Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Tập đọc – kể chuyện

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

 I.MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ khổtng bài.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cá cụm từ.

 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 - Nắm được nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

 - GD h/s cần cố gắng học tập để thể hiện lòng yêu nước

doc 43 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 	 Thứ hai ngày 11 tháng 1 nam 2010
Tập đọc – kể chuyện
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
 I.MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ khổtng bài.
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cá cụm từ.
 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 - Nắm được nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
	- GD h/s cần cố gắng học tập để thể hiện lòng yêu nước .
 B Kể Chuyện
 	1.Rèn kĩ năng nói: HS dựa vào câu hỏi gợi ý kể lại được câu chuyện.Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
 	2. Rèn kĩ năng nghe :Tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết đáng giá nhận xét lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Bảng phụ viết các câu hỏi cần gợi ý. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TẬP ĐỌC
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: 
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
3
Luyện đọc 
 - GV đọc toàn bài.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp 
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc
 đoạn văn với giọng thích hợp.
 + Đọc từng đoạn trong nhóm 
- GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 + Thi đọc giữa các nhóm 
 + Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1.Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? 
 2.Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy vì sao ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại?
3.Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? 
4.Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
5.Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
 - GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất.
 KỂ CHUYỆN
 - HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
- Các nhóm đọc đồng thanh .
- Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: Cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn nhiều gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em về.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa giữa đêm rừng lạnh tối.
- HS thi đọc đúng đoạn văn..
1
 2
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu.
Hướng dẫn kể chuyện theo gợi ý
- Yêu cầu HS đọc các gợi ý.
- Yêu cầu 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 2 theo gợi ý.
- GV theo dõi, tuyên dương những HS kể tốt.
- HS nghe yêu cầu.
- HS đọc các gợi ý trong SGK.
- 1 HS khá kể .
- Từng cặp HS tập kể .
- 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trước lớp.
- 1- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Sau mỗi lần HS kể,cả lớp bình chọn những HS kể chuyện hay nhất.
IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Câu chuyện này cho em biết điều gì vế các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- Kể tên những vị anh hùng ở tuổi thiếu niên của dân tộc ta mà em biết?
- GV nhận xét tiết học ;yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 	Toán
ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
 I. MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh:
	- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
	- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI :Điểm ở giữa – trung điểm của đoạn thẳng
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
Giới thiệu điểm ở giữa
- Vẽ hình như SGK lên bảng
- A, O, B là 3 điểm thẳng hàng.
- Gọi HS nêu thứ tự của ba điểm này.
- Giữa hai điểm A và B là điểm nào?
- GV: O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- Bên trái của điểm O là điểm nào?
- Bên phải của điểm O là điểm nào?
- GV: A là điểm bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O, nhưng với điều kiện ba điểm phải thẳng hàng.
Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
- Vẽ hình như trong SGK.
- M là điểm ở giữa hai điễm A và B.
- Yêu cầu HS nhận xét độ dài đoạn thẳng AM và độ dài đoạn thẳng MB.
- GV: M là điểm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB.
 — Viết là: AM = MB.
 — M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Yêu cầu HS cho ví dụ về trung điểm của một đoạn thẳng.
Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Theo dõi.
- Thứ tự: Điểm A, điểm O, điểm B.
- Giữa hai điểm A và B là điểm O.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Bên trái của điểm O là điểm A.
- Bên phải của điểm O là điểm B.
- HS theo dõi và nhắc lại.
- Theo dõi.
- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm.
- Theo dõi và nhắc lại.
- HS suy nghĩ và cho ví dụ.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) Ba điểm thẳng hàng là: A, M, B ; M, O, N và C, N, D.
b) M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
 N là điểm ở giữa hai điểm C và D.
 O là điểm ở giữa hai điểm M và N.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
+ Các câu đúng là: a, e.
+ Các câu sai là: b, c, d.
- Giải thích các làm của mình. 
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Thế nào là điểm ở giữa? Cho ví dụ.
- Chuần bị bài luyện tập.
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tt)
I.MỤC TIÊU
 	1.Học sinh biết được:
 	- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
 	- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 	2.Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 	.HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- Vở bài tập Đạo đức 3
 	- Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 	- Trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau? Sự giống nhau đó nói lên điều gì? 
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2 )
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
3
3
Giới thiệu những sản phẩm sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi Quốc tế.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày các tranh, ảnh hoặc các tư liệu mà nhóm đã sưu tầm được.
- Giáo viên nhận xét, khen các nhóm đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc đã có những sáng tác tốt về chủ đề bài học.
Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi cả nước.
- Yêu cầu học sinh cả lớp viết thư bày tỏ tình tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước theo các bước sau đây :
+ Lựa chọn và quyết định xem nên giử cho các bạn thiếu nhi nước nào?
+ Nội dung thư sẽ viết những gì?
+ Thông qua bức thư em và bạn mới quen sẽ hứa hẹn gì trong học tập.
+ Sau đó bỏ thư vào trong phong bì, dán tem, gửi bưu điện.
Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
- các nhóm chuẩn bị các tiết mục như đọc thơ, kể chuyện ,để biểu diễn trước lớp.
- Tuyên dương các cá nhân, nhóm có các tiết mục trình diễn hay.
+ Kết luận chung : Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống, song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh, ảnh, tư liệu và có thể nhận xét, chất vấn.
- Mỗi học sinh lấy một tờ giấy, sau đó tự mình viết một lá thư theo gợi ý của giáo viên .
- Viết xong có thể đọc trước lớp cho các bạn cùng nghe.
- Học sinh múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm, về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
- Sưu tầm các tranh, ảnh truyện, báo,về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010-THỂ DỤC
ÔN TẬP ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG VÂN ĐỘNG CƠ BẢN
I.Mục tiêu:
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1-4 hàng dọc. Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác
-Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, traí. Yêu cầu HS thực hiện được động tác thuần thục
-Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết th ... : 
	a) Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt .
	b) Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ trong hội vui học tập phải kết thúc sớm .
	c) Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục đội bóng bàn lớp 3 B đã giành được giải nhất .
	- Bài 3 : Điền tiếp bộ phận câu chỉ nguyên nhân vào các dòng sau :
	a) Nhà em phải sửa chữa 
	b) Chị Nga đến dự hội diễn văn nghệ muộn ..
----------------------------------------------------
	ÔN TOÁN 
	* Bài 1 : Cho dãy số : 100 , 101 , 102 , 103 , 104 , 105 , 106 , 107 , 108 , 109 .
	Nhìn vào dãy trên , viết số thích hợp vào chỗ trống : 
	a) Số thứ nhất trong dãy số là : 
	b) Số thứ năm trong dãy số là : ..
	c) Số thứ mười trong dãy số là : 
	d) Trong dãy trên , số chữ số 0 có tất cả là : ..
	e) Trong dãy trên số chữ số 1 có tất cả là : 
	* Bài 2 : Số điểm 10 của lớp 3A đạt được trong 4 tháng như sau : 
	- Tháng 9 : 	185 điểm 	- Tháng 11 : 	190 điểm 
	- Tháng 10 : 	203 điểm 	- Tháng 12 : 	170 điểm .
	Hãy viết số thích hợp vào ô trống .
Tháng
9
11
Số điểm 10
203
170
 Tập đọc
TIN THỂ THAO
I MỤC TIÊU:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	- Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài, các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: Hồng Công, SEA Games ( Xi Ghêm), Am- xtơ- rông, nản chí, lại lao vào, luyện tập, trường quyền, vô địch.
 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 	- Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 	- Hiểu được các bản tin thể thao: Thành công của vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền ; Quyết định của ban tổ chức SEA Games chọn chú Trâu vàng làm biểu tượng của SEA Games 22; gương luyện tập của Am- xtơ- rông.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- 3 HS đọc bài Cùng vui chơi và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Để hiểu về thể thao, chúng ta cần đọc báo chí. Bài đọc hôm nay giúp các em làm quen với một số bản tin thể thao.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng rành mạch, hào hứng; nhấn giọng ở ngững từ ngữ thông báo tên tuổi, kết quả, thành tích, ý chí vượt khó của từng vận động viên, ý nghĩa biểu tượng của Trâu Vàng.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu trước lớp
- GV viết bảng: Hồng Công, SEA Games 22 ( Xi Ghêm hai mươi hai ), Am- xtơ- rông
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV chia bài thành 3 đoạn ( theo từng mẩu tin)
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Tóm tắt mỗi tin trong bài bài một câu ngắn? 
2. Tấm gương của Am- xtơ- rông nói lên điều gì? 
3. Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những gì? 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS thi đọc 3 bản tin. GV hướng dẫn đọc đúng phong cách bản tin. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ quan trọng.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc đúng nhất.
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Tin 1: Vận động viên Nguyễn Thu Hiền vừa đạt huy chương vàng môn trường quyền.
- Tin 2: Ban tổ chức SEA Games 22 đã chọn Trâu Vàng là biểu tượng của đại hội.
- Tin 3: Am- xtơ- rông lại đoạt giải vô địch vòng đua nước Pháp.
- Am- xtơ- rông là người có ý chí và nghị lực, nhờ vậy anh đã làm được những điều phi thường.
- Tin thời sự, giá cả thị trường, văn hoá giáo dục, dự báo thời tiết
- HS thi đọc các bản tin.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc đúng nhất
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Bài hôm nay cho em biết những bản tin thể thao nào?
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài. Nhắc HS về nhà tìm đọc các tin thể thao, nhớ lại một trận thi đấu thể thao để chuẩn bị cho tiết TLV tới.
------------------------------------
Tiết 1 Thứ tư ngày 25 tháng 1 năm 2006
 	 Tiết 2 
Tiết 3	 Tiết 1 Thứ năm ngày 26 tháng 1 năm 2006
 	 	Tập đọc
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I MỤC TIÊU:
	1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	- Đọc trơn cả bà, đọc đúng các từ ngữ : thung lũng, ba lô, lù lù, nhích, lưng cong cong, lúp xúp.
 	- Ngắt nghỉ hơi đúng, niết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
	2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 	- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài
 	- Hiểu được sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
 	- Bản đồ Việt Nam
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 	- 3 HS đọc thuộc lòng bài Chú ở bên Bác Hồ và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 	- GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : GV chỉ vị trí của dãy Trường Sơn trên bản đồ và giới thiệu bài.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu trước lớp
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV có thể chia bài thành 2 đoạn, 
 Mỗi lần xuống dòng được xem là một đoạn
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao?
2. Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc?
3. Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ?
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS luyện đọc đúng giọng đoạn 2 ( đọc với giọng đau xót, căm thù; nhấn giọng những từ ngữ tố cáo tội ác chiến tranh huỷ diết của giặc Mĩ.)
- GV nhận xét ,tuyên dương những HS đọc hay nhất.
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.chú ý đọc đúng các từ ngữ: thung lũng, ba lô, lù lù, nhích, lưng cong cong, lúp xúp.
- - HS nối tiếp nhau từng đoạn.trong bài. 
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
 - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
 - Các nhóm đồng thanh.
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng.
- Dốc cao, trơn và lầy, đoàn quân nhích từng bước chậm chạp, nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lô, nhìn xuống chỉ nhìn thấy những chiếc mũ tai bèo lúp xúp, mặt ai nấy đỏ bừng vì mệt, vất vả, nóng bức và căng thẳng.
- Những dăm rừng đỏ lên vì bom Mĩ, những đặm rừng xám đi vì chất đôc hoá học.
- HS thi đọc từng đoạn.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Bài đọc này giúp em hiểu điều gì?
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tập tích cực.
Tiết 2	 
 Tiết 3 
Tiết 4	Hát nhạc
HỌC HÁT : BÀI EM YÊU TRƯỜNG EM - ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC
I. MỤC TIÊU:
	- Hát đúng giai điệu , thuộc lời 2 của bài hát.
	- Tập biểu diễn bài hát.
	- Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi " Khuông nhạc bàn tay"
	- GD h/s yêu trường ,yêu lớp , yêu bạn bè và các thầy cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
	- Nhạc cụ , băng nhạc , máy nghe.
	- Một vài động tác phụ hoạ.
	- Ghi lời 2 vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi học sinh lên hát lời 1 ( 3-4 em)
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
	- Hôm nay chúng ta tiếp tục học hát bài Em yêu trường em ( lời 2)
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hoạt động 1: Ôn lời 1 bài Em yêu trường em và học lời 2.
- Cho h/s hát 2-3 lần lời 1 . Lần đầu hát không gõ đệm , lần 2,3 hát có gõ đệm.
* Học hát lời 2.
- Cho h/s đọc lời 2
- Cho h/s nghe băng nhạc
- Hát từng câu cho h/s hát theo.
- Hát cả bài 
- Chia nhóm tập hát lời 2 . ( 5 ')
- Cho h/s hát và tập gõ đệm theo phách.
* Hướng dẫn động tác phụ hoạ:
- Cho h/s hát và thực hiện động tác phụ hoạ theo gợi ý của g/v.
- Từng nhóm h/s biểu diễn bài hát . Động viên h/s tự nghĩ ra các động tác phụ hoạ khác nhau cho phong phú.
Hoạt động 2: Ôn tập tên nốt nhạc , vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Y/c h/s đọc tên các nốt nhạc ( 7 nốt), không y/c đọc cao độ.
* Trò chơi " Khuông nhạc bàn tay"
- Dùng bàn tay làm khuông nhạc 5 dòng . Y/c h/s chỉ vị trí nốt nhạc trên "Khuông nhạc bàn tay"
- Cả lớp hát theo yêu cầu của g/v
- Đọc lời 2.
- Lắng nghe.
- Hát theo g/v
- Hát cả bài 1-2 lần.
- Các nhóm tập hát.
- Cả lớp hát và gõ đệm theo phách.
- H/s hát và tự nghĩ các động tác phụ hoạ theo nội dung bài hát.
- Các nhóm biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ.
- Đọc : đồ , rê , mi , fa , sol , la , si , đố
- H/s chơi theo hình thức bắn tên , em này gọi em kia lên , nói tên nốt nhạc yêu cầu bạn chỉ đúng vị trí trên " Khuông nhạc bàn tay"
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Chúng ta vừa được học hát bài gì? Ôn tập các nốt nhạc nào?
- Cho h/s hát cả bài Em yêu trường em
- Về nhà tập hát và kết hợp động tác.
- Nhận xét tiết học
Tiết 5	
Tiết 1	 	 Tiết 3 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc