Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Mặt trời xanh của tôi”. Nhận biết được vẻ đẹp của cây cọ, lá cọ, hoa cọ. Hiểu được vẻ đẹp của rừng cọ qua cảm nhận của tác giả bằng các giác quan khác nhau. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi loài cây xung quanh chúng ta, có một vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng.

+ Nghe hiểu câu chuyện: “Sự tích hoa mào gà”, kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn theo lời giáo viên kể).

- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.

- Bồi dưỡng tình yêu cây cối, sự hứng thú của học sinh khi khám phá thế giới cây cối đa dạng và phong phú.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 33 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 22
( Từ ngày 13/2 đến 17/2/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
13/2
HĐTN
64
SHDC: Ăn uống lành mạnh 
Toán
106
Xăng-ti-mét vuông 
Tiếng Việt
148+149
 Đọc: Mặt trời xanh của tôi
 Nói và nghe: Kể chuyện: Sự tích hoa mào gà 
Ba 
14/2
Tiếng Việt
150
Nhớ-viết: Mặt trời xanh của tôi
Toán
107
Diện tích hình chữ nhật
GDTC
43
Bài tập tại chỗ tung và bắt bóng bằng hai tay (tiết 1)
TNXH
43
Cơ quan tiêu hóa (tiết 1)
Tư
15/2
Tiếng Việt
151+152
Đọc: Bầy voi rừng Trường Sơn
Đọc mở rộng 
Tiếng Anh
87
Unit 6: Clothes – Lesson 1.1
Toán
108
Diện tích hình vuông
Năm
16/2
Toán
109
Luyện tập
Tiếng Việt
153
Luyện tập: Từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm. Đặt và trả lời câu hỏi về thời gian, địa điểm 
TNXH
44
Cơ quan tiêu hóa (tiết 2)
HĐTN
65
HĐGD theo chủ đề: Ăn sạch
Sáu
17/2
Toán
110
Luyện tập
Tiếng Việt
154
Luyện tập: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật
Đạo đức
22
Khám phá bản thân (tiết 2)
HĐTN
66
SHL: SH theo chủ đề: Thực phẩm sạch  
TUẦN 22 Thứ Hai ngày 13 tháng 2 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 64: Sinh hoạt dưới cờ: Ăn uống lành mạnh
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS biết cách ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. Thực hiện rửa tay trước khi ăn uống. 
- GD HS ăn uống hợp vệ sinh.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video, nước sát khuẩn.
- HS: Sách, vở ghi, nước sát khuẩn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video về chủ đề: Ăn uống lành mạnh.
- Chiếu video hs ăn uống lành mạnh.
- GV yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với câu hỏi: 
+ Nên lựa chọn những món ăn như thế nào?
+ Như nào là ăn uống đúng cách?
+ Nêu cách giữ vệ sinh anh toàn thực phẩm?
- GV NX, KL: Lựa chọn những món ăn có nhiều rau, trái cây, ăn nhiều cá, ăn ít muối, uống nhiều nước. Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Để riêng thực phẩm sống và chín. Nấu kĩ,
Hoạt động 2: Thực hành rửa tay
- Yêu cầu hs thực hành nhóm 4 rửa tay bằng nước sát khuẩn.
- Gọi cả nhóm lên thực hiện.
- Gọi hs khác nhận xét.
- Gv NX và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- HS thảo luận cặp đôi, trình bày
+ Lựa chọn những món ăn có nhiều rau, trái cây, ăn nhiều cá, ăn ít muối, uống nhiều nước,
+ Không bỏ bữa chính, không uống nước ngọt, ăn ít chất béo,
+ Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Để riêng thực phẩm sống và chín, 
- Lắng nghe
- HS thực hành nhóm 4 rửa tay bằng nước sát khuẩn.
- Cả nhóm lên thực hiện.
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 106: Xăng-ti-mét vuông
I. Yêu cầu cần đạt
- HS năm được đơn vị đo diện tích chuẩn là xăng-ti-mét vuông.
- Vận dụng làm tốt các bài tập. 
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV YC HS so sánh diện tích của hai hình mà hình lớn chứa hình bé.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- HS quan sát và so sánh.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
a) GV nêu tình huống: Có hai bạn chim di và chào mào đang tranh cãi xem hình của ai lớn hơn. YC HS thảo luận nhóm 2 và TLCH:
+ Hình của bạn chim di có mấy ô vuông?
+ Hình của bạn chào mào có mấy ô vuông?
+ Theo em hình của bạn nào lớn hơn?
- GV KL: Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường chúng ta không thể biết được hình của bạn nào lớn hơn. Như vậy là chúng ta cần một đơn vị chung để so sánh diện tích hình của hai bạn. Đơn vị đó là xăng-ti-mét.
- GV giới thiệu về xăng-ti-mét: Gv chiếu ô vuông cạnh 1cm minh họa rồi giới thiệu (nêu lại những ý trong khung màu hồng của SGK)
b) GV HD HS dùng đơn vị xăng-ti-mét vuông để tính diện tích các hcn và hình vuông.
+ Biết Môi ô vuông nhỏ có diện tích là 1 cm2. YC HS tính diện tích hcn và hình vuông.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV KL: Diện tích hình chữ nhật là 3 cm2, diện tích hình vuông là 4 cm2.
- HS thực hiện theo yêu cầu trong nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trả lời:
+ Hình của bạn chim di có 4 ô vuông.
+ Hình của bạn chào mào có 6 ô vuông.
- HS có thể nêu nhiều ý kiến khác nhau.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. 3,4 HS đọc lại. HS khác đọc thầm
- HS thực hiện theo YC của Gv
+ Diện tích của hình vuông là 4cm2; diện tích của hình chữ nhật là 3cm2
- Hs lắng nghe.
3. Luyện tập
Bài 1:
- YC HS làm vở.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV lấy thêm VD về các số đo có cách đọc đặc biệt.
Bài 2: 
- YC HS đếm số ô vuông ròi điền kết quả vào ô trống. Sau đó trao đổi trong nhóm đôi
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
+ Để điền được các số vào ô trống em làm ntn?
+ Em hãy so sánh diện tích hình con sâu và hình con hươu?
- Gv chốt lại đáp án đúng.
Bài 3: 
- YC HS nghiên cứu mẫu trong nhóm đôi để tìm ra cách làm
- Gv có thể giải thích thêm: cô lấy hai hình chữ nhật (có chiều rộng 1 cm, chiều dài 2 cm) và (chiều rộng 1cm, chiều dài 3cm) với diện tích lần lượt là 2cm2 và 3 cm2 rồi ghép thành một hình chữ nhật có chiều rộng 1 cm, chiều dài 5 cm với diện tích 5cm2;....
- YC HS hoàn thành bài tập vào vở
- Gv NX, tuyên dương những bạn làm nhanh.
Bài 4:
- YC HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài giải đúng
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở, nêu kết quả.
+ Hai trăm ba mươi tư xăng-ti-mét vuông: 234 cm2
+ Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét vuông: 1 500 cm2
+ Mười nghìn xăng-ti-mét vuông: 
10 000 cm2
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi trong nhóm đôi.
- Đại diện 2-3 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a/ Dình con sâu gồm 4 ô vuông 1cm2
+ Diện tích hình con sâu bằng 4 cm2
b/ Hình con hươu cao cổ gồm 9 ô vuông 1 cm2
+ Diện tích hình con hươu cao cổ bằng 9 cm2
+ Em đã đếm số ô vuông 1 cm2
+ Diện tích hình con sâu bé hơn diện tích hình con hươu cao cổ. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghiên cứu mẫu và đưa ra cách làm. Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại cách làm
- HS hoàn thành vào vở
a/ 37 cm2 + 25 cm2 = 62 cm2
 50 cm2 – 12 cm2 = 38 cm2
b/ 15 cm2 x 4 = 60 cm2
 56 cm2 : 7 = 8 cm2
- Hs đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân, trao đổi chéo vở kiểm tra. Một HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Diện tích cánh diều màu đỏ hơn diện tích cánh diều màu vàng là:
900 – 880 = 20 (cm2)
Đáp số: 20cm2
4. Củng cố, tổng kết
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS trả lời.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 145 + 146: Đọc: Mặt trời xanh của tôi 
Nói và nghe: Kể chuyện: Sự tích hoa mào gà
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Mặt trời xanh của tôi”. Nhận biết được vẻ đẹp của cây cọ, lá cọ, hoa cọ. Hiểu được vẻ đẹp của rừng cọ qua cảm nhận của tác giả bằng các giác quan khác nhau. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi loài cây xung quanh chúng ta, có một vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng.
+ Nghe hiểu câu chuyện: “Sự tích hoa mào gà”, kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn theo lời giáo viên kể).
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- Bồi dưỡng tình yêu cây cối, sự hứng thú của học sinh khi khám phá thế giới cây cối đa dạng và phong phú.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Truyền bóng: 
+ Vì sao cây gạo lại có “ ngày hội mùa xuân”?
+ Em thích hình ảnh cây gạo vào mùa nào? Vì sao?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Cho học sinh quan sát tranh (theo nhóm đôi) và nói về loài cây em nhìn thấy trong tranh.
- GV dẫn dắt sang phần đọc.
- HS tham gia chơi.
+ Vì có rất nhiều các loài chim về đó tụ hội.
- Học sinh trả lời theo ý thích của mình.
- HS chia sẻ: Cây cao, lá to, thân thẳng, màu xanh, tán lá hình tròn...
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu với giọng diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia khổ: (5 khổ)
+ Khổ 1: Từ đầu đến như ào ào trận gió!
+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến Nhìn trời xanh, lá che.
+ Khổ 3: Tiếp theo đến hoa vàng như hoa cau.
+ Khổ 4: Tiếp theo đến Giống hệt như mặt trời.
+ Khổ 5: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ.
- Luyện đọc từ khó: trận, trời, xanh, che, xòe, rừng
- Luyện đọc câu dài: 
Như tiếng thác dội về/ 
Như ào ào trận gió.//
Gối đầu lên thảm cỏ/ 
Nhìn trời xanh,/ lá che.//
Lá x ...  dùng từ ngữ và cách sử dụng câu văn
+ GV ghi nhận, khen ngợi những đoạn văn rõ ràng về nội dung và sử dụng nhiều từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, trình bày sạch sẽ.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày và giải thích vì sao lại thích cảnh vật đó.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS đọc phần gợi ý trong SHS .
- HS viết bài vào vở
- Một số HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét bạn.
- HS ghi lại ý kiến các bạn góp ý.
- Chỉnh sửa lại đoạn văn sau khi nhận xét góp ý.
3. Củng cố, tổng kết 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết về những hoạt động yêu thích của em.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS nêu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 22: Khám phá bản thân (tiết 2) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nêu được vì sao cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Thực hiện một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- GD HS rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho chơi trò chơi: “Đi tìm điểm mạnh của bản thân ” theo nhóm 4 hoặc 5.
+ GV gợi ý câu hỏi bạn nêu điểm mạnh của bản thân mình. NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt
- GV kết luận, Ai cũng có điểm mạnh, chúng ta cần phát huy và nhân lên điểm mạnh của mình - GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nêu câu hỏi mình có điểm mạnh nào? Cho bạn trong nhóm trả lời
- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân về bạn.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn thân
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
+ Theo em nếu cứ nhút nhát Hà có biết được điểm mạnh của bản thân không? Vì sao?
+ Vì sao Hòa luôn chăm chỉ tập thể dục và ăn uống đủ chất?
+ Theo em vì sao cần phải biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm.
- HS làm việc nhóm 4, cùng nhau đọc tình huống và thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Nếu mãi nhút nhát ,Hà sẽ không thể nào biết được điểm mạnh của mình, Nhờ sự động viên của Mai, sự giúp đỡ của cô giáo, sự cố gắng của bản thân Hà đã khám phá ra khả năng của bản thân mà bạn chưa từng biết mình có trước đó.
+ Hòa dã tự nhận thức được mình có điểm yếu là thân hình nhỏ nhắn, gầy,Bạn đã lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đó để khắc phục điểm yếu của bạn thân. 
+ Biết được điểm mạnh, yếu của bản thân sẽ giúp em biết cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu đó. Biết rõ những khó khả năng, khó khăn của bản thân để đặt ra mục tiêu phù hợp đồng thời còn giúp em giao tiếp, ứng xử tốt hơn với người khác.
+ Điểm yếu có thể thay đổi được nếu chúng ta thực sự cốgắng.Mỗi người cần nhìn nhạn điểm yêu theo chiều hướng tích cực, thay đổi một điểm yéu sẽ khiến bản thân tự tin hơn, phát triển theo hướng tích cực hơn
+ Mỗi người cần phát triển điểm mạnh của bản thân, khi phát triển điểm mạnh mỗi người sẽ thành công hơn.
- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi “trồng cây thành công”
+ GV yêu cầu HS chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành làm 1 cây thành công.
+ Gợi ý thành công có thể là: giải được bài toán khó, được cô khen bài làm tốt, giúp đỡ được 1 ai đó hay khắc phục được lỗi hay điểm yếu của mình.
+ Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm có nhiều thành công nhất.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
- HS chia nhóm và tham gia thực hành nêu những thành tích và thành công trong học tập của mình và thành tích các hoạt động của bản thân đã làm cây thành công từ tiết 1.
- Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.
- Các nhóm nhận xét bình chọn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 66: Sinh hoạt lớp. 
Sinh hoạt theo chủ đề: Thực phẩm sạch
I. Yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được nguy cơ mất vệ sinh an cần thực phẩm trong gia đình, những tác động không tốt từ chế độ ăn uống không lành mạnh. 
- Biết cách phát hiện, loại bỏ các thực phẩm không an toàn, luôn sử dụng thực phẩm sạch.
- GD HS giữ vệ sinh an tòan thực phẩm.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát theo giai điệu bài hát “Bàn tay mẹ”
+ Cơm con ăn và nước con uống từ đâu?
+ Mẹ nấu ăn ở đâu?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
- HS hát.
+ Cơm con ăn từ tay mẹ nấu và nước con uống từ tay mẹ đun.
+ Mẹ nấu ăn ở trong bếp.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm
- GV mời HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh về công việc mình đã thực hiện theo những yêu cầu sau:
+ Em chọn công việc nào của Thám tử Sạch để thực hiện? 
+ Ai làm việc này cùng em? 
+ Có phát hiện được thực phẩm bẩn không? Đó là gì?
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Kết luận: Với giác quan tinh nhạy của Thám tử Sạch, thực phẩm bẩn sẽ bị loại bỏ
Hoạt động 4: Chia sẻ với bạn kinh nghiệm phát hiện thực phẩm không an toàn và lựa chọn thực phẩm sạch
- GV cho HS thảo luận tao đổi kinh nghiệm phát hiện thực phẩm không an toàn và lựa chọn thực phẩm sạch
- Gợi ý.
+ Nêu những giác quan cần sử dụng để đánh giá thực phẩm an toàn hay không an toàn? 
+ Nêu những kiến thức em mới biết thêm về cách lựa chọn thực phẩm sạch.
- Chia sẻ cách bảo quản thực phẩm sao cho tươi ngon và an toàn.
- Các nhóm trình bày vào tờ giấy A1, viết vẽ, trang trí đẹp và treo lên các góc lớp
- GV mời cả lớp cùng đi đến các góc lớp để đọc và nhận xét các bí kíp mới được chia sẻ, GV để nghị HS lấy số, bút ghi lại những kinh nghiệm thú vị mà em chưa biết.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- HS chia sẻ với bạn ngồi cạnh bàn:
- Hs trả lời theo ý kiến của mình.
+ Làm việc cùng bố, mẹ.
+ Hs trả lời.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
 - HS thảo luận tao đổi kihh nghiệm phát hiện thực phẩm không an toàn và lựa chọn thực phẩm sạch
+ Những giác quan cần sử dụng để đánh giá thực phẩm an toàn hay không an toàn: thị giác, thính giác.
+ Cách lựa chọn thực phẩm sạch:
Đồ ăn
Đồ uống
Chọn hoa quả: tươi, không bị héo, dập nát.
Các đồ uống có lợi cho sức khoẻ: nước khoáng, sữa, sữa chua uống,
Chọn thịt: có màu tươi, đàn hồi tốt, săn chắc, không có mùi và không bị nhão, chảy nước.
Chọn rau: tươi, không bị héo, dập nát hay có lá vàng.
 Các đồ uống nên hạn chế: nước ngọt, nước có ga,
Chọn đồ đóng sẵn: bao bì còn nguyên vẹn, ngày sản xuất mới và hsd xa.
- Cách bảo quản thực phẩm tươi ngon
và an toàn:
+ Để khoai tây không mọc mầm ta cần bỏ khoai tây vào túi bóng đen, thùng gỗ, hộp các tông,.. và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
+ Để quả chanh tươi lâu, ta cần rửa sạch, để ráo, cho và túi zip kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
+ Sữa đã mở nắp, phải bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và trong khoảng thời gian 1-2 ngày kể từ khi mở nắp.
- Trưng bày góc lớp sản phẩm của mình.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Cùng với người thân thường xuyên chọn mua đồ ăn sạch, đồ uống lành cho gia đình, thảo luận với người thân về nhãn mác hàng hoá được bán trong siêu thị, ngoài chợ.
 - Tìm hiểu thêm về cách bảo quản thực phẩm sao cho tươi ngon và an toàn.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx