Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Nêu được vì sao cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Thực hiện một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: điều chỉnh hành vi , phát triển bản thân,kĩ năng kiểm soát,nhận thức, quản lí bản thân,lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

-Rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc rèn luyện bản thân góp phần xây dựng đất nước

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, thơ ca bài hát về chủ đề khám phá bản thân.

 

docx 67 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: VÌ TẦM VÓC VIỆT
Ngày dạy:
06/02/2023
Tiết: 61
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn. 
3. HS có thái độ biết ơn, yêu thương, giúp đỡ chia sẻ với mọi người. Hình thành phẩm chất nhân ái và trung thực.
II. ĐỒ DÙNG
 1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video.
 2. Học sinh: Giấy nhớ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’)
*Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
*Kết nối
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
*HĐ 1: Xem video tuyên truyền an toàn thực phẩm. 
- Chiếu video tuyên truyền an toàn thực phẩm. 
- GV hỏi:
+ Tác hại của ngộ độc thực phẩm là gì?
+ Nên chọn thực phẩm như thế nào?
+ Tại sao lại phải ăn ngay sau khi nấu?
+ Trước khi ăn cần phải làm gì?
*GV nhận xét và kết luận: Mỗi chúng ta cần phải chọn thực phẩm tươi mới, chọn thức ăn ở siêu thị phải có tem đảm bảo chất lượng sản phẩm, nấu chín kĩ thức ăn, ăn ngay sau khi nấu. Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
*HĐ 2: Cảm xúc của em
- GV yêu cầu hs viết ra giấy nhớ những việc cần làm để bảo vệ sức khoẻ từ những bữa ăn gia đình.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV hỏi: Tại sao phải thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn?
- GV nhận xét và kết luận: Phải thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn giúp cơ thể khoẻ mạnh, gia đình hạnh phúc,..
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề
- HS tập trung trật tự trên sân
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát
- Lắng nghe
- HS quan sát
+ Tiêu chảy, kiết lị, thương hàn, tử vong.
+ Chọn thực phẩm tươi mới, chọn thức ăn ở siêu thị phải có tem đảm bảo chất lượng sản phẩm, nấu chín kĩ thức ăn, ăn ngay sau khi nấu.
+ Vì thức ăn nấu chín để lâu sẽ bị nhiễm vi khuẩn.
+ Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
- Lắng nghe
- HS viết ra giấy nhớ những việc cần làm để bảo vệ sức khoẻ từ những bữa ăn gia đình.
- Nhiều hs trả lời.
- Lắng nghe
Tuần: 21
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: BẾP NHÀ EM
Ngày dạy:
08/02/2023
Tiết: 62
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức được các nguy Cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 
- Thực hiện được những việc làm cụ thể để đãm bảo an toàn trong ăn uống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
Trò chơi: Nếu. thì.: (Chia đội )
- GV Chia lớp thành đội Nếu và đội Thi để dự đoán những nguy cơ sẽ xảy ra nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp.
GV phổ biến luật chơi: 
- Lần lượt một bên nói "Nếu..., bên kia nói Thì.., sau ba cầu thủ đối lại.
Kết luản: GV dẫn vào nội dung chủ đề Qua trò chơi, thầy cô thấy, đã nhiều bạn để ý đến Các tình huống có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS thực hiện chia đội theo phân công của GV.
+ Nếu bát đũa mốc thì thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.
+ Nếu đồ ăn bị ôi thiu thì dễ bị đau bụng.
+ Nếu sử dụng thực phẩm quá hạn thì dễ bị ngộ độc.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: - HS nhận biết được các tình huống có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở gia đình. 
- Thực hiện các hành động cụ thể để giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm ở gia đình: xây
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Thảo luận về những việc cần làm để đảm bảo vệ sinh an toàn trong ăn uống ( làm việc nhóm 4)
- GV mời HS làm việc theo nhóm. 
- Mỗi nhóm chọn một vấn đề để thảo luận: 
Câu hỏi thảo luận: 
+Vì sao phải kiểm tra bếp Đồ dùng trong bếp cất không đúng chỗ cổ thể gây nguy hiểm thế nào?
+ Đó chai lọ trong bếp mà tất nhằn ghi tên thì có nguy hiểu gì không?
+ Bát đĩa, nối, dao, thìa, đũa để bắn, mốc có nguy cơ gì đối với an đoàn thực phẩm Thức ăn thừa không cắt ngăn mát, không đậy có thể mang đến nguy hiểm 
 + Yêu cầu HS viết, vẽ vào giấy A3 các nội dung cần thực hiện. 
- Mời địa diện nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét tuyên dương.
. Kết luận: Ta cần nhắc nhau luôn giữ bếp sạch sẽ, không tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi trùng phát triển, bảo vệ sự an toàn của cả nhà.
- HS đọc yêu cầu
- Tiến hành thảo luận nhóm.
Gợi ý một số việc cần làm để đảm bảo vệ sinh an toàn trong ăn uống tại bếp nhà em:
+ Bảo quản thực phẩm sống và chín đúng cách.
+ Thường xuyên kiểm tra chất lượng và hạn sử dụng của các loại thực phẩm trong tủ lạnh, tủ bếp, kệ,...
+ Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ nhà bếp và làm sạch dụng cụ vệ sinh sau khi dùng.
+ Dán nhãn cho các loại hộp, lọ và đậy nắp kín để bảo quản tốt hơn.
+ Không để thực phẩm chín trên bàn, mâm mà không có lồng bàn hay nắp đậy che chắn.
- đại diện nhóm lwn trình bày.
- Nhóm khác nhận xét câu trả lời của bạn.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ HS lên kế hoạch hành động cá nhân để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gian bếp của gia đinh
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Mở rộng và tổng kết chủ đề (Làm cá nhân)
- GV và HS viết vào vở bài tập hoặc tờ giấy những việc mình sẽ thực hiện trong một hai ngày tới. 
- Mời HS lên đọc kế hoạch hoạt động của mình.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
 Mình sẽ thực hiện những việc sau vào buổi tối ngày 20 tháng 12 
Cùng mẹ kiểm tra tủ lạnh. 
 Sắp xếp lại thức ăn trong tủ lạnh. 
. Lau dọn tủ lạnh.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Kết luận: HS trao đổi với bạn bên cạnh và tự cam kết sẽ thực hiện.
- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành viết vào vở hoặc giấy.
- Học sinh lên đọc kế hoạch của mình cho các bạn nghe.
- Các HS nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Kiểm tra nhãn chai, lọ
+ Kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh.
+ Bảo quản thực phẩm sống và chín trong bếp đúng cách.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 21
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ÔNG TÁO
Ngày dạy:
11/02/2023
Tiết: 63
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức được các nguy Cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 
- Thực hiện được những việc làm cụ thể để đãm bảo an toàn trong ăn uống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức hát để khởi động bài học. 
+ Cho HS hát theo giai điệu bài hát “Bàn tay mẹ”
+ Cơm con ăn và nước con uống từ đâu?
+ Mẹ nấu ăn ở đâu?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
- Cơm con ăn từ tay mẹ nấu và nước con uống từ tay mẹ đun.
- Mẹ nấu ăn ở trong bếp
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các pho ... ...............................................................................................................................
Tuần: 21
LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ CẢNH VẬT TRONG TRANH.
Ngày dạy:
10/02/2023
Tiết: 147
Môn: Tiếng Việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật trong tranh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật trong tranh.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật trong tranh.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên, cảnh vật.
- Phẩm chất nhân ái: Viết được đoạn văn 
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ làm bài
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Kể tên một số cảnh vật em yêu thích ?
+ Em thích cảnh nào nhất ? Vì sao?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi.
+ Học sinh trả lời
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật trong tranh.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật trong tranh.
- GV hướng dẫn HS: Các em quan sát tranh, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu của bài tập theo gợi ý:
+ Giới thiệu bao quát về cảnh vật.
+ Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh vật.
+ Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với cảnh vật.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
- Một số HS trình bày ý kiến.
- GV nhận xét các nhóm. GV khuyến khích HS bám vào những gợi ý và đặc biệt là HS phải nêu được tình cảm, cảm xúc của mình về cảnh vật trong tranh.
- GV khen những HS có chia sẻ thú vị.
2.2. Hoạt động 2: Viết lại tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật theo gợi ý c bài tập 1
- GV yêu cầu HS nêu lại yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS làm việc cá nhân để viết lại tình cảm, cảm xúc khi ngắm nhìn cảnh vật mình yêu thích.
- GV lưu ý HS khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần sử dụng những từ ngữ như: thích thú, yêu thích, biết ơn, trân trọng,..
2.3. Hoạt động 3: Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi ( dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,...)
+ GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân: đọc đoạn văn, phát hiện lỗi.
- GV và HS nhận xét, góp ý
- Lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm
- Một số HS chia sẻ.
- Lắng nghe
- HS viết lại tình cảm, cảm xúc của bản thân về sự vật dựa vào những điều đã nói ở ý c bài tập 1.
- HS sửa lỗi nếu có.
- HS chỉnh sửa theo góp ý.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng:
+ HS thực hiện hoạt động tại nhà.
+ HS tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về cây cối, muông thú.
+ HS có thể ghi lại một số thông tin về câu chuyện, bài văn, bài thơ,... đã đọc như: tên, nội dung chính của câu chuyện, bài văn, bài thơ,...
- Lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện ở nhà.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 21
ĐỌC: NGÀY HỘI RỪNG XANH
Ngày dạy:
09/02/2023
Tiết: 21
Môn: Ôn Tiếng Việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Ngày hội rừng xanh”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được những sự vật nào đã tham gia vào ngày hội.
- Hiểu được sự vui nhộn của ngày hội rừng xanh.
- Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Thiên nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới vô cùng kì thú và hấp dẫn.
- Nói được những hiểu biết về rừng ( Qua phim ảnh, sách, báo)
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất. 
- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, sự hứng thú khi khám phá thế giới thiên nhiên kì thú.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý các loài động vật.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh?
+ Các em hãy đoán thử xem những con vật này làm gì trong ngày hội?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm
+ Đại diện nhóm trả lời: chim gõ kiến, gà rừng, công, khướu, kì nhông.
+ HS trả lời theo sự hiểu biết.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Ngày hội rừng xanh”.
+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được những sự vật nào đã tham gia vào ngày hội.
+ Hiểu được sự vui nhộn của ngày hội rừng xanh.
+ Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Thiên nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới vô cùng kì thú và hấp dẫn.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Giọng sôi nổi, hồ hởi, nhịp hơi nhanh ở khổ 1; giọng thong thả, tươi vui ở khổ 2; giọng thích thú, ngạc nhiên ở khổ 3,4.
- GV HD đọc: 
+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: nổi, mõ, rừng, xanh, tre, trúc, khoác, lĩnh..)
+ Ngắt đúng nhịp thơ
Chim Gõ Kiến / nổi mõ /
Gà Rừng / gọi vòng quanh/
- Sáng rồi, / đừng ngủ nữa/
Nào, / đi hội rừng xanh!//
Tre,/ trúc / nổi nhạc sáo/
Khe suối / gảy nhạc đàn/
Cây/ rủ nhau thay áo/
Khoác bao màu tươi non.//
+ Đọc diễn cảm hình ảnh thơ: Ô kìa anh cọn Nước / Đang chơi trò đu quay!
- GV mời 4 HS đọc nối tiếp ( mỗi HS đọc 1 khổ)
- GV giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ và một số từ ngữ khó hiểu với HS.
- HS làm việc theo nhóm: Đọc nối tiếp.
- HS làm việc cá nhân: đọc nhẩm toàn bài.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ trước lớp.
- GV nhận xét việc luyện đọc trước lớp của HS.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Các sự vật tham gia ngày hội như thế nào?
+ Câu 2: Cùng bạn hỏi đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh. ( GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm cặp) 
+ Câu 3: Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì?
+ Câu 4: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? 
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Thiên nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới vô cùng kì thú và hấp dẫn.
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- HS tập đọc diễn cảm theo GV.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS đọc nhẩm
- 4 HS đọc nối tiếp trước lớp.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Tre, trúc nổi nhạc sáo, khe suối gảy nhạc đàn, nấm mang ô đi hội, cọn nước chơi trò đu quay. 
+ HS dựa vào nội dung bài để hỏi đáp. 
+ Tiếng mõ, tiếng gà rừng gọi, tiếng nhạc sáo của tre trúc, tiếng nhạc đàn của khe suối, tiếng lĩnh xướng của khướu. Tác dụng: Những âm thanh đa dạng đó làm cho ngày hội vui tươi, rộn rã hơn.
+ HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video cảnh rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
+ GV nêu câu hỏi: Việc phá rừng gây ra những tác hại gì? 
+ Việc làm đó có nên làm không?
- Nhắc nhở các em phải biết bảo vệ rừng, tuyên truyền vận động mọi người không chặt, phá rừng để bảo vệ ngôi nhà cho các loài động vật và bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2022_2023.docx