Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Nêu được vì sao cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Thực hiện một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: điều chỉnh hành vi , phát triển bản thân,kĩ năng kiểm soát,nhận thức, quản lí bản thân,lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

-Rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc rèn luyện bản thân góp phần xây dựng đất nước

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 74 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 238Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
SINH HOẠT DƯỚI CỜ:
ĂN UỐNG LÀNH MẠNH
Ngày dạy:
13/02/2023
Tiết: 64
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động ăn uống an toàn, hợp vệ sinh ăn uống lành mạnh. 
3. HS có thái độ biết ơn, yêu thương, giúp đỡ chia sẻ với mọi người. Hình thành phẩm chất nhân ái và trung thực.
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video, nước sát khuẩn.
 2. Học sinh: Nước sát khuẩn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’)
*Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
*Kết nối
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
*HĐ 1: Xem video về chủ đề: Ăn uống lành mạnh.
- Chiếu video hs ăn uống lành mạnh.
- GV yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với câu hỏi: 
+ Nên lựa chọn những món ăn như thế nào?
+ Như nào là ăn uống đúng cách?
+ Nêu cách giữ vệ sinh anh toàn thực phẩm?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
*GV nhận xét và kết luận: Lựa chọn những món ăn có nhiều rau, trái cây, ăn nhiều cá, ăn ít muối, uống nhiều nước. Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Để riêng thực phẩm sống và chín. Nấu kĩ,
*HĐ 2: Thực hành
- Yêu cầu hs thực hành nhóm 4 rửa tay bằng nước sát khuẩn.
- Gọi cả nhóm lên thực hiện.
- Gọi hs khác nhận xét 
- Gv nhận xét và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS tập trung trật tự trên sân
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát
- Lắng nghe
- HS quan sát
- HS thảo luận cặp đôi
+ Lựa chọn những món ăn có nhiều rau, trái cây, ăn nhiều cá, ăn ít muối, uống nhiều nước,
+ Không bỏ bữa chính, không uống nước ngọt, ăn ít chất béo,
+ Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Để riêng thực phẩm sống và chín, 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe
- HS thực hành nhóm 4 rửa tay bằng nước sát khuẩn.
- Cả nhóm lên thực hiện.
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe
Tuần: 22
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: 
ĂN SẠCH
Ngày dạy:
15/02/2023
Tiết: 65
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
  - HS nhận biết được nguy cơ mất vệ sinh an cần thực phẩm trong gia đình, những tác động không tốt từ chế độ ăn uống không lành mạnh. 
- Biết cách phát hiện, loại bỏ các thực phẩm không an toàn, luôn sử dụng thực phẩm sạch.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát "Chiếc bụng đói" để khởi động bài học.
- GV mời HS đứng dậy tại chỗ và hướng dẫn một vài động tác và phỏng việc ăn uống như xúc cơm ăn, lau và miệng xoa bụng hài hước để Hs làm theo.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
 Kết luận: Một chiếc bụng đói tất nhiên phải ăn, tuy nhiên, không phải đố ăn nào ăn cũng đi được, chúng ta cần lựa chọn những những đồ ăn vừa ngon vừa sạch sạch.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Nhảy điệu thủy "Chiếc bụng đói"
- HS thực hiện theo động tác của GV.
- Lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: - HS nhận biết được nguy cơ mất vệ sinh an cần thực phẩm trong gia đình, những tác động không tốt từ chế độ ăn uống không lành mạnh. 
- Biết cách phát hiện, loại bỏ các thực phẩm không an toàn, luôn sử dụng thực phẩm sạch.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1:  Kể chuyện tương tác về các bạn thích ăn đồ ăn nhanh( làm việc nhóm 4)
-GV đặt câu hỏi để lựa chọn hai HS tham gia vào câu chuyện: Có bạn nào trong lớp ta thích đồ ăn nhanh?
 - GV chọn hai bạn thích đồ ăn nhanh lên sắm vai hai nhân vật trong câu chuyện: Cậu bé "Hăm bơ gơ" và cô bé "Nước ngọt” 
 - GV mời 4-5 HS đưa ra những lí lẽ để thuyết phục các nhân vật trong câu chuyện suy nghĩ lại để chọn thói quen ăn uống lành mạnh hơn. (GV theo dõi để gợi ý hỗ trợ: gây béo phì, chất phụ gia,...)
-Nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét tuyên dương.
Kết luận: Đồ ăn nhanh với hương vị hấp dẫn tới tương được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn đồ ăn nhanh thi công xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
 - GV đưa ra 3 bức tranh hoặc 3 thẻ từ
- GV mời HS đưa ra ý kiến cho biết, trong 7 ngày (một tuần), minh nên ăn đồ ăn nhanh, ăn ở gia đình, ăn ở nhà hàng bao nhiêu ngày và vì sao?
- HS trả lời
- Hs lên sắm vai.
- HS đưa ra lý lẽ của mình:
Chúng ta không nên ăn đồ ăn nhanh vì:
- Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: thức ăn nhanh thường được sản xuất trực tiếp trên đường phố, điều kiện và quá trình nấu nướng không hợp vệ sinh (sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, sử dụng phụ gia thực phẩm,...).
- Cung cấp nhiều chất béo và cholesterol cho cơ thể gây bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ, ung thư,...
- Một số loại thức ăn nhanh như xúc xích, thịt xông khói,... chứa hàm lượng muối và chất bảo quản cao, dễ dẫn đến các bệnh về tim, thận, làm tăng huyết áp,...
- Sử dụng thức ăn nhanh nhiều còn có thể khiến chúng ta bị thiếu chất và mất cân đối về dinh dưỡng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- HStrả lời.
+ Trong 7 ngày mình nên ăn đồ ăn nhanh 1- 2 lần trong tuần. Ăn nhà hàng 1 - 2 lần. Ăn bữa com gia đình hầu hết các ngày trong tuần. Vì ăn đồ ăn nhanh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ HS nhận biết được những thực phẩm không an toàn.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Mở rộng và tổng kết chủ đề.
- Chơi trò chơi: Thám tử sạch.
 - GV dẫn tắt trò chơi: Thám tử sạch
 - GV đề nghị HS lớp lập thám tử để đi truy vết thực phẩm bẩn ở các địa điểm khác nhau. 
 - GV phổ biến luật chơi.
- Tiến hành cho HS chơi.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo việc làm của mình.
- Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Kết luận: “Thực phẩm bẩn" luôn rất tinh ranh và nguy hiểm. Chúng có thể ẩn nấp ở bất kì đâu, vì vậy, trải chúng ta đều là một Thảm trả sau để phát hiện và loại bỏ chúng ở mọi nơi.
- HS chia nhóm lập thám tử.
- Lắng nghe luật chơi
- Các nhóm thám tử truy vết và ghi ra giấy những thực phẩm không sạch.
- Các nhóm báo cáo.
- Nhóm khác bổ sung.
- Các HS nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Cùng người thân thực hiện: kiểm tra thực phẩm tại gia đình để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, loại bỏ những thức ăn hỏng, ôi thiu, quá hạn,...
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tuần: 22
SINH HOẠT LỚP:
 SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ:
 THỰC PHẨM SẠCH
Ngày dạy:
17/02/2023
Tiết: 66
HĐGD: HĐTN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
 - HS nhận biết được nguy cơ mất vệ sinh an cần thực phẩm trong gia đình, những tác động không tốt từ chế độ ăn uống không lành mạnh. 
- Biết cách phát hiện, loại bỏ các thực phẩm không an toàn, luôn sử dụng thực phẩm sạch.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức hát để khởi động bài học. 
+ Cho HS hát theo giai điệu bài hát “Bàn tay mẹ”
+ Cơm con ăn và nước con uống từ đâu?
+ Mẹ nấu ăn ở đâu?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
- Cơm con ăn từ tay mẹ nấu và nước con uống từ tay mẹ đun.
- Mẹ nấu ăn ở trong bếp
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong ...  thân những hiểu biết về thế giới thiên nhiên. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV cho HS xem clip hoặc tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên để khởi động bài học.
- GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ những hiểu biết về nội dung phim ảnh vừa được xem ( Đó là những sự vật nào? Sự vật đó có đặc điểm gì?)
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS quan sát
- 1 HS chia sẻ những điều quan sát được trước lớp 
2. Khám phá.
- Mục tiêu:
+ Dựa vào các tranh ảnh trong SHS để nói về một cảnh vật.
+ Viết được một đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích. Biết chia sẻ đoạn văn của mình với bạn. Chỉnh sửa theo góp ý.
+ Hiểu biết và phân biệt được các từ ngữ chỉ sự vật trong tự nhiên, từ ngữ chỉ đặc điểm của các sự vật; biết đặt câu với các từ ngữ đó. Dựa vào tranh, VB cho trước, biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian địa điểm.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: (làm việc nhóm)
Bài 1: Em thích cảnh vật nào trong các bức ảnh? Vì sao?
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS làm việc theo nhóm
- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
2.2. Hoạt động 2: ( Làm việc cá nhân và cả lớp)
Bài 2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Làm việc chung cả lớp: Dựa vào sự lựa chọn về một cảnh vật mình yêu thích các em nhớ và viết lại thành một đoạn văn vào vở theo gợi ý trong SHS
- Cho HS làm việc cá nhân: Viết đoạn văn vào vở
2.3. Hoạt động 3: ( Làm việc cả lớp)
Bài 3: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay 
- GV gọi 1 số HS đọc bài làm trước lớp
- GV và cả lớp nhận xét:
+ Góp ý chỉnh sửa về dùng từ ngữ và cách sử dụng câu văn
+ GV ghi nhận, khen ngợi những đoạn văn rõ ràng về nội dung và sử dụng nhiều từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, trình bày sạch sẽ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- HS làm việc theo nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày và giải thích vì sao lại thích cảnh vật đó.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- 2 HS đọc phần gợi ý trong SHS .
- HS viết bài vào vở
- Một số HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét bạn.
- HS ghi lại ý kiến các bạn góp ý
- Chỉnh sửa lại đoạn văn sau khi nhận xét góp ý.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
Tuần: 22
ÔN ĐỌC: MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI
Ngày dạy:
16/02/2023
Tiết: 22
Môn: Ôn Tiếng Việt
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Mặt trời xanh của tôi”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được vẻ đẹp của cây cọ, lá cọ, hoa cọ. Hiểu được vẻ đẹp của rừng cọ qua cảm nhận của tác giả bằng các giác quan khác nhau. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi loài cây xung quanh chúng ta, có một vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng.
- Nghe hiểu câu chuyện: “Sự tích hoa mào gà”, kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn theo lời giáo viên kể).
- Bồi dưỡng tình yêu cây cối, sự hứng thú của học sinh khi khám phá thế giới cây cối đa dạng và phong phú.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Vì sao cây gạo lại có “ ngày hội mùa xuân”?
+ Câu 2: Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa nào? Vì sao?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Cho học sinh quan sát tranh ( theo nhóm đôi) và nói về loài cây em nhìn thấy trong tranh.
- GV dẫn dắt sang phần đọc.
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: Vì có rất nhiều các loài chim về đó tụ hội.
+ Học sinh trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ: Cây cao, lá to, thân thẳng, màu xanh, tán lá hình tròn...
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Mặt trời xanh của tôi”.
+ Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nhận biết được vẻ đẹp của cây cọ, lá cọ, hoa cọ. Hiểu được vẻ đẹp của rừng cọ qua cảm nhận của tác giả bằng các giác quan khác nhau. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi loài cây xung quanh chúng ta, có một vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GV HD đọc: Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai VD: trận, trời, xanh,che, xòe, rừng .
- Đọc diễn cảm một số hình ảnh thơ: Như tiếng thác dội về/ Như ào ào trận gió; Gối đầu lên thảm cỏ/ Nhìn trời xanh lá che; Lá xòe từng tia nắng/ giống hệt như mặt trời; Rừng cọ ơi! Rừng cọ!/ Lá đẹp, lá ngời ngời
- GV mời 5 HS đọc nối tiếp theo nhóm.
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ ngữ đã chú giải trong mục từ ngữ 
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Tiếng mưa trong rừng cọ được tả như thế nào?
+ Câu 2: Buổi trưa mùa hè ở rừng cọ có gì thú vị?
( Câu hỏi này có đáp án mở nên GV khuyến khích các em trả lời theo sự cảm nhận của mình)
+ Câu 3: Tìm những câu thơ nói về vẻ đẹp của hoa cọ và lá cọ. Vì sao lá cọ được gọi là “ mặt trời xanh”?
+ Câu 4: Vẻ đẹp của rừng cọ được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV Chốt: Hiểu được vẻ đẹp của rừng cọ qua cảm nhận của tác giả bằng các giác quan khác nhau. 
2.3. Hoạt động: Luyện đọc học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu 3 khổ thơ đầu.
- HS đọc thành tiếng 3 khổ thơ đầu.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
-HS làm việc nhóm (5HS/ nhóm) 
-HS đọc nhẩm cá nhân sau đọc nối tiếp trước lớp
- HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm thống nhất câu trả lời rồi chia sẻ trước lớp:
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được tác giả ví như tiếng thác dội về, như ào ào trận gió.
+ Buổi trưa ở rừng cọ rất là mát vì lá cọ che đi ánh nắng mặt trời... .
+ Hoa vàng như hoa cau...
 Lá xòe từng tia nắng/ Giống hệt như mặt trời. 
+ Vẻ đẹp của rừng cọ được tác giả cảm nhận bằng các giác quan: Thính giác, thị giác, xúc giác
+ HS nêu theo hiểu biết của mình.
- HS tự học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu rồi đọc trước lớp. 
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Cho HS quan sát video về các loài cây. 
+ GV nêu câu hỏi: Cây có những bộ phận nào? Có đẹp không? Cây có tác dụng gì trong cuộc sống hàng ngày? Em cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS quan sát video.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2022_2023.docx