Tập đọc-kể chuyện
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I- MỤC TIÊU
A. Tập đọc.
1- Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Ê-đi-xơn,
nổi tiếng, đèn điện, may mắn, lóe lên, nảy ra, miệt mài, móm mém.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với
nội dung của từng đoạn truyện và tình cảm của nhân vật trong lời đối thoại.
2- Đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa của các TN trong bài: nhà bác học, cười móm mém
- Hiểu được nội dung: Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn, ông
là người giàu sáng kiến và luôn quan tâm đến con người, mong muốn khoa
học phục vụ cho con người.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 22 Thứ ngày Tiết Môn Tên bài dạy Đ.D.D.H 24-1 1 2 3 4 TĐ KC MT Toán Nhà bác học và bà cụ “ Có GV chuyên Tháng-Năm (tt) Tranh Tờ lịch 25-1 1 2 3 4 5 Tiếng anh CT Toán ĐĐ TC Có GV chuyên Nghe-viết: Ê-đi-xơn Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính Tôn trọng khách nước ngoài (tt Đan nong mốt (TT ) Mơ hình Mẫu 26-1 1 2 3 4 5 T Đ Toán TNXH ÂM Cái cầu Vẽ trang trí hình tròn Rễ cây Có GV chuyên Tranh Hinh mẫu Tranh 27-1 1 2 3 4 5 T&Câu Toán Tiếng anh CT Tập viết ø ngữ về sáng tạo. Dấy phẩy Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số Có GV chuyên Nghe viết: Một nhà thông thái Ôn chữ hoa P Mẫu chữ 28-1 1 2 3 4 5 Thể dục TLV Toán TNXH HĐTT Ôn nhảy dây-Trò chơi “Lò cò tiếp sức” Nói, viết về người lao động trí óc Luyện tập Rễ cây( TT) Tổng kết cuối tuần. Dây nhảy Tranh Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011 Tập đọc-kể chuyện NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I- MỤC TIÊU A. Tập đọc. 1- Đọc thành tiếng. - Đọc đúng từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, lóe lên, nảy ra, miệt mài, móm mém. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện và tình cảm của nhân vật trong lời đối thoại. 2- Đọc hiểu. - Hiểu nghĩa của các TN trong bài: nhà bác học, cười móm mém - Hiểu được nội dung: Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn, ông là người giàu sáng kiến và luôn quan tâm đến con người, mong muốn khoa học phục vụ cho con người. B- Kể chuyện. - Biết phối hợp cùng các bạn để phân vai, dựng lại câu chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời kể theo từng vai của các bạn. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1- GV: Tranh minh họa bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc. 2- HS: SGK IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 18’ 10’ 7’ 25’ 2’ 1- Ổn định lớp 2- KTBC - GV yêu cầu 2 HS lên bảng yêu cầu đọc+TLCH về nội dung bài Bàn tay cô giáo. 3- Bài mới. a- Giới thiệu bài gián tiếp và ghi đề b- Vào bài A. TẬP ĐỌC * Luyện đọc. + Đọc mẫu. - GV đọc toàn bài 1 lượt, - HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó. + GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. - Cho HS đọc những TN mới được chú giải ở cuối bài + Luyện đọc theo nhóm. -Gọi 2 nhóm bất kỳ yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. * Tìm hiểu bài. -Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. H: GV yêu cầu HS nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ? -GV chỉ vào chân dung nhà bác học Ê-đi-xơn và giới thiệu. H: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3 để TL các câu hỏi: H: Khi biết mình đang nói chuyện với nhà bác học Ê-đi-xơn bà cụ đã mong muốn điều gì? H: Vì sao bà cụ lại mong ước như vậy? H: Mong ước của bà cụ đã gợi cho nhà bác học Ê-đi-xơn nghĩ điều gì? H: Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? H: Theo em, khoa học mang lại những lợi ích gì cho con người? * Luyện đọc lại bài. -GV chọn 2 HS khá và cùng với 2 HS này đọc mẫu lại bài theo vai trước lớp. -Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS, yêu cầu luyện đọc lại bài theo vai. -Gọi 2-3 nhóm thi đọc lại bài trước lớp. -Nhận xét phần đọc bài của HS. B. KỂ CHUYỆN a. Xác định yêu cầu. -Yêu cầu HS đọc phần yêu cầu của phần KC. b. Tập kể theo nhóm. -Giữ nguyên nhóm HS đã chia ở phần luyện đọc lại bài, yêu cầu HS phân vai dựng lại câu chuyện trong nhóm. Theo dõi và giúp đỡ từng nhóm HS. c. Kể trước lớp. -GV gọi 2-3 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp. -GV nhận xét phần kể chuyện của HS. 4- Củng cố - dặn dò. -Qua câu chuyện em biết được những gì về nhà bác học Ê-đi-xơn? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và CBBS. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. - Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo. -Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi HS đọc 1 câu. - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. -HS đọc các TN được chú giải cuối bài. -Đọc nhóm đôi. -2 nhóm đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. -1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. -2-3 HS nói trước lớp, những em TL sau không nêu lại ý của bạn đã nêu. -.xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem.Bà cụ cũng là 1 trong số những người đó. -Bà cụ mong nhà bác họ làm được cái xe không cần ngựa kéo, thật êm. -Vì xe ngựa đi rất xóc, đi xe ấy các cụ già sẽ ốm mất. -Ông nghĩ sẽ chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện. -HS đọc thầm đoạn 4. -2 HS phát biểu ý kiến. +Thấy cụ già ngồi bên vệ đường vừa bóp chân, vừa đấm lưng thùm thụp, nhà bác học liền dừng lại hỏi thăm cụ. +Cụ già ao ước có một chiếc xe đi thật ê, vậy là nhà bác học đã miệt mài nghiên cứu để chế tạo ra chiếc xe như vậy. -Thảo luận nhóm và TL: Khoa học tạo ra những thứ cần thiết cho con người làm con người ngày càng được sống sung sướng, thuận tiện hơn. Khoa học giúp con người hiểu và cải tạo thế giới xung quanh -2 HS tham gia đọc cùng GV, cả lớp theo dõi. -Thi đọc, HS khác bình chọn nhóm đọc bài hay nhất. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hiện - HS trả lời RÚT KINH NGHIỆM .. Toán THÁNG – NĂM (TT) I- MỤC TIÊU Giúp HS. - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. - Củng cố kỹ năng xem lịch (tờ lịch tháng, năm.) II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1- GV: Tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004. Tờ lịch năm (như ở bài 105) 2- HS: VBT III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4’ 1’ 8’ 8’ 8’ 8’ 1’ 1- Ổn định lớp 2- KTBC H: Một năm có bao nhiêu tháng? Đó là các tháng nào? H: Hãy cho biết số ngày trong từng tháng. 3- Bài mới. a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề b- Luyện tập BT1: Cho HS xem lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004 rồi tự làm bài lần lượt theo các phần a, b, c. BT2: Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 rồi tự làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. BT3: Cho HS tự làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. BT4: Cho HS tự nêu yêu càu của bài. rồi làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. 4- Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà thực hành xem lịch và CBBS - 2 HS trả lời. -HS xem lịch tháng 1,2,3 rồi tự làm bài. -HS quan sát tờ lịch năm 2005 rồi làm bài. -HS tự làm bài. Trong một năm: a.Những tháng có 30 ngày: 4,6,9,11. b. Những tháng có 31 ngày là:1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. -HS nêu yêu cầu của bài. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. -1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Đạo đức TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (tt) I- MỤC TIÊU -Giúp HS biết xử lí các tình huống và tự đánh giá hành vi về việc ứng xử với khách nước ngoài. -Giáo dục tinh thần đoàn kết với bè bạn năm châu. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1- GV: Bảng phụ ghi sẵn các tình huống. 2- HS: VBT IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 5’ 10’ 12’ 1’ 1- Ổn định lớp 2- KTBC -Kể tên những việc em có thể làm nếu gặp người nước ngoài. -Nhận xét đánh giá. 3- Bài mới. a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề b- Vào bài * Hoạt động 1: Liên hệ thực tế -GV yêu cầu từng cặp HS trảo đổi với nhau. H: Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo). H: Em có nhận xét gì về những hành vi đó? -Yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau. -Yêu cầu 1 số HS trình bày trước lớp. Các bạn khác bổ sung ý kiến. Kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập. * Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. -GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau: -Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện. -Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù học đã lắc đầu từ chối. -Bạn Kiên phiên dịch giúp khách nước ngoài khi học mua đồ lưu niệm. -HS thảo luận nhóm. -Gọi đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Kết luận. * Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai. -GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. +Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập. +Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ. -Yêu cầu các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. -Gọi các nhóm lên đóng vai. Kết luận: +Cần chào đón khách niềm nở. +Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp. 4- Củng cố - dặn dò. -Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam. -Nhận xét tiết học. -2 HS trả lời. -HS th ... ùp còn lại làm vào vở. -4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. -1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở. Số viên gạch xây 4 bức tường là: 1015 x 4 = 4060 (viên) ĐS: 4060 viên gạch. -HS tự tính nhẩm rồi nêu kết quả tính. - HS trả lời. RÚT KINH NGHIỆM Chính tả (Nghe-viết) MỘT NHÀ THÔNG THÁI I- MỤC TIÊU -Nghe-viết chính xác, đẹp đoạn văn Một nhà thông thái. -Làm đúng các bài tập chính tả: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc vần ươt/ươc. Tìm các từ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần ươt/ươc. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1- GV: Viết sẵn bài tập 2- HS: VBT III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 20’ 10’ 2’ 1- Ổn định lớp 2- KTBC -Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp. 3- Bài mới. a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề b- Vào bài * Hướng dẫn viết chính tả. -Đọc đoạn văn lần 1. H: Em biết gì về Trương Vĩnh Ký? H: Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? -Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. -Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được . -Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS. -Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn. -GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. -GV đọc lại câu, phân tích tiếng khó cho HS soát lỗi. -Thu bài chấm 10 bài. -Nhận xét về chữ viết của HS. * Hướng dẫn làm bài tập chính tả: BT2a:. Gọi HS đọc yêu cầu. -Cho HS làm việc theo đôi: 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS nêu từ: b- Cách làm tương tự phần a. BT3: GV cho HS làm phần b. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS tự làm bài. 4- Củng cố - dặn dò. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và CBBS. -1 HS đọc viết: ướt đẫm, lực lưỡng, ngỏ lời, ngõ phố. -Theo dõi GV đọc, sau đó 1 HS đọc lại. -Ông là người hiểu biết rất rộng. Ông thành thạo 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu. Ông để lại cho chúng ta 100 bộ sách. -Những chữ đầu câu: Ông, Nhà, Người và tên riêng Trương Vĩnh Ký. -Trương Vĩnh Ký, sử dụng ngôn ngữ. -1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp viết vào vở nháp. -HS nghe GV đọc và viết lại đoạn văn. -Dùng bút chì soát lỗi, chữa bài. -1 HS đọc yêu cầu trong SGK. -1 HS đọc yêu cầu trong SGK. -HS tự làm bài. +Tiếng có chứa vần ươc: bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược +Tiếng có chứa vần ươt: trượt đi, vượt lên, rượt đuổi, lướt ván RÚT KINH NGHIỆM: .. Toán LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU Giúp HS: -Rèn luyện kỹ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). -Củng cố: ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kỹ năng giải toán có hai phép tính. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 1- GV: Ghi sẵn đề BT3 2- HS: VBT III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 6’ 8’ 8’ 6’ 2’ 1- Ổn định lớp 2- KTBC 1023 x 3 ; 1810 x 5 ; 2005 x 4 -Gọi 3 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở nháp. 3- Bài mới. a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề b- Luyện tập. BT1: Yêu cầu HS viết thành phép nhân, rồi thực hiện phép nhân, ghi kết quả đó. BT2:. GV cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia. Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. BT3+HDHS giải bài toán theo 2 bước. .Bước 1: Tìm số lít dầu ở cả 2 thùng. .Bước 2: Tìm số lít dầu còn lại. -GV nhận xét, ghi điểm. .BT4: Phân biệt “thêm” và “bớt” +Yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét, ghi điểm. 4- Củng cố - dặn dò. -Nhận xét tiết học. -3 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở nháp. -3 HS thực hiện trên bảng, cả lớp làm vào vở. -Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia. -1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. -1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở. Số lít dầu chứa trong cả 2 thùng là: 1025 x 2 = 2050 (l) Số lít dầu còn lại là: 2050 – 1350 = 700 (l) ĐS: 700 lít dầu. -2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. RÚT KINH NGHIỆM:. Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm2009 Tập làm văn NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I- MỤC TIÊU -Dựa vào gợi ý kể lại một cách đơn giản những điều em biết về một người lao động trí óc. -Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7-10 cẩu, diễn đạt thành câu. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1- GV: Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý của bài tập. 2- HS: VBT III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 5’ 1’ 12’ 20’ 1’ 1- Ổn định lớp 2- KTBC -Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu: H: Nói về người trí thức trong 1 bức tranh của bài tập 1 tập làm văn tuần 21. 3- Bài mới. a- Giới thiệu bài gián tiếp và ghi đề b- Hướng dẫn làm bài tập. BT1: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. H: Các em hãy suy nghĩa và giới thiệu về người mà mình định kể: Người đó là ai? làm nghề gì? -GV động viên, khuyến khích HS đã giới thiệu được và nhiều nghề nghiệp khác nhau của trí thức, -GV lưu ý HS khi nêu trình tự có thể bổ sung thêm nội dung cụ thể của từng phần yêu cầu 1 vài em nói mẫu trước lớp. VD: -Giới thiệu tên và nghề nghiệp của người đó, người đó có quan hệ như thế nào với em hoặc nhờ đâu em biết được về người đó. -Công việc hàng ngày của người đó như thế nào? Người đó thường đi làm vào lúc nào? Người đó làm việc như thế nào? Có tích cực, nghiêm túc, cần mẫn không? Công việc đó có kết quả và mang lại lợi ích gì cho chúng ta? -Tình cảm của em đối với người đó như thế nào? -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh dựa vào gợi ý nói cho nhau nghe. -Gọi 5-7 HS nói trước lớp, nhận xét và chỉnh sửa cho bài của HS. BT2: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. -Yêu cầu HS tự viết bài đã nói của mình vào vở. Nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng. -Gọi 3-5 HS đọc bài trước lớp, yêu cầu HS cả lớp theo dõi. -Nhận xét, cho điểm HS. 4- Củng cố - dặn dò. -Nhận xét tiết học. -1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. -1 HS đọc. -HS tiếp nối nhau kể trước lớp mỗi HS nêu tên 1 người mà mình định kể về nghề của người đó. -HS thảo luận và nêu ý kiến, HS có thể nêu ngay gợi ý của SGK. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV -Làm việc theo cặp. -HS lần lượt kể. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. -Viết bài vào vở theo yêu cầu. -Một số HS cầm vở đọc bài viết. RÚT KINH NGHIỆM: TN-XH RỄ CÂY (tt) I- MỤC TIÊU HS biết. -Nêu chức năng của rễ cây. - Kể ra những ích lợi của một số rễ cây. II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1- GV: Các hình trong SGK trang 84, 85. 2- HS: SGK III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TL Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4’ 1’ 10’ 8’ 10’ 1’ 1- Ổn định lớp 2- KTBC -Gọi 2 HS nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ. -Nhận xét đánh giá 3- Bài mới. a- Giới thiệu bài ( gián tiếp) từ bài cũ b- Vào bài * Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau: -Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82. -Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được. H: Theo bạn rễ có chức năng gì? * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. -Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. * Hoạt động 3: Làm việc theo cặp. -GV yêu cầu 2 HS quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2,3,4,5 trang 85 trong SGK. Những rễ đó được sử dụng để làm gì? Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường 4- Củng cố - dặn dò. -Nhận xét tiết học. -2 HS nêu. -HS các nhóm thảo luận. -Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. -HS theo dõi. -HS làm việc theo cặp theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trả lời -HS theo dõi. SINH HOẠT TẬP THỂ SINH HOẠT CUỐI TUẦN 22 I.MỤC TIÊU: -Đánh giá việc thực hiện quy chế lớp học; đánh giá các hoạt động và kết quả học tập ở tuần 22. Vạch kế hoạch và phát động thi đua tuần 23 -Nhận biết, tự đánh giá, rút kinh nghiệm và tự vạch kế hoạch hoạt động. III.HOẠT ĐỘNG: ( 35 phút ) 1.Tự kiểm điểm, đánh giá những hoạt động trong tuần 22 -Tổ trưởng, nhận xét, đánh giá dựa vàokết quả theo dõi ở sổ. -Lớp trưởng cho cả lớp nêu ý kiến, sau đó tổng hợp các ý kiến -GV tổng hợp rút ra những ưu điểm và tồn tại: +Nề nếp đã ổn định, truy bài đầu giờ tốt, thực hiện các giờ học nghiêm túc. +Tác phong:, gọn gàng, vệ sinh thân thể sạch sẽ.Còn chậm chạp khi xếp hàng ra về chưa tự giác xếp hàng . +Thực hiện giờ giấc: Ra vào lớp đúng giờ, đã khắc phục tình trạng đi học trễ. +Chuẩn bị bài ở nhà: Đa số đều chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Nhiều em chuẩn bị bài ở nhà còn thiếu vở sách , về nhà chưa chép bài đầy đủ. +Học tập ở lớp: Hăng hái phát biểu xây dựng bài, tự giác, nghiêm túc thực hiện giờ nào việc ấy; các tổ học tập nhóm đã quen dần nề nếp, luôn hoạ động tích cực. +Tuyên dương : Trang, Nguyệt, + Phê bình : Trong, bằng. 2.Kế hoạch tuần tơi; phát động thi đua: -Thực hiện chương trình tuần 23 - Duy trì việc truy bài đầu giờ. *.Những hoạt động khác: Tập các bài hát đã học
Tài liệu đính kèm: