Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Tập đọc- kể chuyện :

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I/ Mục tiêu:

A/ Tập đọc:

 - Rèn đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nghĩa các từ mới : nhà bác học, cười móm mém

 - Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người(trả lời các câu hỏi 1,2,3,4).

B/ Kể chuyện:

 - Bước đầu biết cùng bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh ảnh minh hoạ, 1 vài đạo cụ

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi sáng: Tuần 22
Thứ 2 ngày 28 tháng 1 năm 2011.
Tập đọc- kể chuyện :
Nhà bác học và bà cụ
I/ Mục tiêu: 
A/ Tập đọc:
 - Rèn đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu nghĩa các từ mới : nhà bác học, cười móm mém
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người(trả lời các câu hỏi 1,2,3,4).
B/ Kể chuyện:
 - Bước đầu biết cùng bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh minh hoạ, 1 vài đạo cụ
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS đọc thuộc lòng bài : Bàn tay cô giáo.
- Gv nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới :30’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc :
a- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
 - Đọc từng câu ( Đọc từ khó : Ê- đi- xơn )
 - Đọc từng đoạn trước lớp :
 + HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài
 + Tìm hiểu nghĩa từ mới được chú giải
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 Tiết 2:
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : 15’
 - Nói những điều em biết về Ê- đi - xơn.
 - Câu chuyện giữa Ê- đi- xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
 - Bà cụ mong muốn điều gì ?
 - Vì sao bà cụ mong muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
 - Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê- đi- xơn ý tưởng gì ?
 - Nhờ đâu mong muốn của bà cụ được thực hiện ?
 - Theo em, khoa học mang lại ích lợi gì cho con người ?
4/ Luyện đọc lại :
 - GV đọc mẫu đoạn 3.
 - Hướng dẫn HS đọc đúng lời Ê- đi- xơn và lời bà cụ
 - Một vài HS thi đọc đoạn 3.
 - Một tốp 3 HS thi đọc toàn truyện theo vai.
Kể chuyện :18’
1/ GV nêu nhiệm vụ :
2/ Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai :
 - GV lưu ý HS : Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
 - HS hình thành nhóm, phân vai.
 - Từng tốp 3 HS thi dựng lại câu chuyện theo vai.
 - Cả lớp và GV bình chọn nhóm dựng chuyện tốt nhất.
IV/Củng cố, dặn dò: 2’
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
 - Nhận xét giờ học.
 ------------------------------------------------------
 Mĩ thuật:
 Vẽ trang trí .Vẽ màu vào dòng chữ đều.
 -----------------------------------------------------
Toán.
Tháng - Năm (tiếp).
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tên gọi tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch(tờ lịch tháng,năm...).
- Dạng bài 1,2 không nêu tháng 1 là tháng giêng,tháng 12 là tháng chạp.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 (năm 2011).
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/Luyện tập: HS làm BT 1, 2, 3,4 .
- Gọi HS đọc yêu cầu BT, GV giải thích hướng dẫn thêm.
- HS làm bài, Gv theo dõi, chấm 1 số bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: HS nêu miệng kết quả, GV hỏi 1 số HS cách làm.
 Ví dụ: Để biết ngày 8 - 3 là ngày thứ mấy ta làm thế nào?
 (Trước tiên ta phải xác định phần lịch tháng 3. Sau đó xem lịch sẽ biết được ngày 8-3 vào thứ 2).
- Để biết thứ 2 đầu tiên của thág 7 là ngày nào ta nhìn vào lịch tháng 7 tìm thứ 2 đầu tiên của tháng ứng với ngày mồng 5.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài: Xem lịch 2005 rồi cho biết .
- Hướng dẫn HS xem lịch rồi trả lời a,b.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài .Trong một năm :
 a) Những tháng nào có 30 ngày?
 b) Những tháng nào có 31 ngày?
- HS nêu miệng kết quả.
d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài .Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Ngày 30 tháng 8 là chủ nhâtỵ thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là:
 A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ tư D. Thứ năm
- HS làm bài vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét .
3/ Củng cố, dặn dò. 2’.
- GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày tháng 2 năm 2011.
Thể dục :
Ôn nhảy dây. Trò chơi : Lò cò tiếp sức
 ------------------------------------------------------
Toán :
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
 - Bước đầu biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
 - Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Một số hình tròn,( mô hình ), com pa.
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu hình tròn.
 - GV đưa ra 1 số vật thật có dạng hình tròn và giới thiệu : Đây là hình tròn
 - GV giới thiệu 1 hình tròn vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm 0, bán kính OM, đường kính AB.
 - GV nêu nhận xét : Trong một hình tròn 
 * Tâm O là trung điểm của đường kính AB.
 * Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
2/ Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn :
 - Cho HS quan sát cái com pa và giới thiệu cấu tạo của com pa. Com pa dùng để vẽ hình tròn.
 - GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm.
 + Xác định khẩu độ com pa bằng 2cm trên thước.
 + Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay thành 1 vòng hình tròn.
3/ Thực hành : Bài 1, 2, 3 .
 - HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích thêm.
 - HS làm bài vào vở. GV chấm bài.
* Chữa bài :
 - Bài 1 :Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Nêu tên các bán kính , đường kính có trong mỗi hình tròn.
- Củng cố cho HS cách xác định đường kính, bán kính.
 - Bài 2 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập. Em hãy vẽ hình tròn có:
 a) Tâm O, bán kính 2 cm;
 b) Tân I, bán kính 3 cm.
- Củng cố cách vẽ hình tròn.
 - Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát hình ở SGK trang 111.
 a) Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn: Củng cố cách vẽ đường kính.
 b) Câu nào đúng ,câu nào sai?
- HS nêu miệng kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
VI/ Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------------
 Chính tả : ( nghe viết )
Ê- đi- xơn
I/ Mục tiêu: 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập 2 (a/b). 
II/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ:5’ 
- 2 HS lên bảng viết,cả lớp viết vào bảng con. thoắt, toả, dập dềnh
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hớng dẫn HS nghe viết :
a- Hớng dẫn HS chuẩn bị :
 - GV đọc nội dung đoạn văn : 2 HS đọc lại
 - Những chữ nào trong bài đợc viết hoa ?
 - Tên riêng Ê- đi- xơn đợc viết nh thế nào ?
 - HS viết vào nháp từ khó.
b- GV đọc bài cho HS viết vào vở :
c- Chấm bài.
3/ Hớng dẫn HS làm bài tập : HS làm bài tập 2a/b
 - Mời 2 HS lên bảng làm bài- Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 - Một số HS đọc lại câu đố đã đợc điền đúng âm đầu, đặt đúng dấu thanh.
 * Lời giải :
 chẳng, đổi, dẻo, đĩa
 Là cánh đồng.
C/Củng cố, dặn dò: 2’ 
 - GV yêu cầu HS học thuộc câu đố trong bài chính tả.
 - GV nhận xét giờ học.
 -----------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội.
Rễ cây.
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết.
- Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Các hình tr. 82, 83, sưu tầm các loại rễ.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài: 2’
2/ Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: 15’. Làm việc với sgk.
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 (sgk) mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- Quan sát hình 5, 6, 7 (sgk) mô tả đặc điểm cả rễ phụ và rễ củ.
GV chỉ định 1 vài HS nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
* Kết luận: 
 Đa số cây có 1 rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con đó là rễ cọc. Một số loại cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau -> rễ chùm.
* Hoạt động 2: 15’.Làm việc với vật thật:
- Gv phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các loại rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp nhất 
3/Củng cố, dặn dò: 3’.
- Gv nhận xét giờ học. 
 -------------------------------------------------
Thứ 4 ngày tháng 2 năm 2011.
Toán :
Vẽ trang trí hình tròn
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết dùng com pa để vẽ (theo mẫu )các hình trang trí hình tròn đơn giản.
 - Các bài cần làm : Bài 1(bước 1,bước 2) Bài 2.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 - Com pa, bút chì để tô màu.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- Gọi 1- 2 HS lên vẽ hình tròn có bán kính cho trước.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành :
a- Bài 1 : Vẽ hình theo mẫu, theo từng bước :
 - Bước1 : GV hướng dẫn để HS tự vẽ được hình tròn tâm O, bán kính bằng 2 cạnh ô vuông sau đó ghi các chữ A, B, C, D
 - Bước 2 :Vẽ trang trí hình tròn ( tâm A bán kính AC và tâm B bán kính BC )
 - Bước 3 :Dành cho HS khá,giỏi.
- Vẽ trang trí hình tròn ( tâm C bán kính CA và tâm D bán kính DA)
b- Bài 2 : Cho HS tô màu ( theo ý thích ) vào hình ở bài 1.
 - GV có thể cho cả lớp xem mẫu 1 vài hình vẽ đẹp
* Chấm bài.
 - Nhận xét bài của HS.
C/Củng cố, dặn dò: 2’ 
 - Khuyến khích HS về nhà tự vẽ lấy các hình trang trí bằng hình tròn mà các em yêu thích.
 - Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------
 Luyện từ và câu:
Từ ngữ về sáng tạo
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc , chính tả đã học (BT1). 
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ chấm thích hợpẩmtong câu ( BT2 a/b/c hoặc a/b/d). 
- Dành cho HS khá, giỏi: Làm được toàn bộ BT2.
II/ Đồ dùng dạy học: 1 tờ phiếu khổ to, 2 băng giấy.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS : 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài 3 ( làm miệng ) bài LTVC tuần 21.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
a- Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu bài
 - GV nhắc HS : dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học và sẽ học ở tuần 21, 22 để tìm những từ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
 - GV phát giáy cho các nhóm HS làm bài.
 - Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng và đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
b- Bài tập 2 : HS khá,giỏi làm được toàn bộ bài tập 2.
 - Một HS đọc yêu cầu 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy.
 - HS làm bài cá nhân.
 - GV dán bảng 2 băng giấy đã điền 4 câu văn, mời 2 HS lên bảng làm bài. Sau đó cho HS đọc lại 4 câu văn, ngắt nghỉ hơi đúng.
c- Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu bài và truyện vui : Điện
 - GV giải nghĩa thêm từ : Phát minh.
 - Cả lớp đọc thầm lại truyện vui,  ... hớ 1 lần.
- GV nêu và viết lên bảng: 2125 x 3 = ?
- HS tự đặt tính rồi tính, GV lưu ý HS:
 + Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì”phần nhớ” được cộng sang kết quả phép nhân hàng tiếp theo.
 + Nhân rồi mới cộng phần nhớ ở hàng liền trước.
3/ Thực hành: BT 1, 2, 3, 4 .
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập . GV gải thích thêm.
- HS làm BT vào vở, GV theo dõi chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính.
- GV ghi bảng.
 1234 4013 2116 1072
 x 2 x 2 x 3 x 4
- HS đọc phép tính và kết quả.
b- Bài 2: Bài (b) dành cho HS khá,giỏi.
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính.
 a) 1023 x 3 b) 1212 x 4
 1810 x 5 2005 x 4
- Gọi HS lên bảng đặt tính rôi tính ( mỗi em 1 cột tính).
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Một HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở.
 Giải:
 Xây bốn bức tường hết số viên gạch là:
 1025 x 4 = 4060(viên).
 Đáp số: 4060 viên gạch
- Củng cố giải toán( có phép nhân số có 4 chữ số).
d- Bài 4: Dành cho HS khá ,giỏi cột(b). Củng cố tính nhẩm.
- GV giải thích mẫu.
- Gọi HS đứng dậy điền kết quả ,giáo viên ghi bảng.
4/ Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------------
Thủ công.
Đan nong mốt (tiết 2).
 -------------------------------------------------------
Đạo đức :
Giao tiếp với khách nước ngoài ( tiết 2 )
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ,tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
- Dành cho HS khá,giỏi: Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
*- KNS:- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- V B T Đ Đ.
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: 10’.Liên hệ thực tế :
 1/ GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau:
 - Em hãy kể 1 vài hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết ( qua chứng kiến, ti vi, đài báo )
 - Em có nhận xét gì về những hành vi đó.
2/ Từng cặp HS trao đổi nhóm với nhau.
3/ Một số HS trình bày trước lớp
* Kết luận : Cư xử với khách nước ngoài là 1 việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
* Hoạt động 2: 10’. Đánh giá hành vi :
1/ GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận :
 - Đại diện các nhóm trình bày: a- Sai, b, c- Đúng.
 - GV kết luận .
*Hoạt động 3: 10’. Xử lý tình huống và đóng vai :
 - GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận.
 a- Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập.
 b- Em nhìn thấy một số bạn tò mò đến vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
 - Các nhóm đóng vai.
* Kết luận chung : 3’.Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tôn trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu biết và tôn trọng đất nước và con người Việt Nam.
VI/Củng cố, dặn dò:2’. 
 - HS đọc lại kết luận. Nhắc HS ghi nhớ những điều đã học.
 - GV nhận xét giờ học.
 --------------------------------------------------
 Tập đọc :
Cái cầu
I/ Mục tiêu: 
 - Đọc đúng : xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng.
 - Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ,khổ thơ. 
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
 - Hiểu nội dung : Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất , đáng yêu nhất (trả lời các câu hỏi trong SGK;thuộc được khổ thơ em thích).
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS , mỗi em kể lại 1 đoạn của truyện : Nhà bác học và bà cụ.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc : 
a- GV đọc bài thơ.
b- Hướng dẫn HS luyện đọc :
 - Đọc từng dòng thơ : đọc nối tiếp, mỗi em 2 dòng
 - Đọc từng khổ thơ trước lớp
 - HS tìm hiểu nghĩa từ được chú giải.
 - Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
3/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Người cha bạn nhỏ làm nghề gì ?
 - Cha gửi về cho bạn nhỏ chiếc ảnh chiếc cầu nào ?
 - Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
 - Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với người cha như thế nào ?
4/ Học thuộc lòng bài thơ :
 - GV đọc bài thơ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ
 - 2 HS thi đọc cả bài thơ.
 - HS học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
 - Từng tốp HS ( 4 em ) tiếp nối nhau đọc thuộc 4 khổ thơ.
 - Một số HS thi đọc thuộc cả bài thơ
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------
Thứ 6 ngày tháng 2 năm 2011.
Chính tả (nghe viết).
Một nhà thông thái.
I/ Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập(2) a/b hoặc BT(3)a/b. 
II/ Đồ dùng dạy học: 4 tờ phiếu (BT3).
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 Hs lên bảng lớp viết, cả lớp viết nháp: 4 tiếng chứa thanh? / .
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS nghe viết :
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị: GV đọc đoạn văn, 2 HS đọc lại.
- HS nhận xét: Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- GV lưu ý HS, chú ý viết những chữ số trong bài.
 ( 26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học).
b- GV đọc bài cho HS viết.
c- Chấm chữa bài.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
HS làm bài tập 2a/b vào vở hoặc BT3a/b.
* Chữa bài:
 a- Bài 2a/b: GV chia bảng lớp thành 3 cột, mời 3 em lên bảng thi làm bài đúng nhanh sau đó đọc kết quả.
- Lời giải: Ra-di-ô , dược sỹ, giây.
- HS làm bài, nêu miệng kết quả.
VI/Củng cố, dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------
Tập làm văn.
Nói, viết về một người lao động trí óc.
I/ Mục tiêu: 
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK(BT1). 
- Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 Hs kể lại câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : 
a- Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý.
- GV lưu ý HS có thể kể về 1 người thân trong gia đình hoặc 1 người em được biết qua sách báo.
- Câu hỏi gợi ý:
 + Người ấy tên gì? Làm gì? ở đâu? Quan hệ thế nào với em?
 + Công việc hàng ngày của người ấy là gì?
 + Người đó làm việc như thế nào?
 + Công việc đó quan trọng, cần thiết như thế nào?
- Từng cặp HS tập kể.
- Bốn, năm Hs thi kể trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chấm điểm.
b- Bài tập 2: 
- GV nêu yêu cầu bài, nhắc HS viết vào vở rõ ràng.
- GV chấm điểm 1 số bài viết. Nhận xét.
VI/Củng cố, dặn dò:2’.
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS làm Bt tốt.
 ----------------------------------------------------------
 Toán.
Luyện tập.
I/ Mục tiêu: 
- Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số(có nhớ một lần).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2(cột 1,2,3)Bài 3,4(cột 1,2).
II/ Hoạt động dạy và học:
 A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 
 2112 x 3 1049 x 4.
- Gv nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới : 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện tập: bài 1, 2, 3, 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT, GV giải thích, hướng dẫn thêm.
- HS làm BT vào vở, GV theo dõi chấm bài.
* Chữa bài:
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Viết thành phép nhân rồi ghi kết quả.
- HS viết phép nhân rồi thực hiện tính nhân , ghi kết quả.
 a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
 b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3= 3156
 c) 2007 + 2007 + 2007 + 2007 =2007 x 4 = 8028
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Số? Củng cố cách tìm thương và số bị chia chưa biết, GV cho HS nhắc lại cách tìm SBC.
Số bị chia
 423
Số chia
 3
 3
 4
 5
Thương
 141
 2401
 1071
- Gọi HS lên bảng điền kết quả.
c- Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Một HS lên bảng giải ,cả lớp làm vào vở.
- Củng cố giải BT có 2 phép tính: 
- Bước 1: Tìm số lít dầu ở cả 2 thùng.
- Bước 2: Tìm số lít dầu còn lại.
 Giải:
 Hai thùng có số lít dầu là.
 1025 x 2 = 2050 (lít)
 Số dầu còn lại là:
 2050 – 1350 = 700(lít).
 Đáp số: 700 lít.
 d- Bài 4: - Cho HS đọc yêu cầu bài.Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
- Gv giải thích mẫu.
- Củng cố cho HS khái niệm “thêm” và “gấp”.
C/Củng cố, dặn dò:2’.
- GV nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội :
Rễ cây ( tiếp )
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết :
 - Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Các hình trang 84, 85- SGK. Một số loại rễ cây.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài cũ: 5’.
- 2 HS nêu : Đặc điểm của rễ cọc ? Đặc điểm của rễ chùm ?
- Gv nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài:
2/ Các hoạt động :
* Hoạt động 1: 14’. Làm việc theo nhóm :
 - Bước 1: Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK
 + Giải thích tại sao không có rễ thì cây không sống được ?
 + Theo em, rễ có chức năng gì ?
- Bước 2: Làm việc cả lớp :
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*Kết luận: 
 Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời bám chặt vào đất giúp cây không bị đổ.
* Hoạt động 2: 14’. Làm việc theo cặp: 
- Bước 1: Yêu cầu 2 HS cùng bàn chỉ đâu là rễ của những cây có trong hình 1, 2, 3, 4, 5 tr.85 sgk. Những rễ đó được sử dụng làm gì?
- Bước 2: Hoạt động cả lớp.
+ HS đặt câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng 1 số loại rễ cây để làm gì?
* Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc , làm đường.
3/Củng cố, dặn dò:2’
- Nhận xét giờ học.
 ----------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp.
I/ Nhận xét các hoạt động trong tuần qua. 30’ 
- Mọi hoạt động đều tiến hành nghiêm túc.
- Thực hiện chương trình tuần 4 học kì II 
- HS đi học đều , không chậm giờ.
* Tồn tại : Một số HS còn hay nói chuyện riêng trong giờ học như: Hà Giang, Ca, Trường, Thắng.
 II/ Kế hoạch tuần tới : 5’
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội qui của nhà trường đề ra.
- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc.
- Học bài làm bài đầy đủ.
- Nhắc nhở bổ sung những em còn thiếu sách vở ,đồ dùng học tập như Hà Giang. Mai Phương, Thắng.
- Đi học đúng giờ.
- Vệ sinh sạch sẽ.
 -------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 Buoi sang.doc