Tiết 1+2:Tập đọc - kể chuyện: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.( giọng người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đâ. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Luyện đọc đúng các từ: một lượt, chiến khu, Việt gian, .
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại câu chuyện kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện
TUẦN 20 Thứ 2 ngày 17 tháng 01 năm 2011 Tiết 1+2:Tập đọc - kể chuyện: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.( giọng người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi). - Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đâ. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Luyện đọc đúng các từ: một lượt, chiến khu, Việt gian, ... - Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại câu chuyện kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc bài “ Báo cáo anh bộ đội “. Yêu cầu nêu nội dung bài. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc: * Đọc diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. + Treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc đoạn 2. + Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới sau bài đọc. - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: - Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? - Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo. + Trước đề nghị đột ngột của người chỉ huy tại sao cổ họng các chiến sĩ nhỏ lại thấy nghẹn lại ? + Lời nói của Mừng có gì cảm động? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3. + Thái độ của trung đội trưởng như thế nàokhi nghe lời van xin của các bạn ? - Mời một em đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo. + Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi? d)Luyện đọc lại : - Đọc lại đoạn 2 của câu chuyện. - Hướng dẫn cách đọc (đọc với giọng xúc động). - Mời 2HS thi đọc đọc văn. - Mời 1HS đọc cả bài. - Nhận xét, ghi điểm. Kể chuyện: * Dựa theo các câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu. * Hướng dẫn HS kể chuyện: - Gọi một em đọc các câu hỏi gợi ý. - Gọi một em khá kể mẫu đoạn 2. - Yêu cầu HS tập kể theo nhóm. GV theo dõi. - Gọi 4 em đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn câu chuyện. - Mời 1 em kể lại cả câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương.. 3.Củng cố dặn dò : - Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi ? - Dặn về nhà tập kể lại chuyện . - 3HS lên bảng đọc bài, nêu nội dung bài đọc . - Nhận xét. -Lắng nghe - Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu. - Đọc tiếp nối 4 đoạn trước lớp. Luyện đọc đoạn 2. - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. - Lớp đọc đồng thanh cả bài . - Đến để thông báo ý kiến của trung đoàn - Một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo . + Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng không được tham gia chiến đấu + Lượm , Mừng và tất cả các bạn tha thiết xin ở lại. .+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về. - Học sinh đọc thầm đoạn 3. + Trung đội trưởng cảm động rơi nước mắt và hứa sẽ về báo lại với ...... của các em. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. + Rất yêu nước, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. - 2 em thi đọc lại đoạn. - 1 em đọc cả bài. - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất. -Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học . - Một em đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. - 1 em kể mẫu. - HS tập kể theo nhóm. - Đại diện 4 nhóm kể 4 đoạn của câu chuyện. - Một em kể lại toàn bộ câu chuyện. - Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. - Nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện. Tiết 3 :Toán: ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu thế nào là điểm giữa hai điểm cho trước.Trung điểm của một đoạn thẳng. - HS làm được các BT: 1,2 II. Đồ dùng: - Vẽ sẵn hình bài tập 3 vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy hoc: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Yêu cầu 1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các số từ 9990 đến 10 000. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác : * Giới thiệu điểm ở giữa : - Vẽ hình lên bảng như SGK: - Giới thiệu: A, B, C là 3 điểm thẳng hàng, điểm O ở trong đoạn thẳng AB. Ta gọi O là điểm ở giữa của 2 điểm A và B. - Cho HS nêu vài VD, lớp nhận xét bổ sung. * Giới thiệu trung điểm của đọan thẳng: - Vẽ hình lên bảng: A 3cm M 3cm B + Gọi M là gì của đoạn thẳng AB ? + Em có nhận xét gì về độ dài của hai đoạn thẳng MA và MB ? - Giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng MA bằng độ dài đoạn thẳng MB viết là: MA = MB. M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. - Cho HS lấy VD. b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT. - Gọi HS đọc kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. - Yêu cầu lớp tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét chữa bài. 3) Củng cố - Dặn dò: - Vẽ lên bảng 1 đoạn thẳng MN, yêu cầu HS lấy trung điểm P của MN. - Dặn về nhà học và làm bài tập. - HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - Lớp theo dõi giới thiệu bài - Cả lớp quan sát, theo dõi GV giới thiệu về điểm ở giữa của 2 điểm. - Tự lấy VD. - Tiếp tục quan sát và nêu nhận xét: + M là điểm ở giữa của 2 điểm A và B. + Độ dài của 2 đoạn thẳng đó bằng nhau và cùng bằng 3cm. - Nghe GV giới thiệu và nhắc lại. - Lấy VD. - Một em nêu đề bài 1. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Đổi vở KT chéo nhau. - 3 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung. - Một em đọc đề bài 2 . - Cả lớp làm bài. - 3HS nêu kết quả, lớp bổ sung: Câu a, e là đúng ; câu b, c, d là sai. - 1HS lên bảng lấy trung điểm P của MN. Tiết 4:Thủ công: ÔN TẬP CHƯƠNG II - CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN I/ Mục tiêu - Ôn tập củng cố kiến thức, kĩ năng cắt, dán qua sản phẩm thực hành của HS.Biết kẻ cát,dán một số chữ các đơn giản có nét thẳng nét đối xứng.Các nét chữ cắt thẳng , đều cân đối . Trình bày đẹp. - GDHS yêu thích nghệ thuật. II / Đồ dùng dạy học - Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II. - Giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công, hồ dán. III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh . - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu: Em hãy cắt dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II. + em đã học cắt, dán những chữ cái nào ? - Cho HS quan sát lại mẫu các chữ cái đã học. - Yêu cầu lớp làm bài kiểm tra. - Hướng dẫn gợi ý cho các học sinh yếu. - Cho HS trưng bày sản phẩm. - Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS. b) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Những em chưa hoàn thành về nhà luyện thêm giờ sau KT lại. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình . - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Đã học cắt các chữ: I, T, H, U, V, E. - Quan sát lại các mẫu chữ đã học. - Cả lớp làm bài KT. - Trưng bày sản phẩm. -HS lắng nghe thực hiện Buổi chiều Tiết 1:Thể dục: Ôn đội hình đội ngũ - trò chơi “ thỏ nhảy” I/ Mục tiêu - Ôn các động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc.Yêu cầu biết thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi “Thỏ nhảy “. Yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động . II/ Địa điểm phương tiện : - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi. C/ Lên lớp Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1. Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động . - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp . - Chơi trò chơi : (HS tự chọn) 2/ Phần cơ bản : * Ôn tập các bài tập đội hình đội ngũ: - Giáo viên điều khiển cho cả lớp ôn lại các động tác : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1- 4 hàng dọc. - Chia lớp về từng tổ để luyện tập. - Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập. - Cho các tổ thi tập đi đều trong khoảng từ 15 – 20 m và thực hiện các động tác một lần . - Giáo viên chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn ( 1 lần ) * Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy “: - Nêu tên trò chơi nhắc lại cách nhảy của con thỏ sau đó học sinh chơi . - cho HS ôn lại cách bật nhảy. - Học sinh thực hiện chơi trò chơi. Các tổ thi đua với nhau. - Giáo viên giám sát cuộc chơi nhắc nhớ kịp thời các em tránh vi phạm luật chơi . - Nhắc nhớ học sinh đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi . 3/ Phần kết thúc: - Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. - Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại. 5phút 14 phút 10 phút 5phút § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV GV Tiết 2:Toán: LUYỆN TOÁN I. Mục tiêu: - Củng cố về số có 4 chữ số, trung điểm của đoạn thẳng. - Giáo dục HS tự giác học tập. II/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Số liền trước Số đã cho Số liền sau .............. .............. .............. .............. .............. .................... .................... .................... .................... 4528 6139 2000 5860 9090 9999 9899 1952 2009 ....................... ....................... ........................ ....................... ........................ ....................... ....................... ....................... ....................... Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a) Các số tròn nghìn bé hơn 5555 là: ................. b) Số tròn nghìn liền trước 9000 là: ................... c) Số tròn nghìn liền sau 9000 là: .................... Bài 3: Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi ghi tên trung của đoạn thẳng đó: a) AB = 4cm A B b) MN = 6cm M N - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm BT vào vở. - Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. Số liền trước Số đã cho Số liền sau 4527 6138 1999 5859 9089 9998 9898 1951 2008 4528 6139 2 ... chú ý Tiết 2:Tiếng Việt: ÔN LUYỆN I.Mục tiêu: -Củng cố, mở rộng, nâng cao vốn từ về chủ đề Tổ quốc ; về biện pháp nhân hóa. - Giáo dục HS chăm học. II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc trong các câu thơ, câu văn dưới đây: a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ. Tố Hữu b) Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. Nguyễn Đình Thi c) "- Con không được dự bàn việc nước, nhưng con không muốn khoanh tay ngồi nhìn quân giặc sang cướp nước". "- Con thề với mẹ sẽ chém đầu giặc dữ, rửa thù nước non". Theo Nguyễn Huy Tưởng Bài 2: Trong từ Tổ quốc, quốc có nghĩa lài nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên. M; quốc kì. Bài 3: Đặt dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu dưới đây: Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh ... Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút. Con chuồn chuồn nước - Nguyễn Thế Hội - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm và ghi nhớ. - Cả lớp tự làm bài. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. - Các từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc : a) giang sơn b) đất nước c) nước, nước non - quốc ca, quốc dân, quốc hội, quốc huy, quốc khánh, quốc lộ,quốc phòng, quốc sách, quốc tế, quốc vương, ... -Đặt dấu phẩy sau các từ: gió ; bay. -Lắng nghe Tiết 3:Tập làm văn: BÁO CÁO CÁC HOẠT ĐỘNG I/Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói :Biết báo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua - Lời lẽ rõ ràng rành mạch, thái độ đàng hoàng ,tự tin. - Rèn kĩ năng viết : biết viết báo cáo ngắn gọn ,rõ ràng .ngữ pháp... - Học sinh yêu thích môn học. II/ Đồ dùng dạy - học - Mầu báo cáo phát cho HS III/ Các hoạt động dạy -học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.KTBC: -1HS hãy kể lại phần đầu câu chuyện chàng trai Phù Ủng + Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô? +3HS đọc lại báo cáo kết quả tháng thi đua “ noi gương chú bộ đội “.. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS làm * Bài tập 1 : - Y/c HS đọc y/c của bài tập. -Khi báo cáo trước các bạn ,các em phải nói lời xưng hô cho phù hợp “thưa các bạn “ - Báo các hoạt động của tổ theo 2 mục . 1 /học tập 2/ lao động -Báo cáo phải chân thực,đúng với thực tế hoạt động của tổ . -Bạn đóng vai tổ trưởng cần nói rõ ràng, rành mạch . -Tổ chức hs làm việc. -Tổ chức cho hs báo cáo trước lớp gv y/c mỗi tổ cử 1 bạn đại diện cho tổ mình lên thi báo cáo về hoạt đôngh của tổ trước lớp. gv nhận xét bình chọn hs có báo cáo tốt nhất . Bài tập 2 -HS đọc y/c bài tập 2 -GV nhắc lại y/c -GV HD cách trình bày - Dòng quốc hiệu.( viết lùi vào 3 ôviết bằng chữ in hoa ) -Dòng tiêu ngữ (viết lui vào 4 ô, sau đó để trống 1 dòng) - Dòng tên báo cáo ( viết lùi vào 2 ô sau đó để trống 1 dòng ) -HS viết bài -Cho hs trình bày bài -GV nhận xét chấm điểm 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. về nhà các em chưa viết xong về nhà viết tiếp . -HS kể chuyện : Chàng trai làng Phù Ủng - 3 HS đọc báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội" - HS nhắc lại tên bài học. -1 HS đọc Y/C của bài tập 1 -HS Lắng nghe . - HS làm việc theo tổ. cả tổ trao đổi thống nhất về kết quả HT, LĐ của tổ trong tháng - Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng, tổ nhận xét . -Mỗi tổ cử 1 HS lên thi báo cáo trước lớp về hoạt động của tổ mình. -Lớp nhận xét . -1HS đọc to Y/C BT 2 và mẫu báo cáo. Cả lớp đọc thầm . -Từng HS viết báo cáo của tổ mình về các hoạt động. -HS trình bày bài viết của mình. Lớp nhận xét . -HS chú ý Thứ 6 ngày 21 tháng 01 năm 2011 Tiết 1:Toán: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000 I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10000( Bao gồm đặt tính và tính đúng) - Biết giải toán có lời văn(có phép cộng các số trong phạm vi 10.000). - HS làm được các BT1; BT2(b); BT3,4. II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Viết các số sau: 4208 ; 4802 ; 4280 ; 4082 a) Theo thứ tự từ lớn đến bé. b) Theo thứ tự từ bé đến lớn. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn thực hiện phép cộng 3526 + 2359: - Ghi lên bảng 3526 + 2759 = ? - Yêu cầu HS tự đặt tính và tính ra kết quả. - Mời một em thực hiện trên bảng. - GV nhận xét chữa bài. + Muốn cộng hai số có 4 chữ số ta làm thế nào? - Gọi nhiều học sinh nhắc lại . c) Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp. - Mời 4 em lên thực hiện trên bảng. - Yêu cầu HS nêu cách tính. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2b: - Gọi GV đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu học sinh làm vào phiếu học tập. - Mời 2HS lên bảng chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Gọi 2HS đọc bài toán, lớp đọc thầm. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. -Gọi 2 HS lên bảng chữa bài - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT, quan sát hình vẽ rồi trả lời miệng. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. 3) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS nhận đúng / sai ? 2195 3057 +627 + 182 8465 3239 - Dặn về nhà học và làm bài tập . - 2 học sinh lên bảng làm bài. - Lớp theo dõi, nhận xét. -Lớp theo dõi giới thiệu bài -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. -Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 10 000 . - Một học sinh thực hiện : 3526 + 2759 6285 - Nhắc lại cách cộng hai số có 4 chữ số. - Một học sinh nêu yêu cầu bài tập: - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 4 em lên bảng thực hiện, Cả lớp nhận xét bổ sung. 5341 7915 4507 8425 +1488 + 1346 + 2568 + 618 6829 9261 7075 9043 - Đặt tính rồi tính. - Cả lớp thực hiện vào phiếu. - 2HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. 5716 707 + 1749 +5857 7465 6564 - 2 em đọc bài toán, lớp theo dõi. - Phân tích bài toán. - Cả lớp làm vào vở . - 2 HS lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung. Giải: Số cây cả 2 đội trồng được là: 3680 + 4220 = 7900 (cây) ĐS: 7900 cây - Một em đọc đề bài 4 . - Cả lớp tự làm bài. - 3 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung, Trung điểm của cạnh AB là điểm M ; Trung điểm của cạnh BC là điểm N ; Trung điểm của cạnh CD là điểm P ; Trung điểm của cạnh AD là điểm Q. - 1HS lên điền vào ô trống. Tiết 2:Tiếng việt: ÔN LUYỆN I. Mục tiêu : - Tiếp tục luyện cho HS nghe và kể lại câu chuyện: " Chàng trai làng Phù ủng". - Rèn kỹ năng kể chuyện cho các em. II . Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. GV ghi đề lên bảng: Em hãy kể lại câu chuyện " Chàng trai làng Phù Ủng" - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài; xác định đề bài làm gì? - GV đọc lại câu chuyện 1 lần . - GV kể lại câu chuyện 1 - 2 lần và chú ý kể chậm để HS nắm từng chi tiết của câu chuyện. - HS tập kể theo nhóm đôi. - GV gọi HS nối tiếp kể trước lớp - Lớp và GV nhận xét và bình chọn bạn kể hay vsà đầy đủ. - GV yêu cầu HS dựa và bài kể viết thành bài văn ngắn khoảng 5 -7 câu kể lại câu chuyện " Chàng trai làng Phù Ủng" + HS thực hành viết vào vở. - Hs viết bài, GV theo dõi và HD. - Yêu cầu HS nối tiếp đọc bài viết. - GV nhận xét, tuyên dương những bạn viết đúng và hay; biết cách trình bày bức thư. 3. Củng cố - dặn dò: - Về nhà hoàn thành bài viết của mình. - Nhận xét giờ học. - HS nhắc lại tên bài học. - HS theo dõi ở bảng lớp. - HS đọc kỹ đề bài - xác định đề bài làm gì? - HS lắng nghe. - HS kể theo nhóm đôi. - HS nối tiếp kể trước lớp. - Nhận xét và bình chọn bạn kể hay vsà đầy đủ. - HS viết bài vào vở. - HS nối tiếp đọc bài viết. Tiết 3:Âm nhạc:(GV bộ môn phụ trách) Tiết 4:Toán: LUYỆN TOÁN I.Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao về giải toán bằng 2 phép tính, về tính giá trị của biểu thức. - Giáo dục HS cận thận, kiên trì trong học tập. II. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau: 14 x 3 + 23 x 4 23 x 5 - 96 : 4 16 x 3 + 55 : 5 968 : 8 - 13 x 7 69 : 3 + 21 x 4 36 x 3 - 29 x 2 78 : 6 + 96 : 8 528 : 4 - 381 : 3 Bài 2: Có 245 kg gạo, người ta đã bán đi 91 kg. Số còn lại đóng đều vào 7 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kilôgam gạo ? (Giải 2 cách). Bài 3: Một cửa hàng xăng dầu buổi sáng bán được 348 lít. Buổi chiều bán được gấp 2 lần buổi sáng. Hỏi cả ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít xăng ? (Giải 2 cách). - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp theo dõi bổ sung. 14 x 3 + 23 x 4 = 42 + 92 = 134 23 x 5 - 96 : 4 = 115 - 24 = 91 Giải: Số gạo còn lại là: 245 - 91 = 154 (kg) Số kg gạo mỗi túi là: 154 : 7 = 22 (kg) ĐS:22 kg Cách 2: Số kg gạo mỗi túi là: (245 - 91) : 7 = 22 (kg) ĐS: 22kg Giải: Số lít dầu buổi chiều bán được là: 348 x 2 = 696 (lít) Cả ngày đó cửa hàng bán được số lít dầu là: 348 + 696 = 1044 (lít) ĐS: 1044 lít dầu Tiết 5: SINH HOẠT SAO I.Mục đích ,yêu cầu: HS biết - Kết quả hoạt động tuần 20. - Nắm phương hướng tuần 21. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Giới thiệu : 2/ Đánh giá hoạt động tuần 20. -Giáo viên chủ trì tiết sinh hoạt . -Giáo viên nhận xét đánh giá các hoạt động tuần qua của lớp ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành . - Vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Đa số các bạn học bài và làm bài trước khi đến lớp. -Tuyên dương một số em hăng say phát biểu xây dựng bài:Bình,Thịnh, Tín, ... -Phê bình một số em chưa thuộc bài: Ánh, Hòa, Sang, Sáu,... -Phê bình một số em nộp tiền chậm: Sáu,Tâm,Tình,Ánh,... -Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải . 3.Phương hướng tuần 21: - Vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Học bài và làm bài trước khi đến lớp - Giữ gìn sách vở, áo quần, tóc tai gọn gàng, sạch sẽ. -Tiếp tục luyện giải toán qua mạng Internet 4.Sinh hoạt văn nghệ: -Cho HS hát một số bài hát vừa học:Gà gáy, Con chim non, Đếm sao... -HS chú ý. -HS lắng nghe -HS chú ý -HS hát
Tài liệu đính kèm: