Nghe – viết) Ở lại với chiến khu
3
97
T
Luyện tập
4
39 
TNXH
Ôn tập: Xã hội 
5
20
TC 
Ôn tập chủ đề Cắt, dán chữ cái đơn giản (tiết 2)
Thứ tư
Ngày 13/01
1
60
TĐ
 Chú ở bên Bác Hồ 
2
98
T 
So sánh các số trong phạm vi 10 00 
3
20
LTVC
Từ ngữ về Tổ Quốc. Dấu phẩy 
4
20
ÂN
Học hát: Bài Em yêu trường em – Ôn tập tên nốt nhạc 
Thứ năm
Ngày 14/01
1
20
TD 
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi theo nhịp 1-4 hàng dọc – Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
2
99
T 
Luyện tập
3
20
TV
Ôn chữ hoa N (tiếp theo) 
4
40
TNXH 
Thực vật 
Thứ sáu
Ngày 15/01
1
40
CT 
(Nghe – viết) Trên đường mòn Hồ Chí Minh 
2
100
T
Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
3
20
TLV
Báo cáo hoạt động 
4
20
MT
5
20
SH
Tổng kết kết quả học tập của học sinh trong tuần
Thứ hai, ngày 11 tháng 01 năm 2010
Đạo đức
Tiết 20 Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2)
I. YÊU CẦU:
-Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,
-Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị vớ thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.GV:+ Bộ tranh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới.
 + Đạo cụ để sắm vai, Phiếu bài tập cho học sinh.
2.HS: Vở bài tập Đạo đức lớp 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
28’
4’
A.Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu chương trình sắp học.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học.
2.Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi theo nội dung sau:
 Hãy nhận xét xem hành vi của các học sinh sau là đúng hay sai? Vì sao?
a). Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Hải xấu hổ, lúng túng không trả lời và chạy đi.
b). Mai biết một chút tiếng Anh đã rất nhiệt tình chỉ dẫn cho người nước ngoài.
c). Một tốp các bạn nhỏ chạy theo sau người nước ngoài yêu cầu họ mua đồ lưu niệm, đánh giày.
d). Thấy một nhóm người nước ngoài, bạn Tùng chỉ trỏ nói: “Trông họ lạ chưa kìa! Người thì đen xì xì, tóc xoăn tít, người thì mặc quần áo dài kín mít chẳng thấy gì”. Các bạn nhìn vào nhóm khách lạ và cùng cười ầm lên.
+ Nhận xét ý kiến của học sinh và Kết luận: 
 Chúng ta nên học tập các hành vi đúng như bạn Mai, phản đối các bạn nhỏ chưa đúng khi cười khách nước ngoài hoặc lôi kéo bắt ép mua hàng. Những bạn còn giống bạn Hải cần mạnh dạn hơn với người nước ngoài.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận xử lý 2 tình huống sau:
1. Hôm đó có đoàn khách nước ngoài đột xuất chọn lớp em là lớp duy nhất trong trường họ muốn tới thăm và nói chuyện.
 Nếu em là lớp trưởng em sẽ làm gì?
2. Em thất một số bạn nhỏ tò mò vây quanh xe ô-tô của khách nước ngoài, một vài bạn lôi kéo người khách đòi cho kẹo, đánh giày. Em sẽ làm gì?
+ Lắng nghe, nhận xét và kết luận:
C.Củng cố, dặn dò:
 - Tôn trọng khách nước ngoài và giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự hào của dân tộc ta, giúp người nước ngoài thêm hiểu và yêu mến con người Việt Nam.
- Yêu cầu HS đọc các tình huống trong hoạt động 1&2 theo cách ứng xử đúng, để tiết sau học.
- Cần thực hiện tốt những điều đã học vào trong cuộc sống hàng ngày.
-Nhận xét tiết học.
-Lắng nghe.
-Trình bày.
+ Cặp học sinh thảo luận với nhau nhận xét các hành vi
+ Hành vi của các bạn nhỏ ở câu a,c,d là sai.
à Chúng ta không nên xấu hổ ngại tiếp xúc với khách nước ngoài vì họ cũng là người bình thường. Họ muốn đến tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam.
à Đúng. Vì thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn, điều đó thể hiện sự mến khách, tôn trọng khách, chắc chắn sẽ để lại cho họ ấn tượng tốt đẹp của người Việt Nam.
à Không nên lôi kéo, bắt ép người nước ngoài mua hàng vì như thế là không lịch sự.
à Không kì thị người nước ngoài, mỗi người có một văn hóa khác nhau. Làm như vậy là không tôn trọng họ.
+ Sau thời gian thảo luận, đại diện các cặp HS lần lượt báo cáo kết quả thảo luận.Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Lắng nghe.
+ Các nhóm thảo luận chọn phương án xử lí.
à Em sẽ vui vẻ chào đón, bắt nhịp cả lớp hát một bài. Giới thiệu các bạn trong lớp và giới thiệu lớp em, trường em với khách.
à Em nhắc các em không vây quanh xe, để người khách nước ngoài được nghỉ, không nên quấy rầy họ. Nếu vẫn không được, em sẽ nhờ người lớn can thiệp nói hộ.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-Lắng nghe.
-HS đọc.
- Lắng nghe.
-Chú ý.
Thứ hai, ngày 11 tháng 01 năm 2010
Toán
Tiết 96 Điểm ở giữa – Trung điểm của 
một đoạn thẳng
I. YÊU CẦU:
 - Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; Trung điểm của một đoạn thẳng.
 * Bài tập cần làm 1, 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.GV: Bảng phụ; SGK.
2.HS: SGK, vở, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
26’
4’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 học sinh làm bài 3 và 6/97 SGK.
+ Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu điểm ở giữa.
 A O B
+ Nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, theo thứ tự trên. O là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- Yêu cầu học sinh trả lời.
+ Hoạt động 2: Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
b) Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
 3cm 3 cm
 A M B
+ GV nhấn mạnh: Hai điều kiện để M là trung điểm của đoan AB.
- M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
- AM = MB (độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm).
+ Giáo viên cho vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
c) Thực hành:
Bài tập 1. A M B
 O
 C N D
Bài tập 2.
+ Giáo viên gơi ý cho học sinh trả lời. Yêu cầu học sinh nêu lý do sai đúng?
Bài tập 3.
+ Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình bài 3 và gọi học sinh trả lời theo yêu cầu của SGK.
C.Củng cố, dặn dò:
+ Giáo viên gọi HS nhắc lại nội dung của bài mẫu 1 và 2 SGK trang 98.
+ Một điểm như thế nào gọi là điểm ở giữa?
+ Một điểm như thế nào gọi là trung điểm?
+ Nhận xét, đánh giá tiết học.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Vài học sinh nhắc lại: “O là điểm ở giữa hai điểm A và B, A ở bên trái điển O; B là điểm ở bên phải điểm O, nhưng với điều kiện trước tiên ba điểm phải thẳng hàng”.
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
+ Vài học sinh nhắc lại:
 “M là trung điểm của đoạn AB, với điều kiện M là điểm ở giữa A và B đồng thời đoạn thẳng AM = MB”.
+ Học sinh trả lời.
+ Học sinh trả lời theo yêu cầu SGK.
a) Ba điểm thẳng hàng là : A, M, B; M, O, N; C, N, D.
b) - M là điểm ở giữa hai điểm A & B.
 - N là điểm ở giữa hai điểm C & D.
 - O là điểm ở giữa hai điểm M & N.
+ Kết quả:
Câu a và e đúng.
Câu b, c, d là câu sai.
+ Học sinh giải thích:
- I là trung điểm của BC , vì B, C, I thẳng hàng và BI = IC.
+ Tương tự:
- O là trung điểm của đoạn thẳng AD.
- O là trung điểm của đoạn thẳng IK.
- K là trung điểm của đoạn thẳng GE.
+ Vài học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
-Điểm bất kì nằm bên trong 2 điểm.
-Điểm chính giữa 2 điểm.
-Lắng nghe.
Thứ hai, ngày 11 tháng 01 năm 2010
Tập đọc- Kể chuyện
Tiết 58, 59 Ở lại với chiến khu
I. YÊU CẦU:
Tập đọc:
 -Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
-Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
35’
25’
5’
Kiểm tra bài cũ : Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Nội dung bài nói gì ?
+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Bài mới :
1.Giới thiệu bài : 
GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh gợi cho em biết điều gì ?
Tranh vẽ một lán trại đơn sơ: nhà tranh, vách nứa ở chiến khu chống Pháp. Một chú bộ đội lớn tuổi đang ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Ở lại với chiến khu”.
Ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
GV đọc diễn cảm : giọng đọc nhẹ nhàng, xúc động. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng với các đội viên; thái độ sẵ ... , phòng tiệc, đã diệt.
C.Củng cố, dặn dò :
- Cho HS viết lại một số từ nhiều HS viết sai trong bài chính tả.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả; Xem trước bài chính tả (NV) Ông tổ nghề thêu.
- GV nhận xét tiết học.
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
-Lắng nghe.
-Theo dõi.
Học sinh nghe Giáo viên đọc.
2 – 3 học sinh đọc. 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn này có 6 câu.
Học sinh đọc.
Các chữ đầu đoạn, đầu câu, các tên riêng.
Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.
Trần Bình Trọng yêu nước, thà chết ở nước mình, không thèm sống làm tay sai giặc, phản bội Tổ quốc
Học sinh viết vào bảng con.
Cá nhân.
HS chép bài chính tả vào vở.
Học sinh sửa bài.
- Nộp vở.
Điền vào chỗ trống : iêt hoặc iêc
Học sinh giơ tay.
-Chú ý.
Viết bảng con: Nguyễn Văn Trỗi, Nhiễu, Người.
Chú ý.
Lắng nghe. 
 Thứ sáu, ngày 15 tháng 01 năm 2010
Toán
Tiết 100 Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
I. YÊU CẦU:
-Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
-Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
* Bài tập cần làm 1; 2(b), 3, 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.GV: Bảng phụ ghi sẵn bài toán mẫu của SGK trang 102.
2.HS: SGK, vở viết, bành con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
28’
4’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 99.
+ Nhận xét và ghi điểm học sinh.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn cách thực hiện phép cộng:
 3526 + 2759
a) Hình thành phép cộng 3526 + 2759
+ Giáo viên nêu yêu cầu bài toán trang 102.
+ Muốn biết cả hai phân xưởng làm được bao nhiêu, chúng ta phải làm như thế nào ?
+ Dựa vào cách tính tổng các số có ba chữ số, em hãy thực hiện tính tổng 3526 + 2759.
b) Đặt tính và tính 3526 + 2759.
+ Nêu cách đặt tính khi thực hiện phép tính tổng 3526 + 2759 ( SGV/ 177).
+ Hãy nêu từng bước tính cộng 3526 + 2759.
c) Nêu qui tắc tính:
+ Muốn thực hiện tính cộng các số có bốn chữ số với nhau ta làm như thế nào?
3. Luyện tập thực hành:
Bài tập 1.
+ Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu của đề bài.
+ Học sinh tự làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính của 2 trong 4 phép tính trên.
+Nhận xét, sửa bài.
Bài tập 2.
+ Yêu cầu học sinh làm câu a).
-HS làm lần lượt từng bài vào bảng con.
-Mời HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi.
 Bài tập 3.
+ Gọi 2 học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 Tóm tắt:
Đội Một: 3680 cây
Đội Hai : 4220 cây
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 4.
+ Yêu cầu học sinh đọc đề, Giáo viên vẽ hình lên bảng, học sinh tự làm bài.
+ Nêu tên của hình chữ nhật?
+ Nêu tên các cạnh của hình chữ nhật?
+ Hãy nêu trung điểm của các cạnh của hình chữ nhật ABCD?
+ Hãy giải thích vì sao M là trung điểm của cạnh AB.
+ GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
C. Củng cố, dặn dò:
-Cho HS làm vào bảng con dạng bài tập 2:
5370 + 1829 ; 6938 + 432
-Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài.
+Lắng nghe.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Nghe Gv đọc đề bài.
+ Tính tổng 3526 + 2759 (thực hiện phép cộng 3526 + 2759)
+ Học sinh tính và nêu kết quả.
+Lắng nghe.
+ Bắt đầu cộng từ phải sang trái (từ hàng đơn vị, đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn).
 6285
(6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1; 2 cộng 5 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8; 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1; 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6).
+ Vậy 3526 + 2759 = 6285
+ Muốn cộng các số có bốn chữ số ta thực hiện tính từ phải sang trái (thực hiện tính từ hàng đơn vị)
+ Bài tập yêu cầu thực hiện phép tính.
 ; 
9261
 ; 
 7075 9043
+ Học sinh trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
+Lắng nghe.
-Đọc yêu cầu.
+ HS làm bài vào bảng con.
-Nhận xét.
+ 2 học sinh đọc đề theo yêu cầu.
+ Gọi 1 HS làm bài ở bảng phụ, lớp làm vào vở.
 Bài giải
 Cả hai đội trồng được số cây là:
 3680 + 4220 = 7900 (cây)
 Đáp số: 7900 cây.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu, quan sát.
+ Hình chữ nhật ABCD.
+ Các cạnh là: AB; BC; CD; DA.
+ Trung điểm của cạnh AB là M; BC là N; CD là P và AD là Q.
+ Vì ba điểm A, M, B thẳng hàng. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (bằng 3 cạnh 3 ô vuông)
-Trả lời.
-Làm bài cá nhân.
-Chú ý.
-Lắng nghe.
Thứ sáu, ngày 15 tháng 01 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 20 Báo cáo hoạt động
I. YÊU CẦU:
Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (BT1); Viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung, đủ phát cho từng học sinh. 
HS : Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
27’
3’
A.Bài cũ : Nghe kể: Chàng trai làng Phù Ủng.
Hai học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng và trả lời câu hỏi. 
Một học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi.
Nhận xét, khen ngợi.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Báo cáo hoạt động 
2.Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS báo cáo 
GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
GV cho HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập; 2. Lao động. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn”
Giáo viên cho các tổ làm việc theo trình tự :
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. 
+ Lần lượt học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình.
Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
3.Hoạt động 2: Thực hành 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo.
Giáo viên giải thích :
+ Báo cáo này có phần quốc hiệu : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và tiêu ngữ : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
+ Có địa điểm, thời gian viết : .., ngày  tháng . năm .
+ Tên báo cáo : Báo cáo của tổ, lớp, trường nào.
+ Người nhận báo cáo : Kính gửi cô giáo ( thầy giáo ) lớp Ba.
Giáo viên nhắc học sinh : điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
Cho học sinh viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
Cho một số học sinh đọc báo cáo.
Cả lớp nhận xét và bổ sung và tuyên dương.
C.Củng cố, dặn dò : 
- Gọi 2HS đọc báo cáo (BT3);
-Xem lại bài; Chuẩn bị bài: Nói về trí thức. Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống. 
- GV nhận xét tiết học.
-Hai HS kể.
Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” , hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. 
-Lắng nghe.
-Đọc yêu cầu.
- Đọc lại bài.
- Lắng nghe.
-Thực hiện yêu cầu.
-Thảo luận, trao đổi.
-Đại diện báo cáo.
- Bình chọn tổ báo cáo hay.
-Đọc yêu cầu.
-Lắng nghe.
Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện viết báo cáo.
- Đọc báo cáo.
- Lắng nghe.
-HS đọc.
Học sinh lắng nghe.
-Lắng nghe.
Tiết 20 Mĩ thuật (GV chuyên soạn)
Tiết 20 Sinh hoạt lớp
Thứ sáu, ngày 15 tháng 01 năm 2010
Tiết 20 Học hát: Bài Em yêu trường em – 
Ôn tập tên nốt nhạc
I. YÊU CẦU:
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
-Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
-Tập biểu diễn bài hát.
* Nơi có điều kiện: Biết hát đúng giai điệu; Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
* GV: Thuộc bài hát.
 Bảng chép lời ca phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa.
	* HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
28’
3’
A. Kiểm tra bài cũ: Em yêu trường em (lời 1).
- GV mời 2 HS hát lại bài hát.
- GV nhận xét, khen ngợi.
 B. Bài mới:
* Hoạt động 1: bài “Em yêu trường em” (lời 2).
a) Giới thiệu bài.
- GV cho HS ôn tập lại lời 1 của bài hát “Em yêu trường em”.
- GV cho Hs xem tranh ảnh về một ngôi trường của mình.
Dạy hát lời 2.
- GV cho Hs nghe băng nhạc.
- GV cho Hs đọc lời ca.
- GV dạy hát từng câu.
- GV cho Hs luyện tập nhiều lần để Hs hát đúng, hát điệu.
- Chú ý những tiếng hát luyến 2 âm và 3 âm.
- GV cho từng nhóm biểu diễn bài hát.
* Hoạt động 2: ôn tập tên các nốt nhạc, vị trí nốt nhạc “ khuông nhạc bàn tay”.
- GV cho hs đọc tên các nốt nhạc.
- Dùng 2 bàn tay làm , HS chỉ vị trí các nốt nhạc trên “ khuôn nhạc bàn tay” .
- GV cho HS luyện tập ghi nhớ và tên gọi, vị trí các nốt nhạc trên “ Khuôn nhạc bàn tay”.
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2-3 HS hát lại bài hát.
Về tập hát lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Học hát bài: Cùng múa hát dưới trăng.
Nhận xét bài học.
-HS hát.
- Lắng nghe.
- HS ôn lại lời 1 của bài hát.
- HS lắng nghe.
- HS nghe băng nhạc.
- HS đọc lời ca.
- HS hát từng câu.
- HS luyện tập lại bài hát.
- Chú ý.
- HS biểu diễn bài hát.
- HS đọc tên các nốt nhạc.
- HS tập luyện.
- Hs nhận xét.
-Chú ý.
-HS hát.
- Lắng nghe.
- Chú ý.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 20(1).doc