Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Buổi 1 - Trường Tiểu học Khánh Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Buổi 1 - Trường Tiểu học Khánh Thượng

Tập đọc - kể chuyện

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I/ Mục tiêu: * Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

 - HS (TLCH 1,2, 3, 4)

* Kể chuyện : Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo cách phân vai ( Người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ ) .

II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung câu luyện đọc.

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Buổi 1 - Trường Tiểu học Khánh Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Thứ hai ngày tháng 1 năm 2012
Tập đọc - kể chuyện
Nhà bác học và bà cụ
I/ Mục tiêu: * Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
 	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu :
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
	- HS (TLCH 1,2, 3, 4)
* Kể chuyện : Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo cách phân vai ( Người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ ) .
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung câu luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A/ Kiểm tra bài cũ: gọi 2 HS đọc bài " Người trí thức yêu nước " trả lời câu hỏi nội dung bài.
B/ Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. luyện đọc :
a/GV đọc mẫu giọng chậm rãi, khoan thai, giọng cụ già chậm chạp mệt mỏi
b/ HD luyện đọc và giải nghĩa từ :
GV viết bảng " Ê-đi-xơn " yêu cầu 2-3 em đọc lại .
GV gọi HS nối tiếp nhau đọc câu .
GV sửa lỗi phát âm.
HS đọc nối tiếp đoạn.
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ , tập đặt câu với từ " Cười móm mém, nhà bác học "
HS đọc nối đoạn theo nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
3.Tìm hiểu bài:
GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Nói những điều em biết về Ê-đi - xơn ?
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
- Khi biết mình đang nói chuyện với nhà bác học Bà cụ mong muốn điều gì ?
- Vì sao cụ mong muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
- Mong muốn của bà cụ ngợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn bốn để biết được mong muốn của bà cụ đã được nhà bác học thực hiện như thế nào?
- Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?
- Em hãy tìm hai chi tiết trong bài cho thấy sự quan tâm của ông đến con người?
- Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
GV nhận xét.
4.Luyện đọc lại.
GV đọc mẫu đoạn 3 GV HD đọc đúng lời nhân vật .
Nhấn giọng vào từ : " Loé lên, reo lên, nảy ra, vô cùng ngạc nhiên, đầu tiên, làm nhanh,"
GV hướng dẫn luyện đọc bài
*Kể chuyện :
1.GV nêu nhiệm vụ.
- Tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai
2.HDHS dựng lại câu chuyện theo vai.
GV nhắc HS nhập vai mình kể theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
Cho HS thi kể theo nhóm.
GV nhận xét lời kể. Bình chọn nhóm kể hay.
- Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì ?
- Câu chuyện xảy ra khi Ê - đi - xơn phát minh ra đèn điện, mọi người ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ đã đi bộ 20 cây sốđể được tận mắt xem chiếc đèn điện, đến nơi bà cụ mệt quá ngồi nghỉ ở bên đường, đúng lúc ấy nhà bác học Ê - đi - xơn đi qua, thấy bà cụ ông dừng lại hỏi thăm.
- Bà cụ mong muốn nhà bác học làm được cái xe không cần ngựa kéo, thật êm.
- Vì xe ngựa đi rất xóc, đi xe ấy các cụ sẽ ốm mất.
- ông nghĩ sẽ chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện.
- Nhờ tài năng và tinh thần lao động, nghiên cứu miệt mài và sự quan tâm đến mọi người của nhà bác học Ê - đi - xơn mà mong ước của bà cụ được thực hiện.
+ Thấy cụ già ngồi bên vệ đường vừa bóp chân vừa bóp lưng thùm thụp, nhà bác học liền dừng lại hỏi thăm cụ.
+ Cụ già ao ước có một chiếc xe đi thật êm, vậy là nhà bác học đã miệt mài nghiên cứuđể chế tạo ra xe như vậy.
- Khoa học tạo ra những thứ cần thiết cho con người, làm con người ngày càng được sống sung sướng, thuận tiện hơn. Khoa học giúp con người hiểu và cải tạo thế giới xung quanh,...
IV/Củng cố - Dặn dò :
Về đọc bài và tập kể lại câu chuyện.
**********************************************
Toán
Luyện tập
I/Mục tiêu: Giúp HS: 
	- Biết tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
 - Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm).
	- HS làm bài 1,2. Không nêu tháng 1 là tháng riêng tháng 12 là tháng chạp.
II/Đồ dùng dạy học:- Tờ lịch năm 2004, 2006
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A. kiểm tra bài cũ :
 Chữa bài tập 1; 2.
B . Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới:
Bài 1.
GV cho HS xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004 ( trong SGK ) và trả lời câu hỏi theo các phần a,b,c 
GVHDHS làm mẫu một câu yêu cầu HS tự làm bài.
GV nhận xét
Lưu ý phần c : cho HS quan sát tháng 2 để thấy được tháng 2 năm 2004 có Bao nhiêu ngày?
Bài 2.
GV yêu cầu HS quan sát lịch năm 2006 trả lời câu hỏi như bài tập 1
Nhận xét chốt lại ý đúng.
Bài 3 
GV YC HS đọc đề bài.
Yêu câu HS tự làm bài cá nhân.
Có thể sử dụng cách nắm bàn tay để xác định các tháng có 30 ngày, 31 ngày .
Bài 4.
YC HS đọc bài.
Chú ý trước tiên cần phải xác định được tháng 8 có 31 ngày. sau đó có thể tính dần .
Bài 1: 
Ngày 3 tháng 2 là thứ: ba
Ngày 8 tháng 3 là thứ hai
( GV có thể nêu ý nghĩa của hai ngày này)
- 29 ngày
Bài 2: xem tờ lịch năm 2005 rồi cho biết.
Bài 3: Trong một năm:
- Những tháng có 30 ngày là: T 4, 6, 9 ,10, 11.
- Những tháng có 31 ngày là: T 1, 3, 5 , 8, 12.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Khoanh vào trước câu trả lời đúng là chữ C .
IV/Củng cố - Dặn dò : Ôn cách so sánh số
**************************************************************************
Thứ ba ngày tháng 1 năm 2012
Chính tả 
Nghe viết bài : Ê - đi - xơn
I/ Mục tiêu:
 	- Nghe và viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc bài chính phương ngữ do Gv chọn. 
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài
GV nêu YC, MĐ của bài.
HĐ1 : Hướng dẫn HS nghe - viết.
MT : HS hiểu được nội dung bài viết luyện viết các từ khó, và viết đúng chính tả bài viết.
Cách tiến hành :
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài .
- Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
-Tên riêng Ê - đi - xơn viết như thế nào?
- Giúp HS nhận xét: chữ dễ viết sai.
HD Cách trình bầy.
*GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
* GV chấm chữa bài - nhận xét từng bài về nội dung , chữ viết , cách trình bày.
2 HD HS làm bài tập :
Bài2 / GV nêu yêu cầu chọn bài 2a.
GV mở bảng phụ gọi hai HS đọc điền đúng tr / ch vào bảng con.
Nhận xét bài làm
GV kết luận.
- Ê, Bằng,Câu và tên riêng Ê - đi xơn.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên có vạch nối giữa các chữ.
Bài 2:
Mặt tròn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lưởng trên cao
Đêm vào đi ngủ chui vào nơi đâu
IV/Củng cố - Dặn dò :
Về hoàn chỉnh bài, ghi nhớ phần chính tả.
********************************************
Toán 
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về đường tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng com pa để vễ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
 - HS làm bài 1,2,3.
II/Đồ dùng dạy học:- Mô hình hình tròn, com pa.
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A. kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
B . Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.GV giới thiệu hình tròn :
GV đưa ra vật có dạng hình tròn để giới thiệu.
GV giới thiệu hình tròn vẽ sẵn trên bảng lớp, giới thiệu tâm 0 , bán kính 0M, đường kính AB.
GV nhận xét như SGK .
3. Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn.
GV cho HS quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa.
GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm 0, đường kính 2 cm.
4. thực hành :
Bài 1.
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK để nêu tên bán kính, đường kính của hình tròn.
GV nhận xét chốt nội dung.
Bài 2. 
 GV yêu cầu HS tự vẽ hình tròn theo tâm và bán kính cho trước. 
Nên cho HS tập cầm com pa, làm quen với cách vẽ .
Bài 3 
GV YC HS tự làm bài vẽ được đường kính, bán kính theo hình tròn đã cho sẵn.
GV kết luận
Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn:
a) p
 M N
 Q
b) C
 A B
 D
a) Đường kính là MN, PQ
Bán kính là 0M, 0N, 0P, 0Q.
b) Đường kính là: AB
Bán kính là OA, OB
IV/Củng cố - Dặn dò :
Về hoàn chỉnh bài và học bài
************************************************************************
Thứ tư ngày tháng 1 năm 2012
Tập đọc
Cái cầu
I/ Mục tiêu:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu :
 - Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (TLCH SGK); thuộc được khổ thơ em thích.
 3. Học thuộc lòng bài thơ.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung luyện đọc thuộc lòng
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Kiểm tra bài cũ .
HS đọc và kể chuyện " Nhà bác học và bà cụ ", trả lời câu hỏi SGK.
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc :
GV đọc diễn cảm bài thơ : Giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với chiếc cầu của cha : Vừa bắc xong, Yêu sao yêu thế,
GV gọi HS nối tiếp nhau đọc dòng .
GV sửa lỗi phát âm.
HS đọc nối tiếp câu.
GV giúp HS hiểu nghĩa những từ ngữ 
được chú thích trong bài
Nghỉ hơi đúng chỗ.
HS đọc nối tiếp theo nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
Tìm hiểu bài:
GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời.
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
- Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc cầu nào, được bắc qua dòng sông nào ?
- Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
GV từ chiếc ảnh cây cầu cha gửi cho, bạn nhỏ đã hình dung đến cây cầu rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, thân thuộc trong cuộc sống của mình.
- Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? vì sao ?
- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào ?
GV nhận xét.chốt nội dung bài thơ.
3 : HS biết đọc thuộc lòng bài thơ.
GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ.
GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc thuộc lòng dưới nhiều hình thức
Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- Cha bạn nhỏ làm nghề xây dựng cầu. Câu thơ cho em biết điều đó là:
- Cha giử cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
- Bạn nghĩ đến cây cầu gần gũi xung quanh cuộc sống của bạn: con nhện có chiếc cầu tơ nhỏ giúp nó qua chum nước; con sáo có ngọn gió làm cầu đưa sáo sang sông; con kiến có chiếc lá tre làm cầu đưa kiến qua ngòi nước; bạn sang được nhà ngoại nhờ có chiếc cầu tre êm như võng trên sông ru người qua lại; mẹ thường đãi đỗ ở chiếc ao.
- Bạn nhỏ yêu nhất cái cầu trong bức ảnh mà cha gửi về.Vì bạn nhỏ là người rất yêu và tự hào về cha của mình nên bạn nhỏ yêu luôn chiếc cầu mà cha đã tham gia xây dụng. Bạn tự hào gọi chiếc cầu  ...  - Dặn dò :
Về hoàn chỉnh bài và học bài
*******************************************
Toán 
vẽ trang trí hình tròn
I/Mục tiêu:
	Giúp HS: Biết dùng com pa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn(đơn giản). – HS làm bài 1 Bước 1,2) bài 2.
II/Đồ dùng dạy học: 
- Com pa - Bút chì để tô mầu
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra sự CB đồ dùng của HS.
B . Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới:
Bài 1,
GV YC học sinh quan sát mẫu và các bước trong SGK
Cho HS tự vẽ theo các bước:
B1:Vẽ hình tròn tâm O bán kính bằng 2 cạnh ô vuông (như SGK)
B2: YC HS vẽ phần hình tròn tâm A, bán kínhAC và phần tâm hình tròn tâm B, bán kính BC.
B3:Vẽ tiếp phần hình tròn tâm C , bán kính CA và phần hình tròn tâm D, bán kính DA. 
Bài 2, 
YC HS đọc đề bài.
Cho HS xem một vài bài vẽ đẹp.
YC HS tự tô màu theo ý thích vào hình vẽ ở bài tập 1
GV chấm bài nhận xét.
Bài 1:Vẽ hình theo các bước sau:
 C
Bước 1
 A B
 D
 C
Bước 2 
 D
Bước 3
V/Củng cố - Dặn dò :
- Về hoàn chỉnh bài và học bài
************************************************
Tập viết 
ôn chữ hoa : p
I/ Mục tiêu: GD tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao Phá tam giang nối đường ra Bắc/ Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
1. Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P ( 1 dòng) Ph, b ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu ( 1 dòng) và viết câu ứng dụng . Phá tam giang nối đường ra Bắc/ Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam" bằng cỡ chữ nhỏ.
II/Đồ dùng dạy học:
 Mẫu chữ viết hoa P.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS lên bảng viết, lớp viết bảng con : Lãn Ông, ổi Quảng Bá .
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ viết hoa.
GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết P ( Ph ) , B, C ( Ch ), T, G ( Gi ) , Đ ,H ,V , N .
b/ Luyện viết từ ứng dụng tên riêng.
GV giới thiệu về Phan Bội Châu.
- HS viết từ ứng dụng " Phan Bội Châu ".
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
GV giúp HS hiểu." Phá tam giang nối đường ra Bắc/ Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam "
Từ đó hiểu nội dung câu ca dao.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
GV nêu yêu cầu về số dòng viết
4. chấm chữa bài
GV chấm một số bài và nhận xét.
- P ( Ph ) , B, C 
( Ch ), T, G ( Gi ) , Đ ,H ,V , N . 
Phan Bội Châu.
Phá tam giang nối đường ra Bắc/ Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam "
IV/Củng cố - Dặn dò :
Về hoàn chỉnh bài và học bài
************************************************************************
Thứ năm ngày tháng 1 năm 2012
Chính tả 
một nhà thông thái
 I/ Mục tiêu:
 - Nghe và viết đúng CT; trình bầy đúnghình thức văn xuôi . 
 -- Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc bài chính phương ngữ do Gv chọn.
II/Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép BT3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A -Kiểm tra bài cũ :GV đọc cho HS viết bảng: Trường, chảy
B-Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài
GV nêu YC, MĐ của bài.
2 -HD HS nghe - viết 
a -HD chuẩn bị bài:
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài "Một nhà thông thái ".
 - GV giúp HS hiểu nội dung bài 
 - Đoạn văn gồm mấy câu?
 - Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- YC HS đọc thầm và viết từ khó.
b - GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết bài.
C. GV chấm ,chữa bài
3. HD HS làm BT
GV chọn làm BT 2a
GV theo dõi HS làm bài
GV gọi 3HS lên bảng thi điền đúng , nhanh âm đầu r/ d / gi vào chỗ trống .
 Cả lớp và GV nhận xét về chính tả chốt lại lời giải đúng.
BT 3
YC HS tìm đúng các từ. 
Lưu ý các từ cần tìm phải là từ chỉ hoạt động.
Cho HS thi tiếp sức
- Ông, Nhà, Người và tên riêng Trương Vĩnh Ký.
Bài 2: 
HS1: Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức.
HS2: Ra - đi - ô
HS1: Người chuyên nghiên cứu bào chế thuốc chữa bệnh.
HS2: dược sĩ.
HS1: đơn vị thời gian nhỏ hơn phút.
HS2: Giây.
Bài 3: 
R: reo hò, rung cây, rang cơm, rán cá, ra lệnh, rống lên, rong chơi,...
d: dạy học, dỗ dành, dạo chơi, dang tay, sử dụng,...
gi: gieo hạt, giao việc, giáo dục, giương cờ, gióng giả,...
IV/Củng cố - Dặn dò :
Về hoàn chỉnh bài, ghi nhớ phần chính tả.
***********************************************
Toán 
Nhân số có bốn chữ số
với số có một chữ số
I/Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( có nhớ một lần ). 
 - Giải toán có gắn phép nhân. HSLBT 1,3, 2 cột a bài 4 cột a.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A. kiểm tra bài cũ :
 Chữa bài tập 2.
B . Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài
* Dạy bài mới:
1. Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ.
GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số 1034 x 2 = ?
Gọi HS nêu cách thực hiện vừa viết vừa nói
Nhận xét bài và chốt lại nội dung.
2 . Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ 1 lần .
GV giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số 2125 x 3 = ?
Gọi HS nêu cách thực hiện vừa viết vừa nói
Nhận xét bài và chốt lại nội dung
Lưu ý : Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
Bài 1 GV nêu yêu cầu.
Yêu cầu HS nêu cách làm.
GV nhận xét.
Bài 2 
 GV yêu cầu HS nêu cách tính.
Bài 3 
GV cho HS tự đọc bài tập, tự tóm tắt làm bài cá nhân.
GV chữa bài chốt lời giải đúng.
Bài 4. 
GV gọi HS nêu cách tính nhẩm.
Yêu cầu HS nêu cách kiểm tra lại kết quả.
a)1034 x 2 = ?
 1034
x
 2
 2068
1034 x 2 = 2068
b) 2125 x 3 = ?
 2125
x
 3
 6375
2125 x 3 = 6375
Bài 1:Tính
 1234 1072
 x x
 2 4
 2468 4288
Bài 2: Đặt tính rồi tính
1023 x 3 1212 x 4
 1023 1212
 x x
 3 4
 3069 4848
Bài 3:
Giải
số viên gạch 4 bức từng xây hết là:
 1015 x 4 = 4060(viên) 
 Đáp số: 4060 viên gạch
IV/Củng cố - Dặn dò :
Về hoàn chỉnh bài và học bài
*******************************************
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ về sáng tạo
Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi
I/ Mục tiêu:
 	- Nêu được một số từ ngữ về chủ đề sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học.
	- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT2a/b/c hoặc a/b/d).
	- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài ( BT3)
II/Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép nội dung bài tập1.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/Bài cũ : HS lên bảng làm bài tập 2,3.
 2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Giới thiệu bài
2 . hướng dẫn HS làm bài tập.
 * Bài tập 1
 - GV nêu yêu cầu của bài: Dựa vào các bài tập đọc đã học ở tuần 21, 22 .
- HS thảo luận nhóm .
 - Tìm những từ ngữ chỉ tri thức và hoạt động của tri thức?
- Gọi 3 HS làm thi trên bảng lớp.
 - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại 
 * Bài tập 2. 
- GV gọi HS đọc yêu cầu và bốn câu văn còn thiếu dấu phẩy.
- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài cá nhân, trả lời trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét .
 * Bài tập 3.
 - GV yêu cầu HS đọc truỵên vui Điện.
 - GV yêu cầu các em kiểm tra xem bạn dùng dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai, giúp bạn sửa lại những chỗ sai.
-Truyện này gây cười ở những chỗ nào ?
Nhận xét chốt lại bài làm đúng.
Bài 1: 
Từ chỉ tri thức
Từ chỉ hoạt động
Nhà bác học , nhà thông thái,...
Nghiên cứu khoa học.
Nhà phát minh, kĩ sư
NCKH, phát minh, chế tạo máy móc,...
Bác sĩ, dược sĩ
Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh,...
Thầy giáo, cô giáo
Dạy học
Nhà văn, nhà thơ
Sáng tác
Bài 2:
a) ở nhà, em thường giúp bà sâu kim.
b) Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông, những bài ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
Bài 3:
- Anh ơi, người ta làm điện để làmgì?
- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu bây gời vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
 - Vô tuyến hoạt động được là nhờ điện, con người phát minh ra điện trước rồi mới phát minh ra vô tuyến nhưng người anh lạ nói nhầmlà không có điện thì phải”thắp đèn giầu để xem vô tuyến”.
4/Củng cố - Dặn dò :
Về hoàn chỉnh bài và học bài
******************************************
Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2012
Tập làm văn 
Nói, viết về người lao động trí óc
I/ Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng nói :Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1).
 2. Rèn kỹ năng viết : Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7câu ) ( BT2).
II/Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép gợi ý về người lao động trí óc .
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A- Kiểm tra bài cũ :
Gọi HS kể lài câu chuyện " Nâng niu từng hạt giống ".
B-Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài
GV nêu YC, MĐ của bài.
2 Hướng dẫn học sinh làm bài .
 BT 1 :
GV YC HS nói rõ về những người lao động trí óc. Theo gợi ý SGK . 
GV nhắc HS trả lời rõ ràng, đầy đủ, thành câu.
Cả lớp và GV NX , chấm điểm 
- Em có thích làm công việc như người ấy không ? 
- GVHDHS bình chọn bạn kể hay.
BT2 : 
GV nêu yêu cầu của bài.
Nhắc HS viết bài vào vở rõ ràng.
Thu chấm và nhận xét bài làm .
HS đọc gợi ý SGK .
Thảo luận nhóm đôi.
HS trình bày từng cặp thi kể.
Tên , nghề nghiệp.
- Công việc hàng ngày.
- Cách làm việc của người đó
NX bình chọn 
HS đọc yêu cầu của bài.
HS viết bài vào vở.
3 Củng cố , dặn dò: GV NX tiết học - dặn tiết sau.
******************************************
Toán tiết 110
Luyện tập
I/Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số(có nhớ đến 1 lần ). 
 - LBT 1, 3, 4 cột 1,2 Bài 2 cột 1,2,3.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A. kiểm tra bài cũ :
 Chữa bài tập 2.
B . Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới:
Bài 1. GV nêu yêu cầu.
Yêu cầu HS nêu cách làm.
GV nhận xét.
Bài 2.
 GV yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 3 
GV cho HS tự đọc bài tập, tự tóm tắt làm bài cá nhân
GV chữa bài chốt lời giải đúng.
Bài 4. 
GV gọi HS nêu cách làm để phân biệt thêm và gấp.
Bài 1: Viết thành phép nhân và ghi kết quả:
a) 4129 + 4129 = 4129 x 2= 8258
b) 1052 + 1052 +1052 = 1052 x3 = 3156
Bài 2:
SBC
423
423
9604
5355
SC
3
3
4
5
Th
141
141
2401
1071
Bài 3: 
Giải
 Số lít dầu hai thùng có là:
 1025 x 2 = 2050(L)
 Số lít dầu còn lại là:
 2050 - 1350 = 700(L)
 Đáp số: 700 lít dầu.
Bài 4:
1015 + 6 = 1021 1015 x 6 = 6090
1107 + 6 = 1113 1107 x 6 = 6642
IV/Củng cố - Dặn dò :Về hoàn chỉnh bài và học bài
Ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 chuan kien thuc ki nang sen.doc