Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Tuần 20

Tập đọc – Kể chuyện

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc. a) Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt Nam, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.

a) Kỹ năng: Rèn HS: Đọc đúng các kiểu câu.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về.

- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

b) Thái độ: Giáo dục HS lòng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 995Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tập đọc – Kể chuyện
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
 I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc. a) Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt Nam, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
Kỹ năng: Rèn HS: Đọc đúng các kiểu câu.
Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về.
Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
Thái độ: Giáo dục HS lòng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
B. Kể Chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu truyện.
 - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II/ Chuẩn bị: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Báo cáo kết quả tháng thi đua “noi gương chú bộ đội”. (4’)
- GV mời 2 em đọc lại bài và trả lời câu hỏi
+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
- GV nhận xét bài kiểm tra của các em.
 2. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễm cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV mời HS đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- GV mời HS giải thích từ mới: trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt Nam, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.
 - GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một HS đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại ”?
+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
 Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
 GV mời 1 HS đọc đoạn 3.
 + Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
 GV mời 1 HS đọc đoạn 4.
+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
+ Qua câu chuyện này, em hiểu gì về các chiến sĩ Vệ quốc quân? 
- GV nhận xét, chốt lại. 
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV cho 4 HS thi đọc đoạn 2trước lớp.
- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV cho HS một HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV mời 1 HS kể mẫu đoạn 2:
- HS lần lượt kể các đoạn 3, 4.
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- GV mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
HT: cá nhân
HS đọc thầm theo GV.
HS lắng nghe.
HS xem tranh minh họa.
HS đọc từng câu.
HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
HS đọc từng đoạn trước lớp.
4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
HS giải thích các từ khó trong bài. 
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Đọc từng đoạn trứơc lớp.
Bốn nhón đọc ĐT 4 đoạn.
Một HS đọc cả bài.
HT: lớp
HS đọc thầm đoạn 1.
Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho các chiến sĩ nhỏ trở về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
HS đọc đoạn 2.
Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chụi ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, Việt Nam.
Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
HS đọc đoạn 3.
Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống thiết, van xin được chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của các chiến sĩ nhỏ. Ông hứa sẽ về báo với chỉ huy về nguyện vọng của các em.
HS đọc đoạn 4.
Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
HS thi đọc diễn cảm truyện.
Bốn HS thi đọc 4 đoạn của bài.
HS nhận xét.
HS đọc các câu hỏi gợi ý.
Một HS kể đoạn 2.
Một HS kể đoạn 3.
Một HS kể đoạn 4.
Từng cặp HS kể.
HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
HS nhận xét.
5. Tổng kềt – dặn dò. (1’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Chú ở bên Bác Hồ.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 
Tập viết
N (Ng) – Nguyễn Văn Trỗi
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS củng cố cách viết chữ hoa N (Ng).Viết tên riêng “Nguyễn Văn Trổi”bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
Kỹ năng: Rèn HS viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa N (Ng)
	 Các chữ Nguyễn Văn Trổi và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (4’)
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một HS nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ N (Ng) hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho HS nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ N (Ng).
- GV treo chữ mẫu cho HS quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ N (Ng). Gồm 3 nét: Nét móc móc ngược, nét thẳng, nét nóc ngược.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 - GV cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: N (Ng Nh), V, T (Tr).
 - GV viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV yêu cầu HS viết chữ “V, T (Tr)”vào bảng con.
HS luyện viết từ ứng dụng.
- GV gọi HS đọc từ ứng dụng: 
 Nguyễn Văn Trổi.
 - GV giới thiệu: Nguyễn Văn Trổi (1940 – 1964) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Anh Nguyễn Văn Trổi đặt bơm ở cầu Công Lí, mưu giết bộ quốc phòng Mĩ Mắc Na – ma – ra.
 - GV yêu cầu HS viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
GV mời HS đọc câu ứng dụng.
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- GV giải thích câu ca dao: Ca ngợi những điạ danh lịch sử, những tiến công của quân dân ta.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Ng: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ V, T: 1 dòng.
 + Viế chữ Nguyễn Văn Trổi: 2 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ 2 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho HS nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- GV thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- GV nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho HS viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Ng. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- GV công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Trực quan, vấn đáp.
HT: lớp
HS quan sát.
HS nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
HT: cá nhân
HS tìm.
HS quan sát, lắng nghe.
HS viết các chữ vào bảng con.
HS đọc: tên riêng: Nguyễn văn Trổi.
Một HS nhắc lại.
HS viết trên bảng con.
HS đọc câu ứng dụng:
HS viết trên bảng con các chữ: Ràng, Nhị Hà. 
PP: Thực hành, trò chơi.
HT: cá nhân.
HS nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
HS viết vào vở.
PP: Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
HT: lớp
Đại diện 2 dãy lên tham gia.
HS nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ O, Ô, Ơ
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm: 
Chính tả
Nghe – viết: Ở lại với chiến khu
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng, đẹp của bài “Ở chiến khu”.
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm uôt/uôc
Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vỡ.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Trần Bình Trọng. (4’)
- GV gọi HS viết các từ: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp.
- GV nhận xét bài thi của HS.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động: (28’)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc toàn bài viết chính tả.
 - GV yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết viết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
 + Lời hát trong đoạn văn nói lên điều gì?
+ Lời hát trong đoạn văn viết như thế nào? 
- GV hướng dẫn HS viết ra nháp những chữ dễ viết sai: bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm chữa bài.
- GV yêu cầu HS tự chữ lỗi bằng bút chì.
- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
-Mục tiêu: Giúp HS biết điền vào chỗ trống tiếng có âm uôt/uôc.
 + Bài tập 2: 
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV chi lớp thành 3 nhóm, cho HS quan sát 2 tranh minh họa gợi ý giải câu đố.
- GV cho các tổ thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh.
- Các nhóm lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại:
Câu a): sấm sét; sông.
Câu b): 
 + An không rau như đau không thuốc (Rau rất quan trọng với sức khỏe con người)
 + Cơm tẻ là mẹ ruột (An cơm tẻ mới chắc bụng. Có thể ăn mãi cơm tẻ, khó ăn mãi được cơm nếp).
 + Cả gió thì tắt đuốc. (Gió to gió lớn thì tắt đuốc). Y nói thái độ gay gắt quá sẽ hỏng việc.
 + Thẳng như ruột ngựa. (Tính tìn ngay thẳng, có sao nói vậy, không giấu giếm, kiêng nể).
PP: Phân tích, thực hành.
HT: lớp
HS lắng nghe.
1 – 2 HS đọc lại bài viết.
Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân.
Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong  ...  vật ở xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK.
=> Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: HS biết vẽ và tô màu một số cây.
Các bước tiến hành.
Bước 1: Làm cá nhân.
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì ra để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- Lưu ý: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- GV mời một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không?
- GV nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT: Lớp , cá nhân, nhóm
HS chú ý lắng nghe.
HS thảo luận nhóm.
HS trả lời các câu hỏi trên.
Một số nhóm lên trình bày.
Các nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm còn lại sẽ bổ sung.
HS nhắc lại
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT: Lớp , cá nhân, nhóm
HS vẽ tranh và tô màu.
HS trình bày và giới thiệu các bức tranh của mình.
HS các nhóm khác nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. 1'
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thân cây.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 
Mĩ thuật
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NGÀY TẾT HOẶC LỄ HỘI
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:HS biết tìm,chọn nội dung đề tài về ngày Tết hoặc ngày lễ hội của dân tộc, của quê hương.
Kỹ năng: HS biết vẽ được tranh về ngày Tết hoặc ngày lễ hội của quê hương.
Thái độ: HS thêm yêu quê hương, đất nước.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết và lễ hội.Hình gợi ý cách vẽ.
 Một số tranh của HS lớp trước.
	 * HS: Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Trang trí hình vuông. 4’
- GV gọi 2 HS vẽ trang trí hình vuông. 
- GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Tìm chọn, nội dung đề tài.
- Mục tiêu: Giúp HS chọn đưoợc một đề tài để vẽ tranh,
- GV giới thiệu các tranh ảnh để HS nhận biết. GV hỏi:
+ Không khí của ngày Tết và lễ hội?
+ Các hoạt động của ngày Tết và lễ hội?
+ Cách trang trí trong ngày tết và lễ hội.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Mục tiêu: Giúp HS biết được các bước để vẽ ngày Tết hoặc ngày lễ hội.
- GV gợi ý HS chọn một nội dung về ngày Tết hay lễ hội.
- GV giới thiệu hình, gợi ý để HS nhận ra:
+ Vẽ về hoạt động nào?
+ Trong hoạt động đó hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
+ Trong tranh nên sử dụng màu nào?
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: HS tự vẽ một bức tranh ngày Tết hoặc ngày lễ hội.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ đề tài ngày Tết hoặc ngày lễ hội.
- GV gợi ý HS tìm:
+ Nội dung đề tài.
+ Tìm và vẽ hoạt động chính và hình ảnh phụ. Vẽ màu:
+ Vẽ màu sắc rự rỡ, tươi vui vào phần chính.
+ Vẽ có màu đậm nhạt.
- GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS tự giới thiệu bài vẽ của mình.
- Sau đó GV cho HS thi đua vẽ tranh ngày Tết hoặc ngày lễ hội.
- GV nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của HS.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
HT: Lớp , cá nhân
HS quan sát tranh.
HS trả lời.
PP: Quan sát, lắng nghe.
HT: Lớp , cá nhân
HS quan sát.
HS lắng nghe.
HT: Lớp , cá nhân
HS thực hành.
HS thực hành vẽ.
HT: Lớp , cá nhân
HS giới thiệu bài vẽ của mình.
Hai nhóm thi với nhau.
 HS nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. 1’
- Chuẩn bị bài sau: Thường thức mĩ thuật.
- Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 
Đạo đức
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS hiểu:
 - HS cần phải biết đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn bè quốc tế. Trẻ em có quyền tự do kết bạn và thu nhận những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác.
Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da 
Kỹ năng: HS quý mến, tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.
Thái độ: Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới.
- Giúp đỡ các bạn thiếu nhi nước ngoài.
II/ Chuẩn bị:* GV: Phiếu thảo luận nhóm.
 Tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới. 
	 * HS: VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế 4’ GV mời 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên nhữg hoạt động của thiếu nhi Việt Nam để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới?
- GV nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’ 	Giới thiiệu bài – ghi tựa:
 4. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Viết thư kết bạn
- GV yêu cầu HS trình bày các bức thư kết bạn đã chuẩn bị từ trước.
- GV lắng nghe, uốn nắn từng câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: 
- Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế.
* Hoạt động 2: Những việc em cần làm.
- GV yêu cầu mỗi HS làm bài tập trong phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
Điền chữ Đ hoặc S vào ô trống.
1.Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.Ung hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nghèo ở Cu-ba.
2. Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài.
3. Giới thiệu về đất nước với các bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam.
4 Các bạn nhỏ ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn.
- GV yêu cầu các bạn chia thành đội xanh và đội đỏ. Mỗi đội cử 6 HS tham gia trò chơi tiếp sức.
=> Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
- Sau đó GV cho HS hát các bài hát có nội dung thể hiện tình đoàn kết của thiếu nhi quốc tế.
HT: Lớp , cá nhân, nhóm
5 – 6 trình bày.
Các HS khác bổ sung hoặc nhận xét về nội dung.
HT: Lớp , cá nhân, nhóm
HS làm bài cá nhân,
2 đội xanh, đỏ cử 6 bạn lần lượt lên điền kết quả vào bài tập.
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
HS hát tập thể.
5.Tổng kết – dặn dò. 1’ 
Nhận xét bài học.
Về làm bài tập.Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng người nước ngoài.
Rút kinh nghiệm: 
....
Thủ công
ĐAN NONG MỐT
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS hiểu: HS biết cách đang nong mốt.
Kỹ năng: Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị:* GV: tấm đang nong mốt bằng bìa. Tranh quy trình đang nong mốt. 
- Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
	 * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Kiểm tra cắt, dán chữ cái. 4’
 - GV nhận xét bài kiểm tra của HS.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
 - GV giới thiệu tấm đang nong mốt (H.1) và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV liên hệ thực tế: Đan nong mốt được ứng dụng làm rổ, rá. Dụng cụ bằng mây, tre, giang, nứa, lá dừa.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn làm mẫu.
- Mục tiêu: HS biết các bước đang nong mốt.
. Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
- Đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng dọc và ngang cách đều 1 ô.
 - Cắt nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như (H.2) để làm các nang dọc.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Nên cắt nan ngang khác màu với nan dọc (H.3)
. Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H.4)
- Đan nan ngang thứ 1: Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2, 4 , 6, 8 lên và luồn nan thứ 1 vào khít với đường nối liền các nan dọc. 
- Đan nan ngang thứ 2: Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồ nan ngang thứ 2 và. Dồn nan ngang thứ 2 cho khít với nan ngang thứ nhất.
- Đan nan thứ 3: Giống như đan nan thứ 1.
- Đan nan thứ 4: giống như đan nan thứ 2.
- Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ 7.
. Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
- GV mời 1 HS nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét..
- GV nhận xét.
HT: Lớp , cá nhân
HS quan sát.
HS nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT: Lớp , cá nhân
HS quan sát GV làm mẫu các bước.
HS quan sát GV làm.
Vài HS đứng lên nhắc lại cách bước đan nong mốt.
5.Tổng kết – dặn dò 1’ 
Nhận xét bài học.
Về tập làm lại bài. Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra chương II.
Rút kinh nghiệm: 
....
 Tự nhiên xã hội
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS: Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
 Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quannh.
Kỹ năng: Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình.
 c) Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II/ Các hoạt động:
	1. Bài cũ: Vệ sinh môi trường (tiếp theo). 5’
 - GV gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi.
 + Trong nước thải có gì gây hại cho con người?
 + Các lạo nước thải cần cho chảy ra đâu
 - GV nhận xét. 
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’ Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 	3. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Thảo luận.
- Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức đã học về xã hội.
. Cách tiến hành.
- GV kiểm tra việc sưu tần tranh ảnh của HS.
Bước1:
- GV cho HS tổ chức trình bày trên tờ giấy A0 và có ghi chú thích nội dung tranh.
- Mỗi nhóm sẽ trình bày về một nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
Bước 2: Thảo luận nhóm, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận.
- GV mời một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Chuyển hộp”.
- Mục tiêu: Qua trò chơi HS củng cố được những bài đã học.
Các bước tiến hành.
- GV soạn một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội.
- Mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp làm tư và để trong một hộp giấy nhỏ.
- HS vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời.
- GV nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT: Lớp , cá nhân, nhóm
Các nhóm trình bày về nội dung của nhóm mình.
Sau khi trình bày xong nhóm khác sẽ bổ sung.
HS thảo luận nhóm.
Các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung.
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
HT: Lớp , cá nhân, nhóm
HS chơi trò chơi.
 	5.Tổng kết – dặn dò.1’
Chuẩn bị bài sau: Thực vật.
Nhận xét bài học.
Rút kinh nghiệm: 
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc