Giáo án lớp 3 Tuần 22 năm 2013

Giáo án lớp 3 Tuần 22 năm 2013

Ở tiết học này, HS:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)

- Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo lối phân vai.

- KNS: Lắng nghe tích cực; tự nhận thức; giao tiếp; hợp tác.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa.

- Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 22 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 22
Từ ngày 28/01/2013 đến 01/2/2013
THỨ 
 NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
28/01/2013
Chào cờ
22
Tuần thứ 22.
Tập đọc
64
Nhà Bác học và bà cụ.
TĐ-KC
65
Nhà Bác học và bà cụ.
Toán
106
Luyện tập.
THỨ BA
29/01/2013
Toán
107
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
Tập đọc
66
Cái cầu.
Chính tả
43
Nghe viết: Ê - đi - xơn.
TNXH
43
Rễ cây.
THỨ TƯ
30/01/2013
Toán
108
Luyện tập chung (bài tự soạn)
LT & Câu
22
Từ ngữ về sáng tạo; Dấu phẩy, dấu chấm.....
Tập viết
22
Ôn chữ hoa P.
Đạo đức
22
Ôn tập các bài đạo đức đã học.
THỨ NĂM
31/01/2013
Toán
109
Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số.
Chính tả
44
Nghe viết; Một nhà thông thái.
Thủ công
22
Đan nong mốt ( tiết 2).
THỨ SÁU
01/02/2013
TLV
22
Nói về người lao động trí óc.
Toán
110
Luyện tập.
TNXH
44
Rễ cây (tiếp theo). 
SHL
22
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai, ngày 28 tháng 01 năm 2013
Môn: TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Tiết 64 - 65: Bài: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê - đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)
- Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo lối phân vai.
- KNS: Lắng nghe tích cực; tự nhận thức; giao tiếp; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện sách giáo khoa. 
- Bảng phụ viết đoạn 3 để hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo “ và TLCH.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: HDHS luyện đọc. 
*. Đọc diễn cảm toàn bài.
*.HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc đúng các từ: Ê - đi - xơn, đèn điện , lóe lên , miệt mài , móm mém , 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó: nhà bác học, cười móm mém,...
- Đặt câu với từ móm mém.
- Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, cả bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời cau hỏi:
+ Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn? 
+ Câu chuyện giữa Ê - đi - xơn và bà cụ xảy ra từ lúc nào ?
+ Bà cụ mong muốn điều gì?
+ Vì sao bà cụ lại ước được một cái xe không cần ngựa kéo?
+ Từ mong muốn của bà cụ đã gợi cho Ê - đi - xơn một ý nghĩ gì?
+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người?
HĐ4: HDHS luyện đọc lại. 
- Đọc mẫu cả bài.
- Đọc mẫu đoạn 3.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn. 
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Mời 2 HS lên thi đọc đoạn 3. 
- Mời ba HS đọc phân vai toàn bài. 
- Cùng HS theo dõi bình chọn người đọc hay nhất.
Kể chuyện
*. Nêu yêu cầu, nhiệm vụ. 
- Gọi một HS đọc các câu hỏi gợi ý.
*. Hướng dẫn dựng lại câu chuyện 
- Nhắc HS nói lời nhân vật do mình nhập vai .Kết hợp làm một số động tác điệu bộ.
- Yêu cầu lập ra các nhóm và phân vai.
- Yêu cầu từng tốp 3 em lên phân vai kể lại câu chuyện trước lớp. 
- Cùng HS bình chọn nhóm kể hay nhất.
4. Củng cố dặn dò: 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Về Kể chuyện cho người thân nghe. Xem trước bài sau. 
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc cá nhân.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ mới (SGK) 
- Đặt câu: Bà em cười móm mém.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
HS đọc thầm đoạn, cả bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời cau hỏi:
+ Ê - đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. Ông sinh năm 1847 và mất năm 1931...
+ Câu chuyện xảy ra ngay vào lúc ông vừa chế ra bóng đèn điện mọi người khắp nơi ùn ùn kéo về xem và bà cụ là một trong các số người đó.
+ Bà mong ông Ê - đi - xơn làm được một loại xe mà không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
+ Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
+ Mong ước bà cụ gợi cho ông chế tạo chiếc xe chạy bằng dòng điện.
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê - đi - xơn, sự quan tâm đến con người và lao đọng miệt mài của ông để thực hiện bằng được lời hứa.
+ Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. 
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Lắng nghe, luyện đọc cá nhân.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Hai em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 3 em đọc phân vai toàn bài.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- Lắng nghe, thực hiện. 
- Lần lượt các nhóm thành lập và phân công thành viên đóng vai từng nhân vật trong chuyện 
- Các nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện trước lớp. 
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
- HS nêu.
Môn: TOÁN
Tiết 106 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm...).
- Bài tập cần làm: Dạng bài 1 , bài 2 không nêu tháng 1 là tháng giêng, tháng 12 là tháng chạp.
- KNS; Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004.
- Các tờ lịch tháng của năm 2013. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Một năm có mấy tháng? Nêu tên những tháng đó.
- Hãy nêu số ngày trong từng tháng?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS xem lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
- Hướng dẫn cho HS làm mẫu 1 câu.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Gọi HS nêu miệng kết quả. 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2 .
- Yêu cầu HS xem lịch năm 2005 và tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở rồi chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Xem lịch 2009, cho biết: Tháng 11 có mấy thứ năm, đó là những ngày nào?
- Về nhà tập xem lịch, chuẩn bị compa cho tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Xem lịch và tự làm bài.
- Phân tích mẫu.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
+ Ngày 3 tháng 2 là thứ ba.
+ Ngày 8 tháng 3 là thứ hai.
+ Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày 5.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày 28.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 2. 
- Cả lớp xem lịch năm 2005 và làm bài.
- 2 HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. 
+ Ngày quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư .
+ Ngày quốc khánh 2 tháng 9 là ngày thứ sáu .
+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là chủ nhật .
+ Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ bảy.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Một HS nêu đề bài tập 3.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
+ Trong một năm : 
a. Những tháng có 30 ngày là tháng: tư, sáu, chín và tháng mười một.
b. Những tháng có 31 ngày: tháng một, ba, năm, bảy, tám mười và mười hai. 
- HS khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Ngày 30 tháng 8 là ngày chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là ngày thứ tư.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Thứ ba, ngày 29 tháng 01 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 107 Bài: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Có biểu tượng về hình tròn; biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
- KNS; Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số mô hình về hình tròn như : mặt đồng hồ, đĩa hình, compa.
 III. Hoạt động day - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- KT 2 HS về cách xem lịch.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: Giới thiệu hình tròn.
- Đưa ra một số vật có dạng hình tròn và giới thiệu: Chiếc đĩa có dạng hình tròn, mặt đồng hồ có dạng hình tròn.
- Cho HS quan sát hình tròn đã vẽ sẵn trên bảng và giới thiệu tâm O, bán kính OM và đường kính AB. 
	 A 	B
 O
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng OA và độï dài đoạn thẳng OB.
+ Ta gọi O là gì của đoạn thẳng AB ?
+ Độ dài đường kính AB gấp mấy lần độ dài của bán kính OA hoặc OB ? 
- Kết luận: Tâm O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Độ dài đường kính AB gấp 2 lần độ dài bán kính.
HĐ3: Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn.
- Cho HS quan sát com pa.
+ Compa được dùng để làm gì?
- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.
- Cho HS vẽ hình tròn
- Cho HS nêu cách lại cách vẽ hình tròn bằng com pa.
HĐ4: HDHS luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS vẽ vào vở.
- Theo dõi uốn nắn cho các em.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét đánh giá bài làm HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Về nhà học tập vẽ hình tròn. Chuản bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Cả lớp quan sát các vật có dạng hình tròn ... ành đan nong mốt.
- Yêu cầu một số em nhắc lại qui trình đan nong mốt đã học ở tiết trước.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong mốt.
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Tổ chức cho HS thực hành đan nong mốt.
- Theo dõi, giúp đỡ HS để các em hoàn thành được sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Chọn vài sản phẩm đẹp nhất lưu giữ và tuyên dương HS trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt.
- Chuẩn bị cho tiết sau: giấy TC, kéo, thước.
- Nhận xét tiết học. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Nêu các bước trình tự đan nong mốt.
- Thực hành đan nong mốt bằng giấy bìa theo hướng dẫn của GV nan ngang thứ nhất luồn dưới các nan 2 , 4 , 6 , 8, 10 của nan dọc .
+ Nan ngang thứ hai luồn dưới các nan 1, 3 , 5, 7 , 9 của nan dọc .
+ Nan ngang thứ ba lặp lại nan ngang thứ nhất.
+ Dán bao xung quanh tấm bìa .
- Trưng bày sản phẩm của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn.
- Thực hiện.
Thứ sáu, ngày 01 tháng 02 năm 2013
Môn: TẬP LÀM VĂN.
Tiết 22 Bài: NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1). 
- Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 7 - 10 câu ).
- KNS: Tự nhận thức bản thân; Lắng nghe tích cực; giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa về một số trí thức: 4 bức tranh ở tiết TLV tuần 21.
- Bảng lớp viết gợi ý kể về một người lao động trí óc (SGK).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao ở nhà, vở viết,...của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu và gợi ý (SGK).
+ Hãy kể tên một số nghề lao động trí óc?
- Yêu cầu 1HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn để kể theo gợi ý:
+ Người đó tên gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Công việc hàng ngày của người ấy là gì? Em có thích làm công việc như người ấy không? 
- Yêu cầu HS tập kể theo cặp.
- Mời 4 -5 HS thi kể trước lớp.
- Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS dựa vào những điều vừa nói để viết thành đoạn văn 7 - 10 câu nói về chủ đề đang học.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời 5 - 7 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét chấm điểm một số bài. 
- Thu bài HS về nhà chấm. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Xem lại và hoàn chỉnh bài viết ở nhà, chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Hai em đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
+ bác sĩ , GV, kĩ sư, bác học , 
- 1 HS kể mẫu, lớp nhận xét bổ sung.
- Từng cặp tập kể.
- 4 - 5 em thi kể trước lớp .
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- Lớp dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1 để viết thành một đoạn văn có chủ đề nói về một người lao động trí óc từ 7 - 10 câu.
- 5 - 7 em đọc bài viết của mình trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Môn: TOÁN
Tiết 110 Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (cột 1, 2, 3); bài 3; bài 4 (cột 1, 2).
- KNS; Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - hoc: 
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập: Đặt tính rồi tính. 1810 x 5 1121 x 4
 1023 x 3 2005 x 4 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào bảng con.
- Mời 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (cột 1,2,3):
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào phiếu.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. 
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi 1 HS lên giải bài trên bảng.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4 (cột 1,2):
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Xem lại bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Một em nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con. 
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp bổ sung:
a. 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b.1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3
 = 3156
c. 2007+2007+2007+2007= 2007 x 4 
 = 8028 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp làm vào phiếu.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung:
SBC
423
423
9604
5355
SC
 3
 3
 4
 5
Thương
141
141
2401
1071
- Lắng nghe, điều chỉnh. 
- 1 HS đọc bài toán (SGK).
- Phân tích bài toán theo gợi ý của GV.
- Lớp thực hiện làm vào vở.
- Một HS lên bảng giải bài.
Bài giải:
Số lít dầu cả hai thùng là :
1025 x 2 = 2050 ( lít )
Số lít dầu còn lại :
2050 – 1350 = 700 (l)
 Đáp số: 700 lít dầu 
- Lắng gnhe, điều chỉnh.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em lần lượt lên bảng làm bài, lớp theo dõi bổ sung.
Số đã cho
1015
1107
1009
Thêm 6 đơn vị
1021
1113
1015
Gấp 6 lần
6060
6642
6054
- Lắng nghe, điều chỉnh. 
- Lắng nghe, thực hiện. 
 Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 44 Bài: RỄ CÂY
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nêu được chức năng của rễ cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rể cây đối với đời sống con người. 
- KNS: Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác; quan sát, nhận xét.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sách trang 84, 85.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra các kiến thức bài “ rễ cây tiết 1”.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:	
HĐ1: Giới thiệu bài. 
- Nêu yêu cầu tiết học viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: Vai trò của rể cây.
Bước 1: Thảo luận theo nhóm. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý:
+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82.
+ Theo bạn vì sao nếu không có rễ, cây không sống được?
+ Theo bạn, rễ cây có chức năng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét và kết luận: SGK.
*.HĐ3: Lợi ích của rể cây đối với đời sống con người.
 Bước 1: Làm việc theo cặp. 
- Yêu cầu 2 em ngồi quay mặt vào nhau và chỉ vào rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4 , 5 trang 85 sách giáo khoa cho biết những rễ đó được dùng để làm gì?
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Cho HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì?
- Nhận xét, đánh giá.
- GV nêu kết luận: sách giáo khoa. 
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS liên hệ với cuộc sống hàng ngày. Xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung: Rễ cây đâm sâu xuống đất hút các chất dinh dưỡng , nước và muối khoáng để nuôi cây và giữ cho cây không bị đổ vì vậy nếu không có rễ thì cây sẽ chết.
- Quan sát các hình 4,5,6,7,8 trang 80, 81 sách giáo khoa .
- Các cặp trao đổi thảo luận, sau đó một số em đại diện lên đứng trước lớp đố nhau 
- Lần lượt em này hỏi một câu em kia trả lời sang câu khác lại đổi cho nhau. 
Nếu cặp nào trả lời đúng nhiều câu hơn thì cặp đó thắng .
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Thực hiện theo HD.
SINH HOẠT TẬP THỂ CUỐI TUẦN
 TUẦN 22
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động, công việc của lớp trong tuần 22.
- Tiếp tục các hoạt động thi đua đợt 3 - Học kì II từ 07/01/2013 đến 26/3/2013.
- Định hướng các hoạt động tuần 23, tháng 02.
II. Chuẩn bị:
- Thống kê số liệu, tổng hợp thông tin từ giáo viên bộ môn, từ Tổng phụ trách Đội và cờ đỏ, hoa điểm 10 tặng nhóm, tổ.
III. Nội dung:
1. Tuyên bố lý do:
- Sinh hoạt lớp định kì. 
2. Hát tập thể:
- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, lớp hát chung.
3. Giới thiệu thành phần tham dự:
- GV chủ nhiệm.
- Các thành viên trong lớp.
4. Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Sao - Đội, tham gia vệ sinh trường lớp, tích cực tham gia các phong trào thi đua chào mừng và kỉ niệm các ngày lễ lớn: Tết nguyên đán Quý Tỵ, Ngày thành lập đảng 3/2
- Công bố kết quả học tập và thi đua trong trong tuần 21.
- Ý kiến các thành viên trong lớp:.
- GV nhận xét chung: Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc và đúng lịch, đi học đều, không có hiện tượng đi học muộn. Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập. Trong giờ học hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Có ý thức tự quản. Nhiều em đạt hoa điểm 10 trong tuần và hàng ngày.
+ Hạn chế:
- Một số em ăn mặc chưa đúng cách theo mùa, chưa đảm bảo sức khỏe, tình trạng làm việc riêng trong giờ học vẫn còn. Chưa chuẩn bị đồ dùng chu đáo khi đến trường. Cần thực hiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn vệ sinh trường lớp. Một số em có kết quả học tập trong học kỳ I chưa tốt, chưa nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện bản thân.
- Trao hoa điểm 10 cho tổ đạt giải nhất. 
5. Các hoạt động tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Thi đua học tập hướng đến kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học. 
- Thực hiện vui xuân an toàn, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm,..

Tài liệu đính kèm:

  • docLỚP 3 TUẦN 22.doc